Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

DSpace at VNU: Khảo cứu văn bản bổ chính nhị thập tứ hiếu truyện diễn nghĩa ca và văn bản chữ Nôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.6 MB, 21 trang )

KHẢO CỨU VĂN BẢN
BÒ CHÍNH NHỊ• THẬP TỨ HIÉU TRUYỆN

DIỄN NGHĨA CA VÀ VĂN BẢN CHỮ NỒM



Sato Thụy Uyên

1. Dẩn nhập
Đạo hiếu giữ vai trò vô cùng quan trọng xuyên suốt hệ tư tưởng Nho giáo, như
trong Khuyến hiếu thư của Văn Xương Đế Quân đã v iế t:
trong
Luận ngữ chương Học nhi cũng có câu:
ffiĩ£F<ỈG,l:#j§í^o
M & < ítl± rỉÌĩ£ p ffrS L # ^ ;£ # tír và trong Hiếu kinh cũng đã đưa
“hiếu” đến mức là “đạo của trời, nghĩa của đất” : “;& Ệ \
it e 5 .i l-tíu
Do đó, Việt Nam cũng như các nước đồng văn khác luôn chú trọng đến
việc giáo dục đạo hiếu của Khổng Mạnh cho con cháu để gia đình hòa mục, xã hội
ổn định. Việc giáo dục đạo hiếu là một bộ phận không thể tách rời trong nền văn
hóa gia đình của người Việt Nam thông qua các hình thức thơ ca khuyến hiếu, gia
huấn, gia qui và các triều đình cũng luôn chú trọng đẩy mạnh tinh thần hiếu đạo
trong dân chúng bằng cách khuyên khích, ban thường cho những tấm gương hiếu
tử. Tác phẩm Nhị thập tứ hiểu là một ừong những tác phẩm khuyến hiếu và sau khi
từ Trung Quốc được truyền vào Việt Nam đa được cụ Lý Văn Phức diễn Nôm thành
tác phẩm Nhị thập tứ hiếu diễn ca được lưu truyền rộng rãi trong dân chủng và
Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tuấn cũng đã đích thân kiểm định biên soạn ra tác
phẩm Bổ chính Nhị thập tứ hiếu truyện diễn nghĩa ca được lưu truyền trong giới
C0J1 cháu hoàng thất trong Hòa Thịnh Vương phủ.
Ở Việt Nam đề tài nghiên cứu về Nhị thập tứ hiếu hầu như chưa có. Trong


những bài nghiên cứu trước, tôi đã có dịp giới thiệu văn bản Nhị thập tứ hiểu diễn
' . Kansai University G raduate School o f East Asian Cultures Ph.D Course & Osaka University
Faculty o f Foreign Language Lecturer.
Trong quá trình hoàn thành bài viết này, tác giả bài viết đã nhận được sự hỗ trợ, cung cấp tài
liệu từ Phó Giáo sư Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán N ôm -Hà Nội), Giáo sư Tomita
Kenji (Trường Đại học Osaka-Japan), Phó Giáo sư Shimizu M asaaki (Trường Đại học
Osaka-Japan), Giáo su Yao Takao (Trường Đại học Hiroshima-Japan), đặc biệt là sự hướng
dẫn khoa học, nhiệt tâm của Giáo sư Azuma Juji (Trường Đại học Kansai-Japan). Tác giả
bài viết xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ tận tâm này.

607


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

ca của cụ Lý Văn Phức1 đã có ảnh hưởng sâu rộng trong g iớ i quần chúng nhưng
vẫn chưa có dịp khảo sát cụ thể về sự ảnh hưởng của Nhị thập tứ hiếu trong giới quí
tộc. Do đó, trong bài viết này tôi muốn trình bày đề tài “Khảo cứu văn bản Bổ chír.h
Nhị thập tứ hiếu truyện diễn nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” nhằm mục đích làm rõ
tác phẩm Nhị thập tứ hiếu khi truyền vào Việt Nam có sự dung hợp, biến chuyển,
được “bản địa hóa” như thế nào so với nguồn gốc ban đầu và nó có ảnh hưởng sáu
sắc như thế nào đến xã hội Việt Nam, đặc biệt ở tầng lớp quí tộc.
2. Các văn bản liên quan đến Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thống kê các đầu sách liên quan đến Nhị thập
tứ hiếu và hiện cỏ ít nhất 27 tài liệu2 đang được lưu giữ trong Viện nghiên cứu Hán
Nôm, Thư viện quốc gia Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Thư viện
Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Trong số đó, có 15 tài liệu là bản Nhị thập tứ hiếu diễn ca nguyên văn thơ chữ
Nôm của cụ Lý Văn Phức và các bản phiên âm sang chữ quốc ngữ đã được phổ biển
sâu rộng trong dân chúng. Còn lại 12 tài liệu khác là những tài liệu nguyên văn viết

bằng chữ Hán nội dung 24 truyện hiếu tử của Trung Quốc, thơ chữ Nôm của Hoàng
tử Miên Tuấn, thơ chữ quốc ngữ của tác giả Nguyễn Trọng Thật, Nguyễn Bá Thời,
thơ thất ngôn tứ tuyệt vịnh về Nhị thập tứ hiếu, bài ca vọng cổ về Nhị thập tứ hiểu,
bản chữ quốc ngữ dịch truyện Nhị thập tứ hiếu bằng văn xuôi, v.v... Trong sổ các tài
liệu kể trên, chỉ có văn bản Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiểu trưyện diễn nghĩa ca (dưới
đây gọi tắt là Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu) là văn bản duy nhất do thành viên hoàng
thất (Hòa Thịnh Quận Vương Miên Tuấn) đích thân kiểm định, lại được dùng làm
sách dạy đạo hiếu cho con cháu trong hoàng tộc. Có lẽ vì thế mà nó không được lưu
truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân như văn bản Nhị thập tứ hiếu
diễn ca của cụ Lý Văn Phức, nhưng dường như nó đã đượe con cháu Vương phủ
truyền đọc rộng rãi như là một quyển sách gia phạm.
Sự tồn tại của các văn bản trên đã cho ta thấy Nhị thập tứ hiểu của T*ung
Quốc sau khi truyền vào Việt Nam đã cỏ ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xi hội
Việt Nam từ giới dân chúng bình dân đến giới hoàng thân quí tộc.

1. Xin xem thêm Sato Thụy Uyên, 2011, Bước đầu tìm hiểu tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Warn,
Những lằn ranh văn học, Nxb. Đại học Su phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trang 607-621.
2. Cụ thể thông tin các tài liệu xin tham khảo Sato Thụy Uyên, 2012, Nhị thập tứ hiếu c Việt
Nam và văn bản chữ Nôm ( r -'S' h ' f ' A l Z j o l f <5
, Nghiên
cứu giao thoa văn hóa Đông Á, số kỳ niệm thành lập khoa nghiên cứu văn hóa Đôn» Á ,
Trương Đại học Kansai ( ITỈCT i t r x é & m p ù M r ' J r X i t m m m t â f a ê * 5 \

KM*:, trang 243 - 262.
608


KHẢO CỨU VÁN BẢN BỔ CHÍNH NHỊ THẬP TỨ HIẾU TRUYỆN...

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đang có khuynh hướng nghiên cứu

vê các tác phẩm của các thành viên hoàng tộc nhưng chi dừng lại ở điểm chú giải,
bình luận, giới thiệu thi tập1. Ví dụ như Bài văn bia do vua Minh Mệnh ngự chế
hiện lưu giữ tại chùa Thủy Ván , Canh Tý thi tập của vua Thành T hải3, Những
thông tin quý trong may chục trang ngự bút cùa vua Khải Định4 v.v... Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu về Bổ chính Nhị thập tứ hiếu hầu như không có và văn
bàn này dường như vẫn chưa được phicn âm, xuất bản thành sách. Do đó, trong
phạm vi khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu văn bản Bổ
chính Nhị thập tứ hiếu ký hiệu (VNvóO) đang được lưu giừ trong Viện Nghiên cứu
Hán Nôm (Viện Khoa học xã hội Việt Nam).
3. Bổ chính Nhị thập tứ hiếu và Hoàng tử Miên Tuấn
3.1. Tiểu sử H oàng íử Miên Tuấn
v ề tiểu sử Hoàng tử Miên Tuấn, những sách, tài liệu viết về ông rất ít, nhưng
theo điều tra-của tác giả bài viết, hiện có 5 tài liệu có thông tin về Hoàng tử.
Trong Thư mục Hán Nôm, mục lục tác giả5 và Tên tự, tên hiệu của các tác gia
Hán Nôm Việt Nam6 có vài thông tin ngắn gọn về ông: “Nguyễn Miên Tuấn, tự
Dương Hiền, hiệu Trọng Diên, Tùng Viên, là con của Nguyễn Minh Mạng. Trước
tác của ông có Nhã Đường thi tập (VHb7), về tác phẩm chú giải có Hiếu kinh lập
bàn (AB266), tác phẩm chú giải, diễn Nôm có Hiếu kỉnh quốc âm diễn ca
(VHv60)”
Trong Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỷ, đệ ngũ kỷ, đệ lục kỷ (bản chữ
Hán) có một số thông tin về sự thăng, giáng chức của Hoàng tử nhưng thông tin
không nhiều và không có thông tin về những năm cuối đời của ông như sau :
1. Nguyễn Thị Kiều Minh, 2007 , Việc diễn Nôm Hiếu kinh thế kỷ XIX:Một sổ vẩn để văn bàn
học và nội dung học th u ậ t , Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Hà
Nội, trang 8.
2. Trần Thị Thanh, 2001, Bài văn bia do vua Minh Mệnh ngự chế hiện lưu giữ tại chùa Thúy
Ván , Tạp chí Hán Nôm sổ 2 (4 7 ), Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trang 7 0 ~ 7 4 .
3. Phan Thuận An, 1994, Canh Tý thi tập cùa vua Thành Thái, Tạp chí Hán Nôm số 1(18),
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trang 5 1~ 5 6 .
4. Nguyễn Đắc Xuân &Ngô Văn Lại, 2003 J\ỉhững thông tin quý trong may chục trang ngự bút

cùa vua Khải Đ ịnh, Di sàn Hán Nôm Huế, Trung tâm Bảo tồn di sản cố đô Huế, trang 119-123.
5. Ban Hán Nôm Thư viện khoa học xã hội, 1977, Thư mục Hán Nôm - mục lục tác già , ủ y
ban Khoa học xã hội Việt Nam, trang 234.
6. Trịnh Khắc Mạnh, 2002, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam , Nxb. Khoa học xã
hội, trang 307.

609


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

m

m

ỉ ì s (1843, » ì ẵ j È “ + H ¥ )

. m & ỉíiiế T & Q Ế itỉ

1„ & E * S fỐ E ¥ (1 8 4 5 , ỉ # i t) f c “ + I ¥ ) Ỉ Í Ế * # « f i ĩ Lf i * * ỉ t a B Í l M *

mmis.mi.mifL x&mmmttmữtontìksukmiỀtií. ín®#Ì2:»«
¿ M ĩ B & ^ S IỈ
2. z . s ¥ ^ t : 7 Ẽ ¥

(1885, fií3 tfê 4 — ¥ ) g # f í * a s e « t t f P ^ i t « s Ă *

B & f r 2 8 |! & t A f t& d lí B &
3o
(1888, » ) È Í # + E ^ )


» H íííS íĩp a s c ^ íê ỉs s K P ® »

R fK * A ỉĩE > T - |íg ìíS H fâ - ^ í5 - ® ỉ 0 S ỉK - ilia t B lỉS * « '? 0 tỉĩkMỆi
(«U S) Ĩ O M S M S « ® # * ?

íT tìí^ -ííS S ỉtía ữ ik íK ííiiê -íẾ R M iH im tííK S ìtS M iS ậ iiíH 4.
Trong Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên có thêm vài thông tin
những năm cuối đời của Hoàng tử như sau : “Năm Bính Thân Thành Thái thử 8
(1896 Tây lịch), Hòa Thịnh Công Miên Tuấn thọ 70 tuổi, sai Kiến Thụy hương
công Bửu Thạch mang phẩm vật tới ban cấp. Năm Kỷ hợi Thành Thái thứ 11 (1899
Tây lịch), mùa hạ, tháng 4, vì là năm có lễ mừng nên bạn ơn tấn phong Hòa Thịnh
công Miên Tuấn là Quận vương. Năm Đinh mùi Thành Thái thứ 19 (1907 Tây lịch),
Hòa Thịnh Quận vương Miên Tuấn chết. Quận vương là người chí thân trong đế
thất, di lão sáu triều, mê sách hiếu học, giữ lòng đạm bạc, năm ấy 81 tuổi bệnh chết.
Chuẩn truy tặng là Hòa Thịnh Vương, lại cấp thêm tiền (300 đồng) sung vào việc
chôn cất ” 5.
Nguyễn Phúc tộc Thế phả-Thùy tổ phả - Vương phả - Đ ế phả (dưới đây gọi tắt
là Nguyễn Phúc tộc thế phả) so với 4 tài liệu kể trên, có ghi thông tin chi tiết nhất
về tiểu sử của Ông.

1. Quốc sử quán triều Nguyễn, 1977, Đại Nam thực ¡ục chính biên đệ tam kỷ (bản chữ Hán),
quyển 27, Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường Đại học Keio Gijutsu, trang 370-377.
2. Quốc sử quán triều Nguyễn, 1977, Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỳ (bản chữ Hán),
quyển 49 , Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường Đại học Keio Gijutsu, trang 180-181.

3. Quốc sử quán triều Nguyễn, 1980, Đại Nam thực lục chính biên đệ ngũ ký(bản chữ Hán),
quyển 7, Viện nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường Đại học Keio Gijutsu, trang 95-97.
4. Quốc sử quán triều Nguyễn, 1980, Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỳ(bản chữ Hán),
quyển 9, Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường Đại học Keio Gijutsu, trang 304-306.

5. Cao Tự Thanh dịch, 2011, Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Nxb. Văn hóa
Văn nghệ , quyển 8 trang 253, quyển 11 trang322-323, quyển 19 trang 480.

61 0


KHẢO CỨU VẢN BẢN Bổ CHÍNH NHỊ THẬP TỨ HIẾU TRUYỆN.

NGUYẺN PHÚC MIÊN TUẤN (P;EỈT£Ìf:r?)$j) Hòa Thạnh Vương, các tên tự
là Dương Hiền, Ngạn Chi, Ngạn Thúc, Trọng Diên, hiệu là Tùng Viên, Từ Tài,
xưng là Nhã Đường chủ nhân, Lạc Thiện Lão Nhân. Là con thứ 37 cùa Đức Thánh
Tổ, mẹ là An Tần Hồ Thị Tùy. ông sinh ngày 18 tháng 5 năm Đinh Hợi
(12/6/1827) ở nhà sau của Vân cẩm Viện. Năm Tân Mão (1831), phụng chỉ ra
Quảng Phúc Đường để học cùng với anh em, Tháng giêng năm Quí Mão (1843),
ông được sắc ban cho lập phủ (ở sau chùa Giác Hoàng trong Đại nội), lại được tấn
phong là Hòa Thạnh Quận công.
Năm Kỷ Tỵ (1869) ông cho lập biệt thự tại làng Vạn Xuân, có dựng 1 lầu tên
Hỉ Ngã Sào. Dưới triều Giản Tôn Nghị Hoàng đế năm Giáp Thân (1883), ông được
tấn phong là Thạnh Quốc công. Đến năm Át Dậu (1885) kinh thành có biến, ông
cùng gia đình bỏ chạy đến Lưu Biểu, phủ lầu đều bị cướp phá, gia sản cháy thiêu,
may mà phủ chính và 1 ngôi lầu vẫn còn. Năm Bính Tuất (1886) ông được 60 tuổi,
dời đến ở tại vườn riêng ở Áp Đông Trì. Qua năm Đinh Hợi (1887) ông can chuyện
phong Vương phi cho thân mẫu vua Đồng Khánh nên bị cách tước. Đến năm Kỷ
Sửu (1889) ông được truy phục lại tước cũ. Năm Quý Tỵ (1893) ông phụng mệnh
kiêm nhiếp Tôn Nhân phủ Tả Tôn Nhân, rồi phụng mệnh Tam Cung hầu vua tại Hồ
Tĩnh Tâm vì vua bị bệnh tâm thần, ông dẫn dẳt các quan đại thần ở Lục bộ, phân
chia nhau mà phụng trực. Tháng 4 năm Ẩt Mùi (1895) ông được tấn phong Hòa
Thạnh công.
Qua tháng chạp năm sau, ông xin thôi việc về nghi vì tuổi già. Ông mất ngày
12 tháng 5 năm Đinh Mùi (22-6-1907), thọ 81 tuổi, thụy Đoan Cung. Tẩm ở Dương

Xuân Hạ (Hương Thủy, Thừa Thiên). Nhà thờ ở Phú Mỹ, Huế. Sau khi mất, ông
được truy phong là Hòa Thạnh Quận Vương, rồi Hòa Thạnh Vương. Tác phẩm của
ông để lại gồm có Nhã Đường thi tập (10 quyển), Nhã Đường vân tập, Hiếu Kinh
lập bản, Quốc Ầm hiếu sử. Ông có 34 con trai và 27 con gái. Ông và con cháu mở
ra phòng 37 thuộc Đệ Nhị Chính hệ và được ngự chế ban cho bộ Nữ (^c) để 'đặt tên
cho con cháu trong phòng1.
Tuy nhiên về thời gian tấn phong ông làm “Thịnh Quốc công” và “Hòa Thịnh
Quận Vương” lại có sự sai khác giữa Nguyễn Phúc tộc thế phả với các văn bản khác.
Văn bản Đại Nam thực lục (bản chữ Hán) ghi ông được thăng tước “Thịnh Quốc
Công” vào năm 1885 nhưng trong Nguyễn Phúc tộc thế phả lại ghi thời gian đó là
năm 1883. Trong văn bản Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên lại chép
thời gian ông được thăng chức “Hòa Thịnh Quận Vương” vào năm Thành Thái thứ

1. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, 1995, Nguyễn Phúc tộc thế phả - thủy tổ phả - vương phù
đi’ phủ , Nxb, Thuận Hóa - Huế, trang 304.
611


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

11 (năm 1899), trong khi đó, Nguyễn Phúc tộc thế phả lại chio thông tin là sau khi
Hoàng tử mất (tức là năm 1907) mới được truy phong là “Hòa Thịnh Quận Vương”.

3.2. Hình thức văn bản Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu
3.2.1.
Việt Nam

Bổi cảnh ra đời và vị trí cùa văn bản Bổ chímh N hị thập tứ hiếu ở

Nho giáo ở Việt Nam vào thế kỷ XVIII nhìn từ phương diện đạo đức, chính trị

đang có khuynh hướng suy thoái nhưng vào thế kỷ XIX, đặc Ibiệt trong thời đại nhà
Nguyễn (1802-1945), các nhà cầm quyền cũng như các nhà N ho đương thời đều ra
sức đẩy mạnh, củng cố tư tưởng Nho giáo. Chính vì vậy m à Nho giáo đã có một
bước phát triển nhất định trên một số lãnh vực. Giáo sư Phan Đ ại Doãn đánh giá về
Nho giáo Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX như sau : “Sang th ể kỷ XIX, Nho học và
Nho giáo lại được đề cao hom trước đỏ nhiều. Minh Mệnh ( 1820-1840) ý thức rõ
ràng Nho học, Nho giáo, Nho sĩ là chỗ dựa tư tưởng, xã hội củia nhà nước. Mặt khác
Minh Mệnh cho truyền bá công bố rộng rãi Huấn địch thập điều nêu cao trung hiếu,
lễ nghĩa theo quan niệm Nho giáo, ban bố đến tận làng xã. V ào thời Tự Đức (18481883), Huấn địch được diễn Nôm để dân dễ nghe, dễ nhớ. N hả nước đã cố gắng hết
mức tăng cường và củng cố Nho giáo. (Giản lược). Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ
XIX, nổi rõ xu hướng chuyển dịch kinh điển từ chữ Hán sang chữ Nôm. Xu hướng
này bộc lộ rõ nhu cầu “bản địa hóa” các tác phẩm kinh điển Nho học. Dau còn
những hạn chế nhưng xu hướng này là mảng thành tựu quan ưọng của Nho học thế
kỷ XVIII, là một đóng góp của Nho học vào việc nỗ lực tạo ra một thứ Việt Nho”
Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức của nhà Nguyễn là mhững vị vua tôn sùng
đạo Nho nên luôn tích cực thực hiện đường lối “Hiếu đạo”, “Đức trị”, xem trọng
việc giáo dục đạo hiếu cho dân chúng nhằm củng cố vương vị, ổn định xã hội.
Chính vì được giáo dục trong một xã hội, một vương triều tôm trọng Nho giáo như
vậy nên vào thời nhà Nguyễn, không chỉ các Hoàng tử mà còm các Công chúa cũng
rất có tài trong lãnh vực thi phú và họ rất nhiệt tình sáng tác, mhờ vậy đã để lại một
số trước tác có giá trị2. Ví dụ : Hiếu kinh lập bản, Hiếu sử lược thuyên, Hiếu sử
quốc âm ca, Hiểu kinh quốc ngữ ca của Hoàng tử Miên Tuấm, Thương Sơn thi tập,
Thương Sơn ngoại tập của Hoàng tử Miên Thẩm, Tuy Quốc- Công thi tập, Vi Dã
hợp tập của Hoàng tử Miên Trinh, Tục vựng Đại Nam văn uyển thống biên của

1. Phan Đại Doãn, 1998, Một số vấn để Nho giáo Việt Nam , Nxb. Ch ính trị quốc gia, Hà Nội,
trang 56, 72.
2. Nguyễn Thị Kiều Minh, 2007, Việc diễn Nôm Hiếu kinh thế kỳ XLX.Một số vắn đề văn bản
học và nội dung học th u ậ t, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà
Nội, trang 6.


612


KHẢO CỨU VĂN BẢN BỔ CHÍNH NHỊ THẬP TỨ HIẾU TRUYỆN.

Vĩnh Trinh Công chúa, Diệu Lỉên tập của Trinh Thận Công chúa1. Qua các trước
tác của các hoàng tử, công chúa, ta có thể thấy trong số các anh em, Hoàng tử Miên
Tuấn là người nhiệt tâm diễn Nôm các kinh điển Nho giáo, những tác phẩm có liên
quan đến tư tường hiếu đạo nhất và tinh thần đề cao ý thức “hiếu đạo” của ông.
Điều đó có thể thấy rõ qua bài tựa trong Hiếu kỉnh quốc âm diễn nghĩa ca của
Hoàng tử :
A títM
ằềầM iỉĩM ttio
ỳ ầ ĩK ầ m m

m0
m n m ,

mm

m *o n
m
m m m m t

, t ỉ m m m m M ”.
(Phiên âm chữ quốc ngữ: Dễ đền nổi om trời nghĩa đất, luận hiếu bản chưa toại
chí, sự thân đâu đã đành lòng. Khôn lường thiên đạo, cây muốn lặng mà gió không
dừng. Càng ngán nhân tình, trăng tuy tròn mà mây dễ phủ. Nay gặp trong nhà con
nít vừa đang học tập kinh này, trên tiệc bạn hiền từng có hỏi han nghĩa ấy. Vậy nền

săn sóc muốn làm vui tấc dạ, nương thức cũ vẽ trái bầu, bâng quơ nghe cũng tiếc
phần âm, nối sách xưa thêm chân rắn. Còn chưa thông suốt Thi Thư, chẳng liệu tính
hèn, mãn hơn tay vụng, chữ câu chịu khó theo phân giải, thực mong tình bắt chước
cho con. Nghĩa lý dù may rủi thiếu thừa, dám rằng nguyện học đòi Khổng Tử. Đặt
đối dạy nhà trẻ nhỏ, cát cứ bày chấp chảnh nôm na)
Đây có thể nói là bối cảnh dẫn đến sự ra đời của một loạt các tác phẩm
Khuyến hiếu được diễn Nôm của Hoàng tử Miên Tuấn trong đó bao gồm cả tác
phẩm Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu.
v ề vị trí của Bố chính Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam, trang cuối của tác phẩm
Bổ chính Nhị thập tứ hiếu có dòng chữ Hán
, cho thấy Hoàng tử Miên Tuấn xem trọng việc giáo dục đạo hiếu và mong
muốn văn bản này được con cháu đời đời trong Hòa Thịnh Vương phủ truyền nhau
học tập.
Qua đó, ta có thể nói Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu có ảnh hường rất lớn và chiếm
giừ vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng hiếu đạo cho con cháu Hòa Thịnh
Vương phù và cũng có khả năng cho cả con cháu trong giới hoàng tộc nhà Nguyễn.
1. Ban Hán Nôm Thư viện Khoa học xã hội, 1977, Thư mục Hán Nôm - mục lục tác giả, Nxb.
Khoa học xã hội & Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn Đông Bác c ổ (Pháp),
1993, Di sàn Hán Nôm Việt Nam - thư mục để yếu, Nxb. Khoa học xã hội.

613


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ T ư

Ngoài ra, thông qua việc diễn Nôm Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu và một số tác phẩm
diễn Nôm Hiểu kinh của Hoàng tử Miên Tuấn cho ta thấy rõ ông là người luôn nỗ
lực đề cao ý thức thực hiện “hiếu đạo” và mong muốn phổ biến rộng rãi đạo hiểu
cho dân chúng và cho con cháu trong gia đình.
v ề tài năng diễn Nôm của Hoàng tử Miên Tuấn, Nguyễn Thị Kiều Minh dã

nói :“Ông đã kế thừa những chú sớ của các bậc tiền bối, đồng thời thể hiện sự thâm
nhập sâu vào tư tưởng Nho gia, trải nghiệm một thực tiễn đạo đức theo đạo tu thân
nhà Nho. Điều đó cũng thể hiện rõ rằng Nho giáo thông qua sự trải nghiệm, lĩnh hội
của những cá nhân con người cụ thể mà đã được “bản địa hóa” ở Việt Nam. Nhóm
tác phẩm diễn Nôm của ông ra đời vào thời điểm đó đã để lại những nội dung tư
tưởng nhất định. Những cống hiến và sự cố gắng của Miên Tuấn đã góp phần vào
việc phát triển ngôn ngữ của dân tộc”1.
3.2.2. Niên đại sáng tác, xuất bản
Hiểu kinh quốc âm diễn nghĩa ca, Hoạt thế sinh cơ hiếu tử quang truyện và Bổ
chỉnh Nhị thập tứ hiểu được đóng cùng tập Hiểu kinh quốc ngữ ca (VNv60), hiện
đang được lưu giữ trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bên phải trang bìa Hiểu kinh
quốc ngữ ca ta thấy dòng chữ ï
Ậ và bên trái có dòng
chữ:
(xin xem hình 1). Như vậy, Hiểu kinh quốc
ngữ ca là do Hoàng tử Miên Tuấn soạn, tác phẩm được in tái bản vào niên hiệu
Thành Thái (1889-1907) tại nhà in Nhã Đường, bản khẳc in gồm 40 trang, kích
thước 23 cm X 16cm.
Hình 1: Tờ bìa văn bản Hiểu Kinh quốc ngữ ca

1. Nguyễn Thị Kiều Minh, 2007, Việc diễn Nôm Hiếu kinh thế kỳ 19: Một số vấn để vã ĩ bản
học và nội dung học thuật, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Khoa học xã hội nhân vin Hà
Nội, trang 7.

614


KHẢO CỬU VĂN BẢN Bổ CHÍNH NHỊ THẬP TỨ HIẾU TRUYỆN...

Xét qua niên đại sáng tác của từng văn bản đóng cùng tập Hiếu kinh quốc ngữ

ca, cụ thể như sau:
* Vãn bàn Hiếu kinh quốc âm diễn nghĩa ca: Trong dòng cuối bài tựa có
ghi r
J
và trang đầu có ghi
. Từ đó ta có thể biết văn
bàn này được Hoàng tử Miên Tuấn diễn Nỏm vào nicn hiệu Tự Đức (1848-1883).
* Văn bản Hoạt thế sinh cơ hiểu từ quang truyện : Trang đàu có dòng chữ:
Cãn cứ vào thông tin được ghi trong Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ
phụ biên, Hoàng tử Miên Tuấn được truy phong làm Hòa Thịnh Quận vương vào
năm 1899. Ngoài ra, năm 1823 vua Minh Mạng ngự chế Đe hệ kim sách
( m x & m i ) qui định 20 mỹ tự dùng đặt tên lót cho các đời con cháu trai từ sau
thời Minh Mạng trở về sau. 20 mỹ tự trong Để hệ kim sách cụ thể như sau :
(Miên) ,

(Hồng), HI (Ưng), n (Bửu), 7k (Vĩnh)

(Bảo), H (Quí), ẦỀ (Định), PỀ (Long), ẽ (Trường)
l ỉ (Hiền), m (Năng), m (Kham), t t (Kế), ÌẺ (Thuật)
t i (Thế), ĩ$n (Thụy), m (Quốc), M (Gia), n (Xương)
Trong Đại Nam thực lục chính biên có ghi thông tin về Đẻ hệ kim sách như
sau :

m u *
m nu,

n m k
KJÚHỈ,. Ể È * ã k m
t i i M , ĨK S P ,
ễ '« ]


1

Tổng hợp hai nguồn thông tin này cho chúng ta suy đoán răng Hoạt thế sinh
ca hiếu từ quang truyện được Hoàng tử Miên Tuấn biên soạn sau khi ông trở thành
Hòa Thịnh Quận Vương (năm 1899) và con trai ông là Hồng Huy kiểm thảo và cho
in thêm vào năm Thành Thái Canh Tý, tức năm 1900.
*
Bỗ chỉnh Nhị Thập Tứ Hiếu không ghi rõ niên đại sáng tác, năm xuất bản
nhưng ở trang đầu v ăn b ản có đ ề d ò n g chữ :
,
, cho chúng ta suy đoán rang Bo chính N hị thập tứ hiếu cũng
1. Quốc sừ quán triều Nguyễn, 1972, Dại Nam thực lục chính biên dệ nhị kỷ (bản chữ Hán),
quyển 20, Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường Đại học Keio Gijutsu , trang 270.
Phần trong ngoặc [
] là phần ghi chú ngay trong văn bản được viết thànli 2 dòng theo
chiều dọc {ÌẴ 'lĩ:( í).

615


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

được Hoàng tử Miên Tuấn biên soạn sau khi ông trở thành Hòa Thịnh Quận Vương
(năm 1899) và con trai ông là Hồng Kinh kiểm thảo và cho in phổ biến rộng rãi
trong Vương phủ (Xin xem hình 2).
Hình 2: Tờ bìa văn bản Bổ chính Nhị thập tứ hiếu

,V ra* - ->&#* -lề*?, Si ~


Tổng hợp các nguồn thông tin trên, 3 văn bản Hiếu kinh quốc âm diễn nghĩa
ca, Hoạt thế sinh cơ hiểu từ quang truyện, Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu có niên đại
sáng tác khác nhau nhưng có khả năng cả 3 văn bản được tập hợp đóng chung lại
thành một tài liệu và cho in lại vào năm Thành Thái Canh Tý (năm 1900) dưới tựa
đề Hiểu kinh quốc ngữ ca.
3.2.3. Văn bản Bổ chính Nhị thập tứ hiểu và hệ thống của Nhị thập tứ hiếu
Theo kết quả nghiên cứu của ông Kuroda Akira, Nhị thập tứ hiểu được chia ra
làm 3 hệ thống chủ yếu là :Toàn tướng nhị thập tứ hiếu thi
tuyển (
) , Nhật ký cổ sự ( r 0
) , Hiếu hành
lục ( r
) . Hệ thống Toàn tướng Nhị thập tứ hiếu thi tuyển có những văn
bản như Long đại bản giáp bản, ất bản (
) , Hồng Vồ
bàn (
) , Thân diên bản (
) , Ngũ ngôn thi chú
bản ( r ĩ f f ệ i ì Ệ j ) . Hệ thống Nhật ký cổ sự có những văn bản như Vạn lịch
tam thập cừu niên bản (
) , Khoan Văn cìru niên
bản ( rj|3C Ằ .^rJ!£j ) , Nhị thập tứ hiểu nguyên biên (
) ,
Triệu từ cổ Nhị thập tứ hiếu thư họa hợp bích ( r^ g ^ Ịg H -ị-lS ^ Ệ rlrlỉl l 3 i l j ) .
Hiếu hành lục có những văn bản như Nam Quỳ bản toàn cận chú giải
616


KHẢO CỨU VẰN BẢN BỔ CHÍNH NHỊ THÂP TỨ HIẾU TRUYỆN...


bán (
ũtĩ£ĨỄÈ$ÍẸ^J ) , Bình tùng gia bàn (
khi bản ( r ^ m * } ) , Thất ngôn thi chú bản ( r-fc;ff

) , Thạch

Cách trình bày và trật tự 24 hiếu tử cùa 3 hệ thống có sự khác biệt rất đặc
trưng. Đe có thể thấy rõ sự khác biệt này, tác già bài viết đã lập ra bảng so sánh như
trong bảng 1:

Bảng 1: Ba
Hệ thống “ Toàn tướng nhị
thập tứ hiếu thi tuyển ”
(

)
Tân san toàn tướng nhị
thập tứ hiểu thi tuyến

hệ th ốn g của Nhị t h ậ p t ứ hiếu

Hệ thống “Nhật ký cố
sự ’ ( r¡3
)

Hệ thống “Hiểu hành lục ”
( r#ífgp:j )

Tân khiết loại giải quan dạng
nhật kỷ cố sự đại toàn


Nam Quỳ văn khổ bàn Hiếu
hành lục

)

( rfrT ij£ * @ --h e g # i#
ìii J ), bàn của trường Đại
học Ryukoku
1)

(Đại Thuấn)2

1)

(Đại Thuấn)

1)

(Đại Thuấn)
ÆÜC (Lão Lai Tử)

2) 81X3? (Hán Văn Đế)

2) m & m m (Hán Văn Đế)

2)

3) T*f (Đinh Lan)


3)

(Tăng Sâm)

3) $ỈỈẼtìl-?-(Quách Cự)

4) áíẩ? (Mạnh Tông)

4)

(Mẫn Tổn)

4) lftM # (Đ Ổ n g Vĩnh)

5) m m (Mần Tổn)

5)

(Trọng Du)

5)

(Mẫn Tổn)

6)

6)

(Đổng Vĩnh)


6)

(Tăng Sâm)

7) 3E# (Vương Tường)

7)

(Diễm Tử)

7)

(Mạnh Tông)

8)

8) n

(Giang Cách)

8)

(Lưu Ân)

(Lục Tích)

9)

(Tăng Sâm)


(Lão Lai Tử)

9) :Ht# (Khương Thi)

ít!«

9)

10) H |1| ^ (Hoàng Sơn Cốc) 10)
11)

3E#7K^ (Vương Tường)

(Đường Phu nhân) 10)

fÉf:feÀ(Đường Phu nhân) 1 1) &tfcfâỂL (Ngô Mãnh)

11)

(Khương Thi)
(Thái Thuận)

1. v ề

3 hệ thống của Nhị thập tứ hiếu, ông kuroda Akira trong Nghiên cứu hiếu từ truyện,
.2001, Nxb. Shibunkaku, có công trình nghiên cứu rất chi tiết. Tài liệu đã dẫn, trang 101.

2. Tên các hiếu tử trong ngoặc đơn (

) là tác già bài viết tự thcm vào cho dễ theo dõi.

617


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TU

12) $ § # (Dương Hương)

12) E Ịv K ^ll (Vương Tường)

12) m m m m (Lục Tích)

13) H tK (Đổng Vĩnh)

13)

(Quách Cự)

13)

14) Mĩẵr (Hoàng Hương)

14)

(Dương Hương)

14) #®lỐ5E(Tào Nga)

15) 3EịS (Vương Thôi)

15) m H í ( C h u Thọ Xương) 15) TÌI£iJE:(Đinh Lan)


16)

16) H lliE -ừ (Sưu Kiềm Lâu)

(Quách Cự)

(Vương Vũ Tủ)

16) PÌÌẾTC-Ỉ- (Lưu Minh Đạt)

(Chu Thọ Xương) 17)

(Lão Lai Tử)

17)

18) ^ ( D i ễ m Tử)

18)

(Thái Thuận)

18) fflXtẩu^(Điền Chân)

19)

19) littr ín .^ (Hoàng Hương)

19) #£ẾfâS(LỖ Nghĩa Côì


20) ìề & m tẵ (Khương Thi)

20)

21)

2 1 )M 0 J^® (Bảo Sơn)

17)

(Thải Thuận)
M (Sưu Kiềm Lâu)

21)£ffi (Ngô Mãnh)

(Vương Thôi)

22)^ễ^^ẵịL (Trương Hiếu 22) MX&ỈSL (Đinh Lan)
Trương Lễ)

(Nguyên Giác)

(Triệu Hiếu Tông)

22)íâS«ỈẼtíC (Bá Du)

23)15 l ĩ (Điền Chân)

23)


(Mạnh Tông)

2 3 ) 3 » A J^ (Diễm Tử)

24)mm (Lục Tích)

24)

(Hoàng Sơn Cốc) 24)ịễĩÊrĩỉỉlẼ (Dưomg Hương)

25) ÍÙB (Bá Du)1
Truyện 24 hiếu tử trong Bổ chính Nhị thập tứ hiểu được chia ra làm 6 loại, đề
tựa mỗi truyện thường ghi tên hiếu tử bằng 2 chừ Hán và sổ thứ tự xếp trong tác
phẩm, cụ thể như sau :
Loại ©

(Đế vương b ộ )2 : 'ri? # — (Để Thuấn 1),

Loại © ? L r a (Khổng Môn bộ) :
(Tử Lộ 5)

(Tăng Tử 3),

(Hán Văn 2)
(Mần Tử 4),

1. Trong hệ thống Toàn tướng Nhị thập tứ hiểu thi tuyển, so với 3 văn bản khác chỉ có văn bàn
Long đại bàn giáp bàn, ất bàn là đưa thêm nhân vật Bá Du vào văn bản, trở thành 25 truyện
hiếu tử.

2. Phần chữ trong ngoặc đơn (

618

) là tác giả bài viết tự thêm vào cho dễ theo dõi


KHẢO CỨU VAN Bả n

b ổ c h ín h n h ị t h â p t ứ h iể u t r u y ệ n

.

Loại (D í : À pfí (Lão nhân hộ): - ế M í' A'(Lão Lai Tử 6)

Loại
(Văn phu bộ): Ífi7k L' (Đổng Vĩnh7), S ĩ P A (Đàm Tử 8),
ỷTj£tL(Giang Cách 9), ậỊỈẼL-| (Quách Cự 10), HEM~\— (Vương Thôi 11),
1 (ChuThọ
Xương
12), Ì 7 ® + H ( S ư u
Kiềm
Lâu 13),
C ^ jl[ i+ E ) (Thái Thuậnl4), TW í“h Ì(Đ in h
Lan 15),
[3£] | ậ + / \
( [Vương] Tườngló),
(Mạnh Tôngl7), ề í ỉ Ễ i ẵ + A (Hoàng Đình
KiênlS)
Loại (D ĩẴ aỒ P (Hài đồng bộ) :

Mãnh 20),— ■(Hoàng Hương 21)

(Lục Tích 19),

(Ngô

Loại © £§^Cp Íj (Phụ nữ bộ) : JÉr^:À —“h —(Đường Phu Nhân 22),
—+ H (Bàng Thị 23), (ậ |§ # —+ 0 ] ( [Dương Hương 24] )
Theo như trên ta có thể thấy trật tự các hiếu tử và cách ghi đề mục ở mỗi
truyện trong Bổ chính Nhị thập tứ hiếu hoàn toàn khác với 3 hệ thống của Nhị thập
tử hiếu, (xin xem bảng 1). Điều này có thể nói sau khi Nhị thập tứ hiếu của Trung
Quốc truyền sang Việt Nam đã có sự tiếp thu, biến đổi tạo ra một nét rất đặc sắc,
riêng biệt của Việt Nam. Tuy có sự khác biệt như thế nhưng 24 nhân vật hiếu tử
được kể ra trong tác phẩm hoàn toàn giống với các nhân vật trong hệ thống Nhật ký
cổ sự. Nhưng ở tiêu đề truyện thứ 23 có ghi tên hiếu tử là Bàng thị, trong khi trong
tiêu đề 24 truyện hiếu tử của 3 hệ thống không thấy tên Bàng thị. Tuy nhiên, khi
đọc nội dung truyện Bàng thị, ta biết Bàng thị là vợ của Khương Thi và nội dung
giống với truyện Khương Thi trong 3 hệ thống. Như vậy có thể nói Bổ chính Nhị
thập tứ hiếu cũng thuộc vào hệ thống Nhật ký cổ sự.
3.2.4. Văn bản chữ Nôm trong Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiểu
Bố chính Nhị thập tứ hiếu là văn bản diễn Nôm nội dung truyện 24 người con
hsếu thảo dưới dạng thơ song thất lục bát. Văn bản tổng cộng có 308 câu thơ song
thất lục bát gồm 2156 chữ. 8 câu đầu là phần nhập đề, từ câu thứ 9 đến câu 280 là
phần kể về nội dung truyện 24 người con hiếu thảo và từ câu 281 đến câu 308 là lời
bình, lời kết của tác giả. Ở mồi trang chia ra 2 ô, ô nhỏ ờ bên trên ghi tiêu đề mỗi
truyện và nhừng chữ dị thể v.v..., ô lớn bên dưới là bài thơ Nôm thể song thất lục
bát viết về câu truyện các hiếu tử (xem hình 3).

1 . C h ừ trong ngoặc


[

)

là những chữ bị mất trong văn bàn nhirníỉ dựa vào phần nội dung

truyện hiếu tử bên dưới mà tác già bài viết tự bổ sung vào.

619


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TẾ LÀN THỨ TƯ

H ình 3: T ờ 19a Hiếu kinh quốc ngữ ca

Ở mỗi truyện hiếu tử, tùy theo truyện, có truyện có 2 câu mở nhập đề, có
truyện không có và ở phần kết thúc mỗi truyện, có truyện có 2 câu lời bình của tác
giả, có truyện không có và cũng có truyện vừa có câu mở nhập đề, vừa có 2 câu lời
bình của tác giả.
Trong văn bản có một số chồ bị mất chữ (74 c h ữ ), có một số chữ mờ không
đọc đoán được nhưng ở Viện Hán Nôm hiện chỉ lưu giữ duy nhất 1 văn bản Bổ
chỉnh Nhị thập tử hiểu, không cỏ văn bản so sánh, đối chiếu nên có nhiều chỗ không
hiểu được nội dung.
Do khuôn khổ bài viết có giới hạn, nên ở đây chúng tôi không đề cập đến lịch
sử và mục đích diễn Nôm' cũng như không đào sâu vào phương diện văn tự học,
văn bản học của văn bản mà xin nhường lại cho bài nghiên cứu sau. Nhưng khi nhìn
tổng quát chữ Nôm được dùng trong văn bản Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu thì chúng
tôi có vài nhận xét sơ lược như sau :
- Văn bản có xen lẫn một vài từ phương ngừ Huế, chữ Nôm miền Nam (xem
bảng 2), chữ Nôm cổ (m ản g ^, đòi p h e n l^ # ).

- Có chữ Nôm gia thêm biến đổi phụ (dấu nháy) như: ấy (i&<), trong ( 4 ^ ) , v.v...

1. Xin tham khảo Sato Thụy Uyên, 2012, Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam và văn bàn chữ Nôm
( r ^ /> ~ ỷ-J± lzỉò iýỉ) r n - h í ỉ B ^ ]
^ Nghiên cứu giao thoa văn hóa Đông
Ả, số kỷ niệm thành lập Khoa Nghiên cứu văn hóa Đông Á , Trường Đại học Kansai, trang
243-262.

620


KHẢO CỨU VÃN BẢN BỔ CHÍNH NHỊ THÁP TỬ HIẾU TRUYỆN...

- C h ữ N ô m tro n g v ăn bản

kỳ XVII. í dụ những chừ :
*ĨJ
/
\ 1, v.v...
* (xưa)

này

cỏ khuynh ln rớ n g tlùníỉ n h iề u c h ừ N ô m sau thế

(nặng), Tữ (nhà), & (trưức),

(sau),& (tám), & (này),

- Chữ Nôm có một số ngừ tố có hiệt thể tự hình2 (xem bả nu 2).

Bảng 2: Một số chữ Nôm đặc thù trong văn bản

N.

Văn bản

Ngữ tố \
có biệt t h e sv
tư hình
\

Bỏ chính
Nhị thập
tứ hiếu

Sự khác nhau giũa
các biêt thế tir• hình


-Loại cấu trúc

/

“-Mượn chữ Hán khác

-Loại cấu trúc

/

-Mượn chừ Hán khác


..........

Ẩy
Bạc

ìíù ; %

Dang

tíT; ?!

Loại cấu trúc

Dường

* ; ít

Chừ Nôm viết tắt

Đỏ

£ ; í«

-Cùng loại cấu trúc khác thành tố biểu âm
/ -Thay đổi vị trí các thành tố
Loại cẩu trúc


Làm


H ;#

Chừ Nôm viết tắt

sầ •



Loại cấu trúc

May



- Loại cấu trúc

Muôn

m ; KI

Chữ Nôm viết tắt

Nhớ

t t ; tì:Ấ

Loại cấu trúc

Nói


SIS ;1$

Cùng loại cấu trúc khác thành tố biểu âm

Thấy

{ặ. ;

Trên

si ; í

Loại cấu trúc
Cùne loại cấu trúc khác thành tố biểu ý

1. Tham khảo tài liệu: Vũ Văn Kính, 1992, Bàng tra chữ Nôm thế kỳ XVII, Nxb. Thành phố
Hồ Chí M inh, và Vũ Văn Kính, 1994, Dang tra chữ Nôm sau thẻ kỷ XVII, Nxb. Hội Ngôn
ngữ học thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tham khảo theo cách gọi cùa Nguyễn Tuấn Cường, 2011, Nạhiôn cừu cấu trúc chữ Nỏm
hậu kì từ cáp độ hệ thong văn tự V() dơn vị văn t ự , Tạp chí Hán Nỏm số 4, Viện Nghiên cứu
ỉ lán Nôm, trang 47 - 56.

621


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN TIIỦ TƯ

Loại cấu trúc




Chữ

Vừa

tiíi; ữ

Xưa

® ;#

- Loại cấu trúc

Loại cấu trúc

Bổ chinh N hị thập tứ hiếu

Phương ngữ

Nôm
đặc
thù

Chữ Nôm

Âm đoc

H.


Trái

IK





Rứa



Bỗ chinh N hị thập tứ hiếu

Chữ
Nôm

/- Thay đổi vị trí các
thành tố

miền

Chữ
Nôm

Âm chung

Âm miền Nam

Nam1


m

Nhạc

Nhạt

Tỏi

Tõi

Q

Việt

Việc

m

Mũi

Mủi

Bắc

Bất

3.2.5.
Các điển tích, điển cổ, thuật ngữ Nho học trong các kinh điển Nho giáo
được sử dụng trong Bổ chỉnh Nhị thập tứ hiếu

1.rtílStíM L íH —J được lấy bởi câu I
( r # i £ j ) chương Khai Tông Minh Nghĩa.

"

t

r

o

n

g

Hiếu kinh

2.

được lấy bởi câu chữ Hán r—-#i£ĩĩni@íifíìÉJ ,
r
và trong Khuyến Hiếu thư của Văn Xương Đế Quân cũng có câu
r# # m ríiĩỹ ,

:

.

3.
4.


rglẾ líS

được lấy bởi câu chữ Hán r



được lấy bởi câu chữ Hán r^Ịl5itỈJjẸj .

1. Tham khảo Vũ Văn Kính, 2010, Lược đò lồi đọc chữ Nôm miền Nam khác với chữ Nôm chung,
Nxb. Văn nghệ thành phổ Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, trang 29 - 31.

622


KHẢO CỨU VĂN BẢN BỔ CHÍNH NHỊ THẬP TỨ HIẾU TRUYỆN.

5.
được lấy bởi câu r # t # ; £ : Ế ì Ì
M ^f^FìỄJ trong Hiếu kinh chương Cảm ứng.
6.

được lấy bởi câu ■%ịí'ÌìltÂ,-ỉ<^M Tư, Wj M ì&
trong Tiểu học ( Ị M ^ J ) , thiện hành đệ lục.

7.

r
StẼidỊL^O được lấy bởi câu
Lé ký ( Ịf|LpHJ ) chương Khúc lễ hạ.


trong

8.
r j | | | J là thuật ngữ nghi lễ, được lấy bởi câur-H/ỀM SíÉi j trong Le
ký chương Khúc lễ thượng.
9.

r^LP^i là thuật ngừ Nho học.

10.

được lấy bởi câu rfẸ:^E—ĩ 1

2Í,

trong Mông Cầu (

11.
77!/ ( m m

được

12.

lấy

bởi

J trong


Ẳ7rt/2

r& M fiỀ j được lấy bởi câu r^À ^P -lils
trong Le ký chương Khúc lễ thượng.
% rsjỊj|ỉậ,f;fj)cJi£Ịtíjj được lấy bởi câu f 3ặ:ị%£.’ễ.ìỄ
trong Hiếu kinh chương Cảm ứng.

í£ # $ k
14.

rig; J v

15.

r ^ a j được lấy bởi câu

17.

câu rjR ^-3£flh

) .

13.

16.

).

r ^ fij


là thuật ngữ N ho học.

trong Kinh Thi.

r t ễ |£ j là tên một thiên trong Kinh Thi.
riÈ E S P tà g ^ o
được lấy bởi câu r
trong Hậu Hán thư ( lĩíầtlil& i ) , Vi Bưu truyện.

18. TAfÉJ được lấy bởi câu ¡ m x \ < ầ 0 ó t t t & s t Ẽ t i ,
'ÊT5ỈIK' M

f
j
trong Mạnh Tử ( ỊTiỄĩ^i ) chương Đằng Văn
Công thượng.
19.

r=ệt{tj được lấy bởi câu r "ệ-{Ệ%ỹ-'ĩỉềi trong Kinh Thi.

4. Kết luận
Qua việc khảo sát văn bản trên, ta thấy tác giả đã sử dụng điển tích, các câu
văn từ Kinh Thi, Hiếu kinh, Le ký, Mạnh Từ là các pho kinh sách điển hình của Nho
giáo, sử dụng các thuật ngừ Nho học, thuật ngữ nghi lễ Nho giáo rất nhuần nhuyễn.

623


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÊU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ


Nói cách khác, Hoàng tử Miên Tuấn đã sử dụng khéo léo nghệ thuật “Thực cổ nhi
hóa” 1 (Việt hóa những chữ, những điển tích đã lấy hoặc mượn trong Hán văn).
Nhìn từ phương diện văn bản học, Bổ chính Nhị thập tứ hiếu, có một sổ ngừ tố
có biệt thể tự hình nhưng ở mỗi ngữ tố, trường hợp nhiều nhất cũng chỉ có 2, 3 biệt
thể tự hình, như vậy ta có thể nói chữ Nôm dùng trong văn bản này đều có chuẩiì tẩc
và tương đối nhất quán, chuẩn mực. Mặc dù văn bản này là văn bản chữ Nôm nhưng
tỉ lệ dùng Hán văn trong văn bản cũng khá nhiều. Những chữ Hán đó chủ yếu là
những từ chỉ phương hướng, địa danh, tên người, những thuật ngữ Nho học, tiuật
ngữ nghi lễ, những từ ngữ, câu văn rút ra từ trong các kinh điển Nho giáo. Điều này
chứng tỏ tư tưởng Nho giáo cũng như các phạm trù, khái niệm của những từ ngữ này
đã thấm sâu vào trong xã hội, văn hóa Việt Nam và người Việt Nam đã quen với các
khái niệm này nên không gây trở ngại trong việc đọc hiểu văn bản.
Bổ chính Nhị thập tứ hiếu mang đậm nét bản sắc khu vực đã góp phần “Việt
hóa” tác phẩm Nhị thập tứ hiếu, và qua đó, làm nổi rõ tinh thần đề xướng, đẩy ir.ạnh
việc giáo dục “hiếu đạo” của Hoàng tử Miên Tuấn. Hơn nữa, ta có thể khẳng định
được rằng Bổ chính Nhị thập tứ hiếu đã có một ảnh hưởng quyết định trong việc
phổ biến, lưu truyền tác phẩm Nhị thập tứ hiếu trong giới hoàng tộc Việt Nara và
hai chữ “Nhân”, “Hiếu” đóng vai trò vô cùng quan ừọng trong việc giáo hóa dân
chúng như trong đoạn cuối văn bản, Hoàng tử Miên Tuấn đã viết : “K ẻ...2 ngci đế
vương xưa, cội nền nhân hiếu, tương thừa dạy dân. Dầu muốn đặng trung thần làm
bảo, ắt từ nơi cửa thảo mà ra”.
Thông qua việc khảo sát các văn bản Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam, ta có thể
khẳng định văn bản Nhị thập tứ hiểu ở Việt Nam chi thuộc vào một hệ thống duy
nhất là Nhật kỷ cổ sự, chứ không có văn bản thuộc 2 hệ thống Toàn tướng Nhị ¡hập
tứ hiểu thi tuyển và Hiếu hành lục như ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Thông qua bài viết này, tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứj tư
liệu văn bản học, văn tự học chữ Nôm và làm rõ giá trị của văn bản Bổ chỉnh Nhị
thập tứ hiếu không những là quyển gia phạm trong việc giáo dục chừ “Hiếu” cho
con cháu hoàng thất, mà còn là một tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu chữ ìíôm

thế kỷ XIX.

1. Tham khảo theo cách gọi của Hoa Bằng, 1953, Lý Văn Phức , tác gia thế kỳ X I X ,Trâng
Long, trang 42.
2. Ký hiệu biểu thị chữ Nôm (1 chữ) bị mất trong văn bản.

624


KHẢO CỬU VẢN BẢN BỐ CHÍNH NHỊ THẬP TỨ HIỂU TRUYỆN.

Tài liệu tham khảo
Hán Nôm
1. Dương Tiết diễn nghĩa (VHvl259)
2. Hiếu kinh quốc ngữ ca (VNv60)
3.Hiếu thuận ước ngữ (A 433)
4.

Hoan Châu phong thổ thoại (VHv 1718)

5. Khuyến hiếu thư (AB13)
6. Tây Nam hai mươi túm hiếu diễn ca ( VNv.62)

7. Tứ thập bát hiếu thi họa toàn tập (AC16, A3104/c)
8. X uyết thập tạp ký (A B 132)

Hán văn
9 .- t 'E .m ì È .m & m m ^ £ ,2 Q 0 0 ,H i ế u k i n h c h ú s ớ (

+=&mmầmmã£,2000,ũkỷchủsở(


10.

U.+EMìBM&m&ă£,2m,MạnhTửchúsở(

irẫ^msu

12. m m ĩ , 1991, Tiền hậu hiếu hành lục ( m íề % : ữ m ẳ
Y
Ẵ 'm 9 ) ,±fé:íc^tH fô*± .

R ÍS ^ Í& É P

13. Quốc sử quán triều Nguyễn, 1980, Đại Nam thực lục chính biên đệ ngũ kỷ, đệ lục kỷ
(
ifè/\ậE), Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường
Đại học Keio Gijutsu.
14. Quốc sử quán triều Nguyễn, 1977, Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỷ,
(
ĩE ậ^^H ệE ), Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường Đại học
Keio Gijutsu.
15. Quốc sử quán triều Nguyễn, 1972, Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ
(
lE ậ g ^ —ẳE), Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngôn ngữ, Trường Đại học
K.eio G ijutsu.16.17.

Nhật kỷ cổ sự đại toàn ( r w

3*Ĩ{?:4^(1831), Tân khiết loại giải quan dạng
i l t l 0


,± ,

# 1 ),

ir S ầ ..

18. Hiếu hành lục ( r # Í T ^ J ) 7 C ỈW 6 ^ (1 3 4 6 ),m ^ í:jt.
Tiếng Nhật
19. Sato T hụy U yên, 2012, Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam và văn bủn chừ Nôm
( ì s < h -tA f z & t ỷ ỏ

t

, tạp chí N ghiên cứu giao thoa văn

hóa Đông Á, số kỷ niệm thành lập khoa nghiên cứu văn hóa Đ ông Á , Trường Đại học

Kansai.

625

r^Lisa


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỦ' TU

Nghiên cứu hiếu tử truyện (
ffi3£ỉ^ttì)|§.21Í!§E0ìÉl, 1963, Nghiên cứu hiếu tù thuyết thoại tậpchù yếu nghiên cứu Nhị thập tứ hiếu thuyết thoại (
—H-H79

), # ± m m .
2001,

Tiếng Việt
22. Cao Tự Thanh dịch, 2011, Đại Ncim thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Nxb.Văn
hóa Văn nghệ.
23. Nguyễn Tuấn Cường, 2011, Nghiên cứu cẩu trúc chữ Nôm hậu kì từ cấp độ hệ
thống văn tự và đơn vị văn tự , Tạp chí Hán Nôm số 4, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
24. Sato Thụy Uyên, 2011, Bước đầu tìm hiếu tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam,
Những lằn ranh văn học, Nxb. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
25. Vũ Văn Kính, 2010, Lược đồ loi đọc chừ Nôm miền Nam khác với chữ Nôm
chung, NXB.Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quốc học.
26. Nguyễn Quang Hồng, 2008, Khái luận văn tự học chữ Nôm, NXB.Ỏiáo dục.
27. Nguyễn Thị Kiều Minh, 2007, Việc diễn Nôm Hiếu kinh thế kỷ XIX: Một số vẩn đề văn
bàn học và nội dung học thuật, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học khoa học xã hội nhân
văn Hà Nội.
28. Bùi Minh Đức, 2005, Từ điển tiếng Huế, Nxb.Văn học.
29. Nguyễn Đắc Xuân &Ngô Văn Lại, 2003, Những thông tin quý trong mẩy chục trang
ngự bút cùa vua Khải Định, Di sản Hán Nôm Huế, Trung tâm Bảo tồn di sản cổ đô
Huế.
30. Trịnh Khắc Mạnh, 2002, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khơa
học xã hội.
31. Trần Thị Thanh, 2001, Bài văn bia do vua Minh Mệnh ngự ché hiện lưu giữ tại chừa
Thúy Vân, Tạp chí Hán Nôm số 2 (47), Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
32. Trần Văn Giáp, 2000, Lược truyện các tác gia Việt Nam, NXB.Văn học.
33. Phan Đại Doãn, 1998, Một sổ vấn đề Nho giáo Việt Nam, NXB.Chính trị quốc gia Hà
Nội.
34. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, 1995, Nguyền Phúc tộc thể phả - thủy tổ plùi - vương
phả đế phả , NXB. Thuận Hóa - Huế.
35. Phan Thuận A n, 1994, Canh Tý thi tập cùa vua Thành Thái, Tạp chí Hán Nôm S.0


1(18), Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
36. Vũ Văn Kính, 1994, Bàng tra chữ Nôm sau thế kỳ XVII, NXB. Hội Ngôn ngữ học
thành phố Hồ Chí Minh.
626


KHẢO CỨU VĂN BẢN BỔ CHÍNH NHỊ THẬP TỨ HIẾU TRUYỆN.

37. Viện N ghiên cứu H án N ôm và Học viện Viễn Dông Bác c ổ (Pháp), 1993, Di sàn Hán

Nôm Việt Nam - thư mục đề yếu, Nxh. Khoa học xã hội.

38. Vũ Văn Kính, 1992, Bảng tra chừ Nôm thể kỳ XVII, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Ban Hán Nôm Thư viện khoa học xã hội, 1977, Thư mục Hán Nỏm - mục lục tác giả,
Nxb. Khoa học xã hội.
40. Hoa Bằng, 1953, Lý Văn Phức, lác gia thể ky X IX ,Thăng Long.

627



×