Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Pháp luật về kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 123 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN ANH TUN

Pháp luật về kiểm soát
hoạt động gây ô nhiễm môi tr-ờng biển
trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN ANH TUN

Pháp luật về kiểm soát
hoạt động gây ô nhiễm môi tr-ờng biển
trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam
Chuyờn ngnh : Lut kinh t
Mó s

: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. Hong Ngc Giao


H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét
để cho tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT


8

HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI

1.1.

Ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải và hậu

8

quả của ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải

8

1.1.2. Thực trạng môi trường biển

12

1.1.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải

14

1.1.4. Kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt

16

động hàng hải
1.2.


Pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển

17

trong hoạt động hàng hải
1.2.1. Khái niêm pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi

18

trường biển trong hoạt động hàng hải
1.2.2. Các nguyên tắc của pháp luật đối với kiểm soát hoạt động

18

gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô

20

nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
1.2.4. Vai trò của pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi

28

trường biển trong hoạt động hàng hải
1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật kiểm soát hoạt động
gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải

29



1.3.

Pháp luật quốc về kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường

32

biển trong hoạt động hàng hải
1.3.1. Tổng quan pháp luật quốc tế về việc kiểm soát hoạt động gây

32

ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
1.3.2. Các điều ước quốc tế đối với kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm

33

môi trường biển trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam
1.3.3. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật về kiểm soát hoạt động gây ô

35

nhiễm môi trường biển của một số quốc gia phát triển trên
thế giới
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG

40

GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN TRONG HOẠT

ĐỘNG HÀNG HẢI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.1.

Pháp luật kiểm soát hoạt đông gây ô nhiễm môi trường biển

40

trong hoạt động hàng hải tại cảng
2.1.1. Pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển

40

do hoạt động xây dựng cảng, nạo vét, duy tu luồng lạch
2.1.2. Pháp luật quy định về công tác tiếp nhận, xử lý rác thải lần

45

đầu tại khu vực cảng
2.1.3. Pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển

49

từ hoạt động nhận trả hàng hóa tại cảng
2.2.

Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động

53


hàng hải trên biển
2.2.1. Pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển

53

đối với tàu biển và thuyền viên
2.2.2. Pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển

55

bởi dầu do sự cố tai nạn hàng hải
2.2.3. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do rác, nước thải

57

sinh hoạt và khí thải từ tàu
2.3.

Pháp luật về phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển
trong hoạt động hàng hải

59


2.3.1. Pháp luật trong việc phòng ngừa sự cố môi trường trong hoạt

59

động hàng hải
2.3.2. Pháp luật khắc phục và xử lý các sự cố môi trường trong hoạt


67

động hàng hải
2.3.3. Pháp luật về cảnh báo sự cố, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn môi

69

trường trong hoạt động hàng hải
2.4.

Trách nhiệm pháp lý đối với kiểm soát hoạt động gây ô

71

nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
2.4.1. Trách nhiệm hành chính

71

2.4.2. Trách nhiệm hình sự

74

2.4.3. Trách nhiệm dân sự

78

2.5.


80

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm
soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải
Chương 3:

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT

86

HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI

3.1.

Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật

3.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về kiểm soát hoạt động

86
86

gây ô nhiễm môi trường biển
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành

89

pháp luật về việc kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi
trường biển trong hoạt động hàng hải
3.1.3. Một số yêu cầu thiết yếu của việc hoàn thiện pháp luật về


92

kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt
động hàng hải
3.2.

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kiểm soát hoạt động

97

gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
3.2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát hoạt động
gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải chưa
đầy đủ

97


3.2.2. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật hiện hành về kiểm soát

98

hoạt đông gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng
hải chưa hiệu quả
3.2.3. Do yêu cầu hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát hoạt động

99

gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải

3.3.

Các giải pháp cụ thể

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của

100
100

cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm soát hoạt
động gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
3.3.2. Quy định cụ thể cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi

102

gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
3.3.3. Ban hành một văn bản pháp luật chuyên biệt về kiểm soát

104

hoạt đông gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải
3.3.4. Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ quan trắc môi trường biển

105

của cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động hàng hải
KẾT LUẬN

106


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

108

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BVMT : Bảo vệ môi trường
GTVT

: Giao thông vận tải

HHVN : Hàng hải Việt Nam
ÔNMT : Ô nhiễm môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngành Hàng hải có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
ngành giao thông vận tải (GTVT) nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung. Với tính đặc thù, có tiềm năng rất lớn và mang tính quốc tế hóa cao,
với vị trí vừa là đầu mối, vừa là cầu nối về giao thông hàng hải trong nước với
các nước trong khu vực và trên thế giới, nên mọi hoạt động của Ngành hàng

hải đều có tác động nhất định đối với sự phát triển của cả nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên, cùng với nhu cầu ngày càng tăng về các giá trị từ biển, con
người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho biển và các nguồn
tài nguyên biển từ các hoạt động trên biển, trong đó có hoạt động hàng hải.
Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2, án ngữ trên các tuyến
hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
giữa Châu Á, Trung Cận Đông với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, bao bọc lãnh thổ Việt Nam ở cả ba hướng
Đông, Nam và Tây Nam, tính trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển.
Môi trường biển và các nguồn tài nguyên biển đã và đang đứng trước các
nguy cơ ô nhiễm và suy thoái. Hàng năm, biển Việt Nam phải đối diện với
tình trạng ô nhiễm trầm trọng do các sự cố từ GTVT thủy, các nguồn tài
nguyên biển đang bị giảm sút một cách trầm trọng. Mặc dù có nhiều giải pháp
đang được tính đến nhưng hiệu quả thực sự không cao, không thiết thực, gây
lãng phí, tốn kém tiền. Các quy định của pháp luật liên quan đến kiểm soát ô
nhiễm môi trường (ÔNMT) biển trong hoạt động hàng hải mới chỉ dừng lại ở
các quy định mang tính nguyên tắc về kiểm soát môi trường biển nói chung.
Để giải quyết vấn đề này và để bảo vệ môi trường (BVMT) biển, chúng ta cần
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong
hoạt động hàng hải. Việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về

1


BVMT biển cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây
dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi
trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về BVMT biển.
Pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải cũng đã
được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ đề cập rải
rác, sơ qua và chưa đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát

ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải, những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình thực hiện.
Trước tình hình đó, học viên lựa chọn đề tài "Pháp luật về kiểm soát
hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam"
làm luận văn thạc sĩ nhằm nghiên cứu tổng quan về thực trạng pháp luật Việt
Nam về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải, từ đó đánh giá
những mặt thuận lợi, những bất cập, hạn chế trong thực hiện và đề xuất giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động
hàng hải là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu
Môi trường biển nói chung luôn là một đề tài được quan tâm bởi tầm
quan trọng của biển mang lại về kinh tế, an ninh quốc phòng…, mặt khác nó
lại liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều
quốc gia có biển trên thế giới. Hoạt động hàng hải đã và đang mang lại hiệu
quả thiết thực. Vì vậy, có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu được công bố
có liên quan đến lĩnh vực này.
Kiểm soát ÔNMT biển nói chung và từ hoạt động hàng hải nói riêng
nhìn chung ít được đề cập một cách trực tiếp. Tuy nhiên, tài nguyên biển thì
lại được nghiên cứu khá cụ thể. Có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước như đề tài "Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý tổng hợp vùng bờ
biển Việt Nam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền vững"; Đề tài
KC.CB.01.10.TS "Nghiên cứu thiết kế loại tầu cá cỡ nhỏ có khả năng hoạt

2


động an toàn trên vùng biển xa bờ (khu vực Trường Sa - DK1)" do Tổng
Công ty Hải sản Biển Đông thực hiện năm 2003; Đề tài KC.CB.01.16 TS
"Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải trong các vùng nuôi tôm tập trung" do
Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 chủ trì thực hiện đề tài năm 2004; Đề

tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái môi trường và đề xuất
các giải pháp sử dụng đất và nước ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán
thâm canh đang giảm năng suất" do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 3
chủ trì thực hiện đề tài năm 2006, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
"Cơ sở khoa học về vấn đề khai thác chung trong các vùng biển theo Luật
Biển quốc tế và thực tiễn của Việt Nam" do Trung tâm Luật Biển và Hàng hải
quốc tế thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2008…
Nhìn chung, những đề tài nêu trên đã nghiên cứu sát về các hoạt động
liên quan đến tài nguyên biển, tuy nhiên không đề cập trực tiếp đến việc kiểm
soát hoạt động gây ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải mà liên quan đến
việc bảo vệ các nguồn tài nguyên biển, làm cơ sở cho phát triển bền vững môi
trường biển. Hoặc cũng có những đề tài thực hiện về lĩnh vực hàng hải nhưng
chỉ là kiểm soát ÔNMT biển từ những góc độ tiếp cận hẹp, đưa ra các giải
pháp về khoa học kĩ thuật chứ không mang tính pháp lí.
Nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ Luật học, tác giả Đặng Hoàng Sơn đã
hoàn thành luận văn với đề tài "Pháp luật về ô nhiễm môi trường trong hoạt
động dầu khí ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Có thể thấy, mặc dù đã
có nhiều đề tài khoa học, sách, sách chuyên khảo, các bài viết, công trình
nghiên cứu, luận văn… nhưng những công trình này hoặc đi sâu dưới góc độ
quản lý tài nguyên biển, hoặc dưới góc độ các yếu tố kĩ thuật, nghiên cứu về
các hoạt động đối với tài nguyên biển. Nếu nghiên cứu dưới góc độ khoa học
pháp lí, các công trình này hoặc chỉ đề cập đến một mảng hẹp trong hoạt động
hàng hải nhằm kiểm soát ÔNMT biển, hoặc lại quá chuyên sâu về pháp luật
hàng hải mà chưa tiếp cận dưới góc độ pháp luật môi trường.

3


Nghiên cứu ở cấp độ Tiến sỹ Luật học, tác giả Lưu Ngọc Tố Tâm đã
hoàn thành luận án với đề tài "Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

trong hoạt động hàng hải" vào năm 2012; NCS Đặng Thanh Hà bảo vệ thành
công đề tài "Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường
biển do dầu từ tàu gây ra" vào năm 2016.
Tóm lại, luận văn là công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện những vấn
đề lí luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lí trong kiểm soát ÔNMT biển
trong hoạt động hàng hải để đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giới
thiệu một bức tranh tổng quan về pháp luật Việt Nam về BVMT biển trong
hoạt động hàng hải, phân tích những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá
trình thực hiện, từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát hoạt động gây ÔNMT biển trong
hoạt động hàng hải ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần làm rõ việc kiểm soát
ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải bằng pháp luật, cách tiếp cận của pháp
luật quốc tế về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải, những quan
điểm, nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về kiểm soát ÔNMT biển
trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam.
Làm rõ quá trình hình thành và nội dung từng bước hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam với
tính chất là một bộ phận trong hệ thống pháp luật môi trường, trong mối quan
hệ tác động qua lại mật thiết với các đòi hỏi về phát triển kinh tế của đất nước,
đáp ứng các yêu cầu về an ninh chính trị, văn hóa…

4



Xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển ở Việt Nam
nhằm đáp ứng được những đòi của thực tiễn cả về trước mắt cũng như lâu dài.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề kiểm soát ÔNMT trong hoạt động hàng hải là một vấn đề rất
rộng và phức tạp, chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành khoa học khác nhau
như khoa học quản lí, kinh tế, xã hội học về môi trường biển… Kiểm soát
ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều
hệ thống pháp luật trong nước và các điều ước giữa các quốc gia có biển
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất đến nguồn tài nguyên biển. Dưới góc độ
pháp lí, kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải thuộc phạm vi
nghiên cứu của nhiều ngành luật như: Dân sự, Kinh tế, Hành chính, Quốc
tế… Mỗi ngành luật lại nghiên cứu vấn đề dưới một góc độ khác nhau.
Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu các qui định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát hoạt động gây ÔNMT
biển nhằm điều chỉnh các hoạt động hàng hải trong phạm vi xa nhất là tính từ
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trở vào đất liền, có đánh giá các điều
ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên, đồng
thời có tham khảo một số qui định pháp luật của một số quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên cứu xem xét các vấn đề nêu trên dưới
góc độ pháp luật kinh tế. Điều này có nghĩa là trên cơ sở tiếp cận toàn diện
các nội dung liên quan đến kiểm soát ÔNMT biển dưới các góc độ khác nhau,
luận văn nhấn mạnh đến cách tiếp cận của pháp luật kinh tế được thể hiện qua
các định chế pháp lí, các công cụ, phương tiện, các cách tiếp cận việc kiểm
soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam mang nội dung kinh
tế, phản ánh các yêu cầu, qui luật kinh tế.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:


5


- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát
ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải.
- Áp dụng pháp luật và các Điều ước quốc tế liên quan đến kiểm soát
ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải của một số quốc gia trên thế giới.
- Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển
trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn
dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa
pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa
các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng
nhiều phương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê... để giải quyết các vấn đề trong
nội dung luận văn thạc sĩ.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đề tài là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống pháp luật
liên quan đến kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải. Luận văn đã
đưa ra được một số điểm mới sau:
- Luận văn xây dựng được hệ thống lí luận và thực tiễn về pháp luật
kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng, phân tích và nêu ra những bất cập, hạn chế
trong quá trình thực hiện kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải.
Ngoài ra, phân tích các yếu tố cấu thành của pháp luật kiểm soát ÔNMT biển
trong hoạt động hàng hải với những yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành pháp

luật kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải hiện nay.

6


- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm
soát hoạt động ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung quan
trọng vào lĩnh vực pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng
hải ở Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của pháp luật hàng hải về kiểm soát ÔNMT biển trong đời sống
kinh tế, an ninh chính trị xã hội, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến lược pháp luật
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Những kết luận, đề xuất, kiến nghị trong luận văn có thể góp phần tích
cực cho việc hoàn thiện pháp luật hàng hải trong tổng thể phát triển hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Hy vọng rằng, luận văn này sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa
đối với các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách pháp luật, các nhà
nghiên cứu và sinh viên các trường luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô
nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm
môi trường biển trong hoạt động hàng hải và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Hoàn thiện chế định pháp luật về kiểm soát hoạt động gây
ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải.


7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI
1.1. Ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải và hậu
quả của ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
Những năm gần đây, song song với vấn đề phát triển kinh tế thì vấn đề
ÔNMT biển và hậu quả ÔNMT do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động
hàng hải có xu hướng gia tăng. Sự biến động của môi trường đã và đang có
tác động mạnh đến hệ sinh thái biển. Để tìm hiểu hậu quả của ÔNMT biển
trong hoạt động hàng hải, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm ÔNMT biển trong
hàng hải và một số khái niệm liên quan đến hoạt động hàng hải.
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
Môi trường biển theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số
25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 là "các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc
trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích biển, không khí trên mặt biển và
các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người
và sinh vật" [15]. Như vậy môi trường biển hình thành, phát triển theo quy
luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Với các lợi
ích khai thác từ biển, hoạt động hàng hải là một trong những hoạt động tác
động đến môi trường biển nhiều nhất. Dựa trên nghiên cứu và thực tiễn, ta có
thể tổng hợp các hoạt động hàng hải gồm:
- Hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu biển được triển khai tại các nhà
máy đóng tàu sát bờ biển và những nhà máy nằm trên các lưu vực sông.
- Hoạt động tại cảng. Cảng là nơi trung chuyển các loại hàng hóa từ
nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài (khoảng 80-90%
tổng lượng hàng hóa thương mại).


8


- Hoạt động phá dỡ tàu cũ đang ngày càng gia tăng với nhiều chủng
loại được phá dỡ. Phương pháp phá dỡ hầu hết là thủ công.
- Hoạt động của các tuyến hàng hải là sự lưu thông của các phương
tiện vận tải hàng hải trên các tuyến hàng hải.
Hiện nay, hoạt động hàng hải ở Việt Nam phát triển mạnh. Vận tải
biển trong thời gian qua, do thực hiện tốt chính sách quyền vận tải nội địa, đã
tạo cơ hội cho đội tàu trong nước phát triển, đặc biệt là tàu container, số lượng
tàu container mang cờ quốc tịch Việt Nam đã tăng lên là 33 tàu (từ 19 tàu vào
năm 2013). Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam cơ b ản đã đảm nhâ ̣n đươ ̣c
gần 100% lượng hàng vâ ̣n tải nô ̣i điạ b ằng đường biển, trừ mô ̣t số tàu chuyên
dụng như LPG, xi măng rời…
Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt
Nam thực hiện ước đạt 88,5 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2016. Tình
hình kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam tiếp tục gặp
nhiều khó khăn do dư thừa nguồn cung tàu, lượng hàng tăng trưởng thấp, giá
cước giảm. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển, trong đó có các doanh nghiệp
lớn, tiếp tục thua lỗ.
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng phương tiện VR-SB
trong 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 8,1 triệu tấn tăng 62% so với cùng kỳ
năm trước với khoảng hơn 10 nghìn lượt tàu. Phạm vi hoạt động của đội tàu
biển Việt Nam chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc
Á. Hiện chỉ đảm đương khoảng 10% thị phần vận tải hàng hoá xu ất, nhập
khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân do kém liên kết giữa các chủ tàu với nhau
và chủ tàu với chủ hàng.
Về đội tàu biển, theo số liệu tại Sổ đăng ký tàu biển quốc gia, tính đến
ngày 30/6/2017, Viê ̣t Nam có t ổng số 1.617 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt

Nam đang hoạt động, với tổng dung tích gần 4,8 triệu GT, tổng trọng tải
khoảng 7,8 triệu DWT.
(Các chỉ tiêu vận tải biển Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 tại Phụ lục 1).

9


Cảng biển trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lươ ̣ng hàng hóa thông qua
hê ̣ thố ng cảng biể n Viê ̣t Nam ư ớc đạt 254,5 triệu tấn, tăng 11% so với cùng
kỳ, đạt 51% kế hoạch năm, trong đó hàng công-te-nơ đạt 6,87 triệu TEUs,
tăng 5% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 46% so với kế hoạch năm 2017.
Hiện nay, cả nước có 44 cảng biển (259 bến cảng) với 64.684 mét dài
cầu cảng, tổng công suất thiết kế khoảng 500 triệu tấn hàng/năm. Hệ thống
cảng biển Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải
bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
vùng ven biển và cả nước, tạo đô ̣ng lực thu hút , thúc đẩy các ngành kinh tế ,
công nghiê ̣p liên quan cùng phát triển.
Hầu hết các cảng biển hiện do các doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp tư nhân sở hữu và quản lý khai thác. Chỉ có 04 bến cảng mới được đầu
tư bằng nguồn vốn ngân sách trong giai đoạn gần đây nhà nước vẫn nắm giữ
quyền sở hữu kết cấu hạ tầng và tổ chức cho thuê khai thác. Cục Hàng hải
Việt Nam (HHVN) là cơ quan được giao làm đại diện ký hợp đồng cho thuê
khai thác các cầu 5, 6, 7 cảng Cái Lân (Quảng Ninh), bến cảng ODA Thị Vải,
bến cảng ODA Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) và bến cảng An Thới (Phú Quốc).
(Tổng hợp số liệu về hoạt động hàng hải tại cảng biển tại Phụ lục 2).
Dịch vụ hàng hải và logistics theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới
(WB), năm 2017 Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển
logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore (5), Malaysia (32) và
Thái Lan (45). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của lĩnh vực logistics
Việt Nam là 16-20%. Cả nước hiện nay có khoảng 1.300 doanh nghiệp tham

gia cung cấp các loại hình dịch vụ hàng hải và logistics, 70% trong đó có trụ
sở tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 30 công ty logistics quốc tế
chiếm thị phần lớn về dịch vụ logistics. Các công ty logistics của Việt Nam
với số lượng nhiều nhưng chỉ chiếm thị phần tương đối nhỏ, chủ yếu thực
hiện một số khâu dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics hoặc làm đại lý cho
hãng tàu biển nước ngoài. Hiện có 68 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lai dắt

10


trên cả nước. Hoạt động của các công ty lai dắt tàu biển về cơ bản có thuận
lợi. Sau một số hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
trong lĩnh vực này, hiện Bộ GTVT đã ban hành quyết định khung giá dịch vụ
bốc dỡ container và quyết định giá dịch vụ lai dắt tại cảng biển, qua đó sẽ hạn
chế được tình trạng phá giá, bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Công nghiệp tàu thủy cả nước hiện có 69 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp đóng tàu biển và một số cơ sở đóng tàu tư nhân tại các
địa phương như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương. Trong 6 tháng
đầu năm 2017, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng và
sửa chữa tàu biển tiếp tục gặp khó khăn, sản lượng đóng mới tàu giảm mạnh.
Với tàu thương mại, việc đầu tư đóng mới các tàu vận tải biển rất hạn chế,
chủ yếu tập trung vào đầu tư các loại tàu vận tải đường sông, sông - biển (SB)
với giá thành hợp lý.
Theo báo cáo của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy giá trị sản xuất
trong 6 tháng đầu năm 2017 ước chỉ đạt khoảng 38% so với kế hoạch cả năm
2017. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình tái cơ cấu nhưng tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, chưa thể có lợi
nhuận. Sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu dẫn đến sự phát triển
của các dịch vụ có liên quan, thu hút một nguồn lao động lớn đặc biệt là ở các
vùng ven biển. Dịch vụ hàng hải như đại lý tàu biển, bốc xếp hàng hóa tại

cảng, lai dắt tàu biển, đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, khoa hàng và dịch
vụ xử lý chất thải cũng đã không ngừng phát triển. Hoạt động hàng hải ngày
càng có vài trò và vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất
nước. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mọi lực lượng tham gia hoạt động hàng
hải là phải đi đôi vơi công tác BVMT và phát triển bền vững.
Dưới góc độ pháp lý, do Việt Nam là thành viên của Công ước Luật
Biển năm 1982 nên ta có thể tiếp cận khái niệm ÔNMT biển của Công ước
này. Theo Khoản 4 Điều 1 Công ước Luật Biển năm 1982 thì ÔNMT biển là:

11


Việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu
hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi
việc đố gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến
nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật, và hệ thực vật biển, gây nguy
hiểm cho sức khỏe của con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở
biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách
hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện
sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển [41].
Nhìn chung, ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải là sự biến đổi môi
trường biển theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và các cá thể
sống khác bởi các hoạt động hàng hải như hoạt động đóng mới và sửa chữa
tàu biển hoạt động tại cảng, hoạt động phá dỡ tàu cũ, hoạt động của các tuyến
hàng hải.
1.1.2. Thực trạng môi trường biển
Thực trạng môi trường biển hiện nay là vấn đề cấp thiết, và nhức nhối
dư luận. Hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu biển có thể gây ra nhiều tác
động tới môi trường. Từ quy trình đóng mới tàu biển cho thấy ô nhiễm chủ
yếu là kim loại nặng dưới dạng bột ô xít như oxít Pb3O4, Pb2O3, PbCrO3…

Trong quy trình công nghệ đóng tàu, nhiên liệu xăng dầu được sử dụng khá
nhiều, gây ra lượng dầu thải tương đối lớn trong các công đoạn thi công. Tất
cả các kim loại nặng: Zn, Cu, Hg, Cr đều có trong nước và trầm tích, đó là
những kim lại có độc tính cao. Những chất thải nói trên gây ô nhiễm chủ yếu
cho vùng nước mặt biển ven bờ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm trầm tích (kim loại
nặng) tại các khu vực có nhà máy đóng tàu và bến tàu.
Hoạt động tại cảng: Với chức năng cụ thể, hoạt động tại cảng có thể gây
ra những sự cố môi trường trong phạm vi cảng như sự cố tràn dầu, sự cố đâm
va, sự quá tải của hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu… Các hoạt động này có
thể gây ra ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường biển trong khu vực cảng.

12


Hoạt động phá dỡ tàu cũ: Ngoài những lợi ích mang lại thì hoạt động
này sản sinh ra các hóa chất độc hại và chất thải nguy hại như: PCB, PVC,
PAH, TBT, dầu mỡ khoáng, amiang, các kim loại nặng (thủy ngân, chì, đồng,
kẽm, nhôm sắt…) và các chất nguy hại khác như: chất phóng xạ, hợp chất
nhóm xyanua hữu cơ và cặn bể chứa nước dằn tàu có chứa nhiều vi khuẩn và
sinh vật ngoại lai, chất thải lỏng (nước bẩn đáy tàu), nước ballast, nước vệ
sinh tàu, chất thải rắn, bụi… Đó là chưa kể mối nguy hại do phá dỡ những
con tàu thuyền chở dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất thải hoặc các loại hàng
hóa nguy hiểm khác.
Hoạt động của tàu trên các tuyến hảng hải. Sự gia tăng về số lượng và
mật độ tàu thuyền trong hoạt động hàng hải cũng đang là mối đe dọa về
ÔNMT biển. Theo ước tính, hoạt động GTVT biển đóng góp đến 18% trong
việc gây ô nhiễm biển. Nước thải, chất thải rắn, đặc biệt là chất thải có dầu
mỡ và kim lại nặng từ hoạt động GTVT hàng hải là các tác nhân gây sức ép
rất lớn lên môi trường biên. Sự lưu thông của các phương tiện vận tải hàng
hải trên các tuyến hàng hải có thể tác động tới môi trường thông qua những

hoạt động xả thải trộm các chất thải ở dạng rắn, nước thải từ tàu. Bên cạnh đó,
khi thải từ các phương tiện vận tải có thể gây ô nhiễm không khí trên mặt biển.
Nhìn chung hoạt động hàng hải gây ÔNMT biển vì những lý do sau:
- Nguyên nhân chủ quan: Tư duy coi trọng tăng trưởng kinh tế, xem
nhẹ BVMT vẫn còn phổ biến. Vì lợi ích trước mắt, con người coi thường việc
phòng ngừa ÔNMT biển từ các hoạt động hàng hải. Tiếp đến, sự thiếu hiểu
biết pháp luật BVMT biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử
dụng quản lý biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ÔNMT biển. Mặt
khác, các chính sách và pháp luật về BVMT biển của Việt Nam còn chung
chung, chưa cụ thể và thiếu thiết thực, gây khó khăn cho việc tổ chức thực
hiện. Thể chế, chính sách về BVMT và phát triển bền vững vẫn chưa theo kịp
với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống tổ chức quản lý

13


nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu nhân lực, nhất là ở các địa phương. Đầu tư
của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cho BVMT biển chưa đáp ứng
được yêu cầu. Khâu tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, còn thiếu cương
quyết và chưa xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật BVMT biển.
Ngoài ra, việc phối hợp giữa các quốc gia trong lĩnh vực BVMT biển cũng
như việc tham gia ký kết và thực thi các Điều ước quốc tế về BVMT biển của
chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng.
- Nguyên nhân khách quan: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan,
các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, ÔNMT biển trong hoạt động
hàng hải còn xuất phát từ các yếu tố khách quan là thiên tai như bão, gió mùa,
thủy triều và xâm nhập mặn tác động lớn tới môi trường biển. Theo báo cáo
chi tiết hiện trạng môi trường biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do ảnh
hưởng của gió mùa, chất ô nhiễm từ các vụ tràn dầu, có thể được mang từ
biển vùng đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) về vùng biển Hạ

Long nước ta. Chất ô nhiễm từ các nước Indonexia, Malaysia, Singapore, Thái
Lan, Campuchia có thể theo dòng chảy và gió tới bờ biển phía Nam Việt Nam.
Tóm lại, các hoạt động trong ngành hàng hải tương đối độc lập, và
những tác động tới môi trường biển cũng mang những sắc thái riêng, do nhiều
yếu tố tác động đến. Do đó, để kiểm soát ÔNMT biển từ hoạt động hàng hải
cũng cần phải có hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể rõ ràng và những
công cụ phụ trợ hiệu quả.
1.1.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
Báo cáo hiện trạng môi trường biển đã chỉ ra rằng chất lượng môi
trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm, qua nhiều năm môi trường
biển càng ô nhiễm nghiêm trọng. ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải để lại
hậu quả rất lớn không chỉ đối với môi trường mà còn đối với con người.
- Hậu quả đối với môi trường: Khi chất thải gây ô nhiễm hoặc dầu
tràn ra biển sẽ bị hòa tan trong nước biển làm thay đổi thành phần nước biển.

14


Nước biển ven bờ có thể biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn),
một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Nước biển của một số khu vực có biểu
hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tăng mặt biến đổi trong khoảng
6,3 - 8,2. Tiếp đó, dầu khi chảy loang trên mặt nước sẽ tạo thành váng. Các
mảng dầu làm giam khả năng trao đổi oxi giữa không khí và nước, giảm
hàm lượng oxi của hệ động thực vật. Trầm tích biển ven bờ là nơi trú ngụ
của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản, nhưng do dầu cản trở quá trình hô hấp,
trao đổi chất của chúng nên chất lượng ngày càng giảm. Môi trường biển
thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của cách loài bị phá hủy gây tổn thất lớn
về đa dạng sinh học vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp
khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiện tượng
dầu tràn vào bờ biển, khi thấm vào đất còn gây ô nhiễm đất ven biển. Hơn

nữa, sinh vật chết do ÔNMT biển làm cho xác bị phân hủy, ô nhiễm nước
biển dẫn đến ô nhiễm vùng đất ven biển. Cuối cùng, phương tiện vận tải trên
biển xả nhiều khí thải độc hại. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được
không khí mang ra biển.
- Ảnh hưởng đến con người: Thứ nhất, các chất ô nhiễm từ hoạt động
hàng hải khi ảnh hưởng đến môi trường biển sẽ gây độc cho sinh vật biển như
cá, tôm, cua,… Con người rất dễ bị trúng độc nếu ăn phải các sinh vật đó. Bên
cạnh đó, ô nhiễm nước biển và không khi trên biển cũng đe dọa sức khỏe của
con người. Thứ hai, một số vùng ven bờ bị đục hóa, lượng phù sa lơ lửng
tăng, chất thải từ biển bị sóng đánh vào bờ gây ô nhiễm các bãi biển và du
lịch. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 cho thấy mỗi năm
Việt Nam thiệt hại ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do ÔNMT.
Đối với ngànhh thủy sản, ÔNMT biển làm cho các loài sinh vật biển chết
hoặc di cư sang vùng biển khác. Điều này làm giảm năng suất nuôi trồng và
đánh bắt hải sản. Đối với ngành nông nghiệp, hiện tượng xâm nhập mặn kéo
theo dầu tràn gây ô nhiễm đất sẽ ảnh hưởng đến việc trồng trọt của người dân

15


vùng biển. Nhìn chung, tác động tiêu cực từ hoạt động hàng hải sẽ gây ra hậu
quả ÔNMT biển rất nặng nề, gây ra hậu quả lâu dài, ảnh hưởng qua nhiều thế
hệ con người. Vì vậy, vấn đề kiểm soát ÔNMT biển từ hoạt động hàng hải
cần được quan tâm kịp thời và có cơ chế thiết thực.
1.1.4. Kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển trong hoạt
động hàng hải
Kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải có thể hiểu là tổng
hợp các hoạt động của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn
chế những tác động xấu đối với môi trường biển từ hoạt động hàng hải; phòng
ngừa ÔNMT biển từ hoạt động hàng hải và xử lý hậu quả ÔNMT biển do

hoạt động hàng hải gây nên. Từ định nghĩa trên, kiểm soát ÔNMT trong hoạt
động hàng hải gồm những nội dung chủ yếu như sau:
- Mục đích của việc kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải
là chủ động ngăn ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm hoặc có các biện pháp xử lý,
khắc phục kịp thời môi trường biển. Cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ
làm rõ hành vi trái pháp luật và xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thực
hiện hoạt động hàng hải mà gây ra ÔNMT biển. Trường hợp môi trường biển
bị ô nhiễm do thiên tai thì các cơ quan tổ chức trong phạm vi quyền hạn của
mình huy động các nguồn lực để khắc phục kịp thời.
- Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động
hàng hải: Việc kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải cần khẳng
định là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội. Các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu,
định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường biển, thanh tra và xử lý vi phạm pháp
luật về kiểm soát ÔNMT biển đối với hoạt động hàng hải. Các cá nhân, tổ
chức tiến hành các biện pháp ngăn ngừa nguồn ô nhiễm biển. Toàn thể cộng
đồng dân cư cần được huy động tối đa trong quá trình khắc phục và xử lý
ÔNMT biển từ hoạt động hàng hải.

16


- Biện pháp thực hiện việc kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng
hải: Nhiều biện pháp, công cụ được thực hiện như biện pháp mệnh lệnh kiểm
soát, công cụ hành chính, công cụ kinh tế, kỹ thuật, các giải pháp công nghệ,
yếu tố xã hội… Đặc biệt, công cụ pháp luật đóng vai trò quyết định hơn cả.
- Nội dung chính của việc kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng
hải: Việc kiểm soát này được thực hiện qua các hoạt động thu thập, phân tích số
liệu, quản lý, công bố các thông tin về môi trường biển, xây dựng và tổ chức
thực hiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hoạt động hàng hải,

xử lý, khắc phục tình trạng môi trường biển bị ô nhiễm từ hoạt động hàng hải.
Tóm lại, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về nguyên nhân, mức độ
ảnh hưởng đến môi trường biển từ các hoạt động hàng hải, qua đó đề xuất các
biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ ÔNMT biển. Trong đó cho đến nay, việc áp
dụng pháp luật vẫn luôn là biện pháp tối ưu nhất để kiểm soát ÔNMT biển từ
hoạt động hàng hải
1.2. Pháp luật kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển
trong hoạt động hàng hải
Từ khi thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược
biển, pháp luật về kiểm soát môi trường biển bắt đầu được chú trọng. So với
các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh vực pháp luật
còn tương đối mới mẻ. Hệ thống pháp luật về môi trường được chia làm hai
mảng lớn, mảng thứ nhất bao gồm tất cả các quy định pháp luật về bảo tồn và
sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mảng thứ hai gồm tất cả các
quy định pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường. Pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa ÔNMT biển trong hoạt động hàng
hải thuộc mảng thứ hai trong hệ thống pháp luật môi trường. Việc kiểm soát
hoạt động ÔNMT biển đã được quy định trong các văn bản pháp luật chung.
Pháp luật kiểm soát hoạt động gây ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải là
một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các nguyên tắc, điều chỉnh

17


×