Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DSpace at VNU: Nhận dạng tiền giấy dựa trên hình ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 2 trang )

NHẬN DẠNG TIỀN GIẤY

DỰA TRÊN HÌNH ẢNH
Với định hướng mục tiêu khơng chỉ dừng
lại ở việc nghiên cứu cơng nghệ mà phải
tạo ra ứng dụng có giá trị thực tiễn lớn,
nhóm sinh viên Khoa Cơng nghệ thơng
tin (CNTT), Trường Đại học Cơng nghệ
đã thành cơng trong việc phát triển ứng
dụng "Nhận dạng Tiền giấy dựa trên hình
ảnh và tự động chuyển đổi tỷ giá" (Money
Reader).

TUYẾT NGA

ỨNG DỤNG CHO KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ
Hai sinh viên Nguyễn Chí Hồng
Vương và Lê Anh Vũ (K57, ngành Khoa
học máy tính) thực hiện ứng dụng
Money Reader bước đầu đã có những
kết quả về sản phẩm. Sinh viên Lê Anh
Vũ chia sẻ “tình cờ do tên gần nhau
nên trong các mơn học bọn em thường
xun được phân vào làm việc cùng
nhóm. Đến đầu năm học 2014 – 2015,
sau khi tham dự hội nghị giới thiệu các
hướng nghiên cứu khoa học do Khoa
CNTT tổ chức, em và Hồng Vương đều
quan tâm đến các vấn đề về Xử lý ảnh và


96

Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Thị giác máy, bọn em đã xin được tham
gia nhóm nghiên cứu của thầy Lê Thanh
Hà tại Phòng thí nghiệm tương tác
Người – Máy (HMI Lab). Tại đây bọn em
bắt đầu tìm hiểu về các cơng nghệ nhận
dạng bằng hình ảnh là tiền đề cho ứng
dụng này. Sau đó, nhóm đã bắt tay vào
việc nghiên cứu và tìm tòi đề tài. Đồng
thời phân chia mảng theo thế mạnh của
mỗi cá nhân. Bạn Nguyễn Chí Hồng
Vương phụ trách thiết kế hệ thống, lên
kế hoạch phát triển và phát triển ứng
dụng cho nền tảng Android. Còn em sẽ
chịu trách nhiệm phần lập trình Server và
thiết kế đồ họa”.

Vũ còn cho biết thêm, ngay từ đầu,
nhóm đặt mục tiêu khơng chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu cơng nghệ mà phải tạo
ra được ứng dụng có giá trị thực tiễn lớn.
Những vấn đề mà nhóm đặc biệt quan
tâm bao gồm y tế, du lịch và mua sắm.
Khi nhắc đến ý tưởng về đề tài, Hồng
Vương cho biết ý tưởng ban đầu của
nhóm là phát triển một ứng dụng hỗ
trợ người khiếm thị, người có thị giác

kém để nhận biết mệnh giá của tiền
giấy Việt Nam đồng. Sau khi hồn thành
ứng dụng Đọc tiền cho người khiếm thị,
nhóm nghĩ tới việc mở rộng ứng dụng
cho lĩnh vực du lịch bằng cách bổ sung


DIEÃN ÑAØN SINH VIEÂN

và định hướng nghiên cứu nhóm về
mặt học thuật, các thầy còn hỗ trợ về
mặt trang thiết bị (server, các tài khoản
lập trình viên, máy tính, điện thoại để
thử nghiệm ứng dụng) và trực tiếp
tham gia đóng góp ý kiến về các chức
năng, thiết kế giao diện của ứng dụng.
Điểm nổi bật trong ứng dụng của
nhóm là hỗ trợ người sử dụng nhận
dạng mệnh giá tiền giấy thông qua
camera của điện thoại. Giá trị đồng
tiền được tự động quy đổi ra một loại
tiền tệ khác theo mong muốn người
dùng. Tỷ giá quy đổi được cập nhật
hàng ngày cho tất cả loại tiền đang
được lưu hành trên thế giới.
khả năng nhận dạng cho nhiều loại tiền
tệ hơn, bổ sung chức năng tự động
chuyển đổi tỉ giá, hỗ trợ ngôn ngữ.
Khi đi du lịch tại một đất nước hay
vùng lãnh thổ sử dụng một loại tiền tệ

lạ, thông thường du khách phải mất
một thời gian để làm quen với loại tiền tệ
đó: phải nhớ mặt các tờ tiền, nhớ tỷ giá
quy đổi sang những loại tiền tệ đã quen
sử dụng. Quy trình này có thể sẽ tốn
thời gian và du khách phải đối mặt với
nguy cơ bị lừa (bị trả tiền không còn lưu
hành, quy đổi sai tỷ giá). Một số nước
có hệ thống ghi số không giống với ký
tự Latin, thoạt nhìn rất dễ gây nhầm lẫn
cho du khách. Ngoài ra, ứng dụng còn
cho phép người dùng lưu lại lịch sử tìm
kiếm, đếm tiền bằng cách chụp hình
từng tờ tiền.
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG RỘNG RÃI
TRÊN ĐIỆN THOẠI
Đối tượng chính mà ứng dụng hướng
đến là khách du lịch quốc tế. Khi gặp
một tờ tiền lạ, người dùng mở ứng dụng
và chụp hình lại tờ tiền. Ứng dụng sẽ cho
biết đây là tờ tiền có giá trị bao nhiêu,
được sử dụng tại những vùng lãnh thổ
hay quốc gia nào, giá trị của tờ tiền này

khi quy đổi về loại tiền tệ mà người dùng
hay sử dụng (hoặc của quốc gia bất kỳ
do người dùng chọn) là bao nhiêu. Nếu
được kết nối mạng Internet, ứng dụng
cũng cho biết tờ tiền giấy cùng loại liên
quan để người dùng nhanh nắm bắt.

Lê Anh Vũ đã chia sẻ, trong quá trình
thực hiện, một trong những khó khăn
lớn nhất đó là thực hiện yêu cầu khả
năng nhận dạng tiền mặt của ứng dụng
phải bao phủ toàn bộ các nước trên thế
giới. Nhóm phải thực hiện thu thập và
chuẩn hóa ảnh của rất nhiều loại tiền
mặt khác nhau. Số lượng mẫu phải xử lý
lên đến hàng nghìn ảnh.
Tuy nhiên, nhóm đã rất may mắn
được sự giúp đỡ nhiệt tình từ hai thầy
hướng dẫn là thầy Lê Thanh Hà và thầy
Trần Quốc Long cùng các bạn và anh
chị em tại Phòng thí nghiệm HMI, nhóm
đã hoàn thành công đoạn này với chất
lượng và khối lượng dữ liệu tốt nhất.
Hiện tại ứng dụng có khả năng nhận
dạng được 178 loại tiền giấy đang lưu
hành tại 246 quốc gia và vùng lãnh thổ
khác nhau.

Sau khi nhận dạng được tiền, ứng
dụng sẽ hiện ra hình ảnh gốc của tờ
tiền để người dùng so sánh xem kết quả
nhận dạng có chính xác không. Bên
cạnh đó, giá trị tờ tiền được nhận dạng
sẽ được quy đổi sang các loại tiền tệ theo
lựa chọn của người dùng. Lịch sử nhận
dạng sẽ được lưu lại cho mục đích tra
cứu, thống kê của khách hàng. Ngoài ra,

người sử dụng cũng có thể chọn nhập
số để chuyển đổi tỷ giá tiền như các ứng
dụng hiện có. Tỷ giá quy đổi được tự
động cập nhật hàng ngày.
Hiện tại, nhóm đã đề ra một số định
hướng phát triển cho ứng dụng trong
thời gian sắp tới như sau: Phát triển ứng
dụng cho các nền tảng thông dụng khác
như iOS, Windows Phone; Thu thập
phản hồi của người dùng, từ đó đưa ra
các sửa đổi phù hợp; Phát triển tính năng
chụp nhiều tờ tiền một lúc, tính tổng số
tiền được chụp; Liên tục cập nhật thay
đổi của các loại tiền tệ (phát hành loại
tiền mới, dừng phát hành loại tiền cũ,
…); Quảng bá ứng dụng rộng rãi.

Ngoài ra, thầy Lê Thanh Hà và thầy
Trần Quốc Long không chỉ hướng dẫn

Số 305+306 - 2016

97



×