Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Bai giang giai phau gui danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 138 trang )

BÀI MỞ ĐẦU

1. Khái niệm về môn giải phẫu học
- Việc nghiên cứu cấu trúc và chức năng của cơ thể là một nội dung quan trọng của khoa
học sinh vật.
- Môn khoa học nghiên cứu về hình thái và cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể được
thống nhất chung với tên gọi là hình thái học.
- Môn nghiên cứu chức năng của nó, nghĩa là nghiên cứu sự hoạt động của các cơ quan
gọi là sinh lý học.
Hai môn học này liên quan chặt chẽ với nhau. Bởi vì hình thái và cấu trúc được
tạo nên bởi chức năng.
- Việc nghiên cứu hình thái và cấu trúc của cơ thể động vật có thể tiến hành trên ba
hướng cơ bản:
+ Trong trạng thái cơ thể đã trưởng thành hoàn toàn.
+ Trong quá trình phát triển của cá thể.
+ Trong quá trình phát triển không phải là của một cá thể riêng rẽ mà là
của các loài, thậm chí của các lớp động vật.
Việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể động vật khi nó trưởng thành hoàn toàn là
nội dung của môn giải phẫu học.
* Vậy ta có thể nói: Giải phẫu học gia súc là một môn khoa học trong sinh vật
học mà nó nghiên cứu vị trí, hình thái và cấu tạo của từng bộ phận trong cơ thể gia súc.
- Tùy theo từng mục đích nghiên cứu mà người ta chia ra nhiều hướng nghiên cứu khác
nhau.
 Giải phẫu hệ thống: Nghiên cứu giải phẫu từng hệ cơ quan, ví dụ: hệ
xương, hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tim mạch,...
 Giải phẫu định khu: Thường áp dụng cho lâm sàng, ngoại khoa.
 Giải phẫu so sánh: Từ động vật bậc thấp lên bậc cao.
 Gải phẫu thẩm mỹ (mỹ thuật): Thường ứng dụng cho ngành điêu
khắc, hội họa.
Trong chương trình môn học này sẽ tiến hành nghiên cứu theo hướng giải phẫu
hệ thống.



1


2. Vị trí của môn giải phẫu học
- Giải phẫu học có liên quan nhiều đến các môn học khác của ngành thú y, nhất là các
môn như: Chẩn đoán, điều trị nội, ngoại, sản khoa, đặc biệt liên quan là tổ chức phôi
thai và sinh lý học ... và trong chăn nuôi là môn chọn giống gia súc.
- Nó cung cấp một cách có hệ thống về sự tiến hóa của động vật. Mối liên quan chặt chẽ
giữa cơ thể và môi trường, cơ thể là một khối thống nhất (thống nhất giữa cấu tạo và
chức năng).

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Trước đây các sách giảng dạy giải phẫu thường lấy con ngựa làm đối tượng nghiên cứu
chính. Con ngựa là một con gia súc có ích song nó không phải là con vật chăn nuôi
chính của đông đảo nông dân.
- Đối với ngành nông nghiệp hiện nay thì con vật chăn nuôi để cày kéo, lấy sữa, thịt là
con bò và phổ biến nhất là con lợn.
Vì vậy với chương trình giới hạn này, chúng tôi sẽ lấy con bò làm đối tượng
nghiên cứu chính, trên cơ sở đó so sánh với lợn và ngựa.


Chương I: HỆ XƯƠNG - KHỚP

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm về xương
- Hệ xương là cơ quan vận động không chủ động. Sự vận động của nó nhờ có hệ cơ,
khớp và dây chằng.
- Bộ xương là cái giá đỡ cho toàn bộ cơ thể và bảo vệ các khí quan mềm yếu. Đối với
trâu bò, dê cừu xương chiếm khoảng 9,5% trọng lượng cơ thể, ngựa khoảng 13,2%.

- Trong cơ thể xương gắn với nhau theo một hình dạng nhất định, nhằm làm giảm lực
ma sát tạo cho sự vận động được dễ dàng.
- Xuơng phát sinh từ trung phôi bì. Sự phát triển của xương qua 3 giai đoạn: màng,
sụn, xương.
+ Giai đoạn màng bắt đầu từ tuần 6 - 7 trong bào thai, sang tháng thứ
2, màng thành sụn và sau đó sụn hóa xương (xương thứ cấp). Ví dụ: Xương sườn,
xương chi, xương cột sống.
Nhưng cũng có một số xương bỏ qua giai đoạn sụn mà phát triển thẳng từ
giai đoạn màng thành xương (xương sơ cấp). Chủ yếu các xương dẹt phát triển theo
phương thức này. Ví dụ: Các xương vùng sọ, các xương vùng mặt.
Sự phát triển của mô xuơng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là tiêu hủy
và xây dựng. Tác nhân tiêu hủy được thực hiện nhờ có các tế bào tiêu sụn. Còn quá
trình xây dựng là do khả năng sinh sản của các tế bào màng xương và tế bào lớp sụn
đầu xương (tế bào màng làm cho xương dày lên, tế bào đầu xương làm cho xương
dài ra). Đó là một qúa trình phức tạp, dưới sự điều khiển của thần kinh và thể dịch
và nó tiếp diễn trong suốt thời kỳ sinh trưởng của gia súc.

1.2.Hình thái, cấu tạo của xương
1.2.1. Hình thái ngoài
Bộ xương có khoảng 200 xương riêng biệt, trong đó đa số là xương chẵn.
Căn cứ vào hình dạng của xương chia thành các loại xương sau:

3


- Xương dài: Là xương hình trụ, trong có ống. Xương dài gồm một thân (cán xương)
và hai đầu. Trong thân có ống tủy, còn đầu có lớp sụn mềm. Xương dài có tác dụng
làm chống đỡ và có vai trò như những đòn bẩy trong sự vận động của cơ thể. Ví dụ:
Xương chi, xương sườn,...
- Xương ngắn: Thường có hình hộp sáu mặt kích thước ba chiều xấp xỉ bằng nhau.

Trong cơ thể nó sắp xếp ở những nơi vừa cần có sự chắc rắn, vừa đảm bảo tính mềm
dẻo, đàn hồi. Ví dụ: Xương cổ tay, xương cổ chân,...
- Xương dẹt: Có hình bản đẹp, tham gia vào bảo vệ các cơ quan. Ví dụ: Xương bả vai,
xương ức,...
- Xương hỗn hợp: Là xương có hình dạng phức tạp. Ví dụ: Xương đốt sống, xương
hàm trên, xương sàng, xương bướm. Chức năng thay đổi tùy theo xương.
Lưu ý: Sự phân loại trên chỉ là tương đối, khi mô tả hình thái xương người ta
cũng hay chú ý đến mặt xương, bờ xương, khớp xương,...

1.2.2.Cấu tạo của xương
Nếu bổ dọc một xương, từ ngoài vào xương có cấu tạo từ 3 phần chính sau
đây:
* Màng xương hay cốt mạc
Là lớp màng mỏng chắc bao phủ toàn mặt xương (trừ các mặt khớp). Cốt
mạc được chia làm 2 lớp:
- Lớp ngoài là lớp sợi keo xốp dày đặc cùng với tổ chức liên kết có nhiều mạch quản
và thần kinh tới nuôi xương.
- Lớp trong gắn liền với mô xương và có các tế bào sinh xương, có khả năng sinh sản.
* Chất xương
Có 2 loại xương là xương chắc và xương xốp.
- Xương chắc: Ở lớp ngoài của xương, là lớp mịn rắn chắc, màu vàng nhạt. Nó gồm
những tấm xương (phiến xương) xếp xung quanh hệ thống ống đặc biệt gọi là ống
Havers.


+ Phiến xương: Các phiến sắp xếp song song với bề mặt của xương gọi là
phiến xương miền vỏ. Nếu xếp sát với bề mặt của ống tủy gọi là phiến xương miền
tủy.
+ Hệ thống ống Havers: Gồm các phiến xương xếp theo vòng tròn đồng tâm.
Cứ 14 - 20 phiến giới hạn một ống gọi là ống Havers chính thức. Giữa ống Havers

có lỗ cho mạch quản đi qua. Ngoài ra còn hệ thống Havers trung gian gồm những
phiến xương xếp không theo trật tự nhất định.
+ Ống Volkman: Là những ống thông huyết quản, nối từ hệ thống Havers này
sang hệ thống Havers kia.
- Xương xốp: Ở lớp trong của xương, do các bè xương bắt chéo nhau chằng chịt để hở
ra các lỗ hốc nhỏ (trông như bọt bể, thể hải miên).
* Tủy xương
Chứa trong ống tủy và trong hốc của xương xốp. Có hai loại tủy là tủy đỏ và
tủy vàng.
- Tủy đỏ: Có trong ống tủy khi gia súc còn non. Khi gia súc trưởng thành tủy
đỏ chỉ còn trong hốc các xương xốp. Tủy đỏ có hai chức năng quan trọng:
+ Là một cơ quan tạo huyết.
+ Nuôi dưỡng xương giúp cho xương phát triển.
- Tủy vàng: Chứa trong ống tủy của xương dài khi gia súc trưởng thành. Chủ yếu có
nhiều tế bào mỡ.
Mạch quản nuôi xương: Có 2 loại
- Mạch dưỡng cốt: Chui qua các ống Volkman vào nuôi xương.
- Mạch cốt mạc: Nuôi màng xương.
1.3. Thành phần hóa học của xương
Thành phần chủ yếu gồm hai chất: Hữu cơ và vô cơ, chất vô cơ đảm bảo cho
xương có tính rắn chắc và chất hữu cơ làm cho xương có tính mềm dẻo và đàn hồi.
1.3.1. Xương tươi
H2O

50%

Mỡ

15,75%


Hữu cơ
Vô cơ

12,45%
21,80%


1.3.2. Xương khô (Đã loại bỏ mỡ và nước)
- Chất hữu cơ khoảng 33,3% tùy theo tuổi và tỷ lệ đó giảm dần.
- Chất vô cơ: 66,7% chủ yếu là các muối của Canxi, đặc biệt là muối Ca3(PO4)2 và
CaCO3.
Thành phần hóa học thay đổi theo tuổi. Ở gia súc non, chất vô cơ ít chất hữu
cơ nhiều nên xương gia súc non mềm. Trái lại ở gia súc già chất hữu cơ giảm và chất
vô cơ tăng lên nên xương gia súc già giòn và dễ gãy.
Thành phần hóa học còn thay đổi theo thức ăn và bệnh tật. Một số vitamin A,
D, E,... cũng như một số tuyến nội tiết có ảnh hưởng đến thành phần hóa học của
xương.

2.CHI TIẾT VỀ BỘ XƯƠNG

Hình 1.1Bộ xương bò

Bộ xương được chia thành 3 phần chính: Xương đầu, xương thân và xương chi

2.1.XƯƠNG VÙNG ĐẦU
Xương vùng đầu gồm: Các xương vùng sọ và các xương vùng mặt
2.1.1. Xương vùng sọ
Gồm 6 xương:



2.1.1.1. Xương chẩm
- Nằm sau và phía dưới xương sọ
- Có hai lối cầu chẩm và hai lỗ lồi cầu làm lối
đi cho dây XII và mạch quản đi vào nuôi não
(Động mạch chẩm là nhánh của động mạch đ
ầu).
Mặt trên có một u chẩm làm chổ bám
cho dây chằng cổ.
2.1.1.2. Xương đỉnh
Rộng 2 -3 cm. Nằm trên xương chẩm

Hình 1.2. Xương Đỉnh và xương chẩm

và kéo dài về hai bên và lên phía trước để góp
phần tạo thành hố thái dương.
2.1.1.3. Xương trán
- Nằm trước xương đỉnh và sau xương mũi. Là
1 xương to chiếm 2/3 mặt trên đầu tạo nên
thành trên của soang sọ.
- Xương trán có hai lớp ngăn cách nhau bằng
một khoảng trống gọi là xoang trán.
- Hai bên có 2 mõm chỉ về phía trước gọi là
mõm hố mắt.
2.1.1.4. Xương thái dương
- Ở hai bên xoang sọ, cấu tạo gồm 3 mảnh:
Mảnh trai, mảnh nhĩ, mảnh đá.

Hình 1.3. Xương trán

- Mảnh trai: Giống như vỏ trai góp phần tạo thành hố thái dương và có một mõm chỉ

ra phía trước gọi là mõm gò má.
- Mảnh nhĩ gồm: bóng nhĩ, ống tai ngoài, mõm kim, và vòi Eustache.
+ Bóng nhĩ là một gò to, tròn và trơn, có tác dụng giống như một hộp cộng
hưởng âm thanh đi vào tai.
+ Ống tai ngoài dẫn âm thanh
+ Mõm kim là gai nhô ra trước gốc mảnh nhĩ.


+ Vòi Eustache là ống nhỏ nằm gốc mõm kim thông với tai giữa.
- Mảnh đá: Rắn, chứa ống tai trong có dây thần kinh VIII đi qua.
2.1.1.5. Xương bướm
- Nằm đáy hộp sọ gồm một thân và hai cánh.
- Phần trước thân có một hố hình thoi, trong đó
có 2 lỗ thông ra hố mắt làm lối đi cho dây
thần kinh số II
- Phần sau thân có một lỗ lõm xuống để chứa
tuyến yên gọi là lõm yên của thân xương
bướm.
- Hai cách bẻ ra ngoài và chỉ lên trên,

Hình 1.4. Xương bướm

chỗ thân và cánh giáp nhau tạo thành 3 lỗ, theo thứ tự từ trước ra sau: Lỗ bầu dục, lỗ
tròn lớn và lỗ nhãn, các lỗ này làm lối đi cho các dây thần kinh sọ đi qua (lỗ bầu dục
làm lối đi cho dây số III, IV, lỗ tròn lớn làm lối đi cho cây số V và lỗ nhãn là dây số
II).
2.1.1.6. Xương sàng
- Nằm ngăn cách giữa xương sọ và xương mũi.
- Gồm 1 phiến đứng thẳng nằm ở chính giữa, cạnh trước nối với phiến sụn mũi, cạnh
sau lồi vào trong hộp sọ thành một cái mào gọi là mào Cristagalli.

- Hai phiến nằm ngang gọi là phiến sàng, có nhiều lỗ nhỏ gọi là mê lộ khứu giác là lối
đi cho dây I (từ thùy khứu đến niêm mạc mũi). Các lỗ đó do các xương cuộn lại tạo
thành.

2.1.2. Xương vùng mặt
2.1.2.1. Xương lệ
Ở trước hố mắt góp phần tạo
thành hố mắt

8
Hình 1.5.Các xương vùng mặt


2.1.2.1. Xương gò má
- Nằm dưới xương lệ và trước hố mắt góp phần tạo thành hố mắt.
- Mặt ngoài có mào gò má.
2.1.2.3. Xương hàm trên

- Là xương to nhất vùng mặt, có hai lớp tạo thành xoang hàm trên.
- Mặt ngoài ứng với răng cửa hàm trên số 1 của bò (ở lợn, ngựa là số 3) có một lỗ gọi
là lỗ trước ống răng trên để cho nhánh của dây số V đi qua để điều khiển vùng môi,
mũi.
- Mặt dưới là phiến nằm ngang làm thành rầm hạ của xoang mũi và chiếm phần lớn
vòm cái cứng.
2.1.2.4. Xương liên hàm

- Nằm phía trước xương hàm trên gồm một thân và hai nhánh.
- Thân dẹp, mặt dưới thân tiếp nhận mô sợi sừng hóa (ở bò). Với lợn, ngựa mặt dưới
của thân có các lỗ chân răng cửa hàm trên (3 lỗ). Giữa 2 thân giáp nhau tạo ra một
khe hẹp hình chữ V gọi là khe cửa, là ống thông giữa xoang mũi và xoang miệng

gọi là ống mũi khẩu cái (ống steson).
- 2 nhánh:+ Nhánh chỉ lên trên gọi là nhánh mũi.
+ Nhánh nằm ngang gọi là nhánh khẩu cái, góp phần tạo thành vòm
khẩu cái.
2.1.2.5. Xương mũi

- Nằm trước xương trán, làm rầm thượng cho xoang mũi nó có hai mẻ sâu tạo thành 3
mũi nhọn.
- Mặt trong mỗi xương có 1 đường sống làm chỗ bám cho ống cuộn mũi.
2.1.2.6. Xương lá mía

- Nằm ở đường trung tuyến của xoang mũi.
- Cạnh trên chẻ làm đôi để ôm lấy phiến sụn giữa mũi (là xương lẽ).
2.1.2.7. Xương ống cuộn

- Là những phiến xương mỏng cuộn lại nằm trong xoang mũi. Có 3 loại:
+ Ống cuộn mũi (ống cuộn trên) một đầu bám vào xương mũi và cuộn theo
chiều từ trên xuống dưới.

9


+ Ống cuộn hàm (ống cuộn dưới) một đầu bám vào xương hàm và cuộn theo
chiều từ dưới lên trên.
+ Ống cuộn sàng (cuộn giữa) bám vào phiến nằm ngang của xương sàng và
cuộn vào lối trong ống cuộn trên và dưới.
Các xương này cuộn ngược chiều nhau, cuộn lồng vào nhau để tạo cho xoang
mũi có nhiều hang hốc, làm tăng diện tích tiếp xúc của xoang mũi với không khí.
2.1.2.8. Xương khẩu cái


Ở xung quanh cửa qua hốc mũi, nằm giữa
2 xương hàm trên gồm có 2 phiến:
- Phiến nằm ngang tạo thành phần sau của vòm
khẩu cái.
- Phiến đứng: Cùng với xương cánh tạo thành mào
cánh khẩu làm thành giới hạn cho lỗ họng.
2.1.2.9 Xương cánh
- Ở hai bên lỗ họng, cùng với xương khẩu
cái tạo thành mào cánh khẩu.
2.1.2.10. Xương hàm dưới

Hình 1.6. Xương khẩu cái

Gồm 1 thân và 2 nhánh
+ Thân ở phía trước có 4 lỗ chân răng cửa
hàm dưới.
+ Nhánh tách ra từ thân đi về phía sau,
mỗi nhánh gồm 2 phần:
Phần nằm ngang: Có sáu lỗ chân răng hàm
dưới. Mặt ngoài có lỗ cằm để cho dây thần kinh
và mạch quản đi qua.

Hình 1.7. Xương hàm dưới

Phần thẳng đứng có diện khớp để khớp với xương thái dương và có một mõm
chỉ ra phía sau gọi là mõm vẹt. Mặt trong có lỗ hàm dưới làm lối đi cho động mạch
nuôi tủy xương.
2.1.2.11. Xương lưỡi hay xương thiệt cốt
- Là bộ phận vừa xương vừa sụn có tác dụng vừa đỡ lưỡi, hầu và thanh quản.



- Xương lưỡi gồm:
+ Thân: Là xương ngắn có mõm
lưỡi dài nhô về phía trước tới gốc lưỡi, hai đầu
nhô về phía sau để đỡ sụn giáp trạng gọi là
sừng thanh quản của xương thiệt cốt.
+ Nhánh: Mỗi nhánh chia 3
đoạn:
Sừng nhỏ (sừng trên thiệt cốt):
Ngắn, nhô ra từ thân hướng lên trên đến khớp

Hình 1.8. Xương lưỡi

với sừng giữa.
Sừng giữa (sáp thiệt cốt): Đầu dưới khớp với sừng nhỏ, đầu trên khớp
với mõm thiệt cốt của xương thái dương.
Đặc điểm chung của các xương vùng đầu
Khớp với nhau theo kiểu khớp bất động.
Cấu tạo đối xứng từng đôi một.
Tạo thành các xoang: Xoang sọ, xoang mũi, xoang trán, xoang hàm trên,
xoang sàng, xoang bướm.
Có các lỗ để các dây thần kinh sọ và mạch quản đi qua.

2.2. XƯƠNG THÂN

Hình 1.9. Xương vùng than


2.2.1. Xương cột sống
Cột sống là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, phía trước khớp với xương đầu, phía

sau tạo thành đuôi. Gồm có các đốt xếp kế tiếp nhau và được chia thành 5 vùng: Cổ,
lưng, hông, khum và đuôi. Ở các loài khác nhau thì số lượng đốt sống ở các vùng
cũng khác nhau.
2.2.1.1. Cấu tạo chung của các đốt sống

- Mỗi cột sống đều có một thân hình trụ đặc và một phần uốn vòng cung ở
phía trên.
- Thân: Đầu trước tròn lồi, đầu sau lõm, mặt dưới có nhiều lỗ nhỏ làm lối đi cho động
mạch nuôi đốt sống.
- Chỗ thân và cung giáp nhau tạo thành một cái mẻ và mẻ trước đốt sau cùng mẻ sau
đốt trước tạo thành lỗ giáp lối đi cho dây thần kinh tủy.
- Mõm gai: Ở chính giữa mặt trên cung.
- Mõm ngang: Ở 2 bên, gốc mõm ngang có lỗ ngang làm lối đi cho động mạch đốt
sống.
- Mõm khớp: Ở đầu trước và đầu sau cung, 2 mõm khớp trước mặt khớp ngửa lên
trên, còn 2 mõm sau mặt khớp úp xuống dưới.
Bảng 1: Số lượng đốt sống của một số loài gia súc


Lợn

Ngựa

Chó

Cổ

7

7


7

7

Lưng

13

12 - 17

18

13

Hông

6

5-6-7

6

6-7

Khum

5

4


5

3

Đuôi

18 - 20

20 - 23

17 - 20

20 - 22

2.2.1.2 Cấu tạo riêng từng vùng
*. Vùng cổ
- Tính chất chung:
+ Thân dài hơn các vùng khác
+ Mõm gai hướng về phía trước


+ Mõm ngang (trừ đốt 1,2 và 7) đều phân thành 2 nhánh: Nhánh lưng và
nhánh bụng.
+ Trước gốc mõm ngang có lỗ ngang để làm lối đi của động mạch nuôi đốt
sống.
- Tính chất riêng:
+ Đốt 1 (đốt Atlas): Không thân do 2 cung ghép lại với nhau tạo thành. Đầu
trước có một mặt khớp lõm hình trứng để khớp với lối cầu chẩm. Mặt sau có mặt
khớp hình yên ngựa để khớp với đốt 2.

Cung trên có u Atlas để làm chổ bám cho dây chằng cổ, phía trước có 2 lỗ
thay cho lỗ giáp (có khi 2 lỗ hợp thành một).
+ Đốt 2 (đốt trục, đốt Axis): Có thân dài nhất là trong các đốt cổ, mõm gai
hinh tứ giác. Đầu trước có mõm răng hình bán trụ để khớp với xương Atlas.

Hình 1.10. Đốt Atlas

Hình 1.11. Đốt Axis

+ Đốt 3,4,5 giống nhau, mõm ngang chia làm 2 nhánh: Nhánh lưng và nhánh
sườn.
+ Đốt 6 (đốt 3 nhánh): Mõm ngang chia làm
3 nhánh, nhánh bụng hình tứ giác.

+ Đốt 7 (đốt gồ): Có mõm gai cao nhất,
không có lỗ ngang, có 2 diện khớp nhỏ để khớp với
xương sườn số 1.
* Vùng lưng
- Thân: Ngắn hơn đốt cổ, hai bên đầu trước và sau
thân có hố sườn. Hố sườn trước của đốt sau cùng
với hố sườn sau của đốt trước hợp lại với nhau

Hình 1.12. Đốt 7


tạo thành đài khớp để tiếp nhận đầu xương sườn.
- Cung: Ngắn, vết mẻ sau to.
- Mõm ngang: Ngắn như 1 cái u và có một mặt khớp để khớp có củ sườn.
- Mõm gai: Rất phát triển, cao dần tù 1 4 và thấp dần từ 5 - 13.
- Mõm khớp: Không rõ ràng.

* Vùng hông
- Mõm gai cao bằng nhau.
- Mõm gai dẹp và xòe ra như cánh máy

Hình 1.13. Đốt sống vùng hông

bay.
- Mõm khớp: Lồng vào nhau (nên động tác gập
người của xương hông khá chính xác nhưng cử
động hai bên bị hạn chế).
* Vùng khum
- 5 đốt dính lại với nhau thành 1 tảng gọi là
xương khum.
- Mặt trên và dưới đều có 4 lỗ trên và dưới khum
thay cho lỗ giáp.

Hình 1.14. Xương khum

- Đáy khum là đầu trước xương khum.
- Đỉnh khum là đầu sau của xương
khum.
- Hai bên có diện khớp để khớp với
xương cánh chậu.
* Vùng đuôi
- Thân đầu trước và đầu sau đều lồi.
- Cung đốt sống thoái hóa dần.
3.2.1. Xương sườn
- Bò có 13 đôi xương sườn, 8 đôi phía
trước tựa vào xương ức gọi là xương sườn thật,
còn 5 đôi phía sau không tựa vào xương ức gọi


Hình 1.15. Xương sườn


là xương sườn giả và đầu dưới của nó liên kết với nhau tạo thành vòng sụn sườn.
- Mỗi xương gồm 1 thân và 2 đầu.
+ Thân: Cạnh trước dày và lồi, cạnh sau mỏng và sắc.
+ Đầu trên: Phía trước có một diện khớp để khớp với dài khớp sườn. Phía sau
cổ có củ sườn để khớp với mõm ngang của đốt lưng cùng số.
+ Đầu ức: Khớp với xương ức (với các xương sườn thật), còn các xương
sườn giả thì đầu dưới hợp lại với nhau để tạo thành vòng sụn sườn.
3.2.2. Xương ức
- Xương ức nằm ở phía trung tuyến của lồng ngực làm chỗ tựa cho xương sườn thật,
gồm 1 thân và 2 đầu.
- Thân gồm 7 đốt xương tạo thành.
- Đầu trên giáp khí quản nên gọi là mõm khí quản.
- Đầu dưới dẹp gọi là mõm kiếm của xương ức.
* Xoang ngực
Là xoang được tạo bởi các đốt sống vùng lưng và các cơ vùng lưng ở phía
trên, các đôi xương sườn và các cơ liên sườn ở hai bên và phía dưới là xương ức.
Xoang ngực gồm có 2 cửa: Cửa vào
được giới hạn đôi xương sườn 1 và cửa ra
được giới hạn bởi đôi xương sườn cuối cùng.
Nó ngăn cách với xoang bụng qua cơ hoành.
Trong xoang ngực có chứa các khí
quan của bộ máy hô hấp và tuần hoàn và
một phần của ống tiêu hóa.
2.3. XƯƠNG CHI
2.3.1. Xương chi trước
2.3.1.1. Xương bả vai

- Là một xương dẹp, hình tam giác,
đầu trên có bờ sụn bán nguyệt, đầu dưới

Hình 1.16. Xương chi trước


khớp xương cánh tay, nằm áp sát lồng ngực theo hướng chéo từ trên xuống dưới và
từ sau trước.
- Mặt ngoài có 1 đường ống dài gọi là gai vai, gai vai chia mặt ngoài làm 2
phần:

+ Hố trên gai: Nhỏ bằng 1/3 diện tích mặt ngoài.
+ Hố dưới gai: Lớn hơn bằng 2/3 diện tích mặt ngoài.
- Xương bả vai có 3 góc: Trước là góc cổ, sau là góc lưng và dưới là góc cách

tay, ở đầu dưới có một hố galen để khớp xương cách tay.
2.3.1.2. Xương cánh tay
Là một xương dài, trên đầu giáp xương bả vai, dưới là xương cẳng tay nằm
chéo theo hướng từ trên xuống dưới và từ trước ra sau. Gồm một thân và hai đầu.
- Đầu trên: Có một chỏm khớp tròn ở phía sau và 2 gò ở phía trước, 2 gò này cách
nhau bằng một rãnh nhị đầu.
- Đầu dưới: Có một diện khớp ròng rọc chiếm 3/4 phía trong và một lồi cầu chiếm 1/4
ở phía ngoài. Trước diện khớp đó là hố vẹt còn phía sau là hố khuỷn.
2.3.1.3. Xương cẳng tay
Gồm xương quay ở phía trước và xương trụ ở phía sau.
- Xương quay: Dẹp theo chiều từ trước ra sau, đầu trên giáp xương cánh tay,
đầu dưới giáp xương vùng cườm.
- Xương trụ: Đầu trên là mõm khuỷu, đầu dưới
thon dần và đến 1/2 xương quay thì tắt, ở bò
xương trụ kéo dài đến tận đầu dưới của

xương quay.
2.3.1.4. Xương cổ tay (xương vùng cườm)
Gồm 6 xương chia làm 2 hàng:
Hàng trên: Có 4 xương, từ ngoài vào
thứ tự là xương đậu, xương tháp, xương bán
nguyệt, xương thuyền.
Hàng dưới: Có 2 xương là xương mấu
và xương cả.
Ngựa: Hàng dưới có 4 xương: Xương

Hình 1.17. Xương bàn và ngón tay


mấu, xương cả, xương thê và xương thang.
2.3.1.5. Xương bàn tay
Gồm 2 xương dính vào nhau.
2.3.1.6. Xương ngón
Gồm 2 xương ngón, mỗi ngón 3 đốt
thứ tự từ trên xuống dưới là cốt cầu, cốt quán
và đốt móng. Ngoài ra còn có 2 móng đeo ở
phía sau.

2.3.2. Xương chi sau
2.3.2.1. Phần đai chậu (xương chậu)
Gồm 3 xương:
* Xương cánh chậu
- Là một xương dẹp hình tam giác.
- Mặt ngoài lõm tạo thành hố cánh

Hình 1.18. Xương chi sau


chậu để làm chỗ bám cho các cơ vùng
mông: Cơ mông nông, cơ mông sâu và cơ
mông trung.
- Mặt trong có một diện để khớp với xương
khum.
- Có 3 góc là góc hông ở phía ngoài, góc
hông ở phía trong và góc ổ cối ở phía sau.
* Xương háng
- Ở phía trước, thành dưới của xoang chậu. Nó

Hình 1.1. Xương chậu

cùng với xương ngồi tạo thành lỗ bịt.
- Cạnh trước có một mõm nhô ra gọi là u lược (mào lược).
- Cạnh sau là bờ trước của lỗ bịt.
- Cạnh trong bên này cùng cạnh trong bên kia tạo thành khớp bán động háng.


* Xương ngồi
- Ở phần sau, tạo nên phía sau và thành dưới của xoang chậu.
- Cạnh trước là bờ sau của lỗ bịt.
- Cạnh sau bên này và cạnh sau bên kia tạo thành vòng cung ngồi.
Ba xương trên tạo thành khớp ổ cối để khớp với xương đùi. Phía trên có mào
trên ổ cối (u trên ổ cối).
Xoang chậu: Do xương chậu, xương khum và các đốt sống đuôi đầu tiên tạo thành.
Có 2 cửa:
- Cửa vào gồm 4 đường kính
+ Đường kính thẳng đứng từ đáy xương khum đến mặt trên của xương
bán động háng.

+ Đường kính ngang từ mào lược bên này qua mào lược bên kia.
+ 2 đường kính chéo từ khớp chậu khum bên này qua mào lược bên
kia.
- Cửa ra có 2 đường kính:
+ Đường kính ngang từ mào trên ổ cối bên này đến mào trên ổ cối bên
kia.
+ Đường kính thẳng đứng từ mặt dưới của đỉnh xương khum đến mặt
trên của khớp bán động ngồi.
2.3.2.2. Phần cử động tự do
* Xương đùi
- Nằm chéo theo hướng từ sau ra trước và từ trên xuống dưới.
- Đầu trên có một lồi cầu khớp để khớp với khớp ổ cối và một chỏm khớp ở
phía ngoài, chính giữa lồi cầu có một hố bám gân.
- Đầu dưới có 2 lối cầu phía sau và một ròng rọc phía trước.
Đường kính lối cầu:
- Bò: Đường kính trái - phải lớn hơn đường kính trước - sau nên bò thuận đá
ngang.
- Ngựa: Đường kính trước - sau lớn hơn đường kính trái - phải nên ngựa
thuận đá dọc.


* Vùng xương cẳng chân
- Xương bánh chè giống như hình tháp đặt ngược ở đầu trên và phía trước của xương
chày.
- Xương chày: Trên khớp xương đùi, dưới khớp của xương cổ chân.
* Xương cổ chân
Nằm giữa xương bàn và xương cẳng chân chia làm 3 hàng:
- Hàng trên: Xương gót ở phía sau, xương sên ở phía trước.
- Hàng giữa: Là xương hộp.
- Hàng dưới: Gồm có một phần xương hộp, xương chêm lớn và chêm nhỏ.

* Xương bàn
Gồm 2 xương dính nhau, giống như xương bàn tay nhưng nhỏ hơn và dài hơn
xương bàn tay.
* Xương ngón
Có 2 ngón, mỗi ngón có 3 đốt thứ tự từ trên xuống là đốt cầu, đốt quán và đốt
móng.
3.KHỚP XƯƠNG
3.1.Phân loại khớp
Khớp là nơi hai đầu xương liên kết với nhau, tùy tính chất hoạt động của
khớp mà chia làm 3 loại khớp:
3.1.1. Khớp bất động
Là những khớp không hoạt động, tùy theo hình thể của đường khớp mà chia
ra các loại sau:
- Khớp răng cưa: Đường khớp hình răng cưa. Ví dụ: Khớp giữa xương đỉnh với
xương trán hoặc chẩm.
- Khớp vẫy: Xương nọ xếp chồng lên xương kia như vẫy cá hay lợp ngói mái nhà. Ví
dụ: Khớp giữa xương đỉnh với xương thái dương.
- Khớp nhịp: Đường khớp đều đặn, ăn nhịp với nhau. Ví dụ: Khớp giữa hai xương
mũi.
- Khớp mào: Mào của xương nọ lấp vào khe xương kia. Ví dụ: Xương liên hàm và
xương hàm trên.


3.1.2. Khớp bán động
Là khớp hoạt động nhất thời, lúc hoạt động lúc không. Loại này có cấu tạo
trung gian giữa khớp toàn động và khớp bất động. Nó khác khớp toàn động ở chỗ
không có bao khớp và khác khớp bất động ở chỗ không có xoang khớp. Ví dụ khớp
giữa hai xương háng.
3.1.3. Khớp toàn động
Khớp toàn động là những khớp hoạt động tự do, tùy theo tính chất hoạt động

quanh trục của khớp mà chia ra:
- Khớp đơn trục: Là khớp chỉ có một trục hoạt động. Ví dụ: Khớp khuỷu tay.
- Khớp song trục: Là khớp có hai trục hoạt động. Ví dụ: Khớp giữa xương chẩm và
đốt sống cổ 1.
- Khớp đa trục: Là khớp có nhiều trục hoạt động và hoạt động tự do nhất. Ví dụ:
Khớp giữa xương bả vai và xương cánh tay.

3.2. Cấu tạo của khớp toàn động
Cấu tạo của một khớp toàn động gồm 3
phần: Mặt khớp, nối khớp và dây chằng.
3.2.1. Mặt khớp (diện khớp)
Tùy theo khớp mà mặt khớp có hình thể
khác nhau nhưng thường có dạng đối chiếu nhau,
nghĩa là phần lồi của xương này ứng với phần
lõm của xương kia. Mặt khớp gồm có:
- Sụn viền (sụn bọc) là một lớp sụn bọc ở trên hai
đầu của xương có tác dụng làm giảm lực ma sát ở
hai đầu của xương.
- Sụn chêm (sụn đệm) là một lớp sụn nằm giữa hai

Hình 1.9. Khớp toàn động

đầu xương có tác dụng làm cho hai đầu
xương khớp với nhau và tạo cho mặt khớp tương đối bằng phẳng.


3.2.2. Nối khớp
- Bao khớp: Là bao bọc xung quanh khớp và nối hai đầu xương với nhau, nó gồm có
hai lớp: Lớp ngoài cấu tạo bằng mô liên kết sợi chắc, dày hơn lớp trong. Lớp trong
gọi là màng hoạt dịch, là một màng mỏng cấu tạo bằng mô liên kết sợi xốp giàu

mạch quản và giàu sợi đàn hồi, trong đó có các tế bào tiết ra dịch nhầy có tác dụng
làm trơn khớp.
- Khoang khớp: Là khoảng trống giữa hai màng dịch, trong đó có chứa hoạt
dịch.
3.2.3. Dây chằng
Là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối hai đầu xương lại với nhau, có 2 loại
dây chằng: Dây chằng liên cốt nằm ở trong bao khớp và dây ngoại biên nằm ở ngoài
bao khớp.


Chương II: HỆ CƠ
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
- Tính ưu việt của động vật so với thực vật là sự vận động. Sự vận động ấy là nhờ có
hệ cơ co rút.
- Ngoài sự vận động có nghĩa rời chỗ, thì hệ cơ còn tham gia vào sự hoạt động của tất
cả các cơ quan nội tạng, ngay cả sự phát âm cũng cần có hệ cơ. Đặc tính của hệ cơ là
co rút được, mọi sự vận động của cơ thể đều là kết quả của sự co cơ.
- Khi cơ co rút thì một phần năng lượng hóa học biến thành công làm cho cơ thể vận
động được còn một phần sản sinh ra nhiệt. Do vậy nguồn phát sinh ra nhiệt của cơ
thể là sự co cơ.
- Trong cơ thể có 3 loại cơ: Cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
+ Cơ trơn tham gia vào cấu tạo nên các cơ quan nội tạng, các tuyến và
thành các mạch quản.
+ Cơ tim cấu tạo nên tim.
+ Cơ vân liên hệ với xương tạo nên sự vận động cơ xương (trong
chương trình này chỉ xét cơ vân).
- Phần lớn cơ vân đều bám vào xương nên cơ vân gọi là cơ xương. Cơ vân luôn co
chứ không đẩy và không bao giờ hoạt động riêng lẻ mà luôn hoạt động theo từng
nhóm tạo thành từng cặp đối lập nhau. Ví dụ: Nhóm cơ cấp, nhóm cơ duỗi.

- Cơ không bao giờ ở trạng thái nghỉ hoàn toàn mà luôn luôn co. Người ta gọi đó là
tính trương lực của cơ hay sự cương cơ. Tính trương lực của cơ luôn chịu dưới sự
điều khiển chặt chẽ của hệ thần kinh. Trong một số trường hợp thiếu sự kiểm tra của
hệ thần kinh, cơ có thể co một cách mãnh liệt. Ví dụ: Bệnh uốn ván.
- Cơ co rút, xương hoạt động xung quanh các khớp. Sự vận động này theo nguyên tắc
đòn bẩy, gồm 3 phần:
+ Lực phát động: P (lực co cơ)
+ Điểm tựa:

T (khớp)

+ Đối lực:

C (trọng lượng của khối cơ thể được di chuyển).


1.2. Hình thái cấu tạo của cơ
1.2.1. Cơ trơn

- Còn gọi là cơ nội vì nó tham gia vào cấu tạo nên các cơ quan nội tạng.
- Đơn vị cấu tạo nên cơ trơn là các tế bào cơ trơn có dạng hình thoi, nhân nằm chính
giữa.
- Cơ trơn có thể sắp xếp thành từng lớp như các cơ quan nội tạng hoặc có thể nằm rãi
rác như ở các bao tuyến hoặc có thể nằm độc lập như ở cơ dựng lông.
- Cơ trơn không chịu sự điều khiển trực tiếp theo ý muốn của cơ thể. Nó được điều
khiển bởi hệ thần kinh thực vật. Nó co rút một cách chậm chạp nhưng sản sinh ra
một công tương đối lớn.
1.2.2. Cơ vân

1.2.2.1. Hình dạng

Căn cứ vào hình dạng của cơ có thể chia cơ vân thành các loại cơ sau:
- Cơ dài: là những bó cơ dài giống như hình thoi, thường gặp ở các chi.
- Cơ ngắn: Thường gặp ở lớp sâu của cơ thể như cơ giữa các đốt sống, cơ gian sườn.
- Cơ rộng: Thường phân bố ở vùng lưng, bụng.
Ngoài ra còn có thể chia thành cơ nhiều đầu ( cơ tam tứ đầu), cơ nhiều thân
như cơ ngang bụng, cơ sinh đôi cẳng,...
1.2.2.2. Cấu tạo của cơ vân
Cơ vân không phải là những tế bào riêng biệt mà là những thể hợp bào gọi là
sợi cơ hay tế bào cơ vân. Sợi cơ có đường kính khoảng 100µ, dài từ 1 đến 45cm. Sợi
cơ có cấu tạo gồm:
- Ngoài cùng là màng cơ.
- Nhân nằm ở chu vi của sợi cơ, dưới màng cơ. Có khi xếp thành đôi một, hoặc cũng
có thể xếp thành từng vạch dài.
- Cơ tương: Giống như bào tương của các tế bào khác trong cơ thể, nhưng ngoài ra
còn có tơ cơ.


- Tơ cơ: Là một lớp bào quan đặc trưng, được cấu tạo gồm những sợi tiền nguyên tơ
cơ hợp lại thành từng bó tạo thành các vân dọc, trên các bó đó lại có những đĩa sáng
và đĩa tối nằm xen kẽ nhau tạo thành các vân ngang.
Nhiều sợi cơ hợp thành bó cơ, bọc ngoài bằng một màng tổ chức liên kết sợi xốp
dày và biến thành gân ở 2 đầu rồi bám vào xương. Khi cơ co rút làm xương hoạt
động.
- Một cơ bao giờ cũng có 2 đầu
+ Đầu bám gốc (điểm xuất phát): Không hoạt động.
+ Đầu bám tận: Hoạt động trong quá trình vận động của cơ thể.
Các cơ của thân hình: Đầu bám gốc thường ở mặt phẳng trung tuyến của cơ
thể còn đầu bám tận xa hơn.
Các cơ ở chi đầu bám gốc ở trên, còn bám tận ở dưới.
Phân biệt bám gốc và bám tận chỉ có tính chất tương đối, vì đầu nào đó của

một cơ có thể là bám vào gốc trong hoạt động này nhưng lại là bám tận trong hoạt
động khác.
1.2.3. Những cấu tạo hỗ trợ cho cơ
1.2.3.1. Cân
Là tổ chức liên kết phủ quanh các cơ giúp cho cơ hoạt động dễ dàng. Có 2 loại cân.
+ Loại nằm nông: Gồm những sợi cơ sinh keo, sợi đàn hồi nằm ngay
dưới lớp mỡ da.
+ Loại nằm sâu (cân chính thức): Cấu tạo bằng tổ chức liên kết sợi
chắc bao quanh các cơ và ở các vách liên cơ bám vào xương ở 2 đầu.
1.2.3.2. Bao sợi
Là bao liên kết sợi bọc quanh gân ở những cơ hoạt động nhiều để khi trượt
qua đầu mút của xương làm cho xương hoạt động theo một chiều nhất định.
1.2.3.3. Bao hoạt dịch
Giống như bao hoạt dịch của khớp. Chỉ có ở những cơ hoạt động nhiều, bao
hoạt dịch có tác dụng tiết ra chất nhầy giúp cơ hoạt động dễ dàng.
* Mạch quản và thần kinh cơ.


- Mạch quản: Mỗi sợi cơ nhận một lưới mao quản, các cơ hoạt động nhiều hệ mao
quản lớn và ngược lại.
- Thần kinh: Mỗi sợi cơ cùng nhận các sợi thần kinh gồm 2 loại: Vận động và cảm
giác.
1.2.3.4. Thành phần hóa học của cơ
- H20: 75 - 80%
- Chất khô: 20 - 25%. Gồm Protein, các chất có N, khoáng và các chất hữu cơ
khác.

2. CHI TIẾT HỆ CƠ

Cơ thể có khoảng 600 cơ, chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể và được chia làm

nhiều vùng, ở đây chỉ giới thiệu 2 nhóm cơ chính:
2.1. Các cơ vùng thành ngực
2.1.1. Nhóm cơ thở vào
* Cơ răng cưa nhỏ trước: Bắt đầu từ dây chằng lưng hông và vai, cân mạc bám vào
mõm gai của 12 đốt sống lưng, sợi cơ đi chéo từ trên xuống dưới và từ sau ra trước,
đầu dưới bám vào mặt ngoài của các xương sườn từ 5 - 6 tới 11 - 12.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×