Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KÌ 1 – 20172018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.96 KB, 2 trang )

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KÌ 1 – 2017-2018
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN : 90 phút
Phần 1: “Khi thượng đế mới tạo ra vạn vật, xương rồng là loài cây mềm mại nhất trên thế gian
này. Mượt như nước, óng ánh như ngọc, bất kì ai chạm phải thì nó sẽ bị mất đi tính mạng. Thế là
thượng đế liền ban cho nó một lớp mũ giáp bảo vệ, từ đó không ai còn nhìn thấy tâm tính hiền
hòa của xương rồng nữa. Bất kể sinh vật nào tiếp xúc với nó đều sẽ bị thương tích toàn thân.
Cho nên mấy ngàn năm trở lại đây, không còn ai dám gần xương rồng nữa, nó bị xem lài quái
vật.
Sau này, có một vị dũng sĩ xuất hiện. Vị dũng sĩ rút thanh bảo kiếm chém xương rồng làm hai .
Ban đầu chàng cứ nghĩ để diệt trừ nó là một điều rất khó. Dũng sĩ kinh ngạc hét lên: “A! Không
ngờ bên trong xương rồng lại yếu ớt tới vậy ! Vì sao lại chỉ có những giọt nước màu xanh
trong vắt…?”. Cuối cùng vị dũng sĩ đã hiểu, thì ra tất cả những chiếc gai nhọn chỉ là lớp vỏ để
bảo vệ mình của xương rồng mà thôi.
Quê hương của loài xương rồng ở châu Nam Mĩ và Mê-xi-cô, chúng phải sống trong môi trường
khắc nghiệt, đấu tranh với từng lớp cát dày, thiếu nước. Mấy ngàn năm, xương rồng vẫn đứng
vững được trên` sa mạc, lá thoái hóa biến thành gai nhọn. Những chiếc gai nhọn giúp xương
rồng giảm thiểu được lượng nước mất đi. Tiết kiệm nước là yêu cầu sống còn của xương rồng
trong sa mạc. Nếu chúng ta có thể tiết kiệm nước như xương rồng thì nguồn nước của chúng ta
sẽ không cạn kiệt nhanh chóng đến vậy, xem chừng con người chúng ta còn phải học hỏi loài
xương rồng này nhiều!”
( theo “Khám phá khoa học” – dịch giả Nguyễn Thị Thu Quỳnh)
!
1. Nội dung của văn bản trên đã cung cấp cho em kiến thức gì trong thế giới tự nhiên ?(1đ)
2. Phần chữ in đậm là lời nói hay ý nghĩ được dẫn ? Dẫn theo cách nào ? .(1đ)
3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng (5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về câu kết của văn bản :
“Nếu chúng ta có thể tiết kiệm nước như xương rồng thì nguồn nước của chúng ta sẽ
không cạn kiệt nhanh chóng đến vậy, xem chừng con người chúng ta còn phải học hỏi
loài xương rồng này nhiều!”. (1đ)
Phần 2 :
Câu 1 : (3đ) Có người cho rằng: đạt được mục đích là thành công. Có người nghĩ rằng : thành


công khi mình được “nổi tiếng” . Vậy, “con đường dẫn đến thành công” và “con đường dẫn đến
sự nổi tiếng” có khác nhau không ? Em hãy viết bài văn ngắn trả lời câu hỏi này.
Câu 2 :( 4đ ) Chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : Nhập vai nhân vật bé Thu ( trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” , Nguyễn Quang Sáng) kể
lại đoạn truyện từ lúc anh Sáu về thăm nhà đến lúc chia tay.
Đề 2 : Kể lại một câu chuyện mà em chứng kiến hoặc tham gia . Từ đó, giúp em hiểu thế nào là
NGƯỜI TỬ TẾ.
HẾT


HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
Câu 1
Câu 2

ĐÁP ÁN
1.
2.
3.
1.

Giải thích : Vì sao xương rồng có gai.
Phần chữ in đậm là lời nói được dẫn theo cách trực tiếp.
Viết đoạn văn : Ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
Giải thích :
- Thành công : đạt được mục đích , ước mơ bằng sự nỗ lực khẳng
định giá trị bản thân.
- Nổi tiếng : hành động gây ấn tượng để được mọi người biết đến
dù tích cực hay tiêu cực không quan trọng .
 Con đường dẫn đến sự thành công và con đường dẫn đến sự

nổi tiếng hoàn toàn khác nhau . Do nhận thức khác nhau ở
mỗi người.
2. Bài làm nêu lên được ý chính :
- Những người đạt đến sự thành công bằng sự nỗ lực không
ngừng, bằng tài năng trí tuệ của chính mình luôn được mọi
người ngưỡng mộ. Và họ xứng đáng hưởng thành quả do mình
tạo dựng. ( dẫn chứng)
- Những kẻ ngộ nhận giữa “thành công” và “nổi tiếng” sẽ đi lạc
hướng , họ muốn “thành công” nhanh nhất và sẽ bất chấp mọi
thứ để mau nổi tiếng . Những người như thế gặp tai tiếng nhiều
hơn là nổi tiếng. (dẫn chứng)
- Cuộc sống hiện đại hôm nay, đòi hỏi bạn trẻ phải nỗ lực để
khẳng định giá trị bản thân , vươn lên chạm đến sự thành công.
Một số ít do lệch lạc trong nhận thức nên chọn lấy con đường
nổi tiếng , con đường ngắn nhất để đạt mục đích và tự cho đó là
thành công.

Câu 3
-

Tự sự đời thường , vận dụng yếu tố miêu tả và nghị luận trong
bài văn.
Biết xây dựng tình huống kể về việc làm tử tế của mình hay của
người khác mà em chứng kiếng.
Bài làm có nội dung cốt truyện, có cao trào.
Cuối truyện rút ra ý nghĩa : Thế nào là người tử tế .

BIỂU
ĐIỂM
(1 đ)

(1đ)
(1đ)



×