Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Xây dựng chương trình quản lý thư viện trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.14 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, đoàn thể, tổ chức
trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên đã tạo cho em
một môi trường học tập thuận lợi.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo, cô giáo trong trường đã tận tình dạy
bảo, giúp đỡ em trong thời gian học tập và rèn luyện. Đặc biệt em xin chân thành
bày tỏ sự cảm ơn và lòng kính trọng sâu sắc đối với thầy giáo ThS. Lê Văn
Chung, người đã tận tình giúp đỡ, cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn hết sức quý
báu trong suốt quá trình em hoàn thành đồ án.
Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Cao
đẳng sư phạm Lạng sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, xin
cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm
2012
SV thực hiện:
Vi Thành Ngôn

1


LỜI CAM ĐOAN
Đồ án tốt nghiệp là một sản phẩm quan trọng, là sự tổng hợp các ý kiến và
kiến thức mà sinh viên đã được học trong suốt quá trình học tập của mình tại
trường. Ý thức được điều đó, với tinh thần làm việc nghiêm túc, tự giác và sự lao
động miệt mài của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS.
Lê Văn Chung em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Em xin cam đoan về nội dung đồ án tốt nghiệp với tên đề tài “Xây dựng
Chương trình quản lý thư viện cho trường THPT Đồng Đăng - Lạng Sơn ” là
sản phẩm do chính em nghiên cứu và xây dựng, nội dung trong đồ án của em


không sao chép từ bất kì đồ án nào khác. Mọi thông tin sai lệch trong đồ án em
xin hoàn toàn chịu mọi hình thức kỉ luật của Trường Đại học Công nghệ thông tin
và Truyền thông Thái Nguyên.
Sinh viên

Vi Thành Ngôn

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................5
CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG............................................................7
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG....................................................................................7
1.2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG ( 2002-2012)..............7
1.2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THƯ VIỆN.......................................................8
1.2.3 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC...............................................9
1.2. MÔ TẢ QUY TRÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN...................................................11
1.2.1 ĐĂNG KÝ SÁCH BÁO..........................................................................11
1.2.2 NHẬP SÁCH........................................................................................11
1.2.3 CẤP THẺ ĐỘC GIẢ.............................................................................12
1.2.4 MƯỢN TRẢ SÁCH...............................................................................13
1.2.5 THANH LỌC SÁCH.............................................................................14
1.2.6 HUỶ ĐỘC GIẢ....................................................................................15
1.2.7 BÁO CÁO THỐNG KÊ.........................................................................15
1.3. MÔ TẢ BÀI TOÁN QUẢN LÝ THƯ VIỆN.....................................................16
1.4. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO HỆ THỐNG MỚI..............................................16
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN...18
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ NGÔN NGỮ UML..........18
2.1.1 Các phương pháp phân tích hệ thống..................................................18

2.1.2 Sơ lược về UML..................................................................................20
2.2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG.............................................................................21
2.2.1 Xác định danh sách các tác nhân........................................................21
2.2.2 Các mô hình Usecase..........................................................................22
2.3. ĐẶC TẢ CHI TIẾT CÁC USECASE (UC).................................................24
2.3.1 UC Dangnhap.....................................................................................24
2.3.2 UC YeuCauMuon................................................................................25
2.3.3 UC YeuCauTra....................................................................................26
2.3.4 UC TimKiem........................................................................................27
2.3.5 UC CapNhatSach................................................................................28
2.3.6 UC CapNhatDocGia...........................................................................28
2.3.7 UC ThongKeBaoCao..........................................................................29
2.3.8 UC CapNhatNhanVien........................................................................30
2.3.9 UC QuanLyMuonTra...........................................................................31
2.4. BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC................................................................................31
2.4.1 Biểu đồ cộng tác..................................................................................32
2.4.2 Biểu đồ trình tự...................................................................................38
2.4.3 Biểu đồ lớp..........................................................................................46
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH.........51
3.1. THIẾT KẾ MÔ HÌNH DỮ LIỆU....................................................................51
3.1.1. Bảng sách: tblSACH..........................................................................51
3.1.2. Bảng tác giả: tblTACGIA...................................................................51
3.1.3. Bảng độc giả: tblDOCGIA................................................................52
3.1.4. Bảng nhà xuất bản: tblNXB...............................................................52
3.1.5. Bảng vị trí: tblVITRI..........................................................................52
3.1.6. Bảng ngôn ngữ: tblNGONNGU.........................................................52

3



3.1.7. Bảng phân loại: tblPHANLOAI.........................................................53
3.1.8. Bảng phiếu mượn: tblPHIEUMUON.................................................53
3.1.9. Bảng chi tiết mượn; tblCHITIETMUON............................................53
3.1.10. Bảng phiếu trả: tblPHIEUTRA........................................................53
3.1.11 Bảng Quản trị hệ thống:tblQUANTRIHETHONG............................53
3.2. GIỚI THIỆU GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH....................................54
3.2.1. Giao diện chính của chương trình:....................................................54
3.2.2. Giao diện chức năng cập nhật sách...................................................54
3.2.3. Giao diện danh mục độc giả...............................................................55
3.2.4. Giao diện phiếu mượn sách................................................................55
3.2.5. Giao diện chức năng trả sách............................................................56
3.2.6. Giao diện các chức năng con của nhập dữ liệu..................................56
3.2.7. Giao diện chức năng tìm kiếm sách....................................................57
3.2.8. Giao diện thống kê danh mục sách.....................................................57
3.2.9. Giao diện thống kê độc giả................................................................58
3.2.10. Giao diện thống kê mượn trả............................................................58
KẾT LUẬN.........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................60

4


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và khoa học công nghệ,
khoa học công nghệ thông tin là một trong những ngành lớn mạnh hàng đầu. Hầu
hết các ứng dụng tin học đều được áp dụng trong mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa
học cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó trở thành công cụ hữu ích cho
con người trong các hoạt động lưu trữ, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và
đã đem lại hiệu quả cao.
Việc ứng dụng tin học trong quản lý nhằm nâng cao hiệu suất, tốc độ tính

toán, khả năng chính xác và kịp thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết
định sáng suốt và xác thực. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có một hệ thống
máy tính để lưu trữ thông tin một cách khoa học, nhanh, chính xác với khối
lượng thông tin phức tạp, đồ sộ để đưa được những thông tin cần thiết chính xác
theo yêu cầu của nhà quản lý.
Là một sinh viên ngành công nghệ thông tin em rất mong muốn sau khi ra
trường có thể vận dụng những kiến thức của thầy cô giáo đã truyền đạt khi còn
ngồi trên ghế nhà trường để áp dụng vào các bài toán thực tế, giúp cho mọi người
có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả. Chính vì lẽ đó em
nhận đề tài “Xây dựng chương trình quản lý thư viện cho trường THPT Đồng
Đăng – Lạng Sơn” làm đồ án tốt nghiệp để sau khi hoàn thành em có thể đưa
chương trình của mình ứng dụng vào thực tế giúp cải thiện công việc quản lý thư
viện. Với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo ThS Lê Văn Chung em đã xây
dựng chương trình để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thư viện cho
trường THPT Đồng Đăng – Lạng Sơn.
Trong thời gian làm Đồ án tốt nghiệp, em đã tìm hiểu quy trình nghiệp vụ
thực tế tại thư viện, khảo sát và xây dựng lên chương trình Quản lý thư viện cho
Trường THPT Đồng Đăng – Lạng Sơn.
Nội dung Đồ án gồm các nội dung chính:
Chương 1: Khảo sát hiện trạng: Trong chương này em giới thiệu sơ lược về
trường THPT Đồng đăng, cơ cấu tổ chức và quy trình quản lý của hệ thống thư
viện trường, mô tả về bài toán quán lý thư viện

5


Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý thư viện: Chương này em
giới thiệu qua về phương pháp phân tích hệ thống và ngôn ngữ ULM, tập trung
vào phân tích thiết kế hệ thống quản lý thư viện:
Chương 3: Thiết kế giao diện và cài đặt chương trình: Chương này em thiết

kế mô hình dữ liệu và giới thiệu về giao diện chương trình.
Trong một khoảng thời gian có giới hạn và kiến thức của em còn nhiều hạn
chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót và thiếu hụt em rất mong
được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy cô trong khoa và các bạn để đề tài
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG 1
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
1.1.

Giới thiệu chung

1.2.1 Giới thiệu về trường THPT Đồng Đăng
Trường THPT Đồng Đăng được thành lập vào ngày 15 tháng 10 năm 2002.
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ giáo viên, nhân viên
của trường đã không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới
phương pháp giảng dạy. Năm học đầu tiên (2002- 2003), nhà trường có 8 lớp học
với 21 cán bộ giáo viên, đón nhận 388 học sinh. Nhưng chỉ sau 4 năm nhà trường
đã có trên 1 nghìn học sinh theo học 22 lớp. Trước sự phát triển này, nhà trường
tập trung vào việc cải tiến phương pháp dạy và học, phát huy tính tích cực của
học sinh, chính vì vậy tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ngày càng nâng cao, các
năm học đều đạt tỷ lệ trên 90%. Khóa học 2011-2012, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,7%.
Bên cạnh sự nỗ lực của các thầy cô giáo và các em học sinh, nhà trường còn nhận
được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của sở GD&ĐT, các ban ngành của tỉnh, cấp
uỷ chính quyền địa phương, đặc biệt là của các bậc phụ huynh trên địa bàn.
Chính vì vậy trường THPT Đồng Đăng đã có cơ ngơi khang trang, đẹp đẽ, các

trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập được đầu tư, nâng cấp.
Quy mô phát triển và Kết quả học tập
Năm
học
2002-

Số lớp

Số học Số cán bộ

Giáo

Nhân

Tỉ lệ

HSG

8

sinh
388

q.lý
1

viên
17

viên

4

TN(%)
81,7

Tỉnh
0

2003
2003-

12

578

1

17

4

89,5

03

2004
2004-

17


802

2

25

4

93,5

05

2005
2005-

22

1014

3

31

5

88,3

15

2006

2006-

24

1060

3

46

5

67,0

09

7


2007
2007-

24

1026

3

53


10

94,2

04 (1QG)

2008
2008-

23

946

2

58

7

88,92

17 (1QG)

2009
2009-

23

966


3

64

7

99,3

25

2010
2010-

25

971

3

72

7

97,16

20

2011
2011-


27

985

4

76

9

99,7

31 (2QG)

2012
Hiện nay số lớp học của nhà trường đã tăng lên 27 lớp với gần 1.000 học sinh
mỗi năm, số lượng giáo viên, học sinh dạy giỏi, học giỏi ngày một tăng. 5 năm
qua, nhà trường đã có 14 giáo viên dạy giỏi, 72 em đạt giải học sinh giỏi, trong
đó có 2 em đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia. Từ năm 2002 đến nay, nhà trường
liên tục đạt danh hiệu “Trường tiên tiến - Trường tiên tiến xuất sắc”.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của thư viện

Ban quản lý thư viện

Thủ thư

BP.Bổ sung tài liệu

Phòng nghiệp vụ


Nhiệm vụ của thư viện:
- Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách
tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và các
sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập
và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
- Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo, phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các
bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

8


- Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư
viện thông quan các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học,
tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ
thống, biết cách tra cứu sách nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách
nghiệp vụ và sách tham khảo.
- Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các thư viện địa
phương để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, trang thiết bị chuyên dùng,
giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ; liên
hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế,
xã hội, các nhà tài trợ... nhằm huy động các nguốn vốn kinh phí ngoài ngân sách
và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo nguồn vốn bổ sung, làm phong
phú nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện.
- Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt
chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát, thường xuyên thanh lọc
sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới (kể cả
băng hình, băng tiếng, đĩa CD ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục); sử dụng và
quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích; có kế hoạch chủ

động đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin – thư viện điện tử,
từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục
vụ bạn đọc.
1.2.3 Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức
Thông tin về thư viện trường THPT Đồng Đăng :
Thư viện Trường THPT Đồng Đăng có khoảng 250 đầu sách báo với 2926
quyển sách bao gồm:
- Sách giáo khoa: 2370 quyển sách trong đó:
+ Khối 10: 865 quyển sách
+ Khối 11: 785 quyển sách
+ Khối 12: 720 quyển sách
- Sách nghiệp vụ dùng chung cho giáo viên: 170 quyển
- Sách tham khảo: 166 quyển
- Sách pháp luật: 70 quyển

9


- Báo và tạp chí: 150 quyển
phục vụ nhu cầu cho giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên trong nhà
trường (sau đây gọi chung là độc giả). Độc giả có thể mượn sách đọc tại chỗ hoặc
mượn về nhà.
Việc phân công quản lý trong thư viện được thực hiện như sau:
- Ban quản lý thư viện: là một phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành
chung cho toàn bộ các công tác của thư viện.
- Phòng nghiệp vụ: Lập kế hoạch mua sách mới, thanh lý sách cũ, kế hoạch
phục vụ độc giả, cấp thẻ độc giả.
- Bộ phận bổ sung tài liệu: Liên hệ với các nhà xuất bản để mua sách, các
đơn vị, cá nhân cung ứng sách để tiếp nhận sách đưa vào thư viện.
- Nhân viên thủ thư: Tiếp nhận sách đánh mã số, phân loại sách, kiểm tra

độc giả có thẻ đọc sách, thống kê, tra cứu.
Sách được phân thành các khu vực:
- Khu sách nghiệp vụ: Phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy của giáo
viên. Học sinh không được mượn.
- Khu sách giáo khoa: Khu vực này học sinh được mượn bằng cách đăng ký
vào mỗi đầu năm học.
- Khu vực sách tham khảo: Gồm các sách nâng cao về tất cả các lĩnh vực,
phục vụ nhu cầu tham khảo của độc giả.
- Khu vực sách pháp luật: Gồm các sách về các văn bản, quy định của pháp luật.
- Khu vực báo và tạp chí: Gồm các loại báo và tạp chí phục vụ nhu cầu cập
nhật thông tin và giải trí. Độc giả chỉ có thể đọc tại chỗ, không được mượn về.
Hướng phát triển của thư viện:
- Chuẩn hóa các hoạt động của thư viện theo hướng tin học hoá.
- Bổ sung kịp thời các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
- Mở rộng diện tích: kho sách, phòng đọc,… để phục vụ độc giả được tốt hơn.
1.2.

Mô tả quy trình quản lý thư viện
Công tác quản lý thư viện được quản lý theo quy trình như sau:

10


1.2.1 Đăng ký sách báo
Sách báo trong thư viện là tài sản của nhà nước, của giáo viên và học sinh
trong trường. Một cuốn sách giữ gìn tốt có thể sử dụng trong nhiều năm. Vì vậy,
muốn quản lý tốt thư viện nhất thiết phải đăng ký từng ấn phẩm để theo dõi và
kiểm kê.
Dựa vào sổ đăng ký sách của thư viện chúng ta có thể biết:
- Số lượng, chất lượng sách trong kho.

- Đặt kế hoạch bổ sung dài hạn và ngắn hạn.
- Biết được sự phát triển của kho sách.
- Định ra phương hướng phục vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo
viên và học sinh.
Có 4 loại sổ đăng ký sách:
- Sổ đăng ký tổng quát: Là sổ đăng ký tổng số sách báo theo mỗi chứng từ
nhập, xuất sách báo và tình hình kho sách hiện có.
- Sổ đăng ký cá biệt: Là sổ đăng ký từng cuốn sách, từng tạp chí, từng tờ
báo,… có trong thư viện.
- Sổ đăng ký sách giáo khoa.
- Sổ theo dõi báo và tạp chí nhập vào thư viện
1.2.2 Nhập sách
Thực hiện định kỳ vào đầu năm học, thư viện sẽ bổ sung sách mới về kho.
Việc bổ sung được thực hiện như sau: Căn cứ tình hình sách có trong thư viện và
nhu cầu của độc giả, để thư viện chọn những sách cần mua. Nhà xuất bản sẽ gửi
danh mục sách kèm theo giá về cho thư viện. Thư viện lập danh sách, sau khi
được hiệu trưởng nhà trường duyệt, thư viện tiến hành ký hợp đồng với nhà xuất
bản. Hoá đơn sẽ được gửi về bộ phận tài vụ của nhà trường thanh toán.
Sau khi sách mua về được bộ phận nghiệp vụ tiến hành phân loại theo lĩnh
vực, đánh mã số sách và lập phiếu quản lý sách. Nếu sách đã có trong thư viện
thì chỉ cần cập nhật số lượng.
Dưới đây là mẫu phiếu quản lý sách:

11


PHIẾU QUẢN LÝ SÁCH
Mã số sách:……………
Tên sách: ………………………………………………………..
Tập: ………………………Số trang: …………………………..

Số lượng: …………………Năm xuất bản: …………………….
Nhà xuất bản: …………………………………………………..
Mã phân loại: ……………..Phân loại: …………………………
Mã tác giả: ………………..Tác giả: ……………………………
Mã vị trí:……………Khu……….Kệ……………Ngăn………...

1.2.3 Cấp thẻ độc giả
Hàng năm, thư viện tiến hành cấp thẻ thư viện cho học sinh mới trong
trường. Thư viện dựa vào danh sách yêu cầu làm thẻ của các lớp để tiến hành làm
thẻ cho học sinh. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, học sinh sẽ được tổ phục vụ
bạn đọc cấp thẻ thư viện. Mỗi thẻ có một mã số riêng không trùng với các thẻ khác.
Thẻ thư viện bao gồm các thông tin: số thẻ, họ tên, năm sinh, nơi sinh, địa
chỉ, nghề nghiệp, ngày cấp, ngày hết hạn.
Đối với những độc giả làm mất thẻ, muốn làm lại thẻ phải có đơn yêu cầu
cấp lại thẻ, thẻ sẽ được cấp lại với một mã mới.

12


Dưới đây là mẫu thẻ thư viện:
SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG ĐĂNG
THẺ THƯ VIỆN
Số:……….

Ảnh
(3×4)

Họ và tên:……………………….
Năm sinh:……….

Địa chỉ :…………
Thẻ có giá trị từ……………đến………
Ngày…tháng…năm
Phụ trách TV
(ký tên, đóng dấu)

1.2.4 Mượn trả sách
Để mượn sách, độc giả tiến hành tra cứu theo danh mục sách có sẵn của thư
viện. Sau đó điền thông tin vào phiếu yêu cầu mượn sách. Thủ thư căn cứ vào
phiếu để tìm kiểm tra sách có còn trong viện hay không để cho độc giả mượn.
Dưới đây là mẫu phiếu yêu cầu:
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG ĐĂNG
Năm học:…….
PHIẾU YÊU CẦU
Số thẻ:………….
Họ tên: …………………………
Năm sinh: ……………………....
Địa chỉ:…………………………..
STT Mã sách
1
2
3
Ngày mượn:

Tên sách

Ngày hẹn trả:

13


Tác giả

Ghi chú

Ngày trả:


Khi mượn sách, độc giả được mượn tối đa 4 cuốn sách. Thời hạn mượn là
7 ngày.
Các hình thức xử phạt của thư viện:
- Khi độc giả trả sách, nhân viên sẽ xem trên phiếu yêu cầu mượn sách,
nếu quá hạn thì độc giả sẽ bị phạt theo quy định. Thư viện cũng có hình thức xử
phạt đối với độc giả trả sách không nguyên vẹn.
- Trường hợp độc giả làm mất sách thì phải mua đền đúng sách đó. Nếu
không có sách thì độc giả phải đền bằng tiền mặt theo giá sách, đồng thời phải
chịu một mức phạt theo quy định.
- Đối với học sinh không trả sách, thư viện sẽ lập danh sách gửi lên hiệu
trưởng để có hình thức xử phạt.
1.2.5 Thanh lọc sách
Để đảm bảo tính tư tưởng, khoa học và thời sự của kho sách, đồng thời với
việc bổ sung sách mới cần phải thường xuyên nghiên cứu để kịp thời phát hiện và
thanh lọc những cuốn sách cũ, lạc hậu ra khỏi kho sách. Thanh lọc sách cũng
chính là một biện pháp tăng cường chất lượng kho sách, nâng cao hiệu quả sử
dụng kho sách trong thư viện.
Hàng năm, có kiểm tra định kỳ kho sách. Các sách hư hỏng, đã bị rách nát
hoặc những cuốn sách không còn phù hợp với việc học tập và nghiên cứu được
lập thành danh sách.
Việc nghiên cứu, chọn sách để thanh lọc là một việc phức tạp, đòi hỏi cán
bộ thư viện phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức để đánh giá chính xác
nội dung, giá trị của từng cuốn sách.

Để đảm bảo nguyên tắc quản lý tài sản, khi tiến hành thanh lọc sách ra
khỏi thư viện phải được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường và phải lập biên bản
xuất kho sách thư viện. Đồng thời phải ghi vào sổ đăng ký tổng quát.

14


Dưới đây là biên bản xuất sách khỏi kho:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
BIÊN BẢN XUẤT SÁCH KHỎI KHO THƯ VIỆN
Số:…………..
Ngày…tháng…năm...
Chúng tôi những người lập biên bản(ghi rõ họ tên, chức vụ)
Chứng nhận đã xuất kho thư viện các sách (hoặc báo, tạp chí đã đóng
thành tập hoặc tờ rời) trong bảng kê kèm theo gồm…..bản, tính thành tiền là
…..đồng (viết bằng chữ).
Vì lý do………………………………………….
Người lập biên bản

Bảng kê kèm theo biên bản số …
STT

Tên tác giả và tên sách

Số bản

Giá đơn vị

Tổng cộng

(tiền)

Duyệt biên bản
Hiệu trưởng
(ký tên, đóng dấu)
1.2.6 Huỷ độc giả
Đối với độc giả là học sinh, thẻ có giá trị trong suốt khoá học. Hết thời hạn
trên, thẻ sẽ bị huỷ.
Việc quản lý độc giả của thư viện còn hạn chế là chưa quản lý được trong
trường hợp học sinh bị buộc thôi học mà vẫn được mượn sách.
1.2.7 Báo cáo thống kê
Đối với công tác phòng đọc, ngoài công việc phục vụ bạn đọc, định kỳ
hang tháng hay theo từng quý thủ thư còn phải thống kê, lập báo cáo về số sách
đã mượn, hiện trạng của sách, độc giả, danh sách các sách cần mua (căn cứ vào
phiếu yêu cầu của độc giả) gửi lên ban quản lý thư viện.

15


1.3. Mô tả bài toán quản lý thư viện
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được áp dụng rộng
rãi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
việc. Một trong lĩnh vực công nghệ thông tin được áp dụng là quản lý hồ sơ, sổ
sác. Tiêu biểu là hệ thống quản lý thư viện trong trường học nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập, tra cứu tài liệu và giúp quá trình mượn trả sách được nhanh chóng,
giảm bớt thời gian và chi phí đáng kể so với mô hình quản lý cũ.
Hệ thống quản lý thư viện sẽ giúp thủ thư quản lý việc mượn, trả tài liệu
của độc giả:
- Khi độc giả muốn mượn tài liệu thì thủ thư sẽ kiểm tra thẻ của độc giả có
hợp lệ hay không. Nếu thoả mãn các điều kiện quy định thì độc giả được phép

mượn tài liệu đồng thời thủ thư sẽ lưu các thông tin: mã thẻ, mã sách, ngày
mượn, ngày phải trả,… vào phiếu mượn.
- Khi độc giả tới trả sách, thủ thư sẽ nhập mã thẻ, mã tài liệu và kiểm tra
xem có đúng với các thông tin mượn không. Nếu đúng thì thực hiện quá trình trả
sách. Hệ thống sẽ kiểm tra nếu ngày trả mà lớn hơn ngày phải trả thì độc giả đã
mượn sách quá hạn và chịu hình phạt theo quy định của thư viện.
- Khi độc giả có nhu cầu làm thẻ, độc giả phải trình thẻ học sinh hoặc
chứng minh thư nhân dân. Nhân viên thư viện thực hiện việc cấp phát thẻ thư
viện theo quy định cho độc giả và lưu thông tin độc giả vào cơ sở dữ liệu. Khi
độc giả có nhu cầu gia hạn thẻ, nhân viên thư viện sẽ cập nhật lại ngày hết hạn
trong cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra, hệ thống còn giúp nhân viên thư viện quản lý các thông tin về tài
liệu như cập nhật, sửa chữa hay huỷ bỏ tài liệu.
1.4. Các vấn đề đặt ra cho hệ thống mới
Nhận xét tình hình thực tế: Qua thực tế khảo sát, nghiên cứu, nhận thấy
rằng số lượng công việc trong thư viện thì nhiều mà hầu hết các công việc được
làm thủ công trên giấy tờ nên có nhiều hạn chế:
- Tốn nhiều thời gian trong việc lập báo cáo và thống kê.
- Gây khó khăn trong công việc quản lý sổ sách và quản lý độc giả.
- Khó khăn trong việc tra cứu các loại tài liệu

16


Xuất phát từ những nhược điểm hệ thống quản lý hiện tại của thư viện nên
việc tin học hoá vào công tác quản lý thư viện là việc làm hợp lý.
Từ những công việc thực tế, đưa ra hệ thống quản lý thư viện với các
chức năng và yêu cầu sau:
- Cung cấp cho thủ thư các thông tin về các đầu sách mà độc giả mượn và
hạn phải trả.

- Giúp tìm kiếm thông tin sách được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Thống kê hàng tháng số sách cho mượn theo các chủ đề, tác giả,…
Thống kê các đầu sách không có người mượn trên 1 năm, 2 năm, 3 năm.
- Hỗ trợ thủ thư cập nhật thông tin sách, xác nhận cho mượn sách và nhận
lại sách khi độc giả trả sách.
- Hỗ trợ quản lý các thông tin về độc giả dựa trên thẻ thư viện.
Các yêu cầu phi chức năng:
- Khi độc giả tới thư viện có thể sử dụng các máy tính trong thư viện đăng
nhập vào tên truy cập và mật khẩu của mình để tìm kiếm sách có trong thư viện,
sau đó tự lấy những cuốn sách của mình muốn mượn để thủ thư ghi nhận thông
tin về các cuốn sách và cho độc giả mượn. Việc mượn và trả sách phải thực hiện
trực tiếp thông qua thủ thư.
- Thông tin thống kê phải đảm bảo tính chính xác, khách quan.

17


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN
2.1. Các phương pháp phân tích hệ thống và ngôn ngữ UML
2.1.1 Các phương pháp phân tích hệ thống
Có hai phương pháp phân tích thiết kế hệ thống phổ biến hiện nay là:
phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng và phương pháp phân tích thiết
kế hướng đối tượng.
2.1.1.1 Phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng
Theo cách tiếp cận này thì một phần mềm được xem như là dãy các công
việc (chức năng) cần thực hiện như nhập dữ liệu, tính toán, xủ lý, lập báo cáo và
in ấn kết quả... Mỗi công việc đó sẽ được thực hiện bởi một số hàm nhất định.
Như vậy trọng tâm của cách tiếp cận này là các hàm chức năng, theo hướng phân
tích thiết kế topdown thì phần mềm sẽ được phân tích ra thành các chức năng nhỏ

hơn, quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi các chức năng được phân rã đến
cấp hàm trong ngôn ngữ lập trình thì dừng. Cấu trúc của chương trình được xây
dựng theo cách tiếp cận hướng chức năng có dạng như hình vẽ:
Main()

F1

F 1.1

F 1.2

F 1.n.1

F2



F 1.n

F 1.n.2

F 1.n.m
1.n.m

Hình 2.1: Mô hình pttk hướng chức năng

18

Fn



* Một số nhận xét:
- Phân tích thiết kế hướng chức năng sử dụng kỹ thuật phân rã chức năng
theo cách tiếp cận topdown để tạo ra cấu trúc phân cấp. Chương trình xây dựng
theo cách tiếp cận hướng chức năng thực chất là tập các chương trình con (có thể
xem như các hàm) mà theo đó máy tính cần thực hiện để hoàn thành những
nhiệm vụ đặt ra của hệ thống.
- Một đặc tính nữa của cách tiếp cận hướng chức năng dễ nhận thấy là tính
mở (open) của hệ thống kém. Thứ nhất, vì dựa chính vào chức năng mà trong
thực tế thì nhiệm vụ của hệ thống lại hay thay đổi nên khi đó muốn cho hệ thống
đáp ứng các yêu cầu thì phải thay đổi lại cấu trúc của hệ thống, nghĩa là phải thiết
kế, lập trình lại hệ thống. Thứ hai, việc sử dụng các biến dữ liệu toàn cục trong
chương trình làm cho các nhóm chức năng phụ thuộc vào nhau về cấu trúc dữ
liệu nên cũng hạn chế tính mở của hệ thống. Trong thực tế, cơ cấu tổ chức của
mọi tổ chức thường ít thay đổi hơn là chức năng, nhiệm vụ phải đảm nhận.
- Mặt khác, cách tiếp cận hướng chức năng lại tách dữ liệu ra khỏi chức
năng xử lý nên vấn đề che giấu, bảo vệ thông tin trong hệ thống là kém, nghĩa là
vấn đề an toàn, an ninh dữ liệu là rất phức tạp.
- Ngoài ra cách tiếp cận hướng chức năng cũng không hỗ trợ việc sử dụng
lại và kế thừa nên chất lượng và giá thành của phần mềm khó được cải thiện.
Những trở ngại mà chúng ta đã nêu ở trên làm cho mô hình được xây dựng theo
cách tiếp cận hướng chức năng không mô tả được đầy đủ, trung thực hệ thống
trong thực tế.
2.1.1.2 Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng
Phân tích thiết kế hướng đối tượng được phát triển hỗ trợ mô hình hoá các
hệ thống thông tin doanh nghiệp, phân tích yêu cầu và thiết kế phần mềm. Quan
điểm hướng đối tượng hình thành trên cơ sở tiếp cận hướng hệ thống, theo cách
tiếp cận này thì:
- Cả hệ thống được coi như một thực thể được tổ chức từ tập các đối tượng
(thực thể) và các đối tượng đó trao đổi với nhau thông qua việc gửi và nhận, đây

không chỉ dựa trên cơ sở cái hệ thống sẽ làm mà còn dựa trên việc tích hợp hệ
thống là cái gì với hệ thống làm gì.

19


- Theo cách tiếp cận này các chức năng của hệ thống được biểu diễn thông
qua công tác của đối tượng. Do đó việc tiến hoá thay đổi các chức năng sẽ không
ảnh hưởng tới cấu trúc tĩnh của phần mềm.
- Sức mạnh của phân tích thiết kế hướng đối tượng là việc tách (chia) và
nhập (thống nhất) được thực hiện nhờ tập phong phú các cơ chế tích hợp của
chúng; khả năng thống nhất cao những cái nó đã được tách ra để xây dựng các
thực thể phức tạp từ các thực thể phức tạp từ các thực thể đơn giản.
- Phân tích thiết kế hướng đối tượng đã tỏ ra lợi thế khi lập trình các hệ
thống phức tạp, cho lại các phần mềm có tính thương mại chất lượng cao: tin cậy,
dễ mở rộng và dễ sử dụng lại, chạy trơn tru, phù hợp với yêu cầu của người sử
dụng. Chúng có khả năng hoàn thành phần mềm đúng kỳ hạn và không vượt quá
kinh phí dự kiến ban đầu.
- Phương pháp hướng đối tượng được xây dựng dựa trên một tập các khái
niệm cơ sở: Đối tượng (object) , lớp đối tượng (class), trừu tượng hóa dữ liệu
(Data Abstraction), bao gói và che dấu thông tin (Encapsulation and Information
Hiding), mở rộng, kế thừa giữa các lớp (Inheritance), đa xạ và nạp chồng
(Polymorphism and Overloading), liên kết động (Dynamic Binding), truyền
thông điệp (Message Passing).
2.1.2 Sơ lược về UML
 UML (Unified Modeling Language) là ngôn ngữ chuẩn để viết kế
hoạch chi tiết phần mềm. Nó phù hợp cho việc mô hình hoá các hệ thống như hệ
thống thông tin doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên nền web, hệ thống thời
gian thực… UML là ngôn ngữ mô hình hoá, đặc tả, hiển thị, xây dựng làm tài
liệu vật phẩm của phân tích hình thức và thiết kế.

 UML là ngôn ngữ: Ngôn ngữ ở đây không giống như ngôn ngữ tự
nhiên hay ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, nó cũng có một tập các qui luật xác
định cách sử dụng. UML là ngôn ngữ chuẩn công nghiệp để lập kế hoạch chi tiết
phần mềm. Từ vựng và qui tắc ngôn ngữ UML cho ta cách thức xây dựng mô
hình và đọc mô hình, nhưng không cho biết mô hình nào cần phải được lập và
khi nào lập chúng.

20


 UML là ngôn ngữ hiển thị: UML giúp xây dựng mô hình để dễ dàng
giao tiếp. Một số công việc phù hợp với mô hình hoá bằng văn bản, một số công
việc khác phù hợp với mô hình hoá bằng đồ hoạ. UML là ngôn ngữ đồ hoạ. Với
nhiều hệ thống, mô hình trong ngôn ngữ đồ hoạ dễ hiểu hơn so với ngôn ngữ lập
trình. Sau mỗi biểu tượng đồ hoạ của ngôn ngữ UML là ngữ nghĩa. Vậy khi xây
dựng mô hình trong UML thì người phát triển khác hay các công cụ hỗ trợ mô
hình hoá có thể hiểu mô hình một cách rõ ràng.
 UML là ngôn ngữ đặc tả: Đặc tả là mô tả rõ ràng những điểm mấu
chốt của vấn đề. UML cho phép mô tả mô hình chính xác, không nhập nhằng và
hoàn thiện. UML hướng tới đặc tả thiết kế, phân tích và quyết định cài đặt trong
quá trình phát triển, triển khai hệ thống phần mềm.
 UML là ngôn ngữ để xây dựng: UML không phải là ngôn ngữ trực
quan, nhưng mô hình của nó có thể kết nối trực tiếp tới các ngôn ngữ lập trình
khác nhau. Có nghĩa rằng có thể ánh xạ mô hình trong UML tới các ngôn ngữ lập
trình khác nhau như Java, C++ hay các bảng CSDL quan hệ, csdl hướng đối tượng.
Ánh xạ này cho khả năng biến đổi ngược lại từ cài đặt về mô hình UML; có nghĩa
rằng nó cho khả năng làm việc với văn bản hay đồ hoạ một cách nhất quán.
 UML là ngôn ngữ làm tài liệu: UML hướng tới làm tài liệu kiến trúc
hệ thống và các chi tiết của nó. UML cho khả năng biểu diễn yêu cầu, thử
nghiệm, mô hình hoá các hoạt động lập kế hoạch và quản lý sản phẩm.

2.2. Phân tích hệ thống
2.2.1 Xác định danh sách các tác nhân
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát thực tế, xem xét đến quan hệ và tác
động của HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN ta xác định được các tác nhân có
tương tác với hệ thống đó là:
Độc giả: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để tìm kiếm sách, thực hiện
mượn trả sách,...
Thủ thư: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để cập nhật cơ sở dữ liệu
sách, CSDL về độc giả (thêm sách mới, sửa sách, xóa sách, thêm độc giả, xóa
độc giả).

21


Quản trị hệ thống: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để cập nhật cơ sở
dữ liệu về nhân viên thư viện, đồng thời quản lý hồ sơ của những người sử dụng
tham gia vào hệ thống, và theo dõi hệ thống làm việc hàng ngày.
Danh sách tác nhân và các cách sử dụng của mỗi tác nhân:
Tác nhân

Ca sử dụng (Usecase)
DangNhap/DangXuat: Đăng nhập( đăng xuất) hệ thống

Đoc_gia

YeuCauMuon: Yêu cầu mượn

(độc giả)

YeuCauTra: Yêu cầu trả

TimKiem: Tìm kiếm thông tin sách
DangNhap/DangXuat: Đăng nhập( đăng xuất) hệ thống

Thu_thu

CapNhatSach: Cập nhật sách mới

(Thủ thư )

CapNhatDocGia: Cập nhật độc giả mới.
QuanLyMuon_Tra: Quản lý mượn, trả sách.
ThongKeBaoCao: Thống kê báo cáo
TimKiem: Tìm kiếm thông tin sách, tìm kiếm độc giả
DangNhap/DangXuat: Đăng nhập( đăng xuất) hệ thống.

Quantri_hethong

CapNhatNhanVien: Cập nhật thông tin của nhân viên

( Người quản trị hệ

thư viện (thêm nhân viên, sửa, xóa thông tin nhân viên).

thống)
Hình 2.2: Bảng Tác nhân và Usecase
2.2.2 Các mô hình Usecase
Biểu đồ Usecase chỉ ra tương tác giữa các UC và tác nhân. UC biểu diễn
các chức năng của hệ thống. Tác nhân là con người hay hệ thống khác cung cấp
hay thu nhận thông tin từ hệ thống. Biểu đồ UC tập trung vào quan sát trạng thái
tĩnh của các UC trong hệ thống. Nó đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và mô

hình hoá hệ thống. Vì UC biểu diễn yêu cầu hệ thống từ góc nhìn của người
dùng, cho nên UC là chức năng mà hệ thống phải có. Biểu đồ chỉ ra tác nhân nào
khởi động UC và khi nào tác nhân nhận thông tin từ hệ thống.

* Tác nhân Doc_gia:

22


Hình 2.3: Biểu đồ Usecase của tác nhân Doc_gia
* Tác nhân Thu_thu:

Hình 2.4: Biểu đồ Usecase của tác nhân Thu_thu
*Tác nhân Quantri_hethong:

23


Hình 2.5: Biểu đồ Usecase của tác nhân Quantri_hethong
2.3. Đặc tả chi tiết các USECASE (UC)
2.3.1 UC Dangnhap
- Mục đích: Đảm bảo xác thực người sử dụng và các yêu cầu về bảo mật của
hệ thống.
- Tác nhân: Doc_gia, Thu_thu, Quantri_hethong.
- Mô tả chung: Khi muốn mượn, trả, tìm kiếm tài liệu thì độc giả phải
đăng nhập vào hệ thống. Đồng thời thủ thư và người quản trị hệ thống muốn thực
hiện công việc chuyên môn của mình thì cũng phải đăng nhập vào hệ thống.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân


Phản ứng của hệ thống

1. Chọn chức năng đăng nhập
2. Hiển thị form đăng nhập
3. Nhập thông tin đăng nhập
4. Gửi thông tin đã nhập tới hệ
thống

5. Kiểm tra thông tin đăng nhập, nếu
đúng thì cho phép truy cập hệ thống,
sai thì thông báo lỗi.
Hình 2.6: Bảng Usecase DangNhap

24


+ Luồng sự kiện phụ: Nếu người sử dụng dùng tên truy cập và mật khẩu
không đúng thì hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại nhưng chỉ nhập một số lần xác định.
- Thông tin đầu vào: Tên truy cập và mật khẩu.
- Thông tin đầu ra: Những thông tin mà người sử dụng yêu cầu.
2.3.2 UC YeuCauMuon
- Mục đích: Thực hiện quá trình mượn sách của độc giả.
- Tác nhân: Doc_gia.
- Mô tả chung: Khi độc giả muốn mượn sách, độc giả sẽ nhận phiếu yêu
cầu từ thủ thư để đăng ký với hệ thống và điền các thông tin về độc giả và sách
cần mượn. Hệ thống sẽ kiểm tra xem thông tin đó, nếu không phù hợp thì không
chấp nhận yêu cầu mượn sách của độc giả, nếu chấp nhận thì sẽ lấy sách trong
kho dựa vào thông tin trên phiếu yêu cầu. Trước khi thủ thư giao sách và thẻ cho
độc giả thì độc giả phải ký nhận vào phiếu yêu cầu của mình và giao lại cho thủ

thư. Sau đó thủ thư sẽ đưa thông tin về mượn sách vào hồ sơ quản lý sách và
phiếu mượn.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân

Phản ứng của hệ thống

1. Đăng nhập vào hệ thống
2. Kiểm tra thông tin đăng nhập
3. Nhập thông tin về tài liệu cần mượn
4. Gửi thông tin đã nhập tới hệ thống
5. Xác nhận thông tin
6. Kiểm tra cơ sở dữ liệu
7. Cập nhật lại CSDL, thông báo
mượn thành công.
Hình 2.7: Bảng Usecase YeuCauMuon
+ Luồng sự kiện phụ: Nếu thư viện không còn tài liệu thì sẽ gửi tới độc giả
một thông báo về tình trạng tài liệu đó.

25


×