Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ngữ văn 11 CB- Phân tích đề, lập dàn ý...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.87 KB, 3 trang )

TUẦN 2
LUYỆN TẬP VỀ NGÔN NGỮ CHUNG
Ngày soạn:
TIẾT 7
VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS: Biết phân tích, làm nổi bật cách tác giả vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập tác phẩm
văn chương.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Thiết kế bài học.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
C1. Ổn định lớp.
C2. Kiểm tra bài cũ.
- Ý thức cá nhân trong việc học tập ngôn ngữ chung và trau dồi lời nói cá nhân.
C3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
1
- Đọc ba văn bản, xác định yêu cầu của bài
tập. Từ đó HS trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
+ Cảnh vật và con người trong mỗi văn bản.
+ Điểm giống nhau trong thể hiện cảnh vật
và con người của ba văn bản.
+ Dấu ấn cá nhân thể hiện trong mỗi văn bản
như thế nào? Chỉ ra các biện pháp nghệ thật
riêng và phân tích tác dụng biểu đạt.
- Đọc diễn cảm đoạn văn bản và xác định
biện pháp tu từ.
- Chỉ ra cách sử dụng biện pháp tu từ của
Nguyễn Tuân như một sự sáng tạo của cá
nhân.


- HS có thể nhắc lại cơ chế của biện pháp tu
từ so sánh Kẻ bảng để chỉ rõ cấu trúc.
Bài tập 1 / 26.
a) Đoạn trích bản dịch Chinh phụ ngâm:
- Nghệ thuật điệp từ rất sáng tạo, phong phú.
- Động từ dãi, lồng
→ Cảnh vật giao hoà, quấn quít, đầm ấm.
- Tâm trạng đối lập với cảnh vật: xót xa, đau khổ.
b) Đoạn trích Truyện Kiều:
- Từ đồng nghĩa: gương nga, vàng, bóng nga.
- Từ láy: vằng vặc, la đà; động từ gieo, lồng, lả → cụ
thể hoá.
→ Bức tranh đêm xuân tràn trề sức sống.
- Tâm trạng cô thiếu nữ đang yêu, đang phấp phỏng (dư
âm chiều xuân đọng lại).
c) Bài thơ Cảnh khuya:
- Nghệ thuật so sánh, hình ảnh lồng → Bức tranh đêm
khuya nơi núi rừng nhưng không quạnh vắng, hoang sơ
vì có âm thanh.
- Nghệ thuật so sánh cảnh khuya như vẽ tạo nét vẽ ấn
tượng.
- Tâm trạng của một nhà cách mạng: thi sĩ - chiến sĩ,
mục đích cao cả vì nước vì dân.
Bài tập 2 / 27.
- Biện pháp tu từ nhân hoá: tiếng đàn đau khổ ngậm
ngùi, hậm hực, nghẹn ngào, liễm kết cái u uất, cái tâm
sự không tiết ra được, nỗi ủ kín bực dọc bưng bít,...
- Biện pháp tu từ so sánh: là ....
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc: 13 câu tạo âm điệu nặng
nề.

→ tiếng đàn của số phận đau khổ.
Bài tập 3 / 27.
Sự vật
được so
sánh
Phương diện
so sánh
Từ ngữ so
sánh
Sự vật dùng
để so sánh
2
- Hai câu thơ của Hồ Chí Minh và Thế Lữ dường như
chỉ đổi vị trí ngữ pháp nhưng đã tạo ra dấu ấn cá nhân.
+ HCM: lấy sự vật thuộc về con người làm chuẩn mực
để so sánh.
+ Thế Lữ: lấy sự vật thuộc về tự nhiên làm chuẩn mực
để so sánh.
- Đoạn thơ của Chế Lan Viên: so sánh trùng điệp:
nai về suối cũ
cỏ đón giêng hai
Con gặp lại chim én gặp mùa
nhân dân như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh
tay đưa.
- Đoạn văn của Nguyễn Tuân:
oán trách, van xin
Tiếng thác nước như khiêu khích, gằn, chế nhạo
tiếng một ngàn con trâu ...
4. Dặn dò.

- Hoàn thiện các bài tập trong SGK.
- Chọn lọc các đoạn thơ viết về mùa thu mà em đã được học, phân tích dấu ấn cá nhân của từng tác giả
trong nghệ thuật miêu tả và thể hiện.
- Chuẩn bị cho bài làm văn số 1.
* RÚT KINH NGHIỆM.
3

×