TUẦN 1
Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Ngày soạn:
TIẾT 1 - 2
(Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
08 - 08 - 2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm , thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc
phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
- Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Thiết kế bài học.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
C1. Ổn định lớp.
C2. Kiểm tra bài cũ.
- Đặc điểm xã hội Việt Nam ở thế kỷ XIII?
C3. Dạy bài mới.
- Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII bộc lộ khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Đặng Trần Côn,
Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du luôn hướng tới hiện thực cuộc sống với những vấn đề
nhức nhối của nó.Danh y lỗi lạc Lê Hữu Trác cũng ghi lại sinh động một mảng cuộc sống bằng một ngòi
bút kí sự chân thực và sắc sảo.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK và
nêu câu hỏi thảo luận:
- Những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác? Tại sao ông tự
gọi mình là Ông già lười...?
+ Hoàn cảnh sáng tác Thượng kinh kí sự, nội dung
tác phẩm, giá trị tác phẩm.
+ Xác định vị trí đoạn trích.
- GV yêu cầu HS đọc một số đoạn để lưu ý cách
đọc văn xuôi.
- Tóm tắt các sự việc chính.
- Kí là để ghi chép về con người, sự vật,...Trong
đoạn trích, tác giả đã ghi lại những gì?
- Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế
I Tìm hiểu chung.
1. Cuộc đời và sự nghiệp.
2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự.
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Nội dung tác phẩm.
- Giá trị tác phẩm. (Xem thêm trang 10)
3. Vị trí đoạn trích.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc.
- Những đoạn trần thuật, miêu tả: nhấn mạnh các
chi tiết được ghi chép.
- Các đoạn đối thoại: thể hiện sắc thái giọng điệu
của từng nhân vật.
- Những lời bình của tác giả: thể hiện chất thâm
trầm, hóm hỉnh.
2. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của
đoạn trích.
a) Những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe.
*Cảnh sống, lối sống nơi phủ chúa.
1
nào? Tác giả đã có ấn tượng như thế nào về không
gian kiến trúc?
- Về vật dụng có gì đáng chú ý?
- Có bao nhiêu người xuất hiện trong đoạn trích?
Thứ bậc, địa vị của họ có giống nhau không? Họ
có điểm nào chung?
- Phủ chúa không chỉ đẹp lộng lẫy, giàu sang mà
đầy quyền uy. Em có đồng ý với ý kiến này
không?
- Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà em
cho là đắt, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực
của đoạn trích.
- Còn có một mặt trái khác trong phủ chúa, theo
em đó là điều gì? Ghi chép tỉ mỉ việc khám và
chữa bệnh cho thế tử chỉ đơn thuần là công việc
của danh y không?
- Sự miêu tả phủ chúa không phải là miêu tả khách
quan, luôn luôn có sự bộc lộ thái độ của người
miêu tả. Hãy tìm những đoạn văn là lời bình giá
của tác giả về những điều mắt thấy tai nghe.
- Em hiểu nhà văn nói gì trong câu thơ "Cả trời
Nam sang nhất là đây"?
- Vì sao LHT còn lưỡng lự về cách chữa bệnh cho
thế tử? Ông đã quết định như thế nào?
- Tại sao LHT nhận mình là "áo vải quê mùa",
mong về núi, ông già lười?
- Nói LHT là nhà văn, nhà thơ tài hoa, hãy làm rõ
qua phân tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
- Không gian: qua nhiều lần cửa, những dãy hành
lang quanh co nối nhau liên tiếp, đâu đâu cũng là
cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, nhà Đại đường,
Quyển bồng,...
- Vật dụng: đồ nghi trượng đều sơn son thếp
vàng, chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng,...
- Con người: người giữ cửa truyền báo rộn ràng,
người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ,
quân sĩ, quan lại, phi tần mĩ nữ,...
- Ăn uống: mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của
ngon vật lạ.
- Về nghi thức: Lê Hữu Trác phải qua nhiều thủ
tục mới được vào thăm bệnh cho thế tử...
- Lời lẽ xưng hô, bẩm tấu chúa Trịnh và thế tử:
thánh chỉ, thánh thượng, thánh thể, ngự, yết kiến,
hầu mạch,...
* Tác giả quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả
cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật.
Thuật lại sự việc theo trình tự diễn ra. Ngôn ngữ
giản dị, mộc mạc. Nêu cảm xúc chân thực.
→ Phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy
nghiêm. Lối sống xa hoa, hưởng lạc.
* Khám và chữa bệnh cho thế tử.
- Chẩn bệnh: căn nguyên của bệnh là do "ở trong
chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá
ấm"
→ Căn bệnh chung của tầng lớp thống trị: ốm
yếu, thiếu sinh khí, sống sau những lớp màn che
tăm tối, xa cách hẳn với cuộc đời lành mạnh, tự
nhiên.
b) Hình tượng tác giả Lê Hữu Trác.
- Thái độ: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu
sang của vua chúa thực khác hẳn người thường:
Khác gì ngư phủ đào nguyên thưở nào...những đồ
đạc nhân gian chưa từng thấy, tôi bấy giờ mới
biết cái phong vị của nhà đại gia. Phải chăng tác
giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống xa hoa,
hưởng lạc quá mức của những người giữ trọng
trách quốc gia?
- Cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người tác
giả về việc chữa bệnh cho thế tử. Ông sợ danh lợi
ràng buộc, khó về núi, nhưng ông đã gạt qua sở
thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm, lương tâm
người thầy thuốc.
→ Vẻ đẹp của một nhân cách lớn:
+ Nhà nho có lối sống thanh cao.
+ Danh y tài ba, có lương tâm và đức độ.
2
- Thực hiện những yêu cầu của phần Hướng dẫn
đọc thêm.
- Hỏi học sinh một số chi tiết nhỏ trong văn bản.
-Phân tích đề và lập dàn ý cho đề văn số 3 trang
18, SGK.
+Nhà văn, nhà thơ tài hoa.
c) Nghệ thuật.
- Miêu tả, khắc hoạ sắc nét những chi tiết hiện
thực giàu ý nghĩa, hàm súc.
- Sự đan xen giữa ghi chép và tác phẩm thơ ca
làm cho tác phẩm kí đậm chất trữ tình.
III. Hướng dẫn đọc thêm: Cha tôi
C4. Củng cố và hướng dẫn bài mới.
- Nắm đặc điểm của thể kí.
- Lập dàn ý cho đề bài: Cảm nghĩ của anh/chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa
Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác). Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm giá trị
hiện thực của văn học
- Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
* RÚT KINH NGHIỆM.
3