Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thiết kế website bán hàng qua mạng cho Công ty TNHH MTV Công Nghệ Số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài “Thiết kế website bán hàng qua mạng cho
Công ty TNHH MTV Công Nghệ Số” em đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của các thầy cô Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông
thuộc Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt em cho phép em bày tỏ lòng biết ơn đến sự
hướng dẫn tận tình của Thầy Phạm Đức Long, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.Trong quá trình
thực hiện đồ án thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em rất nhiều.
Tuy đã cố gắng hết sức tìm hiểu, phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống
nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông
cảm và góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên
em hoàn thành báo cáo này.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................1
MỤC LỤC.............................................................................................................2
MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
CHƯƠNG 1 CÁC KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ LẬP TRÌNH.............................5
1.TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ ASP.NET.............................................................5
1.1 ASP.NET LÀ GÌ......................................................................................5
1.2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ASP.NET............................................7
1.3. CẤU TRÚC FILE ASP.NET..................................................................7
1.4. CÁC CÁCH HIỂN THỊ DỮ LIỆU TRONG ASP.NET.........................7
2. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VBSCRIPT......................................................10
2.1. GIỚI THIỆU VỀ VBSCRIPT..............................................................10
2.2. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CỦA VBSCRIPT.............................................10
2.3. BIẾN TRONG VBSCRIPT..................................................................11
2.4. HẰNG TRONG VBSCRIPT................................................................11


2.5. CÁC TOÁN TỬ TRONG VBSCRIPT.................................................11
2.6. CÁC HÀM CÓ SẴN VÀ THÔNG DỤNG CỦA VBSCRIPT.............11
3. TỔNG QUAN VỀ WEBSITE.....................................................................13
3.1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA WEBSITE.................................................13
3.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN WEBSITE............................14
3.2 CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG WEBSITE..............................................15
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG...........................................20
1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐỀ TÀI................................................................20
1.1. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THÔNG........................................................20
1.2. YÊU CẦU ĐẶT RA CHO HỆ THỐNG.............................................20
2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................................................22
2.1. KHẢO SÁT..........................................................................................22
2.2. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG.......................................................23
2.3. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC NGỮ CẢNH..................................24
2.4. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC ĐỈNH.............................................25
2.5. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC DƯỚI ĐỈNH..................................26
2.6. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT.....................................................30


2.7. CHUẨN HOÁ MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT............................31
2.8. DANH SÁCH CÁC BẢNG DỮ LIỆU................................................32
2.9. CẤU TRÚC WEBSITE........................................................................35
2.10. TÌM HIỂU VÀ TÍCH HỢP HỆ THỐNG ĐẢM BẢO TÀI KHOẢN
ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN WEBSITE....................................................36
CHƯƠNG 3 CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM.......................................................41
1. CÀI ĐẶT WEBSITE...................................................................................41
2. QUẢN LÝ DỮ LIỆU..................................................................................44
1. Thông tin cơ bản về sản phẩm.................................................................44
2. Thông tin chi tiết về sản phẩm................................................................45
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI...........................56

1. ĐÁNH GIÁ KẾ QUẢ TÌM HIỂU...............................................................56
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI................................................................57
KẾT LUẬN.........................................................................................................58
TÀI LIỆU VÀ NHỮNG WEBSITE THAM KHẢO..........................................59
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................60


MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới không ngừng của khoa học kỹ thuật công nghệ,
nhiều lĩnh vực đã và đang phát triển, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.
Thành công lớn nhất có thể kể đến là sự ra đời của internet. Vì vậy công nghệ
thông tin ngày nay đã phát triển vượt bậc, tin học được ứng dụng rộng rãi trong
tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và quảng
bá thương hiệu của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam đã rất nhiều doanh nghiệp đang tiến hành thương mại hóa trên
Internet nhưng do những khó khăn về cơ sở hạ tầng như viễn thông chưa phát
triển mạnh, các dịch vụ thanh toán điện tử qua ngân hàng chưa phổ biến nên chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu sản phẩm và tiếp nhận đơn đặt hàng thông qua web.
Để tiếp cận và góp phần đẩy mạnh sự phổ biến của thương mại điện tử ở
Việt Nam, em đã tìm hiểu và Thiết kế website bán hàng qua mạng cho công ty
TNHH MTV Công Nghệ Số.
Nội dung của báo cáo chia làm 3 phần:
Chương 1: Các kỹ thuật và công cụ lập trình.
1. Tìm hiểu công nghệ ASP. NET
2. Ngôn ngữ lập trình VBSCRIPT.
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống.
1. Phân tích yêu cầu đề tài.
2. Phân tích thiết kế hệ thống.
Chương 3: Cài đặt hệ thống.
1. Yêu cầu hệ thống và Cài đặt và thử nghiệm.

3. Thiết kế giao diện và hướng dẫn sử dụng.


CHƯƠNG 1 CÁC KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ LẬP TRÌNH
1.TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ ASP.NET
1.1 ASP.NET LÀ GÌ

-ASP.NET là phiên bản kế tiếp của Active Server Page (ASP), nó là một
nền phát triển ứng dụng Web hợp nhất, cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết cho lập
trình viên xây dựng các lớp ứng dụng chuyên nghiệp. Cú pháp ASP.NET tương
thích với cú pháp ASP, ngoài ra ASP.NET còn cung cấp một mô hình lập trình
mới, nền tảng an toàn (secure), linh hoạt (scalable),và ổn định (stable). Sẽ cảm
thấy dễ chịu khi nâng cấp ứng dụng ASP hiện có, bằng cách đưa vào các hàm
ASP.NET cho chúng.
- ASP.NET là biên dịch, dựa trên môi trường .NET và có thể xây dựng
bằng bất cứ ngôn ngữ nào tương thích.NET, bao gồm Visual Basic.NET, C#, and
JScript .NET. Ngoài ra, toàn bộ thư viện .NET Framework có thể sử dụng với
ứng dụng ASP.NET, lập trình viên tận dụng dễ dàng những lợi ích của các kỹ
thuật được cung cấp, bao gồm quản lý môi trường thực thi ngôn ngữ chung (common
language runtime), kiểu an toàn (type safety), kế thừa (inheritance), .v.v.
Tìm hiểu về .NET framework:
Muốn tìm hiểu rõ về ASP.NET thì ta nên tìm hiểu về .NET framewok
trước. .NET gồm có hai phần: Framework và Integrated Development
Environment (IDE). Framework cung cấp tất cả những gì cần thiết căn bản. Chữ
Framework có nghĩa là cái Khung hay khung cảnh trong đó ta dùng những hạ
tầng cơ sở theo một qui ước nhất định để công việc trôi chảy. Còn IDE cung cấp
một môi trường giúp ta triển khai dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nếu không có IDE
ta cũng có thể dùng Notepad và line commands để triển khai nhưng nó chậm
hơn. Do đó, nếu có chỗ nào IDE genareted code có vẽ quá rắc rối, bạn nên trở về
Framework để xem mình tối thiểu cần những thứ gì. Vì nói cho cùng, Framework



là quan trọng nhất, còn IDE chỉ là một công cụ gắn lên phía trên Framework thôi.
Trong .NET, C# và VB.NET đều dùng cùng một IDE.

Hình 1.1: Các bộ phận của microsoft. Net Framework
- Tầng dưới chót :Trong hình 1, ở tầng dưới chót là Common Language
Runtime (CLR) . Ðây là trung tâm điểm của .NET Famework, nó là hầm máy để
chạy các năng tính của .NET. Nó gồm có một hệ thống chung cho data types (các
loại dữ kiện) để giúp việc thừa kế từ các ngôn ngữ lập trình khác nhau có thể
thực hiện đuợc. .NET cho phép các ngôn ngữ lập trình khác nhau có thể được
compile ra một ngôn ngữ trung gian, gọi là Microsoft Intermediate Language
(MSIL) hay gọi tắt là Intermediate Language (IL), giống giống như p-code hay
Java Byte-Code. Nếu trong Java ta cần Java Vitual Machine thì ở đây ta cần CLR
để chạy chương trình.
- Tầng giữa: Tầng giữa của Framework gồm những dịch vụ tổng quát
thiết yếu của system trong tương lai, hy vọng chúng sẽ được trở thành chuẩn
trong kỹ nghệ như ADO.NET và XML. Các dịch vụ nầy có thể phục vụ tất cả các
ngôn ngữ lập trình.
- Tầng trên nhất: Tầng trên cùng nhất liên quan đến User và Program
Interface. ASP.NET nằm trong tầng này


1.2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ASP.NET

Khi một Browser thông qua trình duyệt Web gửi yêu cầu đến một tập
tin .aspx nào đó thì kịch bản chứa trong tập tin sẽ được chạy và trả kết quả về cho
Browser đó. Khi Server nhận yêu cầu tới một tập tin .aspx thì nó sẽ đọc từ đầu
đến cuối tập tin đó, thực hiện các câu lệnh kịch bản và trả kết quả về cho
Browser. Kết quả trả về là một trang HTML.

1.3. CẤU TRÚC FILE ASP.NET

Một trang ASP.NET thông thường gồm có các thành phần sau:
+ Dữ liệu văn bản.
+ Các thẻ HTML.
+ Các đoạn mã chương trình phía Client đặt trong cặp thẻ <SCRIPT> và </SCRIPT>.
+ Mã chương trình ASP.NET được đặt trong cặp thẻ <% và %>.
1.4. CÁC CÁCH HIỂN THỊ DỮ LIỆU TRONG ASP.NET

Như chúng ta đã biết Web form là một control hiển thị dữ liệt trên
ASP.NET. Ngoài web form ta còn có các control khác để hiển thị dữ liệu một các
linh hoạt tuỳ vào yêu cầu của từ website nhất định mà ta có thể quyết định sử
dụng loại control nào.
Tạo Custom Tag (Web Custom Control):
Một trong những cách hiển thị và xử lý dữ liệu trong web là tạo ra các
customTag. Ta có thể xem các đối tượng UI trong web form là các customTag do
ASP.Net hỗ trợ.Tạo một customTag:
Trong C# customTag có tên là web Custom control. Để tạo 1 web Custom
control ta phải tạo 1 project có tên web Control library. Sau khi web Control
library được tạo, thì web Custom control được tạo mặc định. Dịch file (.cs) thành
(.dll). Để sử dụng dll. tạo 1 project mới (webApp).Đăng ký 1 custom Control. Từ
project vào menu Tool\customize Toolbox…
- Trong tab .NET chọn brower. Chọn file dll vừa dịch, ấn OK.
- Lúc này, ta đã có 1 tool mới trên toolbar. Kéo tool này vào document.
Tạo project Web Control Library.
- Vào menu File\New\Project…
- Trong hộp thoại New Project:


Hình 1.2: Hộp thoại New project

- Chọn Web Control Library.
- Nhập tên project mới (ta nhập CustomTag). (tên của project là tên
namepase của các đối tượng sau này).
- Nếu project chính đã được tạo và đang mở thì chọn Add to Solution. Nếu
chưa có project chính thì chọn Close Solution.
- Click vào OK. Dialog project được đóng, trong cửa sổ Solution Explorer
xuất hiện một project mới.

Hình 1.3: Cửa sổ Solution Explorer
- Một control được tạo có tên WebCustonControl1.cs.
Dịch control WebCustonControl1.
- Vào menu Build\Build CustomTag.
- Lúc này CustomTag.dll đã được tạo trong thư muc bin của project.
Đăng ký một Custom Control.
- Vào menu Tool\CustomizeToolBox , ấn chuột phải toolbar chọn Customize ToolBox


- Hộp thoại Customize ToolBox xuất hiện chọn .NET Framework Components.
- Trong tab .NET Framework Components. Chọn nút Browse…
- Hộp thoại Open xuất hiện, chọn đường dẫn đến tập tin CustomTag.dll
(thường tập tin này nằm trong Solution chứa project\tên project\bin\Debug).

Hình 1.4: Hộp thoại Open
- Click vào Open.
- Trong hộp thoại Customize ToolBox có thêm dòng WebCustomControl1 đánh dấu.

Hình 1.5: Hộp thoại Customize Toolbox
- Click OK. Bậy giờ chúng ta để ý trên thanh ToolBar xuất hiện một

control mới có tên WebCustomControl1.



Hình 1.6: Một Control mới trên thành Toolbar

2. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VBSCRIPT
2.1. GIỚI THIỆU VỀ VBSCRIPT

VBScript là một thành phần mới nhất trong họ ngôn ngữ lập trình Visual
Basic, cho phép tạo ra những script sử dụng được trên nhiều môi trường khác
nhau như các script chạy trên Browser của client (Ms Internet Explorer 3.0) hay
trên Web server (Ms Internet Information Server 3.0).
2.2. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CỦA VBSCRIPT

VBScript chỉ có một kiểu dữ liệu duy nhất là Variant. Variant là một
kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các loại dữ liệu khác nhau từ những kiểu dữ liệu
đơn giản như kiểu số cho đến các kiểu dữ liệu phức tạp như kiểu bản ghi. Vì
Variant là kiểu dữ liệu duy nhất của VBScript nên đây cũng là kiểu dữ liệu trả về
từ các hàm/thủ tục viết bằng VBScript.
Nói một cách dễ hiểu hơn là: Nếu trong Pascal bạn phải lưu trữ dữ liệu số
trong kiểu dữ liệu Interger, dữ liệu chuỗi trong kiểu String thì trong VBScript
bạn có thể vừa lưu trữ dữ liệu số vừa lưu trữ dữ liệu chuỗi (hay bất kỳ kiểu dữ
liệu nào khác) trong kiểu dữ liệu Variant. Việc xem một biến Variant là số hay
chuỗi tùy vào ngữ cảnh sử dụng.
Để chuyển dữ liệu từ kiểu này sang kiểu khác ta dùng các hàm chuyển
như: CBool, CByte, CInt, CStr, CDate,…
Để biết một biến Variant đang lưu trữ kiểu dữ liệu nào, ta dùng hàm
VarType.


2.3. BIẾN TRONG VBSCRIPT


Biến là một tên tham chiếu đến một vùng nhớ, là nơi chứa thông tin của
chương trình mà thông tin này có thể được thay đổi trong thời gian script chạy.
Cách khai báo biến: Dim <tên biến>
Tên biến phải bắt đầu bằng một kí tự chữ, trong tên biến không chứa dấu
chấm, chiều dài tối đa là 255 kí tự và một biến phải là duy nhất trong tầm vực mà
nó được định nghĩa.
Biến trong VBScript có thể là biến đơn hay là dãy. Khi khai báo Dim
A(10) thì VBScript tạo ra một dãy có 11 phần tử. Có thể thay đổi kích thước một
dãy trong thời gian chạy bằng cách dùng ReDim.
2.4. HẰNG TRONG VBSCRIPT

Hằng là một tên có nghĩa đại diện cho một số hay một chuỗi và không thể
thay đổi trong quá trình chạy.
Cách khai báo hằng số giống như là khai báo biến, chỉ cần thay Dim bằng Const.
Ví dụ:

Const MyString = “This is my string”

2.5. CÁC TOÁN TỬ TRONG VBSCRIPT

VBScript có các toán tử khác nhau như số học, luận lý, so sánh. Nếu
muốn chỉ định thứ tự ưu tiên của toán tử một cách rõ ràng thì dùng dấu ( ), thứ tự
ưu tiên của các toán tử như sau (từ trên xuống dưới, từ trái sang phải).
- Số học: ^, -(âm), *, /, mod, +, -, &, \ (chia lấy nguyên).
- So sánh: =, <>, <, >, <=, >=, Is.
- Luận lý: Not, And, Or, Xor, Eqv, Imp.
Toán tử * và /, + và – có cùng độ ưu tiên và được thực hiện từ trái sang phải.
2.6. CÁC HÀM CÓ SẴN VÀ THÔNG DỤNG CỦA VBSCRIPT


 Các hàm toán học:
Hàm ATN, Cos, Sin, Tan, Exp, Log, Sqr,…
 Các hàm thao tác trên chuỗi
Hàm Instr, Len, Lcase, Ucase, Trim,…
 Các hàm xử lý ngày giờ
Hàm Date, Time, Now, Year, Month, Day, Hour, Minute, Second,…


 Các hàm chuyển đổi
Hàm Abs, Cbool, Cbyte, Cint, Cdate,…
Các hàm kiểm tra
Hàm

IsArray, IsDate, IsEmpty, IsNull, IsNumeric....


3. TỔNG QUAN VỀ WEBSITE
Webpage: là một trang web, tức một file có đuôi HTM hay HTML. Đó là
một tập tin viết bằng mã code HTML chứa các siêu liên kết (hyperlink) đến các
trang khác. Trên trang web ngoài thành phần chữ nó còn có thể chứa các thành
phần khác như hình ảnh, nhạc...
Website: là tập hợp những trang web liên kết với nhau bằng các siêu liên
kết. Website được đưa vào mạng internet để hoà cùng các website khác, mọi
người trên khắp thế giới đều có thể truy cập được vào website để lấy thông tin.
Bạn có thể hiểu website tương tự như quảng cáo trên các trang vàng,
nhưng có điểm khác ở chỗ nó cho phép người truy cập có thể trực tiếp thực hiện
nhiều việc trên website như giao tiếp, trao đổi thông tin với người chủ website và
với những người truy cập khác, tìm kiếm, mua bán vv...chứ không phải chỉ xem
như quảng cáo thông thường. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập
website- nhìn thấy nó chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả. Đối với

một doanh nghiệp, Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể
được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ
một ngày, 7 ngày một tuần, quanh năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm
thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
3.1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA WEBSITE
Các web site có thể vô cùng đa dạng về kiểu cách, nội dung, cách tổ chức,
và mục đích, nhưng tất cả các web site đều được thiết kế để thực hiện chức năng
của chúng là các nguồn tài nguyên cùng chia sẻ những đặc điểm cơ bản.
Trang chủ (home page);
Menu đồ hoạ hay văn bản;
Menu và các submenu;
Thời gian quản lý;
Danh sách "các site liên quan";
Thư viện, phụ lục, chỉ số;
Các vấn đề thường gặp - các trang FAQ;


Web và môi trường trên cơ sở web đã mở ra một học viện đơn nhất vô
song, đó là trang FAQ, nơi mà các vấn đề, câu hỏi thường xảy ra từ độc cấp qua
web site. Trang FAQ cũng có thể giám thiểu nhân sự tiêu tốn vào việc hỗ trợ
khách hàng, những người bình thường chỉ trả lời các cầu hỏi lặp lại, thường kỳ
của khách hàng, độc giả.
Ngoài ra, các trang web thương mại điện tử còn mở rộng thêm các module
chức năng mới như: bán hàng trực tuyến, diễn đàn, chat, quảng cáo, thăm dò ý
kiến khách hàng…
3.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN WEBSITE
Website tĩnh: là một cách gọi khác của website phiên bản đầu tiên. Khi
những website đầu tiên hiện diện trên mạng Internet, nó chỉ là một văn bản
HTML đơn thuần, có nhiệm vụ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo.
Khách thăm website giống như những người đọc báo, không thể trò truyện, giao

tiếp với nó. Nội dung của website được xác định ngay từ khi "lên khuôn". Nếu
muốn thay đổi, thêm bớt nội dung, người quản lý phải biết làm lại khuôn để có
thể in ra những tờ báo mới.
Website động: là một phần mềm chạy trên nền tảng cơ sở web (web-base)
với giao diện là một website tĩnh (nền tảng là văn bản HTML). Với chương trình
phần mềm này, người chủ website có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật
thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên
nghiệp. Hơn nữa, với các chương trình ứng dụng, khách tham quan có thể trao
đổi thông tin với chủ website và những người cùng vào website như mình.
Domain name: là Tên miền (Domain name) là định danh của
website trên Internet. Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu
của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng
ký trước. Tên miền có hai dạng:
Tên miền quốc tế dạng: www.tencongty.com (.net, .biz .org, .info...)
Tên miền quốc gia dạng:www.tencongty.vn hoặc www.tencongty.com.vn
( net.vn , .biz.vn .org.vn, .gov.vn...)


Tùy theo mô hình tổ chức và nhu cầu của doanh nghiệp, bạn sẽ được cấp
tên miền theo các dạng trên.
Web Hosting: là nơi lưu trữ tất cả các trang Web, các thông tin, tư liệu,
hình ảnh của Website trên một máy chủ Internet, Web Hosting đồng thời cũng là
nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với
người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. Nói một cách
đơn giản, Web Hosting tương đương với trụ sở làm việc của một doanh nghiệp
trong đời thường.
Sự liên kết giữa Domain name và Web Hosting - Domain Name Servers
(DNS). Việc liên kết giữa Domain name và Web Hosting để tạo ra một nền móng
cho Website đòi hỏi phải có một yếu tố trung gian trên Internet, đó chính là DNS
Name Servers (các máy chủ phân giải tên). Mỗi nhà cung cấp Web Hosting sẽ có

một DNS riêng để làm nhiệm vụ nối kết giữa Domain name với Web Hosting bạn
đã đăng ký. Khi bạn đăng ký dịch vụ Web Hosting, người ta sẽ cung cấp cho bạn
các địa chỉ và dãy số IP để bạn trỏ Domain name của bạn tới. Thông thường, các
dãy này được chia làm 2 phần, dãy thứ nhất gọi là Primary DNS, dãy tiếp theo
(có thể từ 1 đến 5 dãy) sẽ là Secondary DNS.
Ví dụ:
Primary DNS: NS1.VNNETSOFT.COM 66.246.37.106
Secondary DNS: NS2.VNNETSOFT.COM 66.246.37.107
Khi có được các địa chỉ và dãy số IP này, bạn chỉ cần khai báo trong hệ
thống quản lý Domain name của bạn (điền địa chỉ hoặc dãy số IP hoặc cả 2 tùy
theo yêu cầu), Domain name sẽ tự động liên kết với Web Hosting trong vòng 24
giờ đồng hồ.
3.2 CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG WEBSITE

Page: là một đối tượng Servers. Nó chứa tất cả các control server page.
Các thuộc tính cần quan tâm của đối tượng Page:
- Application.
- Request.
- Response.
- Session.


- Server.
Response: Lưu và đọc một cookie:
//Tạo thời gian lưu trữ
DateTime dt = DateTime.Now;
TimeSpan ts = new TimeSpan(0,0,10,0);
//Cấp phát một Cookie.
HttpCookie MyCookie = new HttpCookie("name");
MyCookie.Value = "AZ Solution";

MyCookie.Expires = dt.Add(ts);
//Lưu giá trị Cookie
Response.Cookies.Add(MyCookie);
//Đọc giá trị Cookie
String valueCookie =
Response.Cookies["name"].Value;
//In giá trị Cookie ra trang web
Page.Response.Write(valueCookie);
Phương thứa write():
Ví dụ: ta muốn in một câu thông báo hay một đoạn script nào đó
trên trang web bằng các gọi một phương thức đã được định nghĩa trong code của
web form. Ta thực hiện như sau:
- Tạo một phương thức có tên print_text();
public void print_text(String text)
{

Page.Response.Write(text);

}
- Trong code HTML ta gọi phương thức print_text() vừa tạo.
<%
print_text("AZ Solution");
%>
* Nội dung được in đúng ngay vị trí lúc gọi phương thức
print_text().


Request:
- Đọc tất cả các giá trị có trong đối tượng headers.
public void printHeaders()

{
int loop1, loop2;
System.Collections.Specialized.NameValueCollection coll;
// Load Header collection vào đối tượng
NameValueCollection.
coll=Request.Headers;
// Đọc tên tất cả các thành phần vào mảng chuỗi.
String[] arr1 = coll.AllKeys;
for (loop1 = 0; loop1{
Response.Write("Key: " + arr1[loop1] +
"
");
// Lấy tất cả các giá trị của tên.
String[] arr2=coll.GetValues(arr1[loop1]);
for (loop2 = 0; loop2{
Response.Write("Value " + loop2 + ": "
+ arr2[loop2] + "
");
}
}
}
Đọc tất cả các giá trị có trong QueryString.
public void printQueryString()
{
int loop1, loop2;
// Load đối tượng NameValueCollection.


System.Collections.Specialized.NameValueCollection
coll=Request.QueryString;

// Đọc tên tất cả các thành phần vào mảng chuỗi.
String[] arr1 = coll.AllKeys;
for (loop1 = 0; loop1 < arr1.Length; loop1++) {
Response.Write("Key: " + arr1[loop1] +
"
");
String[] arr2 = coll.GetValues(arr1[loop1]);
for (loop2 = 0; loop2 < arr2.Length; loop2++)
{
Response.Write("Value " + loop2 + ": "
+ arr2[loop2] + "
");
}
}
}
QueryString là dữ liệu được truyền từ trang này qua trang khác bằng
method get. Tức dữ liệu truyền đi được hiển thị trong URL.
Đọc tất cả các đối tượng trong Form.
public void printForms()
{
int loop1;
System.Collections.Specialized.NameValueCollection coll;
//Load Form variables vào đối tượng
NameValueCollection.
coll=Request.Form;
// Đọc tên tất cả các thành phần vào mảng chuỗi.
String[] arr1 = coll.AllKeys;
for (loop1 = 0; loop1 < arr1.Length; loop1++) {


Response.Write("Form: " + arr1[loop1] +
"
");

}
}
Trong ASP.NET, đối tượng Form là tập hợp các dữ liệu được truyền trong
method Post.
Ví dụ: ta có một form gồm một textbox và một nút submit. Thuộc tính
action là liên kết đến trang hiện tại (WebForm1.aspx). method = post.
<form action="WebForm1.aspx" method="post" runat="server">
runat="server"></asp:TextBox>
Text="Submit"></asp:button>
</form>
Khi nút submit được click, dữ liệu trong text được truyền đến trang
WebForm1.aspx. Lúc này để lấy dữ liệu trong textbox ta phải dùng qua đối tượng
Form.
Page.Response.Write(Request.Form["name"]);
* name là id của textbox.


CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐỀ TÀI
1.1. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THÔNG

Đây là một website nhằm bán và giới thiệu rộng rãi các mặt hàng đến cho
người tiêu dùng với các chi tiết mặt hàng cũng như giá cả một cách chính xác.
Bao gồm những chức năng sau:
 Cho phép nhập hàng vào CSDL.
 Hiển thị danh sách các mặt hàng theo từng loại (bao gồm: hình ảnh,
giá cả).
 Hiển thị hàng hóa mà khách hàng đã chọn để mua.

 Hiển thị đơn đặt hàng của khách hàng, xử lý đơn đặt hàng.
 Cung cấp khả năng tìm kiếm, khách hàng có thể truy cập từ xa để
tìm kiếm xem mặt hàng đặt mua.
 Cho phép quản lý đơn đặt hàng.
 Cập nhập hình ảnh của hàng hóa, chủng loại, số tiền.
 Thống kê mặt hàng, khách hàng, đơn dặt hàng.
 Cho phép hệ thống quản trị mạng từ xa.
1.2. YÊU CẦU ĐẶT RA CHO HỆ THỐNG

Hệ thống gồm có hai phần:
2.a. Phần dành cho khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu
mua sắm hàng hóa. Họ sẽ tìm kiếm các mặt hàng cần thiết từ hệ thống và đặt
mua các mặt hàng này. Vì thế trang web phải thỏa mản các chức năng sau:
Thứ nhất: Hiển thị danh sách các mặt hàng để khách hàng có thể xem và lựa chọn.
Thứ hai: Cung cấp chức năng tìm kiếm mặt hàng. Với nhu cầu của người
sử dụng khi bước vào trang web thương mại là tìm kiếm các mặt hàng mà họ cần
và muốn mua. Đôi lúc cũng có nhiều khách hàng vào website này mà không có ý


định mua hay không biết mua gì thì yêu cầu đặt ra cho hệ thống là làm thế nào để
khách hàng có thể tìm kiếm nhanh và hiệu quả các mặt hàng mà họ cần tìm.
Thứ ba: Sau khi khách hàng lựa chọn xong những mặt hàng cần đặt mua
thì hệ thống phải có chức năng hiển thị đơn đặt hàng để khách hàng nhập vào
những thông tin cần thiết, tránh những đòi hỏi hay những thông tin yêu cầu quá
nhiều từ phía khách hàng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
2.b. Phần dành cho nhà quản lý: Là người làm chủ ứng dụng, có quyền
kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Người này được cấp một username và
password để đăng nhập vào hệ thống thực hiện những chức năng của mình.
Nếu như quá trình đăng nhập thàng công thì nhà quản lý có những chức năng sau:
Thứ nhất: Chức năng quản lý cập nhật (thêm, xóa, sửa) các mặt hàng trên

trang web dễ dàng và chính xác.
Thứ hai: Tiếp nhận và kiểm tra đơn đặt hàng của khách hàng. Hiển thị
đơn đặt hàng hay xóa bỏ đơn đặt hàng.
Thứ ba: Thống kê các mặt hàng, khách hàng.Ngoài các chức năng nêu
trên thì trang web phải được trình bày sao cho dễ hiểu, giao diện mang tính dễ
dùng, đẹp mắt và làm sao cho khách hàng thấy được những thông tin cần tìm,
cung cấp những thông tin quảng cáo thật hấp dẫn, nhằm thu hút sự quan tâm của
khách hàng.
Điều quan trọng trong trang web mua bán trên mạng là phải đảm bảo an
toàn tuyệt đối những thông tin liên quan đến người dùng trong quá trình đặt mua
hay thanh toán.
Đồng thời trang web còn phải có tính dễ nâng cấp, bảo trì, sửa chữa khi có
thêm những tính năng mới.


2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. KHẢO SÁT

Sau khi khảo sát thực tế, em nắm bắt được các thông tin sau:
Quản lý khách hàng: mỗi khách hàng được quản lý các thông tin sau
đây: Họ, tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, tên đăng nhập, mật khẩu. Ngoài ra,
nếu kháchhàng là công ty hay cơ quan thì quản lý thêm tên công ty/cơ quan.
Quản lý mặt hàng: mỗi mặt hàng được quản lý những thông tin: Tên mặt
hàng, đơn giá, số lượng, hình ảnh, mô tả.
Quá trình đặt hàng của khách hàng: Khách hàng xem và lựa chọn mặt
hàng cần mua. Trong quá trình lựa chọn, bộ phận bán hàng sẽ trực tiếp trao đổi
thông tin cùng khách hàng, chịu trách nhiệm hướng dẫn. Sau khi lựa chọn xong,
bộ phận bán hàng sẽ tiến hành lập đơn đặt hàng của khách. Sau khi tiếp nhận yêu
cầu trên, bộ phận này sẽ làm hóa đơn và thanh toán tiền.
Trong trường hợp nhiều công ty, trường học, các doanh nghiệp, ...có yêu

cầu đặt hàng, mua với số lượng lớn thì cửa hàng nhanh chóng làm phiếu đặt
hàng, phiếu thu có ghi thuế cho từng loại mặt hàng và giao hàng hàng theo yêu cầu.
Quá trình đặt hàng với nhà cung cấp: Hàng ngày nhân viên kho sẽ kiểm
tra hàng hóa trong kho và đề xuất lên ban điều hành cần xử lý về việc những mặt
hàng cần nhập. Trong quá trình đặt hàng thì ban điều hành sẽ có trách nhiệm xem
xét các đề xuất về những mặt hàng yêu cầu và quyết định loại hàng, số lượng
hàng cần đặt và phương thức đặt hàng với nhà cung cấp. Việc đặt hàng với nhà
cung cấp được thực hiện thông qua địa chỉ trên mạng, qua điện thoại, fax.
Quá trình nhập hàng: Sau khi nhận yêu cầu đặt hàng từ công ty, nhà
cung cấp sẽ giao hàng cho công ty có kèm theo hóa đơn hay bảng kê chi tiết các
loại mặt hàng. Thủ kho sẽ kiểm tra hàng của từng nhà cung cấp và trong trường
hợp hàng hóa giao không đúng yêu cầu đặt hàng hay kém chất lượngc,...thì thủ
kho sẽ trả lại nhà cung cấp và yêu cầu giao lại những mặt hàng bị trả đó.
Tiếp theo thủ kho sẽ kiểm tra chứng từ giao hàng để gán giá trị thành tiền
cho từng loại sản phẩm. Những loại hàng hóa này sẽ được cung cấp một mã số và


được cập nhật ngay vào giá bán. Sau khi nhập xong chứng từ giao hàng, nhân
viên nhập kho sẽ in một phiếu nhập để lưu trữ trong hồ sơ.
Từ quy trình thực tiễn nêu trên, ta nhận thấy rằng hệ thống được xây dựng
cho bài toán đặt ra chủ yếu phục vụ cho hai đối tượng: Khách hàng và nhà quản lý.
Khách hàng: là những người có nhu cầu mua sắm hàng hóa. Khác với
việc đặt hàng trực tiếp tại công ty, khách hàng phải hoàn toàn tự thao tác thông
qua từng bước cụ thể để có thể mua được hàng. Trên mạng, các mặt hàng được
sắp xếp và phân theo từng loại mặt hàng giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm.
Trong hoạt động này, khách hàng chỉ cần chọn một mặt hàng nào đó từ danh mục
các mặt hàng thì những thông tin về mặt hàng đó sẽ hiển thị lên màn hình như:
hình ảnh, đơn giá, mô tả,...và bên cạnh là trang liên kết để thêm hàng hóa vào giỏ
hàng. Đây là giỏ hàng điện tử mà trong đó chứa các thông tin, số lượngvề hàng
hóa lẫn khách mua.

Khi khách hàng muốn đặt hàng thì hệ thống hiển thị trang xác lập đơn đặt
hàng cùng thông tin về khách hàng và hàng hóa. Cuối cùng là do khách hàng tùy
chọn đặt hay không.

WEBSITE BÁN HÀNG

Nhà quản lý: Là người làm chủ hệ thống, có quyền kiểm soát mọi hoạt
động của hệ thống. Nhà quản lý được cấp một username và password để đăng
nhập vào hệ thống thực hiện những chức năng của mình.
Nếu như quá trình đăng nhập thàng công thì nhà quản lý có thể thực hiện
những công việc: quản lý cập nhật thông tin các mặt hàng, tiếp nhận đơn đặt
hàng, kiểm tra đơn đặt hàng và xử lý đơn đặt hàng. Thống kê các mặt hàng bán
trong tháng, năm, thống kê khách hàng, nhà cung cấp, thống kê tồn kho, thống kê
Nhập xuất
QT Hệdoanh
thống thu. Khi có
Cậpnhu
nhậtcầu nhập hàng hóa từ nhà cung
Tìm
Thống
cấpkiếm
thì tiến hành
liên kê
lạc
hàng

với nhà cung cấp để đặt hàng và cập nhật các mặt hàng này vào cơ sở dữ liệu,...
2.2. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG
CN Khách
QT Người

Nhập hàng
hàng
QL
Thay đổi
Mật khẩu

CN Nhà
CC

Đặt hàng

Thoát

CN Mặt
hàng

Xuất hàng

CN Giá
bán

Tìm kiếm
theo MH
TK theo giá
bán

TK MH bán
chạy
TK Khách
quen

TK Đơn đặt
hàng
TK Hàng
tồn


2.3. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC NGỮ CẢNH.


2.4. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC ĐỈNH

TT Người quản trị

Mật khẩu
TT Khách hàng
KHÁCH

1. Quản

HÀNG

trị HT

Đáp ứng Y/C
Thay đổi MK

NGƯỜI
QUẢN
TRỊ


K

Y/c Cập nhật

Kết

2

Giá bán

quả

Cập nhật

tìm
kiếm

Xuất
hàng

K

Y/c Tìm kiếm

Kết

4

quả


Mặt hàng

Tìm kiếm

T/K
HD NHẬP CHI
TIẾT
TT Nhà cung
cấp

Đặt hàng
Đáp ứng yêu cầu
NHÀ
CUNG

MH-ID
MÃ HDN

3. Nhập

Số lượng
nhập

xuất
Y/c Nhập hàng

CẤP

Đơn giá
nhập


hàng

Ngày nhập
Hoá đơn nhập

5
Hoá đơn xuất

Thống kê

hàng
Hoá đơn đặt

Y/c Thống kê


×