Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64-CP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.81 KB, 9 trang )

Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời
hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được
giao theo Nghị định 64-CP
Trần Trọng Thưởng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Địa Chính; Mã số: 60.44.80
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Đặng Hùng Võ
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Thực hiện điều tra, khảo sát ý kiến từ khu vực quản lý và khu vực sử dụng
đất nông nghiệp tại thời điểm hiện nay khi thời hạn giao đất gần kết thúc. Phân tích
các thành công và các bất cập còn tồn tại có liên quan đến thời hạn sử dụng đất nông
nghiệp được giao theo Nghị định 64-CP. Đề xuất chính sách phù hợp để giải quyết vấn
đề thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở phân tích điểm mạnh - điểm yếu của
các phương án đề ra (SWOT analysis: Strengths - Weaknesses, Opportunities Threats Analysis). Đề xuất một số cơ chế, quy định pháp luật để thực hiện phương án
đã lựa chọn.
Keywords: Địa chính; Đất nông nghiệp
Content
Tính cấp thiết của đề tài
Luật Đất đai năm 1993 ra đời nhằm thể chế hóa các chính sách đất đai theo hướng tạo
điều kiện sử dụng đất nông nghiệp ổn định và hiệu quả cao. Luật Đất đai 1993 tập trung chủ
yếu vào tiếp tục đổi mới các chính sách đất nông nghiệp nhằm hoàn thiện nền nông nghiệp
sản xuất hàng hóa. Nhà nước đã trao cho người nông dân nắm quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đối với đất mình được giao sử dụng, làm cho người nông
dân chủ động với tư liệu sản xuất chủ yếu của mình. Mặt khác, Luật Đất đai 1993 lại đặt ra
thời hạn và hạn điền đối với đất nông nghiệp, làm cho người nông dân băn khoăn nhiều về
mức độ ổn định trong sử dụng đất được giao.
Pháp luật về đất đai vừa là công cụ để nhà nước quản lý nhằm điều phối các nguồn lợi
từ đất đai và vừa là yếu tố đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mỗi người sử dụng đất.Thông qua
các chính sách đất đai do nhà nước thống nhất quản lý, việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài
nguyên đất vừa bảo đảm phát triển kinh tế và vừa phải bảo đảm phát triển bền vững. Trong



thời kỳ hiện nay, khi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh thì vấn
đề an ninh lương thực, phát triển xã hội nông thôn càng phải tập trung nhiều hơn, dẫn đến
việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Mục đích chính trong
quản lý là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông
dân, đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Để hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64CP ngày 27-9-1993 về việc ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó quy định
thời hạn sử dụng đất là 20 năm đối với đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thủy sản và 50 năm đối với đất sản xuất nông nghiệp trồng cây lâu năm và đất rừng sản
xuất. Trong những năm đầu được giao đất, niềm vui của người nông dân được giao đất đã lấp
đi những băn khoăn về thời hạn sử dụng đất. Đến khi chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai vào năm
2003, những lo lắng của người nông dân về thời hạn sử dụng đất 20 năm, 50 năm bắt đầu xuất
hiện. Câu hỏi "chính sách đất đai nào sẽ được áp dụng khi hết thời hạn sử dụng đất?" đã được
đặt ra. Luật Đất đai 2003 chưa có câu trả lời vì chưa đạt được sự thống nhất trong phương án
trả lời. Câu trả lời sẽ được xem xét và quyết định trước ngày 15/10/2013, ngày kết thúc thời
hạn gần nhất.
Đến nay, thời hạn giao đất sắp kết thúc. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là một
trong những yếu tố tiêu cực khiến tâm lý đầu tư dài hạn của người nông dân vào sử dụng đất
bị suy giảm dần. Khi thời hạn sử dụng đất nông nghiệp còn quá ngắn thì người nông dân
không thể quyết định tập trung đầu tư lớn, vì lo sợ rằng hết thời hạn có thể đất sẽ không còn
thuộc quyền sử dụng của mình nữa.
Hoàn cảnh này cho thấy việc quyết định chính sách về giải quyết thời hạn sử dụng đất
nông nghiệp ra sao có ý nghĩa rất quan trọng. Một chính sách phù hợp sẽ tạo được động lực
mới cho việc tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp nhờ sự yên tâm của người nông dân
hướng vào đầu tư dài hạn và sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Từ những tính cấp thiết trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chính sách
giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định
64-CP”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64-CP
cho hộ gia đình, cá nhân.

2


- Phân tích những thành công và những bất cập còn tồn tại trong sử dụng đất nông
nghiệp đã giao theo nghị định 64-CP.
- Trên cơ sở khảo sát ý kiến của các nhà quản lý, của người dân trực tiếp sản xuất và
phân tích các kết quả khảo sát, đề xuất phương án giải quyết phù hợp đối với thời hạn sử dụng
đất nông nghiệp và những cơ chế thực hiện cụ thể.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu, các kết quả nghiên cứu đã thực hiện về thời hạn sử dụng
đất nông nghiệp để trình bày bức tranh tổng quan về chính sách giao đất nông nghiệp và kết
quả của việc thực hiện chính sách này từ khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực cho đến nay.
- Thực hiện điều tra, khảo sát ý kiến từ khu vực quản lý và khu vực sử dụng đất nông
nghiệp tại thời điểm hiện nay khi thời hạn giao đất gần kết thúc.
- Phân tích các thành công và các bất cập còn tồn tại có liên quan đến thời hạn sử dụng
đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64-CP.
- Đề xuất chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất nông nghiệp
trên cơ sở phân tích điểm mạnh - điểm yếu của các phương án đề ra (SWOT analysis:
Strengths - Weaknesses, Opportunities - Threats Analysis).
- Đề xuất một số cơ chế, quy định pháp luật để thực hiện phương án đã lựa chọn.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách về thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ
gia đình cá nhân trên phạm vi cả nước trên cơ sở phân tích hệ thống pháp luật, thực tế thực thi
pháp luật, kinh nghiệm quốc tế và khảo sát thực tế tại một số địa phương.
Theo đánh giá chung, Đài Loan đã có những thành công lớn về chính sách đất đai
trong quá trình cải cách ruộng đất cũng như quá trình thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Đề
tài nghiên cứu sẽ tập trung vào giới thiệu các kinh nghiệm của Đài Loan.

Về phạm vi khảo sát ý kiến thực tế tại một số địa phương trong nước, do thời gian có
hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát trên địa bàn 3 tỉnh: một tỉnh miền núi, một
tỉnh đồng bằng và một tỉnh ven biển. Tỉnh thuộc vùng núi được lựa chọn là Hà Giang, tỉnh
vùng đồng bằng được lựa chọn là Bắc Ninh, tỉnh vùng ven biển được lựa chọn là Hà Tĩnh.
Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích hệ thống pháp luật hiện hành để phát
hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách đất đai về thời hạn sử dụng đất.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:

3


+ Phân tích số liệu thống kê về kết quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp qua các năm
trong mối quan hệ với thời hạn sử dụng đất.
+ Phân tích số liệu về giao đất theo Nghị định 64-CP và quá trình quản lý đất đai, biến
động sử dụng đất trong gần 20 năm qua để tìm ra những vướng mắc chủ yếu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp hay qua điện thoại,
nhận phiếu trả lời qua e-mail, thu thập ý kiến của một số người sử dụng và các cán bộ quản lý
đất đai để phân tích và đánh giá chính sách.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa và phân tích những kết quả nghiên cứu, điều tra đã có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp và phân tích các kết quả thu được để đánh giá và
tìm các nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc tồn tại cần giải quyết nhằm đề xuất đổi mới
các chính sách.
Chương 1: Tổng quan về chính sách giao đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng.
Trước tiên luận văn nghiên cứu tổng quan về chính sách giao đất nông nghiệp, trong
đó trọng tâm nghiên cứu vào Nghị định 64-CP và các văn bản pháp luận liên quan. Tiếp theo
là nghiên cứu việc áp dụng Nghị định 64-CP tại từng địa phương, cùng những văn bản pháp
luật hướng dẫn thực thi tại đia phương đó. Mà cụ thể là 3 tỉnh: Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh.

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực tế áp dụng chính sách tại các địa phương được chọn để chỉ
ra được những thành công và bất cập trong phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn do
chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Đồng thời qua việc tham khảo về kinh nghiệm giao đất nông nghiệp của Đài Loan qua
những thành công lớn, đề tài đã giới thiệu vê mô hình quản lý đất đai của Đài Loan được cho
là có nhiều ý nghĩ thực tiến với Việt Nam nhất và phân tích để làm rõ các nguyên nhân khiến
Đài Loan thành công rực rỡ với mô hình quản lý này.
Chương 2: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và phân tích, đánh giá những bất cập
về thời hạn đối với sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân tại địa
bàn nghiên cứu.
Tổng quan về khu vực nghiên cứu đề tài đã chỉ ra đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đế mức độ phát triển của trình độ sản xuất nông
nghiệp của 3 tỉnh: Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh.

4


Trình bày và thực trạng giao sử dụng đất nông nghiệp và tổng hợp số liêu điều tra xã
hội học tại 3 tỉnh được chọn. Qua đó phân tích, đánh giá những bất cập về thời hạn đối với sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn nghiên cứu. Nhằm
làm rõ vấn đề bức xúc lớn nhất mà người dân quan tâm hiện nay chính là vấn đề thời hạn sử
dụng đất quá ngắn.
Chương 3: Đề xuất chính sách giải quyết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đã giao
theo nghị định 64-CP.
Luận văn dựa trên những phân tích đánh giá tại chương 1, 2 đề xuất ra 3 phương án
cho chính sách giải quyết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đã giao theo nghị định 64-CP
gồm:
- Phương án giao lại ruộng đất (giao đất có thời hạn)
- Phương án kéo dài thời hạn
- Phương án xóa bỏ thời hạn

Sử dụng hương pháp phân tích SWOT, phân tích ưu nhược điểm của từng phương án
đề xuất và lập nên bản phân tích SWOT với hai trường là ưu điểm và nhược điểm.
Lập luận lựa chọn phương án dựa trên dựa trên kết quả phân tích SWOT kết hợp với
phân tích hai trường thông tin cơ hội và thách thức thông qua 3 yếu tố:
- Phân tích kết quả điều tra xã hội học;
- Bài học kinh nghiệm từ những thành công trong quản lý sử dụng ruộng đất của đài
loan.
- Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp - Viện Chính
sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn.
Từ những phân tích và lập luận luận văn đã chứng minh được yếu tố chi phối hiệu quả
sử dụng ruộng đất chính là tâm lý đầu tư của người sử dụng đất và được chi phối bởi yếu tố
thời hạn sử dụng đất. Qua đó luận văn chỉ ra phương án tối ưu được lựa chọn cho chính sách
đề xuất là phương án xóa bỏ thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra đề tài còn tham khảo dự thảo sửa đổi luật đất đai năm 2012 nhằm bình luận
so sánh với chính sách đề xuất của luận văn. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra các chính sánh và
biện pháp cụ thể giúp nâng cao hiệu quả và khắc phục nhược điểm của chính sách giao đất
mới được lựa chọn đề xuất trong luận văn.

5


Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy việc thực hiện giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài theo Nghị định 64 -CP có ý nghĩa quan trọng đối với nền nông nghiệp
nước ta, giúp phát huy nguồ n lực v ì người nông dân đã chủ động hơn trong các quyết định sản
xuấ t kinh doanh khiến cho thời gian đầu sản lượng sản xuất nông nghiệp tăng vọt .
Việc giao đất trên thực tế đã đảm bảo hầu hết những người tham gia sản xuất đều đã
có đất sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn một số ít đối tượng có tham gia sản xuất nông nghiệp mà
không được giao đất tập trung chủ yếu ở 4 nhóm:
Nhóm 1: những người sống chính bằng nông nghiệp cư trú tại địa phương nhưng chưa

có hộ khẩu thường trú mà được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
Nhóm 2: Xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm ở hợp tác xã
tiểu thủ công nghiệp hoặc các hợp tác xã thuộc lĩnh vực khác nay không có việc làm, trở lại
làm nông nghiệp;
Nhóm 3: Con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại địa phương đến
tuổi lao động nhưng chưa có việc làm;
Nhóm 4: Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và bộ đội nghỉ mất sức, hoặc nghỉ
việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc chỉ được
hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương.
Tùy thuộc vào đặc điểm từng địa phương mà Nghị định 64-CP được áp dụng một cách
linh hoạt sao cho phù hợp và được sự đồng tình ủng hộ của người dân.
Để đảm bảo công bằng , phương án giao đấ t đươ ̣c xây dựng th eo nguyên tắ c có cao, có
thấ p, có xa, có gần, có tốt, có xấu…làm cho đất đai trở nên manh mún , phân tán gây cản trở
cho viê ̣c đầ u tư, sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp .
Nhà nước đã có chính sách dồn điền, đổi thửa kịp thời nhưng thực hiện không hiệu
quả ở những khu vực miền núi khi mà diện tích nông nghiệp chủ yếu có nguồn gốc là người
dân tự khai hoang.
Qua kết quả điều tra cho thấy hầu như toàn bộ diện tích đất được giao đều đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ còn một số trường hợp dồn điền đổi thửa chưa được
cấp mới.

6


Theo Nghị định 64-CP đất sản xuất nông nghiệp được giao với thời hạn 20 năm khiến
cho người dân hoang mang lo lắng khi thời hạn sử dụng đất gần hết, tạo tâm lý không muốn
đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Qua gần 20 năm thực hiện giao đât theo nghị định 64-CP đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ nhưng cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập. Vấn đề có tầm quan trọng và cấp
bách nhất là thời hạn sử dụng đất nông nghiệp sẽ hết hạn vào năm 2013. Điều này yêu cầu cần

có một chính sách hợp lý để giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất, bởi nó ảnh hưởng lớn tới
sự phát triển kinh tế đồng thời tác động sâu sắc tới ổn định chính trị và xã hội.
Đề tài đã nghiên cứu thực trang sử dụng và giao đất sản xuất nông nghiệp giao theo
Nghị định 64-CP dưới nhiều phương pháp khác nhau nhằm phân tích đánh giá được những
thành công và bất cập còn tồn tại. Trên cơ sở kết quả phân tích đề xuất những phương án giải
quyết và phân tích những ưu điểm, nhược điểm, tính khả thi, nguy cơ phát sinh (Phân tích
SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu, Cơ hội - mối đe dọa) của từng phương án. Từ những kết quả
phân tích từng phương án và những kết quả nghiên cứu, luận văn đề nghị lựa chọn phương án
xóa bỏ thời hạn sử dụng đất là phương án tối ưu có tính khả thi cao nhất. Đồng thời chỉ rõ
những biện pháp cụ thể giúp nâng cao hiệu quả của chính sách đề xuất, trong đó biện pháp có
vai trò quan trọng nhất là chuyển đổi tập trung ruộng đất bằng nhiều hình thức khác nhau.
Hiện tại đã có dự thảo sử đổi luật đất đai với thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được
giao là 50 năm nhưng phương án này không đem lại hiệu quả cao và giải quyết triệt để những
hạn chế tồn tại như phương án xóa bỏ thời hạn sử dụng đất.
Kiến Nghị
Những bất cập nảy sinh quanh việc giao đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài theo Nghị định 64-CP ngày càng nhiều mà tập trung chủ yếu là
vào vấn đề đến năm 2013 thời hạn giao đất sẽ hết. Do đó, Nhà nước cần phải nghiên cứu và
ban hành các chính sách về đất nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của người dân, đồng thời
cũng cải thiện những bất cập trong sở hữu và sử dụng đất hiện tại.
Hiện tại, thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã giao chưa kết thúc thì cần đảm
bảo hiện trạng sản xuất tránh tình trạng để đất bị hoang hóa.
Quyền sử dụng đất đã được coi là một hàng hóa thì không nên giao có thời hạn mà
chuyển sang giao vô thời hạn hoặc cho thuê, chỉ như thế mới đảm bảo được sự công bằng

7


trong tính sở hữu về quyền sử dụng đất (sở hữu về hàng hóa). Điều này vẫn đảm bảo chủ sử
dụng không sở hữu đất đai mà chỉ sử dụng và sở hữu quyền sử dụng ấy.

Vấn đề thời hạn sử dụng đất ngày một ngắn là một vấn đề bất cập lớn nhất nảy sinh
trong quá trình giao đất theo Nghị định 64-CP, tác động trực tiếp đến tâm lý đầu tư vào đất
của người sử dụng, khiến cho công nghệ khó tiếp cận rộng rãi trong nông nghiệp, làm kìm
hãm sự phát triển của nghành nông nghiệp nước nhà. Bởi vậy cần xóa bỏ thời hạn sử dụng
đất, chuyển sang giao đất nông nghiệp vô thời hạn. Đây cũng là vấn đề lớn mà các nhà hoạch
định chính sách cần xem xét để đổi mới.
Việc giao đất đảm bảo công bằng cho người dân có những mặt tốt nhưng hệ lụy để lại
là làm cho ruộng đất trở nên manh mún. Để giải quyết vấn đề này cần thực hiện một chính
sách triệt để được sự đồng tình của đa số người dân, đó chính là chuyển đổi tập trung ruộng
đất. Một hình thức sắp xếp lại ruộng đất mà vẫn đảm bảo giữ nguyên giá trị phần đất đã giao
cho từng hộ. Điều này phù hợp với tâm lý giữ đất, muốn ổn định sử dụng đất của người nông
dân Việt Nam.

References
1. Luật đất đai 1993/QH9 ngày 14/07/1993 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
2. Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV (Khoán
100).
3. Chỉ thị 29/CT-TW ngày 12/11/1983 của Ban Chấp hành TW Đảng.
4. Luật đất đai 2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
5. Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 17/9/1993 của Chính phủ.
6. Nghị quyết 10-NQ/BCT ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị khoá IV (Khoán 10).
7. Nghị định 02-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ.
8. Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ.
9. Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ.
10. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ.
11. Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang - Cục thống kê tỉnh Hà Giang.
12. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh - Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh.
13. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh - Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh.

14. Báo cáo tổng điều tra nông nghiệp nông thôn của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông
nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn năm 2006.
15. Báo cáo điều tra việc thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu
dài theo Nghị định 64-CP tại tỉnh Hà Giang của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai
năm 2010.
16. Báo cáo điều tra việc thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu
dài theo Nghị định 64-CP tại tỉnh Bắc Ninh của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai
năm 2010.

8


17. Báo cáo điều tra việc thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu
dài theo Nghị định 64-CP tại tỉnh Hà Tĩnh của Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai
năm 2010.
18. Báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm tại Đài Loan của Tổng cục Quản lý
Đất đai năm 2010.
19. Báo cáo chính sách tích tụ ruộng đất của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn năm 2009.
20. Các số liệu thống kê tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra tại 3 tỉnh: Hà Giang, Bắc Ninh,
Hà Tĩnh năm 2010.
21. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh năm 2010
22. Thông tin từ các trang web:
http:// www.baomoi.com






9




×