Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

ĐỀ CƯƠNG CÔNG PHÁP THEO bộ câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.63 KB, 95 trang )

BỘ CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của luật quốc tế
Khái niệm: Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
được các quốc gia và chủ thể khác của LQT thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và
các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
a, Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
Pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong sinh hoạt quốc tế giữa
các chủ thể của LQT được gọi là quan hệ pháp luật quốc tế.
Nội dung quan hệ pháp luật quốc tế rất đa dạng từ quan hệ hợp tác chính trị,
kinh tế đến hợp tác văn hóa, khoa học ký thuật… phát sinh giữa các chủ thể của lqt.
VD: Qh giữa VN và TQ trog việc phân định biên giới trên bộ, trên biển, kí kết hiệp
định thương mại, hiệp định hợp tác văn hóa, giáo dục,…
Tính chất của quan hệ pháp luật quốc tế là tính liên quốc gia, liên chính phủ.
Các quốc gia tham gia quan hệ plqt có vị trí hoàn toàn bình đẳng với nhau. Được
quyết định bởi thuộc tính chính trị pháp lý vốn có của quốc gia là thuộc tính chủ
quyền.
- QHPLQT phát sinh, thay đổi, chấm dứt do:
+sự biến pháp lí quốc tế: là các sự kiện xảy ra trong thực tế gây ra các hậu quả pháp
lí trong lĩnh vực qt:
Sự biến tự nhiên là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà luật quốc tế ràng
buộc các kết quả pháp lí xác định đối với các sự kiện này . vd: hòn đảo bị ngập…

1


Sự biến liên quan đến hoạt động của con người: là hoạt động thể nhân, pháp
nhân mặc dù không phải là chủ thể của lqt nhưng lqt vẫn xác nhận những kết quả
pháp lí ràng buộc với các hoạt động này. Vd: hành vi vượt biên trái phép…
+Hành vi pháp lí quốc tế: là hành vi của cơ quan hay thiết chế có thẩm quyền được
thể hiện công khai thông qua các tuyên bố


.b,

Chủ thể của luật quốc tế:

Bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh dành
quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác


Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế

+ Trải qua các giai đoạn phát triển của lqt, quốc gia luôn khẳng định được tư
cách là chủ thể của lqt. Điều này hoàn toàn khác so với các chủ thể khác của lqt
thường chỉ được thừa nhận tư cách chủ thể trong một gia đoạn nhất định tùy thuộc
vào tính chất và phạm vi các quan hệ xã hội mà lqt điều chỉnh trong giai đoạn đó.
+ Quan hệ do lqt điều chỉnh trước tiên và chủ yêu là quan hệ giữa các quốc gia.
Ngoài ra, các quan hệ pháp luật quốc tế khác cũng xoay quanh chủ thể này.
+ Quốc gia là chủ thể duy nhất hội đủ các yếu tố lãnh thổ, dân cư, quyền lực nhà
nước cùng với thuộc tính chủ quyền quốc gia, do đó đây là một chủ thể quyền năng
đầy đủ khi tham gia tất cả các quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh.


Tổ chức quốc tế liên chính phủ

+ Là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận thành
lập trên cơ sở điều ước quốc tế phù hợp với luật quốc tế hiện đại. ví dụ: Liên hợp
quốc (EU), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), …
+ Quá trình hình thành, phát triển của tổ chức quốc tế này cũng như quyền, nghĩa
vụ của chúng hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên

2



+ Chỉ có tổ chức quốc tế liên chính phủ mới được thừa nhận là chủ thể của luật
quốc tế, có tư cách tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế. còn các tổ chức quốc tế
phi chính phủ thì không


Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết

+ Nguyên tắc dân tộc tự quyết là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc
tế và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết được coi là chủ thể của luật
quốc té
+ Dân tộc đang đấu tdành quyền tự quyết được coi là chủ thể đang trong giai đoạn
quá độ tiến tới hình thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Ví dụ: trong thời kỳ chiến tranh ở miền nam VN, các luật gia vn luôn đấu tranh
để khẳng định quyền năng chủ thể của luật quốc tế của mặt trân dân tộc giải phóng
miền nam việt nam và sau này là chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền
nam việt nam khi đại diện nhân dân miền nam VN tham gia quan hệ quốc tế


Chủ thể đặc biệt của luật quốc tế

Ngoài 3 chủ thể cụ thể trên đây, trong luật quốc tế còn đề cập đến tư cách chủ
thể lqt của một số thực thể đặc biệt là : Tòa thánh Vaticang và một số vũng lãnh thổ
( Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan)
c, Quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế.
Quan hệ do luật quốc tế điều chinh chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia độc lập
có chủ quyền. Các quốc gia có địa vị hoàn toàn bình đẳng khi tham gia quan hệ .
Do đó, không có bất kỳ một quốc gia, một cơ quan lập pháp nào có quyền xây dựng
hệ thống pháp luật chung và bắt các quốc gia khác thực hiện. Quy phạm pháp luật

quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể của luật quốc tế.
Sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế để xây dựng các quy phạm pháp
luật quốc tế có thể bằng hai phương pháp:
(1) thỏa thuận rõ ràng minh bạch thông qua việc ký kết điều ước quốc tế.

3


(2) Thỏa thuận ngầm định thông qua việc các chủ thể cùng thừa nhận những quy
tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm có
tính chất bắt buộc.
=>Tuy có thể có sự khác nhau về phương thức hình thành nhưng nguyên tắc
chung xuyên suốt quá trình hình thành quy phạm pháp luật quốc tế chính là sự
thống nhất thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế.
d, Biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế.
Do tính chất của quan hệ do luật quốc tế điêu chỉnh chủ yếu là quan hệ giữa các
quốc gia có sự bình đẳng với nhau nên trong luật quốc tế không có bộ máy cưỡng
chế việc thi hành.
Trong trường hợp có hành vi vi phạm luật quốc tế, việc áp dụng những biện
pháp cưỡng chế sẽ do chính các chủ thể thực hiện dưới hình thức cưỡng chế riêng
lẻ hoặc cưỡng chế tập thể:
+ Cưỡng chế riêng lẻ là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện. ở đây
chủ thể bị vi phạm được áp dụng các biện pháp nhằm trừng phạt chủ thể có hành vi
vp. Ví dụ: 1 số biện pháp như: trừng phạt về kinh tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao,…
+ Cưỡng chế tập thể là biện pháp do nhiều chủ thể thực hiện. biện pháp này
thường do một nhóm các quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế đoàn kết với quốc gia
để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia có hành vi vi phạm
+các biện pháp cụ thể: Ngoại giao: cắt đứt ngoại giao, trục xuất nhà ngoại
giao,..Kinh tế: phong tỏa, cấm vận, cắt viện trợ, ….quân sự: đánh trả xâm lược,…
Dư luận tiến bộ trên thế giới là tiếng nói chung của cộng đồng dân cư trên các qg

về 1 vấn đề.
2. Phân tích các yếu tố cấu thành và thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia
a) Các yêu tố cấu thành bởi các yếu tố: lãnh thổ xác định, dân cư cư trú
thường xuyên, chính phủ và khả năng tham gia quan hệ quốc tế

4


Lãnh thổ xác định: Một quốc gia không thể tồn tại nếu không có lãnh thổ. Lãnh
thổ xác định khoảng không gian trong đó quyền lực quốc gia được thực hiện. Lãnh
thổ quốc gia bao gồm: vừng đất, vùng trời, vùng nước và vùng lòng đất thuộc chủ
quyền của quốc gia. Luật quốc tế cũng không đòi hỏi lãnh thổ quốc gia phải được
xác định rõ ràng và không có tranh chấp. 1 thực thể vẫn được coi là một quốc gia
dù đang có tranh chấp về biên giới
Lãnh thổ có mỗi quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác của quốc gia.
Một lãnh thổ không có dân cư, chính phủ là lãnh thổ vô chủ..
Dân cư thường xuyên sinh sống: Dân cư được hiểu là tất cả những người sinh
sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và phải tuân theo pháp luật của quốc
gia đó.
Thành phần dân cư của một quốc gia: công dân của quốc gia (người mang quố
tịch quốc gia đó) và người nước ngoài (người sống trên lãnh thổ quốc gia nhưng
không mang quốc tịch quốc gia.
Chính phủ: là bộ máy quyền lực chính trị đại diện cho ý chí của quốc gia. Chính
phủ phải đảm bảo duy trì trật tự công cộng, thực hiện tốt trách nhiệm lập pháp,
hành pháp và tư pháp trong đối nội, làm tròn các cam kết quốc tế trong đối ngoại.
Luật quốc tế chỉ đòi hỏi chính phủ phải có quyền lực thực sự có nghĩa là chính
phủ đó phải đủ khả năng duy trì quyền lực của mình trên toàn bộ lãnh thổ và đối
với tất cả các thành phần dân cư
Khả năng tham gia quan hệ quốc tế
Khả năng tham gia quan hệ quốc tế được hiểu là dựa trên ý chí của chính chủ

thể để quyết định việc tham gia hoặc không tham gia vào quan hệ quốc tế. Chủ thể
có thể tham gia quan hệ quốc thể thống qua hành vi của mình hoặc ủy quyền cho
chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc tế
b) Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia.

5


+ Quyền tối cao trong lãnh thổ: Quốc gia có toàn quyền quyết định các vấn đề
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, biểu hiện cụ thể là quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp; quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội cũng như
toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ mà các quốc gia, chủ thể khác của
luật quốc tế không có quyền can thiệp.
+ Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế: quốc gia hoàn toàn độc lập, không phụ
thuộc và ý chí của các quốc gia, các chủ thể khác của luật quốc tế trong việc giải
quyết các vấn đề đối ngoại của mình. Trên cơ sở lợi ích của quốc gia, quốc gia có
quyền tự do lựa chọn việc tham gia hay không tham gia vào các tổ chức quốc tế,
thiết lập quan hệ với quốc gia khác, ký kết các điều ước quốc tế…
3. Phân tích hình thức, phương pháp và hệ quả pháp lý của công nhận quốc tế
Khái niệm: Công nhận là hành vi pháp lý chính trị của bên công nhận, dựa
trên nền tảng các động cơ nhất định (chủ yếu là động cơ chính trị, kt-xh,..), nhằm
xác nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định
quan hệ của bên công nhận với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế… của thành
viên mới, đồng thời thông qua hành vi pháp lý chính trị đó mà bên công nhận thể
hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ bình thương và ổn định với thành viên mới
của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
a, Thể loại công nhận
- Công nhận quốc gia mới
- Công nhận chính phủ mới: Khi một quốc gia mới hình thành thì sự công nhận
quốc gia mới đồng thời bao hàm cả sự công nhận chính phủ của quốc gia đó

Ngoài trường hợp trên thì hai thể loại công nhận quốc gia và chính phủ là độc
lập với nhau. Ví dụ trong trường hợp, quốc gia vẫn tồn tại là một chủ thể của luật
quốc tế nhưng chính phủ duy trì quyền kiểm soát trên lãnh thổ đó đã thay đổi thì
lúc này chỉ đặt ra vấn đề công nhận chính phủ. Chính phủ mới có thể được hình
thành thông qua hai con đường:
6


+ Bằng con đường hợp hiến: Thể thức thay đổi chính phủ cũ bằng chính phủ
mới theo quy định của pháp luật quốc gia. Chính phủ mới đươc hình thành bằng
con đường này gọi là chính phủ De jure
+ bằng con đường vi hiến: chính phủ mới được thành lập bằng những cách thức
trái với quy định của pháp luật quốc gia như đảo chính, lật đổ chính phủ. Chính phủ
mới được hình thành bằng con đường này được gọi là chính phủ De facto
- Công nhận dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
b, Hình thức công nhận
Dựa vào phạm vi và mức độ của những quan hệ được thiết lập giữa bên công
nhận và bên được công nhận, có thể chia các hình thức công nhận làm 3 loại : công
nhận De jure, công nhận De facto, công nhạn ad hoc.
Tiêu chí

Động cơ
chính trị

Tính chất

Hệ quả
pháp lý

De jure

Là hình thức công nhận
chính thức ở mức độ đầy
đủ nhất, toàn diện nhất
Thể hiện ý định thực sự
muốn thiết lập quan hệ
bình thường, toàn diện
giữa bên công nhận và
bên được công nhận
-Là công nhận dứt khoát,
không thể hủy bỏ

De facto
Là hình thức công nhận thực tế ở mức độ
chưa đầy đủ, chưa toàn diện
Thể hiện thái độ miễn cưỡng, thân trọng
của bên công nhận đối với bên được công
nhận trong nhiều vấn đề liên quan đế thực
trang trong và ngoài nước

-Có tính chất tạm thời, có thể hủy bỏ
-bên công nhận thận trọng để có cơ hội
điều chỉnh chính sách của mình với bên
được công nhận,
- nếu bên được công nhận tiếp tục thể
hiện được vị trí của mình thì công nhận
de facto sẽ chuyển sang công nhân de
jure. Nhưng nếu bên được công nhận
không khẳng định được vị trí của mình
thì công nhận de facto có thể bị hủy bỏ
Mở đường cho việc thiết Thường chỉ giới hạn ở mức độ thiết lập

lập quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự và hợp tác trong các lĩnh
quan hệ hợp tác toàn vực kinh tế, thương mại.
diện, ký điều ước quốc tế
7


song phương kể cả các
điều ước về chính trị
Còn đối với công nhận ad hoc: đây là hình thức công nhận đặc biệt, quan hệ
giữa các bên chỉ được thiết lập nhằm giải quyết một số vụ việc cụ thể và sẽ chấm
dứt ngay sau khi công việc đó được hoàn thành. Ví dụ: Trước tháng 7 năm 1995
việt nam và hoa kỳ công nhận lẫn nhau dưới hình thức ad hoc để giải quyết một số
vấn đề như tù binh chiến tranh và vấn đề những người mất tích trong chiến trnah.
c, Phương pháp công nhận:
+ Công nhận minh thị là sự công nhận được thể hiện một cách rõ ràng minh
bạch trong các văn bản chính thức của bên công nhận hoặc trong các điều ước
quốc tế. Ví dụ: Thông điệp năm 1950 của chính phủ hungary gửi cho chính phủ
vndcch: nước chnd hungary thừa nhận chính phủ việt nam dân chủ cộng hòa là đại
diện hợp pháp của nước việt nam, và sung sướng được kiến lập quan hệ ngoại giao
với vn
+ công nhận mặc thị là sự công nhận được thể hiện một cách kín đáo mà bên
được công nhận hoặc các quốc gia, chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập
quán hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý
định công nhận của bên công nhận. Ví dụ: việc ký kết hiệp ước về nền tảng quan hệ
giữa cộng hòa liên bang đức và cộng hòa dân chủ đưc 1972 là một bằng chứng cho
sự công nhận lẫn nhau của hai nước đức.
-

Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể


Xét về mặt thực tế, chủ thể của luật quốc tế thường sẽ tiến hành công nhận quốc
gia, chính phủ mới một cách riêng lẻ bằng hành vi pháp lý đơn phương và chỉ ràng
buộc riêng đối với chủ thể đó.
d, Hệ quả pháp lý
- Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên công nhận và bên
được công nhận:
8


+Thiết lập quuan hệ ngoại giao là hệ quả pháp lý quan trong nhất của các công
nhận quốc tế ở mức độ công nhận de jure. Phát sinh ngay sau khi công nhận hoặc là
sau một khoảng thời gian.
+ Có những trường hợp quốc gia được quốc gia khác công nhận de jure nhưng
không thiết lập quan hệ ngoại giao mà chỉ thiết lập quan hệ lãnh sự. việc thiết lập
quan hệ ngoại giao lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
+ Thiết lập quan hệ lãnh sự có thể là hệ quả của công nhận de jure hoặc công
nhận de facto (nhưng chủ yếu là hệ quả của công nhận de facto).
- Ký kết các điều ước quốc tế song phương giữa bên công nhận và bên được
công nhận:
Việc ký kết điều ước song phương thể hiện rõ sự thống nhất nguyên vọng,
quyền và nghĩa vụ của các bên. Đối với các điều ước quốc tế đa phương, việc các
chủ thể cùng tham gia không đồng nhất với việc mặc nhiên công nhận lẫn nhau.
Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia các hội nghị quốc tế và tổ chức
quốc tế
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện quyền miễn trừ
quốc gia đặc biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia có tại lãnh thổ của
quốc gia công nhận
- Tạo cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực của các văn bản pháp luật do bên được
công nhận ban hành trên lãnh thổ bên công nhận
4. Phân tích các loại quy phạm pháp luật quốc tế, cho ví dụ

Khái niệm: Quy phạm pháp luật quốc tế là quy tắc xử sự, được tạo bởi sự thỏa
thuận của các chủ thể luật quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các
quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật
quốc tế
Ý nghĩa: + là căn cứ để chủ thể luật quốc tế tự điều chỉnh hành vi của mình

9


+ là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể khi có hành vi vi phạm
pháp luật quốc tế.
-

Căn cứ vào cách thức hình thành và hình thức biểu hiện của quy phạm: Quy
phạm điều ước – Quy phạm tập quán

+ Quy phạm điều ước: là quy phậm được ghi nhận trong điều ước quốc tế do quốc
gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm ấn định, thay đổi
hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế
+ Quy phạm tập quán: là quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt
quốc tế được các chủ thể của lqt thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc
=> Quy phạm điều ước chiếm ưu thế hơn trong hệ thống qppl quốc tế
- Căn cứ và hiệu lực của quy phạm: Quy phạm mệnh lệnh – Quy phạm tùy nghi
+ Quy phạm mệnh lệnh: là loại quy phạm có hiệu lực pháp lý rất cao. Là thước đo
tính hợp pháp của tất cả các quy phạm khác của luật quốc tế. Các quy phạm pháp
luật quốc tế nếu có nội dung trái với quy phạm mệnh lệnh đều bị coi là vô hiệu.
Nếu chủ thể của luật quốc tế có hành vi vi phạm quy phạm mệnh lệnh thì phải chịu
trách nhiệm pháp lý quốc tế. Một quy phạm mệnh lệnh chỉ có thể được sửa đổi
bằng một quy phạm mệnh lệnh có sau của pháp luật quốc tế có cùng một tính chất.

Ví dụ: trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc có quy định cấm các quốc gia
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và gi ải
quyết tranh chấp bằng hòa bình.
+ Quy phạm tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể liên quan có quyền từ xác
định phạm vi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên phù h ợp v ới hoàn c ảnh t ực
tế. Ví dụ theo công ước luật biển 1982, các qg có quyền t ự xác định vùng đ ặc
quyền kinh tế của mình nhưng vượt quá 200 hải lí tính từ đ ường c ơ s ở.
-

Căn cứ vào phạm vi tác động của quy phạm:

10


+ Quy phạm đa phương phổ cập: là quy phạm có giá trị băt buộc với hầu hết các
chủ thể luật quốc tế. Thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương
phổ cập (điều ước có sự tham gia đông đảo của hầu hết các quốc gia trên thế giới)
hoặc tồn tại dưới dạng các quy phạm tập quán.
Ví dụ: quy phạm được ghi nhận trong hiến chương liên hợp quốc
+ Quy phạm đa phương khu vực: là quy phạm có giá trị bắt buộc đối với một số
quốc gia nhất định là thành viên của điều ước quốc tế cụ thể. Thông thương là điều
ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia trong cùng khu vực địa lý hoặc cùng xu
hướng chính trị hoặc chung lợi ích
Ví dụ: quy phạm được ghi nhận trong hiế chương của hiệp hội các quốc gia
đông nam á ASEAN
+ Quy phạm song phương: là những quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với hai
quốc gia hoặc hai chủ thể của luật quốc tế cùng tham giá quan hệ điều ước quốc tế
song phương Ví dụ: quy phạm được ghi nhận trong hiệp định thương mại vn-mỹ
-


Phân biệt quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm chính trị

Điều chỉnh hành vi xử sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế không chỉ có
quy phạm pháp luật quốc tế mà còn có quy phạm chính trị.
Quy phạm pháp luật quốc tế
Quy phạm chính trị
Được hình thành thông qua thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế,
dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và tân tâm thiện chí
thực hiện cam kết quốc tế
Hình thức
Được ghi nhận trong các điều Được ghi nhận trong tuyên bố của
ước quốc tế hoặc tồn tại dưới quốc gia hoặc văn kiện chính trị
hình thức tập quán quốc tế
của hội nghị quốc tế, tổ chức quốc
tế
Giá trị pháp Bắt buộc đối với chủ thể lqt
Không có giá trị bắt buộc

Việc
thực Mang tính khuôn mẫu, cứng rắn Mang tính năng động, mềm dẻo,
hiện
tạo ra các khả năng rộng hơn cho
các quốc gia hành động thực tiễn
Hệ quả khi Chủ thể có hvvp phải Chịu trách Chỉ có thể làm ảnh hưởng tới
11


vi phạm

nhiệm pháp lý quốc tế


quan hệ giữa các quốc gia mà
không làm phát sinh trách nhiệm
pháp lý quốc tế.
5. Phân tích cơ sở và nội dung của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc
gia, cho ví dụ
a, Cơ sở của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia.
Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản của nhà nước: chức năng đối nội
và chức năng đối ngoại
Với chức năng đối nội, nhà nước tổ chức quản lý các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và giữ vững trật tự an ninh trong giới hạn chủ quyền lãnh thổ.
Còn chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà
nước và dân tộc khác trên thế giới. Xuất phát từ nhiều lý do mà 2 chức năng này
luôn có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau một cách biện chứng. Để
thực hiện hai chức năng này nhà nước sử dụng đến nhiều công cụ trong số đó
không thể thiếu đó là pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế, nhà nước là thực thể đại diện cho quốc gia tham gia vào
quá trình xây dựng pháp luật quốc tế. Mặc dù pháp luật quốc tế được hình thành
trên cơ sở sự thống nhất thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế nhưng không vì thế
mà nó không thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho quốc gia.
Quốc gia là chủ thể trung tâm, chủ yếu nhất của hai hệ thống pháp luật
Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều đ ược qu ốc gia s ử d ụng đ ể
bảo vệ lợi ích của mình. Pháp luật quốc gia được đặt ra để điều ch ỉnh các
quan hệ xã hội theo trật tự có lợi cho lợi ích quốc gia. Pháp luật qu ốc t ế cũng
thể hiện ý chí, bảo vệ quyền lợi của quốc gia. Việc quốc gia quy ết đ ịnh
tham gia hay không tham gia và tham gia thỏa thuận để xây dựng luật quốc tế
đã thể hiện ý chí đó.
- Xuất phát từ vai trò của hai hệ thống pháp luật
12



+ đều là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước
+ đều là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội
+ đều góp phần tạo dựng những quan hệ mới và tạo môi trường ổn định để thiết
lập, duy trì, phát triển các quan hệ quốc tế
-

Nguyên tắc tự nguyên thực hiện các cam kết quốc tế cũng là một cơ sở

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi quốc gia phải thực hiện một cách tận tâm, thiện chí
những nghĩa vụ mà mình đã cam kết, bao gồm cả nghĩa vụ phát sinh từ điều ước
quốc tế, tập quán quốc tế
Quốc gia thể hiện việc thực hiện đúng nguyên tắc thông qua nhiều hành vi khác
nhau, trong đó có hành vi ban hành vb pháp luật có nội dung phù hợp với các cam
kết quốc tế của quốc gia. Quốc gia k được ban hành các vb pháp luật trong nước
trái với các cam kết quốc tế.
b, Nội dung của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
+ Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình xây dựng và
thực hiện luật quốc tế
- Quá trình xây dựng lqt trước hết xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Hơn nữa,
sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế cũng như nội dung của
chúng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận thương lượng giữa các quốc gia.
Quan điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải dựa
trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quóc gia.
Từ ý nghĩa đó có thể thấy pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội
dung và tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế.
Ví dụ: Nguyên tắc cấm sử dụng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh trong
quan hệ quốc tế, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết – các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế- đã bắt nguồn từ nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược, lần đầu tiên
được ghi nhận trong sắc lệnh hòa bình của liên xô 1917


13


- Pháp luật quốc gia là đảm bảo pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Việc đảm bảo thực hiện lqt thông qua nhiều cách thức khác nhau như quốc gia
xác định vai trò, vị trí, hiệu lực của các quy phạm pháp luật quốc tế trong các văn
bản pháp luật quốc gia hoặc quốc gia tiến hành “ nội luật hóa” các quy định của lqt
thông qua đó các quy phạm plqt sẽ được chuyển hóa thành quy phạm pháp luật
quốc gia và có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như các quy phạm pháp
luật quốc gia
+ Luật quốc tế có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của luật quốc gia
- Khi tham gia quan hệ quốc tế , quốc gia có nghĩa vụ phải tân tâm thiện chí
thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Điều này được quóc gia thể hiện thông qua
nhiều hành vi cụ thể khác nhau trong đó có hành vi sửa đổi bổ sung các văn bản
pháp luật quốc gia sao cho phù hợp với nội dung các cam kết quốc tế. Chính vì vậy
các quy định có nội dung tiến bộ của luật quốc tế sẽ được thẻ chế hóa vào hệ thống
văn bản quốc gia. Những thàh tự đó có tác dụng thúc đẩy sư phát triển của phấp
luật quốc giá…
-Luật quốc tế không chỉ thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia
mà còn tạo điều kiện bảo đảm cho pháp luật quốc gia đó trong quá trình thực hiện.
Thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế, các quốc gia thể hiện rõ quyết tâm
cùng nhau xây dựng một môi trường pháp lý quốc tế dâ chủ, tiến bộ và chính
những quy phạm pháp luật quốc tế này sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện
các quy phạm tương ứng của pháp luật quốc gia
Về nguyên tắc nếu có sự khác nhau thâm chí là trái ngược giữa hai hệ thống này
thì quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng (trừ các quy định của hiến
pháp sẽ có cách giải quyết tùy theo pháp luật của quốc gia).
Đối tượng


Luật Quốc tế
Luật Quốc Gia
Điều chỉnh những quan hệ xã hội Điều chỉnh những quan hệ xã hội
14


điều chỉnh
Chủ thể

phát sinh trong đời sống sinh hoạt
quốc tế giữa các chủ thể quốc tế
Là các quốc gia có chủ quyền, các
quốc gia đang đấu tranh giành độc
lập dân tộc, các tổ chức liên chính
phủ và các chủ thể khác
Do cơ quan lập pháp thực hiện

phát sinh trong phạm vi lãnh thổ

Thể nhân, pháp nhân và nhà
nước tham gia với tư cách chủ
thể đặc biệt khi nhà nước là một
bên trong quan hệ
Trình tự xd
Không có cơ quan lập pháp thực
vbpl
hiện nên khi xd vbpl chủ yếu do
sự thỏa thuận giữa các bên
Biện pháp Có bộ máy cưỡng chế thi hành Không có bộ máy cưỡng chế mà

thi hành
như quân đội, cảnh sát, nhà tù,..
chỉ có một số biện pháp cưỡng
chế nhất định
6. Phân tích cấu trúc nguồn của luật quốc tế
+ Khái niệm: Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay
chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quóc tế do các quốc gia và các chủ
thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên
+ Cấu trúc nguồn:
Nguồn cơ bản: Điều ước quốc tế (song phương, đa phương) và Tập quán quốc
tế -> bất thành văn. Chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm được áp dụng trực
tiếp và có tính chất ràng buộc với các chủ thế.
Nguồn bổ trợ: Nguyên tắc pháp luật chung: là những quy tắc xử sự chung được cả
pháp luật quốc gia và pháp luật uốc tế thừa nhận (Nghị quyết của tổ chức quốc tế
liên chính phủ, Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia, Phán quyết của tòa án
công lý quốc tế, Các học thuyết của các học gia nổi tiếng về lqt). Áp dụng gián tiếp
mang tính chất khuyên răn.
a, Điều ước quốc tế
Là các thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa các quốc gia và các chủ thể khác của
luật quốc tế, được luật quốc tế điều chỉnh , không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đo
được ghi nhận trong 1 văn kiện duy nhất hay trong 2 hoặc nhiều văn kiện có quan

15


hệ với nhau, cũng như k phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó (công ước
viên 1969)
Đặc điểm:
+ Hình thức: ĐUQT về nguyên tắc tồn tại dưới dạng văn bản trừ trường hợp ngoại
lệ duy nhất đo là dối với các hiệp ước quân tử

ĐUQT là tên gọi chung của tất cả các vb pháp lý quốc tế, còn đối với từng
đuqt cụ thể thì sẽ được đặt các tên gọi khác nhau như: hiệp ước,c công ước, nghị
định thư…=> tên văn bản không có ý nghĩa trog việc xác lập thứ bậc cao thấp về
hiệu lực pl giữa các loại vb đó
+ Nội dung: Bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
Yêu cầu: phải có nội dung phù hợp với quy phạm mệnh lệnh Juss-cogen
+ Chủ thể: Chủ thể ký kết điều ước quốc tế chính là chủ thể của luật quốc tế
-

Phân loại:

+ Dựa vào chủ thể: điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương
( khu vực, toàn cầu)
+ Dựa vào lĩnh vực: điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư…
-

Điều kiện có hiệu lực

+ được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng
+ được ký kết phù hợp với pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục
ký kết
+ nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
b, Tập quán quốc tế
Khái niệm: Là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sự chung hình thành
trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật
-

Các yếu tố cấu thành:

16



+ Yếu tố vật chất: chính là sự tồn tại của cac quy tắc xử sự được hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần qua thời gian
được thống nhất
+ Yếu tố tâm lý: Quy tắc xử sự phải được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là quy
phạm có giá trị pháp lý bắt buộc.
-

Cách thức hình thành

+ Từ thực tiễn quan hệ quốc tế
+ Từ thực tiễn thực hiện nghị quyết có tính chất khuyễn nghị củ tổ chức quốc tế
+ Từ một tiền lệ duy nhất
+ Từ hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia
c, Nguyên tắc pháp luật chung
Là những quy tắc xử sự chung được cả pháp luật quốc gia và pháp luật quóc
tế thừa nhận.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nguyên tắc pháp luật chung thường được các
cơ quan tài phán quốc tế áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế như
để bổ khuyết cho những “ lỗ hổng” mà điều ước quốc tế và tập quán quốc tế còn để
trống
d, Phán quyết của tòa án quốc tế
Phán quyết của tòa án quốc tế có giá trị chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối
với các bên tranh chấp.Có vai trò quan trọng trog việc giải thích làm sáng tỏ nội
dung của quy phạm pháp luật quốc tế và trong một số trường hợp là tiền đề ơ sở
hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới
Kết luận tư vấn k có giá trị bắt buộc nhưng có vai trò nhất định trong quá trình
hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật quốc tế
e, Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

Gồm 2 loại: nghị quyết mang tính bắt buộc và nghị quyết mang tính khuyến nghị

17


Có thể được các quốc gia thành viên thừa nhận rộng rãi như tập quán quốc tế hoặc
trên cơ sở đó các thành viên thỏa thuận ký kết điều ước quốc tế
f, Học thuyết của các luật gia nổi tiếng
Các luật gia đưa ra các quan điểm cá nhân về những vấn đề của luật quốc tế. Được
xem như là bằng chứng về tập quán quốc tế mới được thiết lập. Cũng có thể được
ghi nhận trong các điều ước quốc tế do các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận ký kết
g, Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Làm phát sinh quyền và nghĩ vụ đối với quốc gia đã thực hiện hành vi. Có khả năng
tạo ra quyền đối với các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế
Có thể được sử dụng để giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế
hoặc làm tiền đề hình thành quy phạm pháp luật quốc tế mới
Phân biệt ĐUQT và TQQT
ĐƯQT
TQQT
Giống
+ Điều là hình thức pháp lý chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm plqt
nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong sinh hoạt qt giữa các chủ thể
của lqt
+ Đều do quốc gia và các chủ thể khác của lqt thỏa thuận xây dựng và có
giá trị bắt buộc đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ qt
+ Đều phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của lqt
Tg hình Nhanh hơn
Phải được áp dụng lặp đi lặp lại và phải trải
thành
qua quá trình dài được thừa nhận -> tg lâu

Hình
Văn bản
Hình thức xử sự (thỏa thuận k thành văn
thức tể
hiện
Ý chí Ý chí của các chủ thể được Kém chính xác hơn
các bên biểu hiện một cách rõ ràng
chủ thể và chính xác hơn
Phạm
Điều chỉnh quan hệ trong Điều chỉnh trong một số lĩnh vực hợp tác
vi điều tất cả các lĩnh vựa hợp tác
đặc thù (hàng không dân dụng, khái thác sử
chỉnh
dụng khoảng không vũ trụ..)

18


7. Phân tích khái niệm điều ước quốc tế theo quy định của công ước viên 1969
về điều ước quốc tế
Khái niệm theo công ước viên 1969 : Theo điểm a Khoản 1 Điều 2 Công
ước viên thì thuật ngữ điều ước được " dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp lu ật qu ốc t ế đi ều
chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhi ều
văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì ".
Trước hết, điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế. đây có thể là thỏa thuận
về một hay nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. Chủ thể là các quốc gia - chủ thể
của quan hệ quốc tế.
-


Hình thức tốn tại:

+ Điều ước quốc tế tồn tại dưới dạng văn bản. Những thỏa thuận bằng lợi nói có thể
là điều ước quốc tế nếu nó được xác lập trong trường hợp khẩn cấp và không vi
phạm nguyên tắc xây dựng điều ước quốc tế.
Ví dụ: nga và mỹ điện đàm thỏa thuận về việc giải quyết vũ khí hóa học SYRIA
+ Thỏa thuận này có thể tồn tại dưới dạng một văn bản hoặc hai văn bản có mối
quan hệ với nhau
+ Tên gọi của văn bản không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của điều ước quốc tế:
Tên gọi có thể là hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư,
8. Trình bày trình tự ký kết điều ước quốc tế
Là cả 1 quá trình từ khi hình thành văn bản điều ước cho tới giai đoạn xác nhận
sự ràng buộc của văn bản điều ước quốc tế đó đối với chủ thể của luật quốc tế.
1, Giai đoạn hình thành văn bản điều ước.
a, đàm phán
Là giai đoạn các bên tiến hành bàn bạc, thương lượng tất cả các nội dụng về
điều ước dự định xác lập như ấn định, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của

19


các bên. Đàm phán có thể thực hiện thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước
ngoài hoặc ở các hội nghị quốc tế.
b, Soạn thảo
Sau khi đàm phán thành công các bên tiến hành soạn thảo văn bản dự thảo
điều ước. đối với điều ước song phương thì một bên hoặc cả hai bên đều c ử
người tiến hành. Đối với điều ước đa phương thì do 1 c ơ quan ti ến hành bao
gồm đại diện của các bên
c, Thông qua văn bản điều ước
Văn bản dự thảo điều ước là hành vi nhằm xác nhận sự nhất trí của các

bên với những nội dung của điểu ước đã được soạn th ảo mà không làm phát
sinh hiệu lực của điều ước, nguyên tắc thông qua do các bên tự th ỏa thu ận.
2. Giai đoạn phát sinh hiệu lực của điều ước.
a, Ký kết điều ước
Các quốc gia, các tổ chức phải thông qua người đại diện của mình để ký điều
ước quốc tế: Người đại diện đương nhiên – Người đại diện theo ủy quyền
Trong phạm vi quốc gia: Nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng bộ ngoại giao, thủ tướng
chính phủ có quyền đại diện cho quốc gia mình trong tất cả các giai đoạn ký kết
trong tất cả các loại điều ước
Người đứng đầu các quốc gia đại diện ngoại giao có quyền đại diện cho quốc gia
mình trong việc thông qua các điều ước quóc tế giữa hai quốc gia
+ Hình thức ký kết: có 3 hình thức:
+ Ký tắt: là hành vi ký của đại diện các bên tham gia kết ước nhằm xác nhận nội
dung của văn bản điều ước. Ký tắt chưa làm phát sinh ( hoặc không làm phát sinh)
hiệu lực điều ước quốc tế

20


+ Ký ad-referemdam: hình thức ký của đại diện các bên tham gia kết ước. Hành vi
ký này chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực của điều ước quóc tế nếu có sự đồng ý tiếp
theo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Ký đầy đủ: là hình thức ký phổ biến nhất. điều ước quóc tế có thể phát sinh hiêu
lực ngay sau khi ký đầy đủ nếu các bên không có thỏa thuận khác
b, Phê chuẩn, phê duyệt:
`+ Phê chuẩn là hành vi pháp lý đơn ph ương do c ơ quan nhà n ước có th ẩm
quyền của quốc gia thừa nhận nhằm xác nhận giá trị ràng buộc của qu ốc gia
đối với ĐƯ mà cơ quan có thẩm quyền đã kí.
+ Phê duyệt là hành vi pháp lý của cơ quan có thẩm quy ền của qu ốc gia th ể
hiện sự nhất trí với nội dung của ĐƯ, từ đó ràng buộc quốc gia v ới Đ Ư.

Phải được thỏa thuận ghi rõ trong điều ước
c, Gia nhập điều ước quốc tế
Đây là hình thức đặc biệt của quá trình ký kết điều ước quốc tế theo đó quóc
gia tiến hành xác nhận sự ràng buộc của 1 điều ước quốc tế đối với mình thì điều
ước quốc tế đã hết thời hạn ký hoặc điều ước quốc tế đó đã được thực hiện hoặc đã
phát sinh hiệu lực mà quốc gia đó chưa phải là thành viên
9. Trình bày các hành vi thể hiện sự ràng buộc của quốc gia với điều ước qtế.
Các hành vi thể hiện sự ràng buộc của quóc gia với điều ước quốc tế:
+Ký
+ Phê chuẩn, phê duyệt
+ Gia nhập
a, Ký
Các quốc gia, các tổ chức phải thông qua người đại diện của mình để ký điều ước
quốc tế: Người đại diện đương nhiên – Người đại diện theo ủy quyền

21


+ Trong phạm vi quốc gia: Nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng bộ ngoại giao, thủ
tướng chính phủ có quyền đại diện cho quốc gia mìn trong tất cả các giai đoạn ký
kết trong tất cả các loại điều ước
+ Người đứng đầu các quốc gia đại diện ngoại giao có quyền đại diện cho quốc gia
mình trong việc thông qua các điều ước quóc tế giữa hai quốc gia
Hình thức ký kết: có 3 hình thức:
+ Ký tắt: là hành vi ký của đại diện các bên tham gia kết ước nhằm xác nhận nội
dung của văn bản điều ước. Ký tắ chưa làm phát sinh ( hoặc không làm phát sinh)
hiệu lực điều ước quốc tế
+ Ký ad-referemdam: hình thức ký của đại diện các bên tham gia kết ước. Hành vi
ký này chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực của điều ước quóc tế nếu có sự đồng ý tiếp
theo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Ký đầy đủ: là hình thức ký phổ biến nhất. điều ước quóc tế có thể phát sinh hiêu
lực ngay sau khi ký đầy đủ nếu các bên không có thỏa thuận khác
b, Phê chuẩn, phê duyệt
Khái niệm: Là hành vi của các cơ quan có thẩm quyền nhằm xác nhận sự ràng buộc
của điều ước quốc tế đối với mình
`+ Phê chuẩn là hành vi pháp lý đơn ph ương do c ơ quan nhà n ước có th ẩm
quyền của quốc gia thừa nhận nhằm xác nhận giá trị ràng buộc của qu ốc gia
đối với ĐƯ mà cơ quan có thẩm quyền đã kí.
+ Phê duyệt là hành vi pháp lý của cơ quan có thẩm quy ền của qu ốc gia th ể
hiện sự nhất trí với nội dung của ĐƯ, từ đó ràng buộc quốc gia v ới Đ Ư. Phải
được thỏa thuận ghi rõ trong điều ước
c, Gia nhập điều ước quốc tế
Đây là hình thức đặc biệt của quá trình ký kết điều ước quốc tế theo đó quóc
gia tiến hành xác nhận sự ràng buộc của 1 điều ước quốc tế đối với mình thì điều

22


ước quốc tế đã hết thời hạn ký hoặc điều ước quốc tế đó đã được thực hiện hoặc đã
phát sinh hiệu lực mà quốc gia đó chưa phải là thành viên
10. Phân tích các trường hợp điều ước quốc tế có hệu lực với bên thứ ba
Về nguyên tắc, điều ước quốc tế chỉ có ý nghĩa ràng buộc về quyền và nghĩa
vụ đối với các bên tham gia kết ước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều ước
có thể tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cho bên thứ ba (các quốc gia không
phải là thành viên của điều ước), đó là:
+ Trường hợp điều ước quốc tế xác định quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba, nếu bên
thứ ba đồng ý. Đối với điều ước quy định nghĩa vụ, sự đồng ý phải được thể hiện
một cách rõ ràng bừng văn bản (điều 35 công ước viên 1969)
Ví dụ: Điều 35 Hiến chương liên hợp quốc quy định:” quốc gia không phải là
thành viên liên hợp quốc có thể thông báo cho hội đồng bảo an hoặc đại hội đồng

về bất kỳ vụ tranh chấp nào mà họ là đương sự…
+ Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan. Mặc dù, không phải thành viên
của điều ước nhưng các quốc gia thứ ba cũng phải tuân thủ một cách triệt để những
nghĩa vụ này trong quan hệ với bên liên quan
Ví dụ: Hiệp định về nam cực được ký kết năm 1959 giữa mỹ, liên xô và một
số quốc gia khác. Từ hiệp định này, Nam cực đã được quốc gia hóa trở thành một
vùng lãnh thổ quốc tế. Theo đó không quốc gia nào được tuyên bố xác lập chủ
quyền của mình với nam cực
+ Điều ước quốc tế được các quốc gia không phải là thành viên viện dẫn tương tự
với tư cách là tập quán quốc tế. VD: Quy định chiều rộng lãnh hải không được quá
12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Có rất nhiều quy định của các điều ước song phương cũng như đa phương là
những quy tắc xử sự được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế. Do sự thừa
nhận rộng rãi mà các quy định có thể được các quốc gia không phải là thành viên
của điều ước viện dẫn với tư cách là quy phạm tập quán.
23


Ví dụ: Quy định về chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ
sở của công ước luật biển 1982 được nhiều nước không phải là thành viên của công
ước này viện dẫn khi xác định
+ Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc. Điều khoản đối xử ưu đãi nhất
mà các nước dành cho nhau trong quan hệ kinh tế và th ương m ại, ch ủ y ếu
trong các lĩnh vực thuế quan, trao đổi hàng hoá, vận chuy ển hàng hoá, quy ền
lợi của pháp nhân và thể nhân của nước này trên lãnh th ổ n ước kia. Theo lu ật
pháp quốc tế, khi một nước dành cho một n ước k hác ĐKTHQ thì phải dành
cho nước đó những ưu đãi đã hoặc sẽ dành cho một nước th ứ ba.
11. Trình bày vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế
Khái niệm Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi pháp lý đơn ph ương c ủa
quốc gia nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một s ố điều

khoản nhất định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
Những điều khoản đó gọi là những điều khoản bị bảo lưu.
- Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ghi nhận "Bảo l ưu điều ước
quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi nh ư thế nào
của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nh ập đi ều ước
đó, nhằm qua đó laọi trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một s ố quy
định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó".
Điều kiện bảo lưu:
+ Chỉ được bảo lưu khi điều ước quốc tế không cấm bảo lưu
+ Tuyên bố bảo lưu phải phù hợp với đơi tượng và mục đích của điều ước
+ Việc bảo lưu điều ước quốc tế chỉ được thực hiện đối với các điều ước quóc tế đa
phương và chỉ có thể được tiến hành vào thời điểm các quốc gia thực hiện hành vi
nhằm xác lập sự ràng buộc của mình với điều ước quốc tế
24


=>Không được bảo lưu nếu điều ước quốc tế không cho bảo lưu, bảo lưu trái với
mục đích đối tượng của điều ước hoặc điều ước chỉ cho phép bảo lưu một số điều
nhất định
* Trình tự thực hiện bảo lưu
- Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định rõ điều khoản nào đ ược b ảo
lưu thì việc bảo lưu đới với điều khoản đó không cần tới s ự đ ồng ý rõ ràng và
riêng biệt từ phía các quốc gia ký kết khác. Khi đó, quốc gia sẽ ch ỉ tuyên b ố
bảo lưu trong phạm vi mà điều ước cho phép.
- Riêng với trường hợp điều ước quốc tế không có đi ều kho ản quy đ ịnh liên
quan đến bảo lưu thì: Việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên
chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ đi ều
ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối v ới đi ều
ước
- Việc tuyên bố bảo lưu, sự phản đối bảo lưu và sự đồng ý v ới bảo l ưu ph ải

được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công khai cho
các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo l ưu có th ể đ ược th ể
hiện dưới dạng im lặng.
- Quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo l ưu trong bất kỳ th ời gian nào.
Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nh ận b ảo l ưu là
không cần thiết.
- Tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố h ủy bỏ
vào bất kỳ thời gian nào nhưng phải đựoc thể hiện dưới hình th ức văn bản.

25


×