Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.29 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG XUÂN THƢỞNG

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG XUÂN THƢỞNG

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VIỆT HÒA

Hà Nội – 2015


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh
hoạt, tỉnh Hải Dƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong việc thu
hút vốn đầu tƣ vào các KCN của tỉnh.
Đến nay, các KCN của tỉnh Hải Dƣơng đã thu hút 184 dự án thứ cấp đầu
tƣ vào các KCN (trong đó: 147 dự án FDI và 37 dự án DDI) với tổng vốn đầu tƣ
đăng ký (ƣớc quy đổi) 3,336 tỷ USD, đƣa tỉnh Hải Dƣơng luôn là tỉnh đứng
trong Top 10 tỉnh đứng đầu cả nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ. Năm 2006 đƣợc gọi
là năm 'được mùa' về đầu tƣ đối với các KCN, có 41 dự án với tổng số vốn đăng
ký 585 triệu USD, năm 2007 có 27 dự án với tổng số vốn đăng ký 350 triệu
USD, năm 2008 có 29 dự án với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký 520 triệu USD.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới
nền kinh tế của các quốc gia, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế...
Điều đó đã trực tiếp tác động tới tình hình đầu tƣ vào Việt Nam nói chung và
vào các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Cụ thể, dƣới tác động
của cuộc khủng hoảng, dòng vốn đầu tƣ vào Việt Nam nói chung và vào các
KCN của tỉnh Hải Dƣơng từ khi xảy ra cuộc KHKT thế giới đến nay sụt giảm
đáng kể. Năm 2009, vốn đầu tƣ vào các KCN của tỉnh có 07 dự án cấp mới với
số vốn đầu tƣ đăng ký 128 triệu USD. Năm 2010, số dự án cấp mới chỉ đạt mức
14 dự án với số vốn đầu tƣ đăng ký 90,3 triệu USD.
Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam đã có những
dấu hiệu phục hồi. Tổng vốn đầu tƣ cấp mới và điều chỉnh tăng năm 2011 đạt

gần 140 triệu USD; năm 2012 đạt 121 triệu USD; năm 2013 đạt 772,5 triệu
USD; năm 2014 đạt 572,2 triệu USD; Từ đầu năm 2015 đến nay, thu hút đƣợc
gần 160 triệu USD.
1


Trƣớc tình hình nhƣ vậy, việc phân tích, đánh giá những tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế và nhìn lại những thành quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ
thực trạng tình hình thu hút đầu tƣ các KCN của tỉnh Hải Dƣơng đặc biệt khi
xảy ra những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh
tế Việt Nam nói riêng có ý nghĩa quan rất quan trọng trong việc tìm ra những
giải pháp phù hợp để đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN của tỉnh
trong thời gian tới.
Đề tài "Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình
hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
và một số kiến nghị" sẽ phân tích, đánh giá và đƣa ra một số biện pháp giải
quyết vấn đề nêu trên.
Kết cấu của luận văn nhƣ sau:
Ngoài phần tóm tắt luận văn, mục lục, danh mục bảng biểu, Danh mục
tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC
KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
Chƣơng 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

2


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.1. Giới thiệu chung.
Trong những năm gần đây, thu hút đầu tƣ vào các KCN đã trở thành
một xu hƣớng mạnh mẽ, có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nƣớc đang
phát triển trên thế giới. Đối với các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển
thì vốn và công nghệ là chìa khoá là điều kiện hàng đầu để thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nên nhiều quốc gia đã
sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển.
Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung sang kinh tế thị trƣờng lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trƣởng
kinh tế chƣa cao. Để đƣa đất nƣớc phát triển nhanh, mạnh Đảng ta khẳng định
“phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài” là
giải pháp tối quan trọng để đƣa nƣớc ta thoát khỏi tình trạng nƣớc nghèo và
sớm trở thành một nƣớc công nghiệp, rút ngắn khoảng cách với các nƣớc phát
triển trên thế giới.
Hải Dƣơng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Bộ đang trên đà phát triển
mạnh mẽ. Tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hƣớng phát triển kinh tế
quốc tế và khẳng định thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp là một
trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói
riêng và đóng góp vào sự phát triển của cả nƣớc nói chung. Sau gần 10 năm
kể từ ngày đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thành lập khu công nghiệp
đầu tiên (vào năm 2003) đến nay, tỉnh Hải Dƣơng đã đƣợc Chính phủ cho
phép quy hoạch và đầu tƣ xây dựng đến năm 2015 và định hƣớng đến năm

3


2020 là 18 KCN với diện tích quy hoạch 3.517 ha. Trong thời gian qua số
KCN đƣợc phê duyệt quy hoạch và đang tiến hành xây dựng là 11 KCN, với
diện tích quy hoạch 1.380 ha.

Tuy vừa đầu tƣ xây dựng kỹ thuật hạ tầng vừa thu hút đầu tƣ, nhƣng
đến nay trong các khu công nghiệp của tỉnh đã các KCN của tỉnh Hải Dƣơng
đã thu hút 184 dự án thứ cấp đầu tƣ vào các KCN (trong đó: 147 dự án FDI và
37 dự án DDI) với tổng vốn đầu tƣ đăng ký (ƣớc quy đổi) 3,336 tỷ USD, vốn
đầu tƣ đã thực hiện trên 2.374 triệu USD, với giá trị sản xuất, doanh thu và
kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm đạt khoảng 2.800 triệu USD, giải
quyết việc làm cho hơn 7,6 lao động và đóng góp một phần đáng kể cho
nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng.
1.1.2. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh
hoạt, tỉnh Hải Dƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong việc thu
hút vốn đầu tƣ.
Kể từ khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thành lập KCN đầu tiên
(vào năm 2003), tình hình đầu tƣ vào các KCN tăng trƣởng liên tục cả về số
lƣợng dự án và quy mô đầu tƣ. Nếu nhƣ trong giai đoạn 2003 - 2005 chỉ thu
hút đƣợc 26 dự án trong và ngoài nƣớc với số vốn đầu tƣ đăng ký trung bình
trên 100 triệu USD/năm thì năm 2006 đƣợc gọi là năm 'được mùa' về đầu tƣ
đã có 41 dự án với tổng số vốn đăng ký 585 triệu USD, năm 2007 có 27 dự án
với tổng số vốn đăng ký 350 triệu USD, năm 2008 có 29 dự án với tổng số
vốn đầu tƣ đăng ký 520 triệu USD
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới
nền kinh tế của các quốc gia, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế...
Điều đó đã trực tiếp tác động tới tình hình đầu tƣ vào Việt Nam nói chung và
4


vào các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Dòng vốn đầu tƣ vào
các KCN của tỉnh từ khi xảy ra cuộc KHKT thế giới đến nay sụt giảm đáng
kể. Năm 2009, vốn đầu tƣ vào các KCN của tỉnh chỉ có 07 dự án cấp mới với
số vốn đầu tƣ đăng ký 128 triệu USD. Năm 2010, số dự án cấp mới chỉ đạt 14

dự án với số vốn đầu tƣ đăng ký 90,3 triệu USD.
Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam có dấu hiệu
phục hồi tích cực. Tổng vốn đầu tƣ cấp mới và điều chỉnh tăng năm 2011 đạt
gần 140 triệu USD; năm 2012 đạt 121 triệu USD; năm 2013 đạt 772,5 triệu
USD; năm 2014 đạt 572,2 triệu USD; Từ đầu năm 2015 đến nay thu hút đƣợc
gần 160 triệu USD.
Chính vì vậy, để đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế và nhìn lại những thành quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ thực trạng tình hình thu
hút đầu tƣ các KCN của tỉnh Hải Dƣơng đặc biệt khi xảy ra những biến động
mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng
em đã chọn nghiên cứu đề tài "Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hải Dương và một số kiến nghị".
Đề tài đƣa ra một số lý luận chung liên quan đến các nội dung về
KHKT, đầu tƣ, KCN... và tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những tác
động của cuộc khủng hoảng, thực trạng tình hình thu hút đầu tƣ vào các KCN,
vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dƣơng.
Trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ vào
các KCN của tỉnh trong thời gian tới.
1.1.3. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra.
Việc nghiên cứu, xây dựng luận văn này là việc làm cần thiết và có ý
nghĩa, giúp cho các cấp chính quyền của tỉnh có đƣợc những thông tin, những
5


gợi ý đã đƣợc hệ thống lại một cách lôgíc, mang tính chất định hƣớng phục vụ
cho việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dƣơng.
Đề tài đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu nhƣ sau:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về KHKT, đầu tƣ và
các yếu tố ảnh hƣởng, về vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Hai là, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
Ba là, bằng các số liệu chứng minh, đề tài phân tích và làm sáng tỏ tác
động của cuộc KHKT thế giới tới tình hình thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN
trên địa bàn Hải Dƣơng.
Bốn là, trên cơ sở phân tích các số liệu về tác động của cuộc KHKT và
một số kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tƣ sẽ giúp cho các cấp chính quyền
có đƣợc cái nhìn toàn cảnh về tình hình các KCN của tỉnh, có thể tham khảo
đối với việc xây dựng chiến lƣợc phát triển các KCN của tỉnh.
- Năm là, luận văn chỉ ra những kết quả đạt đƣợc những hạn chế trong
việc thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn tỉnh và thông qua đó đề
xuất, kiến nghị một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tƣ
vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới.
1.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.4.1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở xem xét, phân tích tác động của cuộc KHKT thế giới tới tình
hình thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN và các mối quan hệ nhƣ: vai trò, chính
sách, biện pháp của chính quyền địa phƣơng trong thu hút vốn đầu tƣ; vai trò của
FDI đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế... Luận văn này đi vào nghiên cứu,
6


đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tới lĩnh vực đầu tƣ vào các KCN trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng để đề xuất một số kiến nghị đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ
vào các KCN của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn tiếp theo.
1.1.4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Thực hiện luận văn này, em đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ sau:
- Phƣơng pháp thu thập số liệu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn.

- Phƣơng pháp nghiên cứu hiện trƣờng.
Trong đó, các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: quan sát, phỏng vấn.
Trong quá trình làm luận văn này đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi
thông tin với khoảng 30 ngƣời (chủ yếu là các Tổng Giám đốc, Giám đốc điều
hành, giám đốc nhân sự, Kế toán trƣởng và một số cán bộ chủ chốt khác của
doanh nghiệp) đại diện các doanh nghiệp thƣờng xuyên làm việc với Ban
Quản lý các KCN tỉnh Hải Dƣơng nơi em đang công tác để thu thập thông tin
phục vụ việc đánh giá về đầu tƣ trong quá trình các Chủ đầu tƣ thực hiện đầu
tƣ tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
Một số phƣơng pháp khác cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhƣ
phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp nghiên cứu so sánh..vv.
1.4.2.1. Một số mô hình sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
Mô hình SWOT
Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng
để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến
lƣợc cụ thể, phù hợp. Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức

7


là cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của các KCN trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng trong việc thu hút vốn đầu tƣ những năm qua.
Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phƣơng thể hiện là những khả năng
nổi trội hơn các địa phƣơng khác nhƣ về quản lý, việc thực hiện cơ chế ...tạo
sự hấp dẫn thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN.
Điểm yếu là những yếu tố nội tại của địa phƣơng thể hiện những khả
năng kém hơn so với các địa phƣơng khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn
thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN.
Để chỉ ra đƣợc điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa
phƣơng về các mặt nhƣ: việc quản lý của chính quyền địa phƣơng, việc thực

hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phƣơng thực hiện đối với các
vấn đề liên quan tới việc thu hút; các chính sách về lao động, đào tạo lao
động; thủ tục hành chính khi cấp giấy chứng nhận đầu tƣ.
Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trƣờng đem lại, nó có tác
động tích cực đến mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ của địa phƣơng nhƣ đem lại
những điều kiện thuận lợi nhƣ xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý.
Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trƣờng đem lại, nó có tác
động tiêu cực đến mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ của địa phƣơng, đem lại những
điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của
địa phƣơng.
Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trƣờng bên
ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trƣờng vĩ mô nhƣ môi trƣờng luật pháp về
đầu tƣ tại Việt nam, xu thế đầu tƣ quốc tế vào Việt nam. Bên cạnh đó phân
tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dƣơng, các năm 2006 - 2014, Sáu tháng
đầu năm 2015. Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
2. Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, 2006-2014, Sáu tháng đầu năm 2015. Báo cáo
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội.
3. Cục Thống kê tỉnh Hải Dƣơng, 2008-2014. Niên giám thống kê tỉnh Hải
Dương. Hải Dƣơng: NXB Thống kê.
4. Fred R.David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thống kê

5. Dunlap A.J. (Minh Đức biên dịch), 1994. Bí quyết vực dậy một doanh
nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp.
6. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội
7. Phan Phúc Hiếu, 2007. Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng. Hà
Nội: Nxb Giao thông Vận tải.
8. Nguyễn Thị Hƣờng, 2002. Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài – FDI. Hà Nội: NXB Thống kê.
9. Philippe Lasserre, Joseph Puttin, 1996. Chiến lược quản lý và kinh doanh,
Tập I. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia
10. Raymond Alain-Thiestsart, 1999. Chiến lược doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb
Thanh Niên.

9


11. Nguyễn Văn Tạo, 2009. Kinh tế Việt nam trƣớc khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Tạp chí phát triển kinh tế, số 220, tháng 2 năm 2009.
12. UBND tỉnh Hải Dƣơng, 2010. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2011-2015 của tỉnh Hải Dương. Hải Dƣơng.
13. Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ KH&ĐT, 2010. Đề án Thành lập Cục
Quản lý các Khu kinh tế trên cơ sở tổ chức lại Vụ Quản lý các Khu kinh
tế. Hà Nội.
14. Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á: Khủng hoảng kinh tế toàn

cầu và các nền kinh tế mới nổi: ảnh hưởng tiêu cực và tổn thất. Tháng
3/2009
15. Michel Beaud và Gilles Dostaler (2008), Tư tưởng kinh tế từ Keynes,
NXB Trí Thức, Hà Nội.
Website

16. Việt Hà phóng viên RFA (30/12/2009), Cuộc khủng hỏang kinh tế của thế
kỷ, Website: truy cập ngày 18/8/2010;
17. Trần Văn Thọ - Trần Lê Anh (Tác giả Trần Văn Thọ: Giáo sƣ Kinh tế, Đại
học Waseda, Tokyo (Nhật Bản), hiện đang nghiên cứu ở Đại học Harvard,
Cambridge (Mỹ); Tác giả Trần Lê Anh: Phó giáo sƣ Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, Đại học Lasell, Boston (Mỹ)) (18/10/2008 1:27), Kinh tế Mỹ sẽ đi về
đâu?, Website: ;
18. Bùi Anh Tuấn, 2007. Thu hút và nuôi dƣỡng sự tăng trƣởng doanh nghiệp
FDI



tỉnh

Đồng

Nai

(Đề

tài

cấp

tỉnh),

Website:

;
19. Website: , Đề tài "Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ

vào các khu công nghiệp Việt Nam. Mã số đề tài B0087;
10


20. Website: , Những giải pháp nhằm tăng cƣờng
thu hút FDI vào Hải Dƣơng trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến
năm 2020. Mã số đề tài: LA1932;
21. Website: , truy cập ngày 18/8/2010;
22. Website: truy cập ngày 18/8/2010;

11



×