i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TÔ THỊ THANH
MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI BẠO LỰC THÂN THỂ
CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2013
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TÔ THỊ THANH
MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI BẠO LỰC THÂN THỂ
CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Bahr Weiss
Ths. Trần Thành Nam
HÀ NỘI – 2013
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Đọc là
CBCL
Children behavior checklist
THCS
Trung học cơ sở
YSR
Youth sefl reprt
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng3.1: Số lượng học sinh tính theo khối lớp
51
Bảng 3.2: Số lượng học sinh tính theo giới tính
52
Bảng 3.3: Tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh
53
Bảng 3.4: Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh
53
Bảng 3.5: Điểm trung bình hành vi hướng ngoại, điểm hành vi xâm
khích, điểm hành vi phá luật ở học sinh (do cha mẹ đánh giá) theo
trường
54
Bảng 3.6: Điểm trung bình hành vi hướng ngoại, điểm hành vi xâm
khích, điểm hành vi phá luật ở học sinh (do con đánh giá) theo
trường
55
Bảng 3.7: Điểm trung bình hành vi hướng ngoại, điểm hành vi xâm
khích, điểm hành vi phá luật ở học sinh (do cha mẹ đánh giá ) theo khối
lớp
56
Bảng 3.8: Điểm trung bình hành vi hướng ngoại, điểm hành vi xâm
khích, điểm hành vi phá luật ở học sinh (do con đánh giá) theo khối
lớp
56
Bảng 3.9: Điểm trung bình hành vi hướng ngoại, điểm hành vi xâm
khích, điểm hành vi phá luật ở học sinh (cha mẹ đánh giá ) theo
giới.
57
Bảng 3.10: Điểm trung bình hành vi hướng ngoại, điểm hành vi xâm
khích và điểm hành vi phá luật ở học sinh (con đánh giá) theo giới
57
Bảng 3.11: 5 hành vi mà cha mẹ thường sử dụng nhiều nhất
58
Bảng 3.12: Sự khác biệt về điểm tổng hành vi bạo lực của cha mẹ
theo trường
59
Bảng 3.13: Sự khác biệt về điểm tổng hành vi bạo lực của cha mẹ
theo khối lớp
59
Bảng 3.14: Sự khác biệt về điểm tổng hành vi bạo lực của cha mẹ
theo giới tính
60
Bảng 3.15: Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và điểm
tổng hành vi hướng ngoại của con cái (qua bảng hỏi YSR)
61
Bảng 3.16: Tương quan giữa hành vi hướng ngoại tổng con đánh giá
qua bảng hỏi YSR và các câu hỏi về bạo lực của cha mẹ
62
3
Bảng 3.17: Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và điểm
tổng hành vi hướng ngoại của con cái (qua bảng hỏi CBCL)
Bảng 3.18: Tương quan giữa các hành vi bạo lực của cha mẹ và
điểm tổng hành vi hướng ngoại của con cái (qua bảng hỏi CBCL)
Bảng 3.19: Tương quan giữa các hành vi bạo lực của cha mẹ và
điểm tổng hành vi phá luật của con cái (qua bảng hỏi YSR)
66
Bảng 3.20: Tương quan giữa các hành vi bạo lực của cha mẹ và hành
vi phá luật của con (trẻ đánh giá)
67
Bảng 3.21: Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và hành vi
phá luật của con (cha mẹ đánh giá)
68
Bảng 3.22: Tương quan giữa cáchành vi bạo lực của cha mẹ và hành
vi phá luật của con (cha mẹ đánh giá)
69
Bảng 3.23: Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và hành vi
xâm khích của con (trẻ đánh giá)
70
Bảng 3.25:
Tương quan giữa các hành vi bạo lực của cha mẹ và
hành vi xâm khích của con (trẻ đánh giá)
71
Bảng 3.26: Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và hành vi
xâm khích của con (cha mẹ đánh giá)
73
Bảng 3.27:
Tương quan giữa các hành vi bạo lực của cha mẹ và
hành vi xâm khích của con (cha mẹ đánh giá)
74
Bảng 3.28: Ảnh hưởng của giới tính đến hành vi bạo lực của cha mẹ
với hành vi hướng ngoại của con
76
Bảng 3.29: Ảnh hưởng của trường học đến hành vi bạo lực của cha
mẹ với hành vi hướng ngoại của con
76
Bảng 3.30: Ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân đến hành vi bạo lực
của cha mẹ với hành vi hướng ngoại của con
77
Bảng 3.31: Ảnh hưởng của kết quả học tập đến hành vi bạo lực của
cha mẹ với hành vi hướng ngoại của con
78
Bảng 3.32: Ảnh hưởng của thu nhập bình quân của gia đình đến
hành vi bạo lực của cha mẹ với hành vi hướng ngoại của con
78
Bảng 3.33: Ảnh hưởng của trình độ học vấn của cha và của mẹ đến
hành vi bạo lực của cha mẹ với hành vi hướng ngoại của con
79
4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
T
rang
Biểu đồ 3.1. Số lượng học sinh
5
2
Biểu đồ 3.2. Số lượng học sinh theo giới tính
5
2
5
MỤC LỤC
T
rang
Lời cảm ơn
i
Danh mục viết tắt
i
i
Danh mục các bảng
i
ii
Danh mục các biểu đồ
i
v
Mục lục
v
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
5
1.1. Khái niệm bạo lực và hành vi bạo lực
5
1.1.1. Khái niệm bạo lực
5
1.1.2. Khái niệm về hành vi bạo lực
6
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực
8
1.1.4. Bản chất của hành vi bạo lực
1
4
1.2. Hành vi hung tính
1
5
1.2.1. Khái niệm hành vi hung tính
1
5
6
1.2.2. Cơ chế của hành vi rối loạn hung tính
1
8
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1
8
1.2.1. Các lý thuyết về nguyên nhân nảy sinh hung tính
2
2
1.3. Lý thuyết nói đến mối tương quan giữa hành vi bạo lực thân thể của
cha mẹ với hành vi hung tính của học sinh
2
9
1.4. Những nghiên cứu về hành vi bạo lực cơ thể của cha mẹ và những
hậu quả có liên quan
3
1
1.4.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
3
1
1.4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
3
2
1.5. Một số vấn đề lý luận về lứa tuổi thiếu niên
3
7
1.5.1. Khái niệm lứa tuổi thiếu niên
3
7
1.5.2. Những điều kiện phát triển tâm lý ở lứa tuổi thiếu niên
3
9
1.5.3. Trích dẫn một số số liệu về điều tra hành vi hung tính của thanh
thiếu niên ( Điều tra SAVY)
4
2
Chƣơng 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
3
2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu
4
3
2.2. Tổ chức thu thập số liệu
4
4
2.3. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu
4
5
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
4
7
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5
1
3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
5
2
3.2. Sự khác biệt về điểm tổng hành vi hướng ngoại, điểm hành vi xâm
khích, điểm hành vi phá luật theotrường, theo khối lớp và theo giới tính
5
4
3.3. Những hành vi bạo lực cha mẹ áp dụng với con cái.
5
8
3.4. Sự khác biệt về điểm tổng hành vi bạo lực của cha mẹ theo trường,
theo khối lớp và theo giới tính
5
9
3.5. Tương quan giữa điểm tổng hành vi hướng ngoại của con cái (qua
bảng hỏi trẻ tự đánh giá) và các hành vi bạo lực của cha mẹ do con cái
báo cáo.
6
1
3.6. Tương quan giữa điểm tổng hành vi hướng ngoại của con cái (qua
bảng hỏi CBCL) với hành vi bạo lực của cha mẹ
6
3
3.7. Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và hành vi phá luật của
con (trẻ đánh giá)
6
6
3.8. Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và hành vi phá luật của
con (cha mẹ đánh giá)
6
8
3.9. Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và hành vi xâm khích
của con (trẻ đánh giá)
7
0
3.10. Tương quan giữa hành vi bạo lực của cha mẹ và hành vi xâm khích
của con (cha mẹ đánh giá)
7
3
3.11. Những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hành vi bạo lực của
8
cha mẹ và hành vi hướng ngoại của con
7
6
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
8
0
1. Kết luận
8
0
2. Khuyến nghị
8
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
8
3
PHỤ LỤC
8
5
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ông cha ta có câu “yêu cho roi cho vọt” ý muốn nói để giáo dục con cái
nên người cần có những hình phạt nghiêm khắc. Quan niệm này đã ăn sâu vào
niềm tin của các bậc cha mẹ Việt Nam nhiều thế hệ và dẫn đến việc cha mẹ tin và
sử dụng đòn roi và các hình thức bạo lực cơ thế khác để răn dạy mỗi khi có
những hành vi sai. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác trên thế giới lại chỉ ra rằng
hành vi bạo lực cơ thể của cha mẹ thường dẫn tới những hậu quả xấu với con.
Những trẻ bị đánh đập và trừng phạt về thân thể có nhiều vấn đề về hành vi cảm
xúc hơn, thiếu tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội và thường có hành vi hung
tính, xâm khích khi đối mặt với những mâu thuẫn. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã
giải thích rằng khi cha mẹ trừng phạt thân thể con cái mình chính là đang làm
mẫu để trẻ học theo cách hành xử hung tính và tin rằng hành vi hung tính, xâm
khích, làm đau người khác là có thể chấp nhận được.
Lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ vô cùng phức tạp, thời kỳ đang dần
chuyển từ trẻ con sang người lớn. Lứa tuổi này có nhiều biến đổi về tâm sinh
lý, xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Đặc trưng nổi bật của lứa tuổi này
là sự bắt chước không chỉ bắt chước những người trong g gia đình mà bắt
chước tất cả những gì diễn ra xung quanh trẻ. Khi trẻ sống trong môi trường
gia đình có bạo lực nhất là bạo lực về thân thể có thể sẽ làm cho các em tập
nhiễm những hành vi bạo lực và niềm tin rằng có thể sử dụng những hành vi
này với những người khác khi mình bế tắc hoặc bực bội. Những hành vi này
nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ tiếp tục phát triển trầm
trọng hơn. Góp phần làm tăng vấn nạn bạo lực học đường vẫn đang là một chủ
đề thời sự nóng bỏng trong xã hội thời gian này.
Để điều chỉnh hành vi hung tính của trẻ và góp phần giảm vấn nạn bạo
lực học đường. Điều đầu tiên là chúng ta phải xem xét các yếu tố có liên quan
và có thể dẫn tới hành vi hung tính. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn
10
kiểm tra “Mối quan hệ giữa hành vi bạo lực cơ thể của cha mẹ với hành vi
hung tính của học sinh trung học cơ sở” vì cho rằng đối với tuổi tiểu học, hành
vi của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi của con cái và ở lứa tuổi này
các em bị ảnh hưởng nhiều nhất của hành vi bạo lực thân thể.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này muốn khẳng định mối liên hệ giữa hành vi trừng phạt thân
thể của cha mẹ với hành vi hung tính của các con. Đồng thời cũng muốn tìm
hiểu xem mối quan hệ này có khác nhau đối với các em trai và các em gái trong
lứa tuổi học sinh trung học cơ sở không. Từ đó đưa ra khuyến nghị giúp cho cha
mẹ có cách ứng xử phù hợp trong việc giáo dục con cái, giảm thiếu những hành
vi hung tính ở con cái, cũng như đề xuất những biện pháp can thiệp khác biệt cho
các em trai và em gái trong độ tuổi trung học cơ sở có hành vi hung tính
3. Đối tƣợng ,khách thể nghiên cứu và phạm vi đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hành vi trừng phạt thân thể của cha mẹ với các vấn đề
hành vi hung tính của học sinh trung học cơ sở.
3.2. Khách thể nghiên cứu
406 học sinh và cha mẹ học sinh trung học cơ sở của ba trường trong nội
thành và ngoại thành Thành Phố Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Cha mẹ học sinh và học sinh các khối 8,9 của trường THCS Phú Diễn,
huyện Từ Liêm; THCS Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng và THCS Nguyễn Tất
Thành, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
+ Hành vi bạo lực của cha mẹ có tương quan thuận chiều với các vấn
đề về hành vi hung tính của trẻ. Cha mẹ có xu hướng sử dụng bạo lực nhiều hơn
nếu con cái có nhiều vấn đề hành vi và ngược lại khi cha mẹ sử dụng nhiều hình
thức bạo lực, con cái có thể bắt chước và thể hiện qua những hành vi hung tính
hoặc hành vi phá luật.
11
+ Xu hướng sử dụng hành vi bạo lực ở cha mẹ có mối liên hệ với
hành vi xâm khích chặt hơn với hành vi phá luật .
+ Xu hướng sử dụng hành vi bạo lực ở cha mẹ với con trai và con gái
có sự khác biệt.
+ Mối quan hệ giữa việc cha mẹ sử dụng hành vi bạo lực và vấn đề
hành vi hướng ngoại ở trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thứ 3 như giới tính của trẻ,
trình độ học vấn của cha mẹ, tình trạng hôn nhân của gia đình. (VD mối quan hệ
giữa việc sử dụng hành vi bạo lực và hành vi hướng ngoại của trẻ bị ảnh hưởng
bởi tình trạng hôn nhân gia đình có nghĩa là mặc dầu cha mẹ không sử dụng
nhiều hành vi bạo lực đối với trẻ nhưng nếu trẻ lớn lên trong một gia đình không
hoàn thiện, trẻ có thể vẫn phát triển những vấn đề hành vi).
5. Nhiệm vụ của đề tài
5.1. Nghiên cứu lý luận
+ Hệ thống các nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ (nhất là những
nghiên cứu về bạo lực thân thể) và mối liên hệ của chúng với các dạng rối loạn
hướng ngoại của trẻ.
+ Tìm hiểu thiết kế nghiên cứu và chiến lược phân tích số liệu từ các
nghiên cứu đi trước để rút ra phương pháp và chiến lược phân tích cho nghiên
cứu này.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
+ Xây dựng bộ câu hỏi về các dạng hành vi trừng phạt cơ thể của cha
mẹ và hành vi hung tính của con cái
+ Tiến hành thu thập số liệu về hành vi trừng phạt cơ thể của cha mẹ
và hành vi hung tính của con cái
+ Lập mô hình phân tích và chạy số liệu nghiên cứu
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các vấn đề có liên
quan đến hành vi bạo lực thân thể và hành vi hung tính.
12
- Phân tích tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước về hành vi bạo lực thân thể và hành vi hung tính. Từ đó chỉ ra được
mối tương quan giữa hành vi bạo lực thân thể với hành vi hung tính.
- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan đến nghiên
cứu: hành vi, hành vi bạo lực thân thể, hành vi hung tính.
- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: Dựa vào kết quả phần tổng hợp
của phần lý thuyết, xác định yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn, đó
là:
+ Xác định các hình thức bạo lực thân thể.
+ Xác định các biểu hiện của hành vi hung tính.
+ Từ đó tìm ra mối tương quan giữa hành vi bạo lực thân thể của
cha mẹ đến hành vi hung tính của thiếu niên.
Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp
nghiên cứu lý luận bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa các tài liệu, thông tin thu được để xây dựng các khái niệm công cụ như:
bạo lực, hành vi bạo lực, hành vi bạo lực thân thể, hành vi hung tính.
2.4.2. Phương pháp nghiên thực tiễn
Để thực hiện nội dung trên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành gặp gỡ các phụ huynh và
học sinh để phỏng vấn về các hình thức trừng phạt mà cha mẹ dành cho con cái.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng bảng hỏi về
các hình thức bạo lực thân thể mà cha mẹ sử dụng với con cái và tần suất cha mẹ
áp dụng các hình thức trừng phạt đó
6.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 17.0 để xử lý số liệu
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
13
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm bạo lực và hành vi bạo lực
1.1.1. Khái niệm bạo lực
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Bạo lực” được hiểu là “sức mạnh dùng để
trấn áp, cưỡng bức hoặc lật đổ” [14, tr.39]
Còn theo Từ điển Xã hội học thì “Bạo lực” được hiểu là các hành vi có
khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong
khuôn khổ quan hệ trên dưới một chiều dựa trên ưu thế bề ngoài, không có sự
thừa nhận của người yếu thế [5, tr.22]
Theo từ điển Anh – Việt “aggression” có nghĩa là hành hung.
Trong tâm lý học có những tác giả sử dụng thuật ngữ “aggression” khi nói
đến bạo lực.
Các quan điểm khi nói về bạo lực có thể chia ra thành hai xu hướng. Có
những quan điểm chia bạo lực theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học
cho rằng bạo lực là một phương thức vận động chính trị, là “sức mạnh dùng để
trấn áp, lật đổ chính quyền”. Một số quan điểm khác thì hiểu bạo lực như một
hiện tượng xã hội, một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội, là
những hành động mang tính chất chiếm đoạt làm tổn thương đến người khác và
bị pháp luật trừng phạt.
Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu theo một trong hai cách trên thì mới chỉ nhìn nhận
bạo lực theo một khía cạnh nhất định chứ chưa nhìn nhận theo hướng đa chiều
nhiều góc độ. Hiểu một cách chung nhất thì bạo lực không chỉ là một hành động
14
gây tổn thương cả về thể chất và còn bao hàm cả những hành động gây tổn
thương tinh thần người khác. Bạo lực không chỉ hiểu theo nghĩa “xâm hại”, mà
bao gồm cả những hành vi gây tổn thương cho người khác dưới bất kỳ hình thức,
phương tiện, mục đích nào.
Nhưng quan điểm trên mới chỉ thể hiện được phần nào nội hàm của khái
niệm bạo lực. Đó được hiểu là những hành động mang tính chất chiếm đoạt tổn
thương đến người khác và bị pháp luật trừng phạt. Ngày nay, quan điểm bạo lực
không chỉ giới hạn ở những hành động làm tổn thương đến thể chất còn xét cả
những hành động làm tổn thương đến tinh thần người khác trong gia đình và
ngoài xã hội.
Trong kỷ yếu hội thảo khoa học nghiên cứu giảng dạy và ứng dụng Tâm lý
học – giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế, PGS- TS Phan Trọng Ngọ đã định
nghĩa bạo lực là hành xử phi nhân tính, chúng là hành vi bất thường trong xã hội
nhân văn. [dẫn theo 7]
Theo quan niệm của tổ chức Y Tế Thế Giới thì bạo lực được coi là việc sử
dụng cố ý lực lượng vật chất hay quyền lực nhằm đe dọa người khác hoặc chống
lại một nhóm hoặc cộng đồng mà kết quả của nó có khả năng dẫn đến thương
tích hoặc tử vong và tổn hại về tâm lý.[ dẫn theo 19]
Từ việc đó tổng hợp lịch sử nghiên cứu về bạo lực và tham khảo một số
định nghĩa về bạo lực khác nhau, chúng tôi xin được trình bày cách hiểu của
mình như sau: Bạo lực được hiểu là sử dụng sức mạnh, quyền lực hay các
hành động để cưỡng bức, trấn áp, đe dọa, hành hung… làm tổn thương đến
thể chất, tinh thần, tâm lý người khác.
1.1.2. Khái niệm về hành vi bạo lực
Định nghĩa của Liên minh cứu trợ trẻ em quốc tế: Hành vi bạo lực thân
thể và tinh thần là hành vi sử dụng vũ lực, lời nói hoặc các hành vi khác nhằm
gây ra đau đớn hoặc thương tích.
Có một số nhóm hành vi bạo lực sau:
15
- Nhóm 1: hành vi bạo lực về thể chất là những hành vi trong đó cha mẹ
dùng sức mạnh để khống chế, sử dụng hành động bằng chân tay, gậy gộc hoặc
phương tiện…làm đau đớn, tổn thương thể chất trẻ. Có thể nói đến một số biểu
hiện như: đánh đòn, tát tai, túm tóc, bắt quỳ gối, úp mặt vào tường…
- Nhóm 2: Hành vi bạo lực tinh thần sử dụng những lời mắng chửi, dọa
nạt, gây khống chế…gây đau khổ và làm tổn thương tinh thần trẻ như:
+ La hét, quát tháo, đe dọa với bộ mặt giận dữ và cử chỉ thô bạo
+ Chửi rủa và nói lời xúc phạm đến lòng tự trọng, danh dự và nhân phẩm
đạo đức của trẻ.
+ Hành hạ những người yêu thương, gần gũi trẻ
+ Cô lập trẻ trong gia đình và các mối quan hệ bạn bè, người thân, người
xung quanh; đối xử không công bằng giữa các con
+ Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư cá nhân như đọc trộm tư từ, nhật ký,
ghi chép riêng, nghe lén điện thoại của trẻ, can thiệp một cách quá đáng và thô
bạo vào những quyết định riêng của trẻ
+ Bếu riếu, chê bai, mắng nhiếc trẻ trước người lạ hoặc đám đông;
có những cử chỉ, lời nói mà trẻ không thích, trẻ đã thể hiện thái độ rõ ràng nhưng
cha mẹ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Cha mẹ có thái độ nghi ngờ, coi thường, không tin tưởng trẻ
+ Cha mẹ có những đòi hỏi yêu cầu quá cao so với khả năng của trẻ.
Ngoài những hành vi trực tiếp trên thì mâu thuẫn xung đột, những hành vi
bạo lực giữa cha mẹ với nhau, sự bỏ mặc, sao nhãng của cha mẹ… cũng là những
hành vi bạo lực tinh thần gián tiếp với trẻ.
- Nhóm 3: Hành vi bạo lực kinh tế:
+ Không cung cấp tiền tiêu vặt, tiền đóng học, tiền sinh hoạt nhóm, sinh
hoạt lớp…cho trẻ khi trẻ xin hoặc nếu có thì mặt nặng mày nhẹ, mắng, thậm chí
đánh đòn.
+ Bắt làm việc quá sức
16
Mọi cách phân chia chỉ mang tính tương đối vì trong một hành vi bạo lực
dạng này đã có thể bao hàm cả hành vi bạo lực khác, ranh giới giữa chúng không
hoàn toàn rõ ràng (vd: Hành vi bạo lực thể chất đã bao hàm cả những bạo lực về
mặt tinh thần ). Xác định, phân loại, mức độ một hành vi bạo lực còn phụ thuộc
vào rất nhiều những yếu tố khác nhau như điều kiện, hoàn cảnh sống, môi
trường văn hóa, đặc điểm tính cách cha mẹ…
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực
1.2.3.1. Tiếp cận nguyên nhân bạo lực từ góc độ sinh học
Darwin là người đầu tiên đưa ra thuyết tiến hóa của loài người căn cứ trên
lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Khi có nạn đói hoặc chiến tranh hoặc khi thức ăn trở
nên khan hiếm, sự cạnh tranh xuất hiện và trong cuộc “đấu tranh sinh tồn chọn
lọc tự nhiên sẽ tác động làm lợi cho kẻ mạnh”. Căn cứ trên thuyết khoa học tự
nhiên, người ta có thể thấy trong suốt quá trình phát triển của loài người hung
tính đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của các thành viên. Trong thời
nguyên thủy, con người hình thành tính hung hãn để săn bắn, giết chết các con
vật, tiêu diệt bộ tộc khác, giành bạn tình hoặc lãnh thổ khác…Tức là con người
phát triển tính bạo lực trong điều kiện sống bị đe dọa. Cá nhân, bộ tộc và bạo lực
luôn đi kèm với nhau để thỏa mãn bản năng sinh tồn.
Đầu thế kỷ 20, nhà phân tâm học Sigmund Freud đã đưa ra khái niệm mới
mẻ là bản năng chết. Bản năng chết được hiểu là khát vọng vô thức tiềm ẩn,
muốn thoát ra khỏi những căng thẳng của cuôc sống bằng cách mong muốn được
chết được giải thoát để khỏi phải chiến đấu và thích nghi giữa cuộc đời đầy phức
tạp khó khăn. Bản năng chết được thể hiện bằng sự hằn học của chính mình, sự
bất mãn…Bên cạnh bản năng chết, con người còn có bản năng sống. Bản năng
sống thực chất là nhu cầu như: nhu cầu tính dục, nhu cầu được sống, được ăn,
được ở, được yêu thương, được khẳng định, được bảo vệ và tự bảo vệ, được an
toàn và được tự do. Dựa trên những phát hiện quan trọng về bản năng sống và
bản năng chết, Sigmund Freud đã suy đoán rằng hành vi bạo lực của con người
xuất phát từ sự đổi hướng năng lượng của bản năng chết nguyên thủy của cá
17
nhân sang người khác. Trong bạo lực, ảnh hưởng của bản năng chết làm đổi
hướng năng lượng “xung năng”.
Cơ chế của quá trình đổi hướng năng lượng xung năng được mô tả bằng
sự dồn nén năng lượng xuống vô thức và sẽ bùng cháy trong thời điểm nhất định
theo kiểu “tức nước vỡ bờ”. Khi bị kích thích năng lượng bạo lực phải được kích
thích ra bên ngoài nhằm vào một đối tượng giao tiếp của chủ thể. Nhờ sự đổi
hướng năng lượng “xung năng” mà con người cảm thấy nhẹ nhàng hơn, khoan
khoái hơn. Như vậy sự đổi hướng năng lượng xung năng mang tính hủy hoại của
bản năng chết là điều cần thiết để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
Ý tưởng cho rằng bạo lực có tính bản năng vấp phải sự chỉ trích của các
nhà Tâm lý học xã hội. Trong thế giới con người, bạo lực thay đổi nhiều hơn
những điều được gợi ra từ thuyết bản năng. Chính vì vậy thuyết bản năng đã thất
bại trong việc mô tả sự đa dạng của hành vi bạo lực từ người này tới người khác,
từ nền văn hóa này tới nền văn hóa khác.
Mặc dù khuynh hướng cho rằng hành vi bạo lực của con người không phải
do bản năng nhưng trên thực tế người ta không thể phủ nhận vai trò của yếu tố
sinh học. Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng hành vi bạo lực
của con người chịu sự điều khiển của một yếu tố gen nào đó. Những người sở
hữu gen đó có xu hướng bạo lực nhiều hơn khi bị khiêu khích. Tuy nhiên các
nhà khoa học chưa xác định đó là gen nào. Hay người ta cũng chứng minh rằng
rượu và các chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến hành vi hung tính. Rượu có
thể làm giảm khả năng kiềm chế của con người bao gồm giảm khả năng kiềm
chế hành vi bạo lực.[dẫn theo 2]
Vậy bạo lực có phải là bẩm sinh hay không? Đó vẫn là chủ để tranh cãi.
Chưa có một thực nghiệm nào đủ tin cậy để đo một cách chính xác yếu tố bẩm
sinh ảnh hưởng đến tính bạo lực như thế nào. Tất cả các loài vật tiến hóa một các
ngẫu nhiên tùy theo sự thay đổi của môi trường. Còn loài người vì có ngôn ngữ
và bộ óc phát triển đã có định hướng riêng cho sự tiến hóa của mình, vì thế mà
không lệ thuộc hoàn toàn vào sự tiến hóa của giới sinh vật. Vì vậy, khi xem xét
18
bản chất hành vi bạo lực chúng ta không thể xem xét đến nguồn gốc sinh học mà
phải xét đến nguồn gốc xã hội văn hóa.
1.2.3.2. Lý thuyết hành vi
Đại diện cho trường phái tâm lý học hành vi là J. B. Watson, Thorndike
và Skinner.
- Chủ nghĩa hành vi cổ điển nghiên cứu hành vi con người là nghiên cứu
hành vi bên ngoài bỏ qua việc nghiên cứu hành vi bên trong như ý thức … Họ
đưa ra một công thức nổi tiếng đó là: Có kích thích từ môi trường bên ngoài sẽ có
phản ứng của cơ thể.
S – R
S: tình huống kích hoạt
R: Hành vi ứng xử của chủ thể khi tiếp nhận kích thích bên ngoài.
Theo cách này thì con người bị hoàn cảnh điều khiển như một cái máy.
Con người có xu hướng hành xử theo bản năng, Hành vi phản ứng là phiên bản
của hoàn cảnh tác động, trong mọi hoàn cảnh thì con người đều có cách hành xử
hệt như hoàn cảnh tác động đến chủ thể.
Cũng như vậy hành vi bạo lực được diễn tả theo công thức:
S – R
S: Kích thích bạo lực
R: Bạo lực
Con người có xu hướng trả lời bạo lực với các kích thích bạo lực. Trên
thực tế thì không phải bất kỳ kích thích bạo lực nào cũng nhận được trả lời bạo
lực, vì con người có nhận thức, có nhân cách của bản thân. Vì vậy thuyết hành vi
cổ điển không còn phù hợp để giải thích hành vi bạo lực.
- Thuyết hành vi bạo lực hiện đại (thuyết nhận thức hành vi) ra đời trên cơ
sở thuyết hành vi cổ điển. Trong cách tiếp cận của thuyết hành vi hiện đại giữa S
và R có sự tham gia của quá trình nhận thức và tư duy.
S- M – R
19
M: Là dòng suy nghĩ cảm nhận của chủ thể trước những tình huống kích
thích với chính mình.
Chính sự nhận thức tư duy, dòng suy nghĩ của chủ thể đã chi phối sự ứng xử
của chủ thể. Như vậy, nhận thức hành vi không chỉ chú trọng đến yếu tố môi
trường ảnh hưởng đến ứng xử của chủ thể mà coi cách cảm nhận, cách tiếp thu
thái độ của chủ thể đối với kích thích đó mới giải thích được đầy đủ hành vi của
chủ thể trước một tình huống kích hoạt. Hành vi bạo lực hình thành ở chủ thể
không chỉ có tác động của của môi trường mà chính là tâm thế đón nhận của chủ
thể. Con người không chỉ trả lời kích thích một cách bản năng vô thức mà phải
có sự lựa chọn, ứng xử một cách có ý thức của chủ thể.
Như vậy, khắc phục nhược điểm của thuyết hành vi cổ điển, thuyết hành vi
hiện đại là một trong những thuyết có sự lý giải khoa học về hành vi bạo lực. Đây
là cách tiếp cận khách quan quan tâm đến yếu tố bên ngoài và bên trong chi phối
hành vi ứng xử của con người. Tuy nhiên nó có nhược điểm là trong trị liệu khó
làm thay đổi nhận thức, tư duy, suy nghĩ của chủ thể. Bởi vì tâm lý, nhân cách
con người có tính ổn định.
1.2.3.3. Thuyết “nhân văn - hiện sinh”
Đại diện cho trường phái này là A. Maslow và C. Roger.
Các nhà tâm lý học nhân văn - hiện sinh cho rằng con người có bản tính
lương thiện và hướng thiện. Con người bẩm sinh là tốt vì vậy nếu đặt trong môi
trường lành mạnh, tự nhiên thì họ sẽ sống hòa hợp với người khác. Bản tính con
người là tốt khiến họ lạc quan và tin tưởng vào con người và tương lai của loài
người. Các nhà tâm lý học nhân văn – hiện sinh quan niệm bản chất con người
sinh ra đều tốt, khi họ trở thành người xấu khi có tác động tương tự của môi
trường. Lý thuyết này đã chống lại thuyết sinh học bẩm sinh, coi con người luôn
có bản chất hung hãn và đó là phản ứng tự nhiên, đấu tranh để sinh tồn.
C. Roger là một trong những nhà tâm lý học lâm sàng, nhà tư vấn tâm lý
nổi tiếng của Mỹ, ông quan niệm về bản chất tốt đẹp của con người:
20
- Con người về bản chất là lương thiện, các rối nhiễu hành vi là do ứng
tập nhiễm các ứng xử sai lệch.
- Mỗi con người đều có một tiềm năng riêng và có khuynh hướng tự hiện
thực hóa tiềm năng này.
Đóng góp chính của Tâm lý học nhân văn cho khoa học tâm lý là việc
mở rộng cách nhìn nhận hành vi bất thường và những rối nhiễu hành vi. Tâm lý
học nhân văn đề cao vai trò của cá nhân, đề cao khả năng tự thể hiện và tiềm
năng phát triển của cá nhân. Ở con người khi xuất hiện hành vi rối nhiễu họ sẽ nỗ
lực khắc phục. Tuy vậy cách lý giải này của tâm lý học nhân văn không có cơ sở
thực tiễn để thực hiện, hành vi bạo lực không thể tự biến mất. Hành vi bạo lực
hình thành do tự tập nhiễm các mẫu ứng xử sai lệch trong xã hội. Vì vậy cũng
cần tập nhiễm những mẫu hành vi ứng xử tốt đẹp, trong môi trường văn hóa để
nuôi dưỡng hành vi văn minh.
1.2.3.4. Lý thuyết “Tâm động lực” – “Thất vọng gây ra giận dữ”
Thất vọng được định nghĩa như sự cản trở hay ngăn chặn một số hành
động và định hướng đến mục tiêu. Năm 1939, John Dollard và một vài đồng
nghiệp của ông ở Yull đã đi tới đề xuất rằng “Bạo lực luôn luôn là kết quả của sự
thất vọng” và “sự thất vọng luôn luôn dẫn tới hình thức bạo lực”. Dollard và các
đồng nghiệp của ông cho rằng động cơ giành được mục đích càng mạnh mẽ thì
sự thất vọng càng tăng lên. Sự giận dữ và bạo lực càng gia tăng khi chúng ta
tưởng tượng về những gì nhân được nhưng lại bị ngăn trở và phút chót. Theo
ông, nếu sự thất vọng lặp đi lặp lại nhiều lần thì một lúc nào đó nó sẽ bùng lên
dẫn đến những hành vi bạo lực mạnh mẽ.[dẫn theo 2]
Năng lượng bạo lực cần được giải thoát trực tiếp ra ngoài, chống lại nguồn
gây ra nó. Chúng ta đều được dạy là phải kìm hãm sự trả thù trực tiếp, đặc biệt là
bị người khác phản đối, hoặc bị trừng phạt; thay thế vào đó chúng ta học cách
chuyển hướng sự thù địch của chúng ta sang mục tiêu khác an toàn hơn.
Những người thường xuyên có bạo lực là những người trong hành vi có xu
hướng tấn công thuộc típ người hung hãn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải
21
như thế. Rất nhiều trường hợp những kẻ gây ra bạo động lớn trong những lúc
bình thường được đánh giá là hiền lành, nhút nhát thậm chí họ chẳng bao giờ
phản đối.Thuyết này giải thích hành vi bùng nổ mãnh liệt của những người mà
trong điều kiện bình thường có thể xu hướng tính cách của họ đối lập với tính
cách mà họ thể hiện trong cơn bạo lực. Hay nói cách khác thất vọng có thể làm
một người hiền lành trở thành một tên sát nhân bạo lực.[2]
1.2.3.5. Lý thuyết “học tập xã hội”
Thuyết học tập xã hội xuất hiện năm 1930 với đại diện là Albert Bandura.
Ngược lại với thuyết tập tính sinh học coi bạo lực là hành vi có tính bản năng của
con người, thì Bandura nhấn mạnh điều kiện môi trường và xã hội là một trong
những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi bạo lực.
Albert Bandura (1977) đã đề xuất một học thuyết nghiên cứu xã hội liên
quan đến bạo lực. Ông tin rằng chúng ta có thể học về tính bạo lực không chỉ
bằng việc từng trải qua và chịu hậu quả mà nó gây ra mà còn bằng việc quan sát
người khác. Cũng như với hầu hết các hành vi xã hội, chúng ta lĩnh hội được
nhiều điều về bạo lực thông qua việc xem người khác hành động và bắt chước
những hành động đó. Bắt chước là một kỹ năng học tập đặc biệt quan trọng.
Hành vi đạt được có thể là một hành vi giữa con người với nhau, một kỹ năng
vận động hoặc một nguyên tắc dựa trên khái niệm. Tuy tất cả các loại học tập đều
quan trọng song học bằng quan sát, bắt chước đặc biệt quan trọng để tạo ra một
hành vi mới cho bản thân.
Thuyết học tập xã hội nhấn mạnh kiểm soát môi trường đối với hành vi
của con người. Xu hướng chung là trẻ có hành vi tiêu cực là do ảnh hưởng phần
lớn từ môi trường gia đình. Một điều có thể khẳng định rằng phương pháp giáo
dục con của cha mẹ là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển
nhân cách trẻ. Ví dụ, những trẻ trai ở tuổi mẫu giáo hoặc tiểu học nếu bị bạn bè
cùng lớp trêu chọc, bắt nạt thì một số người bố hoặc mẹ, thay vì phải nhắc nhở
trẻ nhỏ hoặc nói với cô giáo hoặc người lớn can thiệp, thì họ có thể vô tình nói
với trẻ những câu như: “Nó đánh mình thì mình phải đánh lại chứ việc gì phải
22
khóc?”; “Để bố nện cho nó một trận”. Hành vi hung hăng được cổ vũ, cha mẹ đã
vô tình ươm mầm hành vi đó trong nhân cách trẻ.
Một trọng tâm của thuyết học tập xã hội được bổ sung bằng mối quan tâm
đến các yếu tố nhận thức cấu thành làm cơ sở cho học tập và quan sát. Khi người
lớn tác động vào nhận thức của trẻ trước một hành động, kết quả tích cực, tiêu
cực của hành động như thế nào có tác dụng giúp trẻ lựa chọn hành vi phù hợp.
Badura cũng đặc biệt chú ý đến phần thưởng và hình phạt đối với trẻ, cá nhân
đưa ra hướng dẫn tích cực của hành vi có phần thưởng khi trẻ củng cố hành vi
tích cực và có hình phạt với trẻ khi chúng lựa chọn hành vi tiêu cực, kinh nghiệm
lựa chọn hành vi đúng – sai sẽ giúp trẻ củng cố hành vi mà chúng lựa chọn.
Người ta học tập về cách thức mang tính bạo lực bằng cả kinh nghiệm và sự quan
sát các mẫu hình hiển chiến. Tuy nhiên, khi nào phản ứng bạo lực xảy ra?
Bandura cho rằng những hành động bạo lực được thúc đẩy bởi một loạt các yếu
tố khác nhau – sự thất vọng, những chấn thương. Những kinh nghiệm đó ảnh
hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Song chúng ta có hành động một cách bạo lực
hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả mà ta mong đợi. Hành vi bạo lực xuất
hiện khi chúng ta bị khuấy động cảm xúc và nó dường như trở nên an toàn nếu
gặp động cơ đúng đắn, thúc giục ngừng bạo lực khi cần thiết.
1.1.4. Bản chất của hành vi bạo lực
1.1.4.1. Bạo lực là hành vi có chủ ý, có ý thức
Khi nghiên cứu hành vi bạo lực của con người, người ta không xét hành vi
đó mang tính ý nghĩa xã hội tích cực hay tiêu cực, là hành vi chính nghĩa hay phi
nghĩa mà đơn giản xem xét hành vi đó như thế nào thì gọi đó là hành vi bạo lực.
Với ý nghĩa đó thì mọi hành vi bạo lực có tính toán cố tình làm tổn thương người
khác hoặc làm tổn hại vật chất xung quanh đều là hành vi bạo lực.
Vô tình làm tổn thương ai đó không phải là một hành động bạo lực vì ở
đây không có ý định làm hại. Tương tự như vậy, những hành động gây hại mà
không có chủ ý thì không gây thù hận, vì vậy không phải là hành vi bạo lực.
Những hành động cố ý gây tổn thương cho người khác mà không thành công thì
23
sẽ gây ra thù hận. Vì vậy việc bắn chết người là một hành động bạo lực, kể cả
viên đạn bị trượt không gây sát thương.
Như vậy, bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh vũ lực có chủ ý có ý thức
nhằm làm tổn thương người khác hoặc vật cho dù mục đích có đạt được hay
không. Đó là hành vi gây tổn hại, gây thương tích cho người khác một cách cố ý
và thương có xu hướng dùng sức mạnh cơ học (đấm,đá, thụi, xô, đẩy…) hoặc sử
dụng vũ khí như gậy, dao, súng làm công cụ để tấn công người khác. Nhưng vô
tình làm ai đó bị tổn thương thì không phải là hành động bạo lực vì ở đây có
hành động chủ ý làm tổn thương người khác.
1.1.4.2. Bạo lực làm tổn hại về tinh thần
Con người luôn tồn tại với hai mặt rõ rệt là về thể chất và tinh thần,
người ta có thể đo đếm được những tổn thương về mặt thể chất, còn tổn
thương về mặt tinh thần thì không ai có thể thống kê được. Người có hành vi
bạo lực luôn đe dọa đến sự bình yên của người khác. Các em khi sống trong
môi trường thường xuyên bị cha mẹ bạo lực thì thì các em sẽ có sự hoang
mang lo lắng về mặt tâm lý.
1.1.4.3. Bạo lực tổn hại về thể chất
Là những hành động mà người có hành vi bạo lực được sử dụng sức mạnh
cơ bắp( tay, chân) hoặc công cụ, thậm chí là vũ khí nhằm gây đau đớn về thể xác,
thân thể đối với nạn nhân. Các em có thể gặp những chấn thương trên cơ thể.
Những hành vi phổ biến là đánh, đập, tát, đá, cấu, véo. Những hành vi này
thường để lại hậu quả là những dấu vết trên cơ thể nạn nhân.
Sự phân loại về bạo lực làm tổn hại về thể chất và tinh thần như trên chỉ
mang tính tương đối vì thực chất chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bạo lực về
thể xác luôn kèm theo sự đau đớn về tinh thần cho đối tượng là nạn nhân có hành
vi đó, làm tổn thương về mặt tinh thần dần dần có thể sẽ dẫn đến bạo lực về mặt
thể xác của người đó với các chủ thể khác (xả giận, đấm, đá) hoặc người đó tự
bạo hành bản thân mình (tự sát).
1.2. Hành vi hung tính