Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận hợp đồng vay và mượn tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.87 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN LUẬT DÂN SỰ

HỒ MI VIN

TIỂU LUẬN:
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MƯỢN VÀ HỢP ĐỒNG VAY KHÔNG
LÃI

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự 2015

HĐMTS

Hợp đồng mượn tài sản

HĐVTS

Hợp đồng vay tài sản


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN VÀ
HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN..................................................................................2
1.1.Tài sản là gì ? ....................................................................................................2
1.2.Hợp đồng là gì ?................................................................................................2
1.3.Hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng vay tài sản không lãi suất.......................3
1.3.1. Khái niệm................................................................................................3
1.3.2. Chủ thể của hợp đồng mượn và vay tài sản............................................3
1.3.3. Hình thức của hợp đồng..........................................................................3
1.3.4. Đặc điểm của hợp đồng..........................................................................4
1.3.4.1. Giống nhau.......................................................................................4
1.3.4.2. Khác nhau........................................................................................5
1.3.5. Kì hạn hợp đồng.......................................................................................5
1.3.6. Hợp đồng mượn và vay không có lãi suất................................................6
1.3.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên................................................................6
1.3.7.1. Bên cho vay, mượn:..........................................................................6
1.3.7.2. Bên vay, mượn:................................................................................7
CHƯƠNG 2.HỢP ĐỒNG DÂN SỰ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỰC TIỄN..........9
2.1.Hợp đồng mượn tài sản trong thực tiễn:............................................................9
2.2.Hợp đồng vay tài sản không có lãi suất trong thực tiễn:...................................9
KẾT LUẬN........................................................................................11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 12


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quan hệ dân sự, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích khác nhau, các chủ
thể sẽ sử dụng nhiều loại hợp đồng khác nhau. Mỗi loại hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến
quyền và nghĩa vụ của các bến chủ thể khi hợp đồng được xác lập. Trong thực tế,

chúng ta bắt gặp nhiều loại hợp đồng như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài
sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng mượn tài sản,…song các hợp đồng này đều
có đặc điểm để phân biệt các loại hợp đồng như: hình thức hợp đồng, mối liên hệ về
quyền và nghĩa vụ dân sự các bên, sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của các hợp
đồng, tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, thời điểm phát sinh hiệu lực. Vì
vậy, nếu không nắm rõ kiến thức pháp luật về các loại hợp đồng này thì rất dễ xảy ra
sai sót, tranh chấp trong thực tế. Điển hình như hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng
vay tài sản là hai loại hợp đồng rất phổ biết trong giao dịch dân sự. Hai hợp đồng này
là phương tiện pháp lý để thỏa mãn các nhu cầu của người dân nhằm giải quyết khó
khăn về mặt kinh tế. Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ngân hàng có
lãi suất thấp hoặc không có lãi suất với điều kiện trong thỏa thuận để cho các hộ nông
dân nghèo có thể phát triển kinh tế. Nhân dân vay, mượn của nhau để tiêu dùng cho
những việc cần thiết trong gia đình hoặc trong kinh doanh là việc làm rất phổ biến và
có ý nghĩa được Nhà nước khuyến khích. Không thể phủ nhận rằng, ý nghĩa và tầm
quan trọng của các chế định hợp đồng nói chung, và hợp đồng mượn tài sản
(HĐMTS), hợp đồng vay tài sản (HĐVTS) nói riêng đối với việc bảo đảm sự công
bằng, hài hòa lợi ích của mọi chủ thể trong giao dịch dân sự. Nó không chỉ là cơ sở
pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng mà còn xây dựng nên ý thức pháp luật
của người dân.Trên thực tế, chế định HĐMTS và HĐVTS cũng góp phần trong việc
giải quyết nhiều vụ án tranh chấp, bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa và thể hiện
tính công minh của pháp luật nước ta. HĐMTS và HĐVTS đều mang tính chất tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết khó khăn.

1


CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG
VAY TÀI SẢN
1.1. Tài sản là gì

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân
loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi
phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô
hình.
Trong đời sống kinh tế - xã hội, nếu tài sản luôn được coi là điều kiện vật chất
để duy trì hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và trong đời sống của con người thì sự tồn
tại của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tài sản được coi
là điều kiện cần thiết để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến các loại tài sản đó.
Trong BLDS 2015 của Việt Nam , Điều 105 quy định: “1. Tài sản là vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất
động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Trong đó, quyền tài sản được định nghĩa tại Điều 115: “Là quyền trị giá được bằng
tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng
đất và các quyền tài sản khác.” Các điều từ Điều 158 đến Điều 170 quy định về các
vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản.
Như vậy, khái niệm tài sản của BLDS 2005 của Việt Nam, Điều 163quy định: “
tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” so với BLDS 2015 có sự
phát triển và mang tính chất liệt kê, vì pháp luật luôn luôn đi sau sự phát triển của
thực tiễn. từ đó, việc liệt kê có thể sẽ không đầy đủ sẽ không theo kịp qua sự phát
triển của khoa học, kỹ thuật, chính trị và đời sống.
Ngày nay, tài sản có thể hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong chiếm hữu của
chủ thể và luôn có giá trị mới bởi sự phát triển của con khi họ nhận thức ra.
1.2. Hợp đồng là gì
Mỗi cá nhân hay tổ chức cũng đều tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác
nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập quan hệ với nhau để từ đó chuyển giao cho

2


nhau bởi lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng vai trò

quan trọng và cũng là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội.
Nếu chỉ một bên thể hiện ý chí không mà không được bên kia chấp nhận thì
không thể hình thành sự chuyển giao tài sản hoặc làm một công việc đối với nhau
được.vì vậy, khi nào có sự thống nhất hai bên với nhau thì quan hệ trao đổi lợi ích vật
chất mới được hình thành. Suy ra, quan hệ đó gọi là hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.(Điều 385 BLDS 2015)
1.3. Hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng vay tài sản không lãi suất
1.3.1. Khái niệm
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn
giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên
mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
(Điều 494 BLDS 2015)
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao
tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản
cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định. (Điều 463 BLDS 2015)
1.3.2. Chủ thể của hợp đồng mượn và vay tài sản
Chủ thể của hợp đồng cho mượn tài sản bao gồm hai bên: người có tài sản là chủ
sở hữu hoặc là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng tài sản (được gọi
là bên cho mượn), bên mượn có thể là bất kỳ ai (công dân, pháp nhân và các chủ thể
khác). Hợp đồng vay tài sản cũng vậy mọi chủ thể của các quan hệ giao dịch dân sự
(cá nhân, pháp nhân, nhà nước) đều có thể trở thành chủ thể, bên cho vay phải là chủ
thể mới có thể chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho bên vay.
1.3.3. Hình thức của hợp đồng
Pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng mượn tài sản phải được thể hiện
dưới hình thức nào. Bởi vậy, các bên có thể thỏa thuận hợp đồng mượn tài sản bằng
lời nói hoặc bằng văn bản, nhưng phải có sự thỏa thuận rõ ràng về đối tượng của hợp
đồng (tài sản mượn) và có thể cả về những yêu cầu cụ thể đối với tài sản đó. Và hình


3


thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức
miệng thường được áp dụng trong những trường hợp vay tài sản số lượng không lớn
hoặc giữa các bên là người thân quen với nhau. Vay bằng miệng nếu xảy ra tranh
chấp thì khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên vơi nhau hoặc có thể phải chứng
minh mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định, cho nên các bên cần
phải kí kết hợp đồng văn bản.
1.3.4. Đặc điểm của hợp đồng
1.3.4.1. Giống nhau:
Cả hai hợp đồng đều gồm có hợp đồng đơn vụ và hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không đền bù vì trong hợp đồng người
mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của người cho mượn mà không phải trả tiền sử
dụng tài sản. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ vì trong hợp đồng người
cho mượn tài sản có quyền yêu cầu người mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc
mục đích mượn đã đạt được; người mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu
cầu của người cho mượn.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng không đền bù nếu khi hợp đồng vay không
có lãi suất vì khi hết thời hạn của hợp đồng vay thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy
đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị của chủ thể cho vay, mà không phải trả
thêm bất cứ khoản lợi ích về mặt vật chất hay một giá trị tài sản khác. Việc giao kết
hợp đồng này dựa trên mục đích tương trợ, giúp đỡ nhau trên tinh thần “lá lành đùm
lá rách” truyền thống của ông cha ta bao đời này, loại hợp đồng không có tính đền bù
này hầu hết chỉ diễn ra giữa các chủ thể có mối quan hệ mật thiết, quen biết lẫn nhau.
Và hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ vì nếu xét về nguyên tắc, hợp đồng cho
vay là đơn vụ đối với những trường hợp không có lãi suất, chủ thể cho vay có quyền
yêu cầu người vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng cới sống lượng, chất lượng
của tài sản của chủ thể cho vay. Người vay không có quyền đối với chủ thể cho vay
tuy nhiên đối với hợp đồng cho vay có lãi suất thì chủ thể cho vay có nghĩa vụ

chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

4


1.3.4.2.Khác nhau:
Hợp đồng mượn tài sản có hợp đồng thực tế. Đối với hợp đồng thực tế thì khi việc
chuyển giao tài sản cho người mượn cũng là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên chủ thể.
Hợp đồng vay tài sản còn có hợp đồng chuyển quyền sờ hữu khi chủ thể vay nhận
được tài sản có toàn quyền đối với tài sản đó và trừ trường hợp vay có điều kiện sử
dụng, hợp đồng có đền bù là hợp đồng có lãi suất.
Đôí tượng hợp đồng mượn tài sản là vật mặc định không tiêu hao. Sau khi sử
dụng tài sản đi mượn, người mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho người cho
mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc
về người mượn tài sản.
Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền hoặc vật. trong thực tế,
đối tượng của hợp đồng cho vay có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số tài sản
khác.
Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ chủ thể cho vay sang người
vay làm sở hữu. Người vay có quyền định đoạt đối với tài sản vay. Khi hết hạn của
hợp đồng vay tài sản, người vay có nghĩa vụ trả lại cho chủ thể đã cho vay một tài sản
khác cùng loại với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay.
1.3.5. Kì hạn hợp đồng
Hợp đồng mượn và vay tài sản có thể có hoặc không có thời hạn.
Nếu hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận về kì hạn thì HĐVTS được coi là không
có kì hạn.
Nếu hợp đồng mượn tài sản không thỏa thuận về kì hạn thì bên mượn khi
mượn tài sản sử dụng đã đạt được mục đích thì có thể trả lại bất cứ lúc nào.
Nếu hợp đồng không có kì hạn thì bên vay có thể thực hiện hợp đồng vào bất

cứ thời gian nào, bên cho vay không được từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
của bên vay. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng vay có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định trách nhiệm dân sự của các bên và thời hiệu của hợp đồng.

5


Trong trường hợp hợp đồng vay có kì hạn, không có lãi thì người vay có quyền
trả lại tài sản bất cứ khi nào, còn chủ thể cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước thời
hạn nếu người vay đồng ý.
Trong trường hợp hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay
có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng
phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1.3.6. Hợp đồng mượn và vay không có lãi suất
Hợp đồng mượn tài sản theo thỏa thuận bên mượn sẽ trả lại khi đến kì hạn
nhưng nếu hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại và bên mượn phải chịu rủi ro khi trả
lại tài sản chậm kì hạn.
Hợp đồng vay tài sản khi có thỏa thuận giữa các bên không có lãi suất phải trả
lại tài sản đã vay khi hết thời hạn cho vay.
Trường hợp vay không có lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy
định theo khoản 2 Điều 468 của bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời
gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
1.3.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1.3.7.1. Bên cho vay, mượn:
Đối với hợp đồng vay không kì hạn, chủ thể cho vay có quyền yêu cầu người vay
trả tài sản và lãi ( nếu có thỏa thuận hoặc hợp đồng không có lãi mà phải trả lãi) bất
cứ thời gian nào nhưng phải thông báo cho người vay một thời gian hợp lí. Hết thời
hạn đó là hết hạn của hợp đồng và người vay không trả nợ là vi phạm thời hạn.
Đối với hợp đồng vay có kì hạn, khi hết hạn hợp đồng chủ thể cho vay có quyền

yêu cầu người vay phải trả cho mình số tiền, tài sản tương ứng với tiền, tài sản đã
vay. Nếu các bên có sự thỏa thuận về lãi suất, chủ thể cho vay có quyền yêu cầu trả
thiền lãi như đã thỏa thuận. Nếu hợp đồng cho vay có áp dụng biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ nhưng người vay không thực hiện đúng thời hạn thì chủ thể cho
vay có quyền xử lí tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như trong thỏa thuận hoặc
có thể yêu cầu bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Người vay có nghĩa vụ giao tài sản
đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại như thỏa thuận cho bên vay. Nếu chủ

6


thể cho vay cố ý lừa dối chuyển giao tài sản không đúng trong thỏa thuận gây thiệt
hại cho người vay thì phải bồi thường.
Đối với hợp đồng mượn, chủ thể cho mượn là người có quyền sở hữu tài sản hoặc
có quyền được chuyển dịch.
Xét về mặt ý thức chủ quan: chủ thể cho mượn phải hoàn toàn tự nguyện và muốn
giúp đỡ người mượn
Để thuận lợi cho việc người mượn trong quá trình sử dụng tài sản thì chủ thể
cho mượn thông báo cho người mượn biết về chất lượng và khả năng dử dụng, những
khuyết tật của tài sản (nếu có).
Nếu chủ thể cho mượn biết những khuyết tật trong tài sản mà không thông báo
gây thiệt hai cho người mượn thì phải bồi thường thiệt hại đó.
Nếu chưa hết thời hạn mà chủ thể cho mượn muốn đòi lại tài sản của mình thì
phải thông báo trước cho người mượn trong thời gian hợp lí để chuẩn bị tài sản để trả.
Nếu người mượn cố ý vi phạm nghĩa vụ của mình như sử dụng tài sản không
đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức trong thỏa thuận,… thì chủ thể cho
mượn có quyền hủy hợp đồng.
1.3.7.2. Bên vay, mượn:
Đối với hợp đồng vay, người vay là người cần đến sự giúp đỡ về vật chất của
chủ thể cho vay.

Người vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi vay như trả đủ tiền và
lãi (nếu có thỏa thuận). Nếu chủ thể cho vay yêu cầu trả nợ thì người vay phải thực
hiện đúng trong hợp đồng đã thỏa thuận.
Trong trường hợp bên có thỏa thuận về mục đích vay thì chủ thể cho vay có
quyền kiểm tra tài sản người vay coa làm đúng với mục đích đã thỏa thuận hay
không. Nếu không làm đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ thể
cho vay có quyền hủy hợp đồng ( Điều 467 BLDS 2015).
Đối với hợp đồng mượn, người mượn tài sản cần phải ý thức được tài sản
mượn cũng như tài sản của mình.
Người mượn phải cẩn thận, trách gây thiệt hại, hư hỏng tài sản của bên kia và
khi hết hạn phải trả tài sản đúng như tình trang ban đầu đã mượn.

7


Khi chủ thể cho mượn có hành vi ngăn cản quyền sử dụng hoặc gây thiệt hại
thì người mượn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại này. Tuy nhiên, người mượn
còn có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc tăng giá trị tài sản mượn (nếu có thỏa thuận).

8


CHƯƠNG 2.
HỢP ĐỒNG DÂN SỰ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỰC TIỄN
2.1.Hợp đồng mượn tài sản trong thực tiễn:
Bà K và ông E là hai chị em họ, ông E định kinh doanh ông quyết định mượn chị
họ của mình là bà K với số tiền 300 triệu đồng trong thời gian là 10 năm sẽ trả , khi
thời gian này kết thúc thì ông E sẽ trả lại nguyên vẹn 300 triệu cho bà K. Và bà K đã
đông ý cho ông E mượn nên đã lập một hợp đồng cho mượn số tiền đó.
-Phân tích

+Đối tượng của tình huống trên là : với số tiền 300 triệu đồng
+Căn cứ làm phát sinh hợp đồng trong tình huống trên: ông E định kinh doanh ông
quyết định mượn chị họ của mình là bà K 300 triệu đồng trong thời gian là 10 năm sẽ
trả
+Căn cứ chấm dứt hợp đồng trong tình huống trên : Sau 10 năm ông E trả lại 300
triệu đồng cho bà K
+Chủ thể của hợp đồng :bà K và ông E
+Khách thể : Quyền sử dụng tài sản (tiền)
+Loại hợp đồng: Hợp đồng mượn tài sản
2.2.Hợp đồng vay tài sản không có lãi suất trong thực tiễn:
Anh H và anh P là hai bạn thân, anh P định xây nhà mẹ mình ở nhưng thiếu tiền
nên quyết định vay người bạn thân là anh H với số tiền là 500 triệu trong 3 năm , hai
người là bạn thân nên anh H sẽ không lấy lãi suất. Khi tới thời gian kết thúc anh P sẽ
trả đủ số tiền 500 triệu này và anh H đã đồng ý kí kết hợp đồng theo thỏa thuận.
-Phân tích:
+Đối tượng của tình huống trên là: số tiền là 500 triệu
+Cắn cứ làm phát sinh hợp đồng: anh P định xây nhà mẹ mình ở nhưng thiếu tiền nên
quyết định vay người bạn thân là anh H với số tiền là 500 triệu trong 3 năm , hai
người là bạn thân nên anh H sẽ không lấy lãi suất.
+Cắn cứ làm kết thúc hợp đồng: sau 3 năm sẽ trả 500 triệu cho anh H
+Chủ thể của hợp đông: anh H và anh P

9


+Khách thể: Quyền sử dụng tài sản ( tiền)
+Loại hợp đồng: Hợp đồng vay tài sản

10



KẾT LUẬN:
Từ hai hợp đồng trên tôi đã hiểu thêm về sự khác biệt của hai loại hợp đồng này,
hợp đồng mượn có thể mượn có tài sản của người thân của mình hoặc người quen
biết của mình nếu học đồng ý và cũng không được làm hư hại trả lại giống như ban
đầu mình đã mượn. Còn hợp đồng vay có thể vay tài sản của người thân, bạn bè,..nếu
có lãi suất theo thỏa thuận. Hai hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng vay tài sản có
những điểm tương đồng với nhau như về mặt hình thức, về mặt tính chất có đi có lại
giữa hai chủ thể và cũng như về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng tương đối là
giống nhau. Nhưng bên cạnh đó, hai hợp đồng cũng có sự khác biệt nhau về thời gian
hợp đông kết thúc cũng như về đối tượng cua hợp đồng, lãi suất, …Qua đó ta có thể
phân biệt một cách rõ ràng về hai loại hợp đồng mượn và vay.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015 ( nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật)
2. Bộ luật dân sự 2005
3. Giáo trình luật dân sự việt nam tập ii (nhà xuất bản công an nhân dân hà
nội – 2017 )
4. Giáo trình luật dân sự 2005 ( nhà xuất bản công an nhân dân)
5. www.luatsurieng.vn

12



×