Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Khảo sát hoạt động của một số liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.45 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

“KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ LIÊN
TỪ GỐC HÁN TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN
CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH”

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THANH LAN

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo cách phân chia của ngữ pháp truyền thống, hư từ là phạm trù từ loại
đối lập với thực từ. Hư từ tuy có số lượng rất ít so với thực từ nhưng có tần
số xuất hiện lớn và có vai trò quan trọng trong hoạt động cú pháp.
Trong tiếng Việt hiện đại, có khá nhiều hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán
như phó từ, liên từ, giới từ. Trong đó, liên từ là nhóm từ đặc biệt cần được
chú trọng khi nghiên cứu các mối quan hệ ngữ pháp nội câu và liên câu cũng
như mối quan hệ trong văn bản. Việc nghiên cứu các hư từ gốc Hán trong đó
có liên từ gặp rất nhiều khó khăn bởi vì ngoài những mối quan hệ ngữ nghĩa,
ngữ dụng thông thường, chúng còn liên quan đến sự ảnh hưởng của yếu tố
Hán cũng như chịu sự tác động của các quy luật về sự biến đổi ngữ âm, ngữ


nghĩa trong quá trình hoà nhập vào tiếng Việt. Chính vì thế, cho đến nay,
tuy đã có một số công trình nghiên cứu về hư từ tiếng Việt, nhưng việc
nghiên cứu các hư từ có nguồn gốc tiếng Hán mà cụ thể là các liên từ gốc
Hán theo hướng chuyên sâu thì hầu như chưa có. Đa số các công trình
nghiên cứu từ Hán Việt mới chủ yếu khảo sát lớp từ ngữ gốc Hán nói chung
hoặc lớp từ ngữ Hán Việt, hoặc Hán cổ, Hán Việt Việt hoá nói riêng trên hai
bình diện là từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ âm lịch sử, chưa có công trình nào
khảo sát hư từ gốc Hán, nhất là liên từ trong một số những tác phẩm cụ thể.
Do đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu liên từ gốc Hán nhằm tìm hiểu
quá trình hoạt động và những biến đổi (nếu có) của chúng trong tiếng Việt,
góp phần vào việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và ngữ pháp
lịch sử tiếng Việt nói riêng.

2


Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đi vào "Khảo sát
hoạt động của một số liên từ gốc Hán qua các tác phẩm văn chính luận của
Hồ Chí Minh"
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tiến hành nghiên
cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số liên từ có nguồn gốc từ tiếng
Hán thường dùng trong tiếng Việt trong các tác phẩm văn chính luận của
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhằm thấy được đặc điểm, sự hoạt động cụ
thể cũng như sự thay đổi của chúng trong tiếng Việt theo hướng Việt hoá.
2.2 Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số liên từ gốc
Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có
cái nhìn tổng quát về sự hiện diện và hoạt động của nhóm từ này cũng như

xu hướng Việt hoá của chúng trong tiếng Việt hiện đại.
Chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xứng
đáng vào việc học tập, nghiên cứu và đặc biệt là thực tiễn giảng dạy từ Hán
Việt trong trường phổ thông vì hiện nay, theo một số khảo sát của chúng tôi
và qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu thì thấy kiến thức về từ Hán
Việt của học sinh phổ thông rất kém.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tƣợng
Đối tượng khảo sát của đề tài là hoạt động chức năng của một số đơn vị
liên từ có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại (Có danh sách kèm

3


theo, dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn thạc sĩ Phạm Thị Hồng Trung
- 2003 và một số công trình nghiên cứu khác)
Về tư liệu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chọn các tác phẩm văn chính
luận của tác giả Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, bao gồm tất cả những tác
phẩm văn chính luận của Người được viết từ 1919- 1969.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Nêu lên được những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài
- Khảo sát sự hiện diện và hoạt động của các liên từ gốc Hán kể trên
trong các văn bản tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh.
- Rút ra những nhận xét bước đầu về hoạt động của các liên từ gốc
Hán trong tiếng Việt hiện đại.
- Đưa ra ý kiến đề xuất cho việc học tập và nghiên cứu các liên từ gốc
Hán trong tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là phương
pháp miêu tả. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê, so

sánh và phân tích cải biến để bổ trợ.
4.1 Phƣơng pháp miêu tả
Miêu tả là phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên những sự quan sát
trực tiếp các hiện tượng ngôn ngữ. Chúng tôi quan sát hoạt động của các liên
từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh: tần số xuất
hiện, vị trí, chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa của mỗi từ. Từ đó, chúng tôi miêu
tả lại kết quả nghiên cứu và rút ra những đánh giá, nhận xét về hoạt động của
chúng.
4


4.2 Phƣơng pháp thống kê
Thống kê là phương pháp "tập hợp có hệ thống các hiện tượng riêng lẻ để
phân loại, so sánh và nhận định tình hình chung" 1. Bởi vậy, công việc đầu
tiên mà chúng tôi tiến hành là thống kê, phân loại sự xuất hiện của các liên
từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh. Toàn bộ dữ
liệu chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại là 12 tập từ tập 1 đến tập 12 của
bộ "Hồ Chí Minh toàn tập" 2 do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản.
4.3 Phân tích cải biến
Trong khi miêu tả, chúng tôi sử dụng thao tác phân tích cải biến. Vận dụng
thao tác này, chúng tôi tiến hành hai bước sau: Bước 1, xem xét chức năng
của các liên từ gốc Hán trong cấu trúc của phát ngôn. Bước 2, tạm thời lược
bỏ các liên từ ra khỏi cấu trúc của câu và đem so sánh hiệu lực giao tiếp của
hai cấu trúc ấy để thấy được hiệu lực giao tiếp vốn có, đích thực của liên từ
gốc Hán đang khảo sát.
4.3 Phƣơng pháp so sánh
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi so sánh các hiện tượng
ngôn ngữ với nhau để tìm ra những nét giống hoặc khác nhau để xác định và
nhận diện chúng. Các đơn vị ngôn ngữ được chúng tôi so sánh là các liên từ
gốc Hán. Có lúc, chúng tôi phải nhóm các liên từ có nghĩa và cách sử dụng

tương tự nhau thành một nhóm, đôi khi lại đối lập chúng với nhau để thấy
được đặc điểm và hoạt động của chúng một cách đầy đủ nhất.
5. Cái mới của đề tài

Nguyễn Văn Đạm(1999) - Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt - NXB Văn hoá thông tin Hà
Nội.
2
Hồ Chí Minh toà n tập(2005) - CD room - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội
1

5


Như đã nói ở trên, chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu sự
hoạt động của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt. Chính vì thế, "Khảo sát
hoạt động của của một số liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận
của Hồ Chí Minh" là đề tài mới. Chúng tôi đã khảo sát, thống kê, phân tích
sự hiện diện và hoạt động của lớp từ này trong những tác phẩm văn học cụ
thể để xem tiếng Việt đã tiếp nhận các liên từ gốc Hán này như thế nào và
trong quá trình hoạt động ở tiếng Việt, chúng giữ vai trò như thế nào và có
những thay đổi gì, từ đó bước đầu có thể đưa ra những đề xuất cho việc sử
dụng lớp từ đặc biệt này trong tiếng Việt.
6. Kết cấu của luận văn

Mở Đầu
Chương 1: Những cơ sở lí thuyết chung có liên quan đến đề tài
I. Khái quát chung về hư từ tiếng Việt
1. Phạm trù từ loại hư từ
2. Hệ thống các tiểu loại của hư từ
II. Liên từ gốc Hán trong tiếng Việt

1. Từ loại liên từ trong tiếng Việt
2. Tiêu chí nhận diện các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt
3. Danh sách liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại
Chương 2: Kết quả thống kê sự xuất hiện của các liên từ gốc Hán trong các
tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí minh
I. Giới thuyết về tư liệu khảo sát
II. Kết quả khảo sát
6


Chương 3: Nhận xét bước đầu về hoạt động của các liên từ gốc Hán trong
các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh; ý kiến đề xuất.
I. Nhận xét chung
II. Phân tích chức năng và cách sử dụng của một số liên từ Hán Việt trong
các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh
III. Một số nhận xét bước đầu về sự hiện diện và hoạt động của các liên từ
gốc Hán trong tiếng Việt, ý kiến đề xuất.

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. SÁCH VÀ CÁC BÀI VIẾT
1. Diệp Quang Ban(1972) - Xung quanh việc phân biệt câu ghép với câu
đơn- Tạp chí Ngôn ngữ số 4
2. Diệp Quang Ban(1980) - Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt

ngày nay- Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ Văn- Đại học sư phạm I,
Hà Nội
3. Diệp Quang Ban(1984) - Bàn về vấn đề thành phần câu ứng dụng vào
tiếng Việt- In trong "Những vấn đề về ngữ pháp tiếng Việt"(Lưu Vân
Lăng chủ biên) - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
4. Diệp Quang Ban(1989) - Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2- NXB
Đại học và THCN, Hà Nội
5. Diệp Quang Ban(2005) - Ngữ Pháp tiếng Việt - NXB Giáo dục, HN
6. Lê Biên(1999) - Từ loại tiếng Việt hiện đại - NXB Giáo dục, HN
7. Nguyễn Tài Cẩn(1981) - Ngữ Pháp tiếng Việt- Tiếng - Từ ghép - Đoản
ngữ - NXB Đại học và THCN
8. Nguyễn Tài Cẩn(Chủ biên),1981 - Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt
Nam - NXB Đại học và THCN, Hà Nội
9. Nguyễn Tài Cẩn(2004) - Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc
Hán Việt, Bản in lần thứ 3- NXB Đại học quốc gia, Hà Nội

8


10. Đỗ Hữu Châu(1999) - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - NXB Giáo dục HN
11. Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê(1963) - Khảo luận về ngữ pháp
Việt Nam, NXB
12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến(1997) - Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt - NXB Giáo dục, Hà Nội
13. Nguyễn Hồng Cổn(2003) - Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt Tạp chí ngôn ngữ, số 2
14. Nguyễn Đức Dân(1984) - Ngữ nghĩa của các từ hư, định hướng nghĩa
của từ- Tạp chí ngôn ngữ số 2
15. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan(2000) - Cơ sở tiếng Việt NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội
16. Lê Quý Đôn(2006) - Vân đài loại ngữ - NXB Văn hoá thông tin, Hà
Nội

17. Đinh Văn Đức(1986) - Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, NXB Đại học và
THCN, Hà Nội
18. Nguyễn Thiện Giáp(chủ biên), 1998 - Dẫn luận ngôn ngữ học,bản in
lần thứ 5 - NXB Giáo dục, Hà Nội
19. Nguyễn Thiện Giáp(1998) - Dẫn luận ngôn ngữ học - NXB Giáo dục,
Hà Nội
20. Nguyễn Thiện Giáp(chủ biên),2001 - Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học- NXB Giáo dục, Hà Nội .

9


21. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên), 2005 - Lược sử Việt ngữ học Tập 1 NXB Giáo dục, HN
22. Bùi Thị Hải (2001) - Khảo sát sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ Hán Việt
từ Từ điển Việt Bồ La (1651) đến Từ điển tiếng Việt (2000) - Luận văn
thạc sĩ ngôn ngữ học - Đại học Koa học xã hội & Nhân văn, Hà Nội
23. Cao Xuân Hạo(1991) - Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng NXB KHXH, TP Hồ Chí Minh
24. Cao Xuân Hạo(2001)- Tiếng Việt- Văn Việt - người Việt, NXB trẻ
25. Cao Xuân Hạo(chủ biên),2003 - Câu trong tiếng Việt - NXB Giáo dục,
Hà Nội .
26. Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế(1998) - Từ điển từ nguyên giải
nghĩa - NXB Văn hoá dân tộc - HN
27. Phan Khôi(2004) - Việt ngữ nghiên cứu - NXB Đà Nẵng
28. Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm(1940) - Phạm văn Việt
Nam - NXB Tân Việt
29. Nguyễn Lai và Văn Chính(1999) - Một vài suy nghĩ về từ hư từ góc
nhìn ngữ dụng học - Tạp chí Ngôn ngữ số 5
30. Đào Thanh Lan(2002) - Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề
thuyết- NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
31. Đào Thanh Lan (2007)- Nhận xét sơ bộ về hoạt động của phó từ Hán

Việt trong tiếng Việt- Tạp chí ngôn ngữ, số 2
32. Nguyễn Xuân Lạn(2001) - Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
trong nghiên cứu phê bình - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội .

10


33. Hồ Lê(1976) - Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại - NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội
34. Hồ Chí Minh toàn tập(2005) - CD Room- NXb Chính trị quốc gia, HN
35. Phan Ngọc và Phạm Đức Dương(1983) – Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông
Nam Á- Viện Đông Nam Á
36. Hội ngôn ngữ học Việt Nam(2003) - Kỷ yếu Ngữ học trẻ 2002 - Hà
Nội
37. Hoàng Trọng Phiến(1980) - Ngữ pháp tiếng Việt- Câu- NXB Đại học
và THCN, Hà Nội
38. Hoàng Trọng Phiến(1981) - Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Tôkyô
39. Nguyễn Anh Quế (1988) - Hư từ trong tiếng Việt hiện đại - NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội
40. Hữu Quỳnh(1980) - Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại - NXB Giáo dục, Hà
Nội
41. Nguyễn Kim Thản(1964) - Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt - Tập
2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
42. Nguyễn Kim Thản(1981) - Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt - NXB Tổng hợp
- TP Hồ Chí Minh
43. Bùi Khánh Thế(2005) - Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh với công cụ
ngôn ngữ- Tạp chí ngôn ngữ, số 9
44. Trần Ngọc Thêm(1985) - Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt - NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội


11


45. Nguyễn Minh Thuyết(1994) - Thử giải đáp hai vấn đề cơ bản về thành
phần câu, in trong Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (Lưu Vân
Lăng chủ biên) - NXB Khoa học xã hội
46. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp(1994) - Về khái niệm nòng
cốt câu - Tạp chí ngôn ngữ số 4
47. Nguyễn Minh Thuyết(1988) - Cách xác định thành phần câu tiếng Việt,
in trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á- NXB Khoa học xã
hội
48. Bùi Đức Tịnh(1952) - Văn Phạm Việt Nam - NXB Phạm Văn Tươi Sài Gòn
49. Nguyễn Đức Tồn(2001) - Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt
với từ Hán Việt - Tạp chí ngôn ngữ , số 2
50. Phạm Thị Hồng Trung(2003) - Khảo sát hoạt động chức năng của một
số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại - Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Khoa Ngôn ngữ học- ĐH Khoa học xã hội và Nhân
Văn, Hà Nội
51. Hoàng Tuệ(1962) - Giáo trình về Việt ngữ - Đại học sư phạm Hà Nội
52. George Yule (2003) - Dụng học - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
53. Uỷ ban Khoa học xã hội(1983) - Ngữ pháp tiếng Việt - NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội
54. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam(1968) - Nghiên cứu ngôn ngữ
học(Tập 1) - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
55. Viện ngôn ngữ học(1980) - Học tập phong cách ngôn ngữ chủ tịch Hồ
Chí Minh- NXB KHXH, Hà Nội

12



56. Phạm Hùng Việt(2004) - Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại - NXB
KHXH, Hà Nội
B. TỪ ĐIỂN
57. Đào Duy Anh(1932)- Giản yếu Hán Việt Từ điển, NXB Tiếng Dân ,
Huế
58. Phan Văn Các(Chủ biên),2001 - Từ điển Hán Việt hiện đại - NXB
Giáo dục
59. Thiều Chửu(1990) - Hán Việt từ điển - NXB Thành phố Hồ Chí Minh
60. Nguyễn Văn Đạm(1999) - Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội
61. Long Điền, Nguyễn Văn Minh(1950) - Việt ngữ tinh nghĩa từ điển NXB Quảng Vạn Thành, Hà Nội
62. Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế(1998) - Từ điển Từ nguyên giải
nghĩa - NXB Văn hoá dân tộc
63. Thanh Nghị (1958) - Từ điển Việt Nam - NXB Thời thế
64. Hoàng Phê(Chủ biên),2005 - Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẵng
65. Viện Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh(1991) - Từ điển Việt - Bồ - La,
NXB Khoa học xã hội
66. Nguyễn Như Ý(chủ biên),2001 - Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học- NXB Giáo dục, Hà Nội

13



×