Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.55 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Bộ môn: Quản lí chất lượng

ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ
SỞ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú
Nhóm sinh viên:
Hồ Thị Lan:

20132181

Nguyễn Thị Tú: 20134494
Trần Thị Trang: 20134080

Yêu cầu của đề tài :
- Sơ đồ quy trình
- Giải thích các bước thực hiệnc c
- Cho ví dụ trên 1 đối tượng cụ thể

1


1. Giới thiệu về tiêu chuẩn cơ sở
1.1.

Khái niệm

Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình,
môi trường do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước,


đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác xây dựng và công bố để áp dụng
trong các hoạt động của tổ chức đó.
- Áp dụng tiêu chuẩn là sử dụng tiêu chuẩn trong hoạt động quản lý, sản xuất,
kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và trong các hoạt
động kinh tế - xã hội khác.
1.2.

Phân loại

Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau:
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
- Tiêu chuẩn quá trình;
- Tiêu chuẩn dịch vụ;
- Tiêu chuẩn môi trường.
Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ
sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để
quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.
1.3.

Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm

a) Tổ chức kinh tế
b) Cơ quan nhà nước
c) Đơn vị sự nghiệp
d) Tổ chức xã hôi – nghề nghiệp
2



1.4.
cơ sở

Các yêu cầu đối với các tổ chức xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

- TCCS do cơ sở xây dựng không được trái với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
tương ứng.và quy định của pháp luật hiện hành. TCCS của cơ sở phải được công
bố và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của
mình theo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố áp dụng;
- Quyết định ban hành TCCS là bằng chứng cho việc cam kết tuân thủ của lãnh
đạo doanh nghiệp, TCCS phải có số ký hiệu riêng và có thông tin thể hiện số hiệu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà khách hàng đã tham chiếu để xây dựng TCCS;
- Tất cả các chỉ tiêu (loại A, B, C) đã được quy định trong các Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia có liên quan đến sản phẩm phải được cơ sở tuân thủ và thể hiện đầy
đủ trong TCCS.

2. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
2.1.

Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

2.1.1.

Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở

- Không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
- Cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp
ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
2.1.2.


Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
- Kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở.
- Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài
tương ứng.
- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

3


2.2.

Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo 4 phương thức cơ bản sau:
PP1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở.
- Ưu điểm: giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình nếu đáp ứng được.
- Nhược điểm: đôi khi không thực tế khó đáp ứng được các tiêu chí của các
tiêu chuẩn do hạn chế về năng lực và cơ sở vật chất của doanh nghiệp
PP2: Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực
nghiệm.
Doanh nghiệp tự xây dựng dựa vào kết quả thử nghiệm của tổ chức. Phương pháp
này được nhiều doanh nghiệp ứng dụng.
- Ưu điểm: Tiêu chuẩn thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng.
- Nhược điểm: Mất thời gian + chi phí thử nghiệm mẫu.
Cần một đội ngũ nghiên cứu, phát triển sản phẩm kết hợp với việc đưa các mẫu
sản phẩm đi thử nghiệm để có kết quả xác thực

 Có các thông số cụ thể để xây dựng tiêu chuẩn.
PP3: Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
Xây dựng dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia.
- Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí nhưng phải có người am hiểu về lĩnh vực chuyên
môn
- Nhược điểm: Cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đòi hỏi tổ chức có chuyên gia
sâu trong lĩnh vực của mình.
PP4: Thuê các tổ chức bên ngoài xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (trong trường hợp
không thể thực hiện được 3 phương pháp trên).

4


Hiện nay có rất nhiều các tổ chức khoa học và công nghệ chuyên cung cấp các
dịch vụ tư vấn trong đó có tư vấn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
- Ưu điểm: Không tốn thời gian
- Nhược điểm: Tốn kém chi phí và doanh nghiệp có thể không tự hiểu được
tiêu chuẩn của mình.
2.3.

Trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây
dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm
những bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS

Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS
Ban kĩ thuật lập và thông qua chương trình công tác để soạn thảo tiêu chuẩn cơ
sở

Thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu , kết quả thử nghiệm có
liên quan, các thông tin về sản xuất, quản lý, sử dụng nghiên cứu khoa học và
công nghệ..
Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc soạn thảo
Viết bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn kèm gửi giấy dự thảo để lấy ý kiến
thành viên ban kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn
Ban kỹ thuật thu thập và xử lý ý kiến, lập bảng tổng hợp, tổ chức sửa chữa, bổ
sung và soạn thảo thành dự thảo TCCS
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS
Dự thảo TCCS và bản thuyết minh ( đã được thông qua trong ban kỹ thuật)
được gửi đến các cơ quan, bộ phận , cá nhân có liên quan để lấy ý kiến góp ý.
Nếu các ý kiến góp ý hoàn toàn đồng ý với nội dung của dự thảo thì thư kỹ Ban
kỹ thuật báo cáo với trưởng ban kỹ thuật về kết quả và lập hồ sơ dự thảo TCCS

5


theo quy định và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCCS để ban kỹ thuật thông
qua.
Trong trường hợp các ý kiến chưa nhất trí, dự thảo được tổ chức hội nghị
chuyên đề để tìm phương án xử lý.
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS
Thành phần tham dự có thể bao gồm các thành viên của ban kỹ thuật, và đại
diện các cơ quan , tổ chức, các nhân được gửi dự thảo TCCS để lấy ý kiến và các
chuyên gia khác , nếu thấy cần thiết.
Khi cần có thể tiến hành việc thử nghiệm, lấy thêm số liệu hoặc gửi dự thảo
TCCS đến các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan để lấy ý kiến bổ sung và tổ
chức hội nghị chuyên đề nhiều lần để đảm bảo nguyên tắc đồng thuận cho đến
khi dự thảo TCCS hoàn chỉnh.
Thư ký Ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý, lập biên bản hội nghị và bản tổng

hợp tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổ chức sửa chữa bổ sung để hoàn chỉnh dự
thảo.
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS
Thư ký Ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý, lập biên bản hội nghị và bản tổng
hợp tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổ chức sửa chữa bổ sung để hoàn chỉnh dự thảo
TCCS.
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Sau khi xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo, thư ký Ban kỹ thuật tiến hành lập
hồ sơ dự thảo TCCS theo quy định và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCCS để
Trưởng ban kỹ thuật thông qua.
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS
Hồ sơ dự thảo TCCS do Ban kỹ thuật thực hiện phải được thẩm tra theo quy
định.
Ban kỹ thuật có trách nhiệm bảo vệ dự thảo TCCS trước Hội đồng và có trách
nhiệm xử lý dự thảo theo kết luận của Hội đồng.
6


Sau khi hoàn thành các thủ tục thẩm định, cơ quan tiêu chuẩn sẽ tiến hành cấp
số hiệu tiêu chuẩn cho dự thảo TCCS.
Bước 8: Công bố TCCS
Người đứng đầu cơ sở ký văn bản quyết định ban hành TCCS.
Hình thức công bố TCCS:

Công bố tiêu chuẩn được thực hiện thông qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn
được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói sản phẩm, hàng hóa
hoặc trong các tài liệu giao dịch, giới thiệu sản phẩm và các hình thức thích hợp
khác.
Bước 9: In ấn TCCS.


7


3. Ví dụ.
CTY CỔ PHẦN NAFOODS GROUP

Số hiệu: KH-GĐ-01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do - Hạnh phúc

Lần ban hành: 05
Ngày ban hành: 25/11/2015

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Tiêu chuẩn cơ sở

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy Căn
cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu
chuẩn;
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty Nafoods group,

GIÁM ĐỐC CTY NAFOODS GROUP
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 05:2015/NAPROD

Áp dụng cho sản phẩm nước chanh leo cô đặc
Điều 2: Các bộ phận liên quan của Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
8


TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 05:2015/NAPROD
- Tên SP, hàng hoá: nước dứa cô đặc đóng bao vô trùng
- Kiểu, loại, mã số:
- Nhãn hiệu hàng hóa, mã ký hiệu sản phẩm:
- Số Giấy đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu...(nếu có);

PHẦN KHÁI QUÁT
Tên gọi
Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2015/NAPROD
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho sản phẩm nước dứa cô đặc đóng bao vô trùng
do công ty NAFOODS sản xuất.

PHẦN KỸ THUẬT
TỔNG HỢP CÁC MỐI NGUY TIỀM ẨN
SINH HỌC

HÓA HỌC

VẬT LÝ

Men


NaOH

Gỗ

Mốc

HNO3

Cát

E.coli

Chì

Đất

Coliform

Arsenic

Mảnh thủy tinh

Samonella

Mảnh vỡ kim loại

Streptococchi fecali

Dư lượng thuốc BVTV và

phân bón

Clostridium perfringens…

Các chất gây dị ứng như:

Và các vật thể lạ khác.

9


SO2, lạc, đậu nành, sữa,
trứng, cá, bột mỳ…
Men

NaOH

Gỗ

Mốc

HNO3

Cát

E.coli

Chì

Đất


Coliform

Arsenic

Mảnh thủy tinh

Samonella

Dư lượng thuốc BVTV và
phân bón

Mảnh vỡ kim loại

Streptococchi fecali
Clostridium perfringens…

Và các vật thể lạ khác.

Các chất gây dị ứng như:
SO2, lạc, đậu nành, sữa,
trứng, cá, bột mỳ…

MÔ TẢ NƯỚC
TT

CHỈ TIÊU

MÔ TẢ


1

Lí học

Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, độ
đục : 1 NTU.

2

Hóa học

- pH : 5.5 – 8.5
- Độ cứng : 500 mg/l
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS) : 1500 mg/l
- Hàm lượng Clorua (Cl-) : 250 mg/l
- Hàm lượng Sắt : 5 mg/l
- Hàm lượng Selen: 0.01 mg/l
- Hàm lượng Amoniac : 0.5 mg/l
- Hàm lượng Nitrate : 15 mg/l
- Hàm lượng Nitrite : 1 mg/l
- Hàm lượng sulfate : 400 mg/l
- Hàm lượng Chì : 0.01 mg/l
- Hàm lượng Asen : 0.05 mg/l
- Hàm lượng Đồng : 1 mg/l

10


- Hàm lượng Kẽm : 3mg/l
- Hàm lượng Xianua : 0.01 mg/l

- Hàm lượng Thủy ngân : 0.001 mg/l
- Hàm lượng Cadimi : 0.005 mg/l
- Hoạt độ phóng xạ α: 0.1 Bq/l
- Hoạt độ phóng xạ β: 0.1 Bq/l
- Không có các chất gây dị ứng
- E.coli: không tìm thấy ( MPN/100ml)

3

Sinh học

4

Thành phần phụ gia

Không

5

Nguồn gốc

Nước ngầm

Quy trình xử lí

Nước ngầm
lọc áp lực
anh)

6


- Coliform: 3 (MPN/100ml)

trạm bơm bể chứa nước thô
tank
bể lọc tinh
tank lọc (cát-sỏithạch

Tank lọc than hoạt tính
chứa nước 20 m3

cột lọc sợi bông

tank

7

Phương tiện vận
chuyển

Đường ống nhựa và Bơm

8

Điều kiện bảo quản

Đựng trong tank 20 m3 ở điều kiện môi trường

9


Thao tác trước khi sử
dụng

Làm sạch, khử trùng

10

Đặc điểm kĩ thuật về
nước sản xuất

Đạt theo tiêu chuẩn nước uống của tiêu chuẩn EU và
Bộ Y Tế Việt Nam QCVN 01: 2009/BYT

11

Các yêu cầu cần phải
tuân thủ

Xử lí theo đúng quy trình đề ra, sử dụng các loại hóa
chất theo đúng quy định.

MÔ TẢ BAO BÌ
TT
1

CHỈ TIÊU
Lý học

MÔ TẢ
* Túi mẫu vô trùng

- Đảm bảo vô trùng, không có khí, không rách, không
thủng, không bám bụi, miệng túi phải cân và kín.

11


- Dài x rộng: 360 x 260 mm
* Đối với bao vô trùng
- Không có không khí, không rách, không thủng,
không bám bụi, nắp phải kín.
- Dài x rộng: 1620 x 920 mm
- Độ bền kéo (N/15 mm): MD>61, TD>67
- Độ căng /kéo dãn: MD +/-20% 170, TD +/-20% 110
- Khả năng bị thủng (trong/ngoài): N> 32; Cm +/15% 0.70; N*cm>10,50
- Khả năng bị thủng (ngoài/trong): N> 33; Cm +/15% 0,65; N*cm>10,20
- Độ bền kín (N/15mm): 55
- Khả năng chịu nhiệt: 1100C
- Khả năng thẩm thấu oxy: ccO2/m2/ d <1 tại 230C và
độ ẩm 75%
* Đối với bao PE:
-Sử dụng polyliners thực phẩm không ảnh hưởng tới
chất lượng của sản phẩm, màu trắng trong.
- Hai múi dán song song cách nhau 0.3 cm, múi dán
chắc, bền, đẹp, kín, không rách, không thủng và sạch
sẽ
- Dài x rộng: 1700 x 1100 mm
- Dày: Min 0.2 mm
* Đối với thùng phuy:
-Làm bằng tôn cán nguội, sạch sẽ, không có cạnh sắc,
không có vết xước, không rỉ. Mặt trong được sơn màu

ghi, mặt ngoài được sơn màu vàng da cam (sơn dùng
cho thực phẩm)
- Đường kính ngoài: 570 (±2) mm
- Đường kính trong: 568 (±2) mm
- Chiều cao:
2

Hóa học (bao túi tiếp

965 (±5) mm

- Trọng lượng:
15 (±0.5) kg
Không có chất phụ gia gây dị ứng, không có chất màu

12


có thể thôi nhiễm vào sản phẩm.

xúc trực tiếp với sản
phẩm)
3

4

Không có côn trùng xâm nhập, bám và trú ngụ đối
với thùng phuy và bao PE

Sinh học


* Đối với bao vô trùng và túi mẫu vô trùng: nhập
khẩu

Nguồn gốc

* Đối với bao PE và thùng phuy: Mua từ nhà cung
ứng trong nước.
* Đối với bao vô trùng và túi mẫu vô trùng: sản xuất
theo công nghệ vô trùng của Goglio

5

Phương pháp sản xuất

* Đối với bao PE: Sản xuất từ hạt nhựa LDPE - sản
phẩm sản xuất từ dầu mỏ, nhập khẩu từ nước ngoài.
* Đối với thùng phuy: được sản xuất từ tôn cán
nguội, trên dây chuyền công nghệ của Bỉ

6

Xe chuyên chở phải sạch sẽ không lẫn tạp chất,
không có

Phương tiện vận
chuyển

mùi lạ, sàn xe bằng phẳng và có bạt che phủ.


7

Điều kiện bảo quản và
thời hạn sử dụng

Bảo quản ở nhiệt độ môi trường, tránh ánh nắng trực
tiếp, thời hạn theo công bố của nhà sản xuất.

8

Thao tác trước khi sử
dụng

Nhập kho, kiểm tra ngoại quan.

9

Đặc điểm kỹ thuật về
ATTP

Cam kết của nhà cung cấp về việc đáp ứng yêu cầu
ATTP

10

Các yêu cầu cần phải
tuân thủ

Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất


MÔ TẢ NGUYÊN LIỆU DỨA CÔ ĐẶC
TT

Yêu cầu

Chi tiết

1

Nguyên liệu

Dứa quả chín tươi tự nhiên

2

Tên khoa học

Ananas comosus

3

Chủng loại

Dứa quả Cayen

4

Trọng lượng tối thiểu

Từ 0.5 kg trở lên đối với loại 1.


13


Từ 0,35 – 0,49 đối với loại 2.
Ngoài ra những quả đạt trọng lượng trên 0,5kg nhưng bị
mắc các khuyết tật nhỏ như: dập nhẹ, rám nắng nhỏ hơn
1/5diện tích bề mặt quả, những quả bị dị tật, xanh không đạt
tiêu chuẩn.
5

Đặc điểm ngoại quan

Không được dập úng, không bị rám nắng, không dị dạng,
không sâu bệnh, không bị côn trùng xâm nhập.

6

Mùi vị

Đặc trưng của qủa Dứa chín tươi tự nhiên, không được dập
úng, không có mùi lên men, không có mùi và vị lạ

7

Màu vỏ

8

Đặc điểm vật lý


Không được nhiễm hoặc lẫn các vật lạ như bùn đất, que và
các tạp chất khác.

9

Tình trạng sâu bệnh

Không bị sâu bệnh, côn trùng gặm nhấm.

10

Hóa chất

Không có chất bảo quản, không có dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón.

11

Chồi cuống

Được chặt sạch, không được lẹm vào phần thịt quả.

12

Các tiêu chỉ loại bỏ

Tất cả các khuyết điểm về nguyên liệu vi phạm các tiêu chỉ
từ 3-11.


- Mùa Đông: chín từ một hàng mắt đến cả quả.
- Mùa Hè: chín từ một mắt đến 1/2 quả

MÔ TẢ SẢN PHẨM NƯỚC DỨA CÔ ĐẶC

Chỉ tiêu

Quy cách kỹ thuật

Thành phần

Cô đặc từ nước ép quả dứa tự nhiên

Đặc tính lý
hóa

Hàm lượng thịt quả ở 13 độ Brix: 3-8%
Trạng thái: đặc sệt
Không lẫn tạp chất( không có chấm đen, chỉ có tối đa 4
chấm nâu/10ml sản phẩm)

Đặc tính hóa
học

Hàm lượng chấ khô hòa tan: Brix= 60-65
pH= 2,8-4,5
Axit citric: 1,5-4
14



Axit lactic: max0,5 g/l
Hàm lượng nitrat : max 15mg/l
Không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo
quản
Đặc tính sinh
học

Vi sinh vật tổng số max: 1000CFU/l
Nấm men: max 50 CFU/l
Nấm mốc: max 50CFU/l

Bao gói
Ghi nhãn

Đóng bao vô trùng, có lót PE và được để trong thùng
phuy kim loại cứng, bền và hợp vệ sinh.
Theo yêu cầu của khách hàng
Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam( TCVN
7887:2008)

Phương pháp
phân phối

Phân phối trực tiếp đến nhà sản xuất, môi giới và thông
qua các đại lý

Điều kiện bảo
quản và vận
chuyển


Bảo quản nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu
vào sản phẩm

Cách sử dụng
và đối tượng sử
dụng

Pha thêm nước uống bình thường, có thể uống kèm với đá

Thời hạn sử
dụng

12 tháng kể từ ngày sản xuất

Tránh va đập
Dùng cho mọi đối tượng

GIẢI THÍCH QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
Ngay từ những năm đầu mới thành lập, nhà máy Nafoods đã áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và HACCP.
Đến năm 2015 đã xây dựng tiêu chuẩn TCCS ban hành lần thứ 5 tham khảo hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 được nhìn nhận dưới sự tích
hợp của ISO 9001, HACCP và GMP trong sản xuất thực phẩm tiết kiệm nhiều

15


công sức và chi phí đối với các tổ chức đặc biệt khi phải vận hành một lúc các tiêu
chuẩn trên.
Đội an toàn thực phẩm và thông qua chương trình công tác để soạn thảo tiêu

chuẩn, thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu hoặc kết quả thử
nghiệm, các thông tin về sản xuất, nghiên cứu khoa học…
Dịch và nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và
các điểm kiểm soát tới hạn HACCP, ISO 9001:2000 làm cơ sở cho việc soạn thảo.
Tổ chức lấy ý kiến của các phòng ban QACN, xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự
thảo TCCS, qua xem xét của trưởng phòng QA rồi gửi đến phó tổng giám đốc sản
xuất phê duyệt in ấn.
Tiêu chuẩn cơ sở này được xây dựng dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn quốc
tế, tiêu chuẩn quốc gia theo phương pháp 3 là sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn cơ sở
hiện hành, thuộc loại tiêu chuẩn kỹ thuật.
4. TỔNG KẾT
Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức xây dựng và công bố để áo dụng
trong các hoạt động của cơ sở, theo hướng dẫn của bộ Khoa học & Công Nghệ.
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng phụ thuộc vào khả năng thực tiễn đáp ứng của
cơ sở, hoàn toàn tự nguyện.
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng và ban hành nội bộ trong tổ chức vì thế nên
các bước để xây dựng một tiêu chuẩn cơ sở còn phụ thuộc vào quy mô, khả năng
thực tế và cơ cấu bộ máy của mỗi tổ chức có thể sẽ khác đi phần nào nhưng nhìn
chung vẫn dựa trên quy trình xây dựng theo sự hướng dẫn của bộ Khoa Học &
Công Nghệ.

16



×