Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với hành vi của trẻ tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.04 KB, 7 trang )

Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ
với hành vi của trẻ tiểu học
NXB H. : ĐHGD, 2013 Số trang 131tr. +

Phùng Thị Hiên
Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên;
Mã số: Chương trình thí điểm; Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
Năm bảo vệ: 2013
Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học trẻ em; Vị thành niên
Content
1. Đặt vấn đề
Đối với mỗi gia đình, trẻ em không đơn giản là thế hệ tiếp nối, là sự đảm bảo của việc
duy trì nòi giống, trẻ em còn là nơi để CM gửi gắm tình yêu thương, là sợi dây để nối kết mối
quan hệ gia đình, là động lực, là kỳ vọng của CM… Với đất nước, trẻ em là thế hệ tương lai, là
sự kỳ vọng của cả một dân tộc bởi sự phát triển của mỗi đứa trẻ sẽ góp phần vào sự phát triển
của cả thế hệ trẻ trong tương lai.
Với ý nghĩa đó, ngày nay, CM đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo
dục cho trẻ em. Nhà nước ta cũng đã khẳng định việc ưu tiên chăm sóc, đầu tư cho sự phát triển
của trẻ em trong đường lối, chính sách và trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
các cấp, các ngành theo hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu và đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ
em. Vì thế, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc thực hiện các quyền cơ
bản của trẻ em, các mục tiêu vì trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, Việt Nam với đường lối phát triển mới theo hướng mở cửa, thực hiện phương
châm đa phương và đa dạng hóa với các dân tộc quốc gia trên thế giới, nên sự phát triển của đất
nước ta cũng hòa nhịp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới. Bối cảnh đó tạo nhiều thuận
lợi để mỗi người dân, mỗi gia đình có điều kiện tiếp cận với những thành tựu khoa học công
nghệ, với những tinh hoa của văn hóa, văn minh của các dân tộc trên thế giới và có cơ hội để
phát triển bản thân tốt hơn. Nhưng Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, mức thu nhập bình
quân đầu người thấp, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở diện rộng và việc còn khoảng cách đáng
kể giữa các vùng miền đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em. Mặt trái của nền


kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã làm gia tăng hiện tượng
trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ em sử dụng ma tuý, trẻ em bị lạm dụng, bạo lực và
xâm hại, trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em làm
trái pháp luật,… Ở góc độ sức khỏe tinh thần, số trẻ em gặp các vấn đề như: rối loạn tăng động
giảm chú ý, rối loạn học tập, lo âu, trầm cảm… cũng gia tăng đáng kể. Những vấn đề này đang
có những tác động nhiều chiều tới gia đình, xã hội, tới những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đặc
biệt là trẻ em và người chưa thành niên [15, tr.1-2].
Trong khi đó, thực tế cho thấy cách ứng xử của CM với con cái có mối quan hệ đặc biệt
với sự phát triển của trẻ: Cách ứng xử phù hợp của CM sẽ góp phần thúc đẩy những HV tích cực
của trẻ và hạn chế những HV tiêu cực. Ngược lại, cách ứng xử không phù hợp của CM sẽ làm

1


gia tăng những HV tiêu cực ở trẻ và hạn chế khả năng phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng
đã chỉ ra: Mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM và con cái không chỉ tác động đến HV của trẻ ở
hiện tại mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, việc giáo dục trẻ em như thế nào để giúp trẻ có thể phát triển lành
mạnh, toàn diện trên cơ sở đó xây dựng được một thế hệ tương lai khỏe về cả thể chất và tinh
thần đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Để trả lời cho
câu hỏi này, ở phạm vi gia đình, việc CM chuẩn bị cho con cái mình đương đầu với một thế giới
đầy thách thức có ý nghĩa quan trọng bởi vì kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm học được từ mối
quan hệ với CM là tiền đề quan trọng để trẻ tập làm Người.
Sự tác động của CM với trẻ về mặt HV và cách ứng xử có hiệu quả cao khi được tiến
hành trong giai đoạn trẻ ở tuổi nhi đồng (giai đoạn 6 – 10, 11 tuổi), khi trẻ chính thức bắt đầu
thực hiện HV chủ đạo của mình là học tập. Việc học tập không chỉ là kiến thức khoa học mà còn
học về đạo đức, lối sống, HV và cách ứng xử.
Việc giáo dục chỉ có hiệu quả khi được xây dựng trên nền tảng của những nghiên cứu
khoa học. Song, nghiên cứu trực tiếp về mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ
tiểu học vẫn hiếm và còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào mối quan

hệ giữa cách ứng xử của CM với HV tiêu cực ở trẻ mà chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối
liên hệ giữa cách ứng xử của CM với HV tích cực của trẻ. CM trong các nghiên cứu đi trước
cũng chỉ được đề cập một cách chung chung mà chưa nhìn thấy được sự tác động của từng người
đến trẻ. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào xem xét đến mối tương quan giữa sự tương đồng và
khác biệt trong cách ứng xử của cha và mẹ với HV của trẻ.
Khoảng trống trong nghiên cứu và những đòi hỏi của xã hội, cùng ý nghĩa của việc giáo
dục trẻ trong môi trường gia đình là những lý do quan trọng thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu: Mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần cung cấp những thông tin khoa học và thực tế về những HV của trẻ
tiểu học, cách ứng xử của CM với những HV của trẻ và mối tương quan giữa cách ứng xử của
CM với những HV của trẻ. Qua đó giúp các bậc CM có được cách thức ứng xử phù hợp với trẻ
để trẻ có thể tăng cường những HV tích cực, hạn chế những HV tiêu cực. Trên cơ sở này, trẻ có
được tiền đề quan trọng để phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
-

Mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ

Khách thể nghiên cứu:
-

310 người với 107 trẻ đang học lớp 3, 4, 5 ở một trường tiểu học tại Hà Nội và một trường
tiểu học tại Thái Bình. 107 cặp CM (11 cặp chỉ có cha hoặc mẹ) của các học sinh này.

4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Có kiểu HV tích cực và HV tiêu cực điển hình nào ở trẻ tiểu học?


-

CM thường có cách ứng xử như thế nào với những HV của trẻ?

-

Cách thức ứng xử của CM chịu tác động bởi những yếu tố nào?

-

Cách ứng xử của CM và HV của trẻ có mối tương quan như thế nào?

5. Giả thuyết nghiên cứu
-

Trẻ tiểu học thường nghe lời người lớn và có mối quan hệ tốt với bạn đồng lứa, nhưng trẻ dễ
bị sao nhãng, khó tập trung.

2


-

CM thường ứng xử với con theo phong cách độc đoán, những phong cách như dân chủ và dễ
dãi ít được CM sử dụng trong quá trình giao tiếp với con.

-

Cách thức ứng xử của CM chịu tác động của nhiều yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp

và tình trạng nghề nghiệp của họ.

-

Những HV tiêu cực của trẻ có mối tương quan thuận với kiểu ứng xử độc đoán, dễ dãi của
cha, mẹ và sự không thống nhất trong cách ứng xử của cha và mẹ.

-

Có mối tương quan thuận giữa cách thức ứng xử dân chủ và thống nhất của cha và mẹ với
những HV tích cực ở trẻ

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về HV, kiểu ứng xử và mối liên hệ giữa cách thức ứng xử
của CM với HV của trẻ.

-

Nghiên cứu những HV của trẻ tiểu học, cách thức ứng xử của cha, mẹ với những HV của trẻ
và mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha, mẹ với trẻ trong độ tuổi này.

-

Đề xuất các biện pháp tâm lý cụ thể góp phần xây dựng các chương trình hướng dẫn kỹ năng
làm CM phù hợp.

7.


Phương pháp nghiên cứu

7.1.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp điều tra xã hội học với thiết kế nghiên cứu
mô tả cắt ngang có sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm nghiên cứu các tài liệu, văn bản có
liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin trực tiếp từ
khách thể nghiên cứu bằng cách hướng dẫn để khách thể tự điền phiếu. Trong bảng hỏi cũng có
thêm các câu hỏi mở với mục đích thu thập thông tin sâu hơn để cung cấp thêm dữ liệu định tính
bổ sung, giải thích, minh họa cho các số liệu định lượng đã được thu thập qua bảng hỏi.
7.2.

Chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

-

Tính cỡ mẫu

7.3.

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

Chỉ số và biến số nghiên cứu


7.4.
-

Các chỉ số đo lường về HV của trẻ, cách ứng xử của CM và mối tương quan giữa cách ứng
xử của CM với HV của trẻ.

-

Biến số độc lập: cách ứng xử của CM

-

Biến số phụ thuộc: HV của trẻ

3


7.5.

Khống chế sai số

-

Để khống chế sai số, đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hợp lý dựa trên
việc sử dụng các thang đo đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trực
tiếp đối với từng nhóm khách thể nghiên cứu và đảm bảo yêu cầu về thời gian làm phiếu
khảo sát.

-


Người thực hiện nghiên cứu là chính tác giả của đề tài – người được đào tạo chính thống về
phương pháp nghiên cứu khoa học và cũng là người có kinh nghiệm và kỹ năng điều tra cồng
đồng, trung thực và có trách nhiệm.

-

Thực hiện kiểm tra phiếu ngay khi khách thể hoàn thành phiếu hỏi và phân cặp phiếu theo hộ
gia đình, đảm bảo làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính.
Xử lý và phân tích số liệu

7.6.

Toàn bộ số liệu thu thập từ bảng hỏi được nhập bằng phần mềm Epidata và xử lý trên
phần mềm Stata với độ tin cậy 95% qua sự kết hợp của hai phương pháp thống kê mô tả và phân
tích.
-

Mô tả tần xuất hoặc tỉ lệ % đối với những biến rời rạc.

-

Mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phương sai đối với biến số liên tục

-

Phân tích: Kiểm định Chi- square, kiểm định giá trị T, kiểm định Spearman, kiểm định
ANOVA
Đạo đức nghiên cứu

7.7.


Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự cho phép của trường đại học Giáo Dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Các cặp CM tham gia vào nghiên cứu được nhận thư mời tham gia vào nghiên cứu trong
đó có giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các nguyên tắc giữ bí mật. Cam kết không
tiết lộ thông tin các CM và trẻ chia sẻ, đảm bảo trong trường hợp trích dẫn sẽ ghi lại chính xác ý
kiến của CM, trẻ không suy diễn những ý kiến của CM và đưa ra những ý kiến phỏng đoán của
cá nhân dựa trên ý kiến từ cha, mẹ và trẻ. Trong trường hợp lấy ý kiến của CM làm tư liệu minh
họa cho kết quả nghiên cứu, tác giả cam kết đảm bảo tính ẩn danh trong việc trích dẫn ý kiến.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, người thực hiện nghiên cứu cam kết ghi trích dẫn
nguồn trực tiếp từ chính tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính hữu ích cho đề tài.
8. Đóng góp mới của luận văn
-

Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét HV của trẻ tiểu học ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực ở
Việt Nam.

-

Phát hiện của đề tài về PC tổng hợp – cách ứng xử của những CM không nghiêng hẳn về bất
kỳ PC nào trong ba PC dân chủ, độc đoán, hay dễ dãi là một trong những điểm mà chưa có
nghiên cứu nào đề cập tới.

-

Nghiên cứu cũng chỉ ra được những con số chính xác và khoa học về HV tích cực và tiêu cực
của trẻ, các cách thức ứng xử của CM với trẻ trong độ tuổi tiểu học. Đồng thời, chỉ ra được
các yếu tố có liên quan đến HV của trẻ và cách ứng xử của cha, mẹ.

-


Nghiên cứu xác định rõ mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha với trẻ và của mẹ với trẻ mà
không tìm hiểu mối quan hệ của trẻ với CM một cách chung chung.

-

Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa những CM có
cùng PC và CM khác PC, trong mối tương quan với HV của trẻ.

4


9.

Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Phân tích kết quả nghiên cứu
References
Tài liệu tiếng Việt:
1. Lê Thị Bừng (2001), Tâm lí học ứng xử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Vũ Dũng (2009), Từ điển Tâm lý học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
4. Lưu Song Hà (2008), Cáh thức CM quan hệ với con cái và HV lệch chuẩn của trẻ. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội
5. Trương Thị Khánh Hà, “phong cách giáo dục của CM và ảnh hưởng của nó đối với con
tuổi vị thành niên”, Tâm lý học (4), tr52 – 54

6. Phạm Minh Hạc (1983), HV và hoạt động, Luận văn tiến sĩ Tâm lý học, NXB Khoa học
Giáo dục, Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học Vư – gốt – xki. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (2004), Tâm lý học tập hai. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý
học Sư phạm. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình tâm lý học tiểu
học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Đặng Phương Kiệt (1999), Trẻ em và gia đình những nghịch lý. Nxb Phụ nữ, Hà Nội
12. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội,
13. Haim. G. Ginott; Hà Thị Tuyết Trinh dịch (2004), Ứng xử giữa CM và con cái tuổi mới
lớn. Nxb Phụ nữ
14. Học viện chính trị quân sự (1997), Cơ sở Phương pháp luận của Tâm lý học, Nxb ĐH
Quốc Gia, Hà Nội
15. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Phát biểu của Bộ Lao động Thương binh và xã hội,
trình bày tại Đại hội lần thứ nhất
16. Nguyễn Hồi Loan (2000), “Ảnh hưởng của gia đình tới HV vi phạm pháp luật của trẻ em vị
thành niên”, Tâm lý học (6), tr39 – 42
17. Patricia H.Miler (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển. Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội
18. Pat Spugin; Phạm Hoài Anh dịch (2009). Giải mã HV của trẻ : Để hiểu được các hành
động của con bạn và giải quyết ổn thoả mọi việc. Nxb Phụ nữ,
19. Phạm Thị Bích Phượng (2012), Ảnh hưởng của PCLCM đến HV không thích nghi của trẻ
em vị thành niên có rối loạn HV, Hà Nội, tr. 64 – 77

5


20. Mạnh Dục Quần, Từ Tụ Như (2006), Phương pháp cải thiện mối quan hệ giữa CM và con

cái. Nxb Phụ nữ, Hà Nội
21. Nguyễn Văn

Thọ (2009), Bài giảng liệu pháp tâm lý, Viện tâm lý thực hành IPP

22. Phạm Bích Thủy (2009), Biện pháp bồi dưỡng cho CM năng lực giáo dục HV đạo đức đối
với trẻ tuổi mẫu giáo lớn, Hà Nội,
23. Nguyễn Thị Anh Thư, Bùi Minh Đức (2012). “Thất bại học đường – Những lý giải từ mối
quan hệ trong gia đình ở Việt Nam”, Tâm lý học (8), tr. 70 – 79
24. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2001), Từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hoá Thông tin,
Hà Nội.
25. Nguyễn Ánh Tuyết (1988), Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lý học Đại Cương, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Khắc Viện (1993), Tâm lý học gia đình. Nxb Thế giới, Hà Nội.
28. Nguyễn Như Ý (2008), Đại Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh:
29. Berger Kathleen Stassen (1998), Deverloping Person Through the life Span, Worth
Publishers
30. Chao, R. K. (2001) Extending reseach on the consequences of parenting style for Chinese
Americans and European Americans, Child Development, p.1832 – 1843
31. Coplan, R.J., Reichel,M. & Rowan, K. (2009). Exploring the associations between
maternal personaimlity, child temperament, and parenting: A focus on emotions. Personality
and Individual Difference, p. 241 – 246
32. Fuligni & Yoshikawa (2002), Investments in children’s potential: Resources and parenting
behavior that promote success. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum
33. Goodman R (1997) the The strengths and difficulties questionnaire: A research note. Journal
of child psychology and psychiatry, (38), p.581 – 586
34. Goodman R, Renfrew D, Mullick M (2000) Predicting type of psychiatric disorder from
Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ) scores in child mental health clinics in
London and Dhaka. European Child and Adolescent Psychiatry, (9), p. 129-134

35. Hasebe, Y., Nucci, L.,& Nucci, M.S. (2004). Parental control of the personal domain and
adolescent symptoms of psychopathology: Across-national study in the United States and
Japan. Child Deverlopment, p.815-828
36. Liu, X., (2003) Parenting practices and the psychological Adjustment of children in Rural
China. Gansu servey of Children end Families Dissertations.
37. Mandeep, S., Novrattan, S., Amrita, Y. (2011) Parental styles and depression among
adolescents, Journal of the Indian Academy of Applied Psychology, p.60 – 68
38. Moscatelli S.& Rubini M. (2009). Parenting styles in adolescence: the role of warmth,
strictness and psychological granting influence collective self – esteem and expectations for
the future. In Pacey, H.K. and Tahlia, M.D. (Ed.)) Handbook of parenting styles, stresses,
and strategies. Nova Scicen Publishers, Inc. New York
39. Maccoby EE and Martin JA. (1983). Socialization in the context of the family: Parent–
child interaction. In P. H. Mussen (ed) and E. M. Hetherington (vol. ed.), Handbook of child

6


psychology (4) Socialization, personality, and social development (4th ed., pp. 1-101). New
York: Wiley.
40. Pratt, M.W., Green, D., MacVicar, J.& Bountrogianni,M. (1992) The mathematical
parent: Parental scaffolding, parent style, and learning outcomes in long-division
mathematics homework. Journal of Applied Deverlopmental Psychology, (13), p.17 – 34
41. Williams, L.R., Degnan, K.A, Perez-Edgar, K.E., Henderson, H.A, Rubin, K.H, Pine,
D.S, Steinberg, L., Fox, N.A (2009). Impact of behavioral inhibition and parenting style on
internalizing and externalizing proplems from early childhood through adolescence. Journal
of Abnormal Child Psychology (37), p.1063, 1075
42. />
7




×