TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ
THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU
I. KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
1. Nguyên nhân và tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
a) Nguyên nhân:
Khủng hoảng kinh tế 2007-2009 là cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ của hàng
hệ thống ngân hàng, cùng với tình trạng thiếu tín dụng, sụt giá chứng khoán và mất giá
tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở
Mỹ. Bong bóng nhà ở cùng với hệ thống giám sát tài chính thiếu hoàn thiện đã dẫn tới
một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh vào cuối
năm 2008 sau đó lan rộng ra khắp thế giới đã làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành
tài chính Mỹ cũng như hệ thống kinh tế toàn cầu. Theo phân tích của nhiều chuyên gia
kinh tế quốc tế, đây là một cuộc tổng khủng hoảng, trên tất cả các phương diện tài
chính, sản xuất, thương mại, dịch vụ tương đương với các cuộc Ðại suy thoái 1873 và
1929. Về bản chất, đây là cuộc khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng mô hình phát triển
theo chủ nghĩa tự do mới và cuối cùng, và khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư bản
trên quy mô toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ có thể được tóm tắt theo ba yếu tố chính sau:
- Sự hình thành các định chế tài chính do Nhà nước bảo trợ: hệ thống tài chính
Mỹ bao gồm hai định chế tín dụng - thế chấp bất động sản được nhà nước bảo trợ là
Fannie Mae (Federal National Mortgage Association) và Freddie Mac (The Federal
Home Loan Mortgage Corporation). Hai tổ chức này mua lại các khoản thế chấp từ các
tổ chức tài chính khác và trực tiếp tham gia vào hoạt động cho vay thế chấp để duy trì
dòng tín dụng lãi suất thấp, cho phép những hộ gia đình có thu nhập thấp có thể mua
nhà. Để thực hiện nhiệm vụ này, Freddie và Fannie được phép nhận tín dụng trực tiếp
từ Cục dự trữ Liên bang (FED), được miễn thuế thu nhập và nằm ngoài sự giám sát của
Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Nhờ đó, Fannie Mae và Freddie Mac đã mở rộng hoạt
động cho vay dưới chuẩn, tạo ra bong bóng bất động sản. Hơn nữa, việc hai tổ chức này
được phép chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp đó để bán ra ngoài cho các tổ chức
tài chính khác, kéo theo rủi ro bong bóng bất động sản lan tỏa sang toàn bộ hệ thống tài
chính Mỹ.
- Chính sách nới lỏng tiền tệ 2001-2004: sự sụp đổ của hàng loạt các công ty
dot.com đầu những năm 2000 và cuộc khủng bổ 11-9-2001 đã khiến cho FED hạ lãi
suất cơ bản từ 6,5% năm 2001 xuống mức 1% năm 2003, sau một năm duy trì mức lãi
suất 1%, FED tăng dần và đưa ra mức 5,25% vào tháng 6-2006. Việc này làm cung tiền
cơ sở tăng từ 5% lên 10% trong suốt giai đoạn 2001-2007. Việc duy trì mức lãi suất
thấp không dẫn đến tăng CPI song lại là nguyên nhân chính dẫn tới sự đầu tư sai lệch
trong cơ cấu sản xuất. Các nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào các thị trường tài sản cũng
như chứng khoán và bất động sản, khiến cho các thị trường này tăng trưởng nóng.
Người dân Mỹ cũng vay tín dụng để mua nhà, ô tô và các vật dụng xa xỉ khác. Nền kinh
tế do đó bị định hướng đầu tư sai lệch, tạo ra cấu trúc ngày càng méo mó. Biểu hiện rõ
nhất là tình trạng vay tiền để mua bất động sản tại Mỹ tăng gần gấp ba lần trong giai
đoạn 2000-2007.
- Chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc: Để khuyến khích xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài, Trung Quốc đã áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ
và tỷ giá cố định, duy trì đồng nhân dân tệ yếu. Vì vậy, năm 2007, dự trữ ngoại tệ Trung
Quốc lên tới 2 nghìn tỷ USD và sau đó Trung Quốc đã đầu tư ngược trở lại Mỹ bằng
việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ, gián tiếp khiến cho lãi suất của Mỹ thấp xuống trong
giai đoạn 2000-2005.
Đóng vai trò là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, khi Mỹ lâm
vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với hàng loạt các ngân hàng lớn cùng các tập
đoàn tài chính hàng đầu tuyên bố phá sản như Lehman Brothers, Morgan Stanley,
Citigroup, AIG,… tiếp sau đó là việc ngành công nghiệp ô tô khổng lồ của nước này
suy sụp đã kéo theo sự sụp giá ở hàng loạt các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới
như New York, London, Paris, Tokyo,… Vì vậy kinh tế toàn cầu cũng rơi vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay.
b) Tác động của cuộc khủng hoảng đến kinh tế thế giới:
Bắt nguồn từ trung tâm tài chính Wall Street song quy mô và phạm vi ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính lại vượt ra ngoài lãnh thổ Mỹ và lan ra toàn cầu, trở thành
một trong những cuộc suy thoái kinh tế gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất cho thế giới
do tiến trình gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế và theo sau là sự lệ
thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa các nền kinh tế, tác động của cuộc khủng hoảng
đã mang đặc tính phổ biến, lây lan rộng khắp và không loại trừ bất kỳ quốc gia nào.
Đồng thời, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trung tâm trong tình trạng âm và thấp
kéo dài, trong khi các quốc gia ngoại vi, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển - nơi
có độ mở thị trường cao, lệ thuộc mạnh vào xuất khẩu và FDI - đã trở thành những
nước bị tác động nặng nề và sâu sắc hơn. Bên cạnh sự diễn ra của khủng hoảng chu kỳ,
khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng thể chế, còn là sự bùng nổ đồng thời và nghiêm
trọng của các cuộc khủng hoảng về năng lượng, nguyên liệu, lương thực và môi trường
và đã làm nảy sinh vô số những khó khăn về kinh tế, cũng như các vấn đề về chính trị,
xã hội cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
BẢNG 6: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TOÀN CẦU 2004-2009
Khu vực 2004-2007 2008 2009
Thế giới 3,9 1,7 -2,2
Các nước phát triển 2,6 0,4 -3,3
EU 2,7 0,5 -3,9
Nhât Bản 2,1 -1,2 -5,4
Hoa Kỳ 2,6 0,4 -2,5
Các nước đang phát triển 7,1 5,6 1,2
Đông Á và Thái Bình Dương 6,9 8,0 6,8
Châu Âu và Trung Á 7,1 4,2 -6,2
Châu Mỹ Latin và khu vực Caribbean 6,9 3,9 -2,6
Trung Đông và Bắc Phi 5,9 4,3 2,9
Nam Á 8,5 5,7 5,7
Khu vực Sahara 6,2 5,1 1,1
Nguồn: Tổng hợp từ World Bank và United Nations, 2010
Từ Bảng 6 ta có thể thấy, kinh tế thế giới bắt đầu sụt giảm tăng trưởng từ năm
2008, và khủng hoảng nghiêm trọng vào năm 2009; trong năm này, các nước phát triển
tăng trưởng âm, trong khi các nước đang phát triển thì khựng lại và có xu hướng suy
giảm kéo theo việc giảm sút tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Năm 2009 đồng thời
cũng là năm khủng hoảng kinh tế thế giới chạm đáy khi các khu vực kinh tế đều sụt
giảm so với những năm giai đoạn 2004-2007.
Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England) đã đưa ra ước tính về mức độ thiệt
hại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong đó cho rằng kinh tế thế giới có thể
bị mất từ 60.000 tỷ tới 200.000 tỷ USD kể từ năm 2007 đến 2009, con số này được tính
từ những thiệt hại vĩnh viễn về sản lượng tiềm năng của các nền kinh tế trên thế giới,
cũng như những phí tổn trực tiếp để hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng.
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại toàn cầu cũng giảm sút nghiêm trọng vào năm
2008, đặc biệt vào năm 2009 lần đầu tiên xuất nhập khẩu toàn cầu tăng trưởng âm. Năm
2009 giá trị nhập khẩu thế giới giảm 13,3% so với năm 2008, xuất khẩu giảm 8,9% làm
cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới giảm nghiêm trọng ở mức 11,4% - mức
thấp nhất từ năm 2000 đến nay.
2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới thị trường nông sản
Thị trường nông sản thế giới
Cũng như các hàng hóa khác, giá các mặt hàng nông sản trên thế giới được hình
thành theo quy luật cơ bản của thị trường: quy luật cung - cầu, ngoài ra do tính chất đặc
biệt của nông sản là được sản xuất theo thời vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên – khí
hậu nên giá loại hàng hóa đặc biệt này còn chịu tác động của các yếu tố ngoài thị
trường.
Hình 7 nêu ra các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả nông sản trên thị trường thế giới.
Trong đó, cung và cầu là hai yếu tố trực tiếp hình thành nên giá; các nhân tố gián tiếp
tác động tới giá cả là điều kiện thời tiết, các chính sách của các chính phủ về thuế, tỷ
giá hối đoái hay tình hình dân số, thu nhập, thị hiếu, các sản phẩm bổ sung hay giá xăng
dầu tại các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu.
HÌNH 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ NÔNG SẢN THẾ GIỚI
Sản xuất nội địa
Giá thành tại nước xuất khẩu
Xuất khẩu
Cầu tại nước xuất khẩu Con người Động vật Dự trữ
Dân số, thu nhập, thị hiếu, giá sản phẩm bổ sung, giá sản phẩm thay thế, giá xăng dầu, chính sách của chính phủ…
Chi phí đầu vào, thời tiết, chính sách của chính phủ,…
Cung thế giới
Hình thành giá
Cầu thế giới
P
D
- Thuế - Tỷ giá hối đoái
- Thuế - Tỷ giá hối đoái - Hàng rào phi thuế quan
Nhu cầu tại nước nhập khẩu Con người Động vật Dự trữ
Sản xuất nội địa
Nhập khẩu
Giá thành tại nước nhập khẩu
Chi phí đầu vào, thời tiết, chính sách của chính phủ
Dân số, thu nhập, thị hiếu, giá sản phẩm bổ sung, giá sản phẩm thay thế, giá xăng dầu, chính sách của chính phủ…
Nguồn: FAO, 2009, [17;16]
Sự thay đổi cầu trong dài hạn cơ bản là do dân số gia tăng và thu nhập của con
người ngày càng cao, đối với cầu về mặt hàng là nguyên liệu từ nông sản như cao su thì
còn chịu ảnh hưởng từ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cầu nông sản cũng chịu ảnh
hưởng từ giá cả của các hàng hóa liên quan và chế độ dinh dưỡng của con người tại các
thời điểm khác.
Cung nông sản thay đổi trong dài hạn chủ yếu xuất phát từ tiến bộ kỹ thuật, giúp
giảm chi phí và tăng năng suất. Trước kia, sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp
giảm chi phí và mở rộng sản xuất đã làm năng suất nông sản tăng với tốc độ lớn hơn
tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng thu nhập, dẫn đến một thời gian dài giá nông sản trên
thị trường thế giới không tăng, có những lúc còn giảm (giai đoạn 1990-2000). Nhưng
một vài năm gần đây cầu nông sản có xu hướng tăng lên khiến cho giá tăng. Giai đoạn
2000-2009 thế giới đã chứng kiến sự biến động đột ngột và không ổn định của nông
sản, đặc biệt là trong hai năm 2008 và 2009.
Theo FAO, chỉ số giá hàng nông sản danh nghĩa 2008 đã tăng gấp đôi so với 2002.
Chỉ số giá nông sản bắt đầu tăng từ năm 2002 sau bốn thập niên sụt giảm và tăng mạnh
hơn vào năm 2006, 2007; đến giữa năm 2008, giá nông sản thực tế đã tăng 64% so với
năm 2002. Trong đó, giá các loại thực vật cho dầu như vừng, lạc, cọ… đã tăng gấp đôi
kể từ năm 2000, lúa mì tăng 61%, ngô tăng thêm 32%, và gạo tăng 29%.
Có thể thấy một số nguyên nhân chính của việc giá nông sản tăng trong thập niên
đầu của thế kỷ XXI như sau:
- Sản xuất và dự trữ giảm so với nhu cầu:
Do các ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh và các yếu tố ngoại sinh khác, xuất
khẩu ngũ cốc của các nước xuất khẩu chính trên thế giới đã giảm rõ rệt trong hai năm
2005-2006, với mức giảm 4-7%. Năm 2007, Mỹ đã tăng xuất khẩu ngô khi giá mặt
hàng này tăng; tuy nhiên do đất canh tác bị hạn chế nên sản lượng đậu nành lại giảm
xuống rõ rệt.
Ngoài ra, dự trữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cân bằng thị trường và ổn
định giá cả. Dự trữ giảm sẽ hạn chế khả năng phản ứng của thị trường khi cầu tăng lên
mà mức cung lại giảm. Lượng dự trữ nông sản thế giới bắt đầu giảm từ giữa những năm
1990, với mức giảm trung bình 3,4% mỗi năm. Đến năm 2008 dự trữ ngũ cốc của thế
giới là 19,6%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 24% trong vòng 5 năm từ 2002-
2007 và là mức thấp nhất trong vòng 25 năm kể từ năm 1973 tới 2008.
Mặt khác, kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu
thụ nông sản của hai quốc gia đông dân nhất thế giới này (với gần 1/4 dân số thế giới),
đặc biệt là đối với các sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như thịt và dầu thực vật.
- Tỷ giá hối đoái: trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá đồng USD so với
Euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước
xuất khẩu nông sản chủ yếu thu về bằng đồng USD. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho
các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa
trong đó có nông sản.
- Giá nhiên liệu: giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng
giá. Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu
mỏ gây sức ép lên sản xuất lương thực.
- Nhiên liệu sinh học: chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh
học từ dầu thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một
phần sản lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol. Trong năm 2007, trong 40 triệu tấn
ngô tăng thêm so với năm 2006 thì có tới 30 triệu tấn được dùng để sản xuất ethanol.
- Hoạt động đầu cơ: các nhà đầu cơ tìm thấy cơ hội từ một số mặt hàng nông sản
mang lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản. Từ những năm
đầu thế kỷ XXI, sự sụp đổ của các công ty dot.com khiến cho một lượng không nhỏ các
nhà đầu cơ chuyển sang thị trường nông sản nhằm đảm bảo thu lợi nhuận một cách an
toàn, làm dòng tiền chảy vào thị trường này tăng lên. Trong vòng 10 năm trở lại đây kết
cấu thị trường giao dịch nông sản đã có những chuyển mình mạnh mẽ, các quỹ đầu tư
tham gia thị trường ngày càng sâu rộng. Hoạt động giao dịch toàn cầu của các loại
chứng khoán options và futures tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm từ 2002 đến 2007.
Riêng năm 2007, hoạt động giao dịch tại các sàn giao dịch nông sản trên thế giới đã
tăng 30% so với 2006. Luồng tài chính từ các quỹ này đã dần lớn đến mức chi phối
cung cầu trên thị trường góp phần làm cho giá nông sản tăng lên trong vòng 10 năm từ
2000 đến 2009.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới thị trường nông sản
Giá các mặt hàng nông sản thế giới giảm một cách nhanh chóng bắt đầu từ tháng
9-2008 sau một thời gian dài tăng vọt và trở về gần bằng mức giá năm 2007. Nguyên
nhân của việc giá nông sản giảm là do sự kết hợp của hai nhân tố cung và cầu. Giá cao
thúc đẩy các nước xuất khẩu mở rộng sản xuất các mặt hàng ngũ cốc. Bên cạnh đó, cầu
giảm là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu mang
lại, khiến cho các hoạt động thương mại bị hạn chế. Cầu giảm sút đã trực tiếp ảnh
hưởng đến thị trường và giá cả của ngũ cốc và các loại nông sản là nguyên liệu phục vụ
công nghiệp như cao su.
Kể từ tháng 9/2008 giá nông sản trên thị trường thế giới giảm đột biến. Điển hình
nhất là giá cao su RSS2 cuối tháng 9 còn ở mức 4.100 USD/tấn đã giảm xuống còn
3000 USD/tấn, giảm 26,8% trong vòng một tháng.
Đến giữa tháng 10/2008, giá cà phê thế giới sụt giảm xuống thấp nhất, thấp hơn cả
mức giá của tháng 1.Tại thị trường London là khoảng 1700 USD/tấn, là mức thấp nhất
kể từ đầu năm (ngày 1/1/08 giá thế giới là 1903 USD/tấn).
Bên cạnh đó, giá các loại ngũ cốc cũng giảm nhanh chóng tuy với tốc độ chậm
hơn giá các loại nông sản từ cây công nghiệp.
Sự suy giảm giá trong năm 2008 có một số nguyên nhân chính sau với mức độ
ảnh hưởng tùy theo mặt hàng:
- Đối với các mặt hàng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều do suy
thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt
động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột
ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trường
hàng nông sản thế giới.
- Đối với các mặt hàng lương thực thiết yếu như lúa gạo do các yếu tố cung cầu
cơ bản về sản lượng, tồn kho và tiêu dùng quyết định.
Ngoài ra, đồng USD gần trong thời gian đó mạnh trở lại, gây áp lực giảm giá xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực của Mỹ như thịt, dầu ăn, lúa gạo… Trong khi đó, đồng Euro
giảm mạnh so với USD làm cho nhu cầu tiêu thụ của các nước châu Âu giảm, gây áp
lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nông sản. Các quỹ đầu
tư chuyển sang nắm giữ đô la thay vì đầu tư vào nông sản gây áp lực giảm giá.
Như vậy, thị trường nông sản trong gần một thập niên đầu thể kỷ XXI có những
biến chuyển theo hướng tăng nhu cầu và nguồn cung với hầu hết các mặt hàng, làm cho
giá cả tăng lên qua từng năm. Đến đầu năm 2008, thế giới đã chứng kiến một cuộc
khủng hoảng giá lương thực và các mặt hàng nông sản chính như cao su, cà phê, tiêu,
điều do mức cầu tăng đột biến trong năm này. Tuy nhiên ảnh hưởng của cuộc suy thoái
toàn cầu đã lan sang rộng thị trường nông sản vào tháng 9-2008, khiến cho thị trường
này biến động đột ngột, giá hầu hết các mặt hàng giảm nhanh nhanh và mạnh, gây
không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này cũng như các quốc gia xuất khẩu nông sản chính trên thế giới.
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000-2009
1. Tình hình sản xuất nông sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009
Trong thời gian gần đây, do diễn biến xấu của tình trạng nóng lên toàn cầu, cùng
với sự phá hoại môi trường của các hoạt động sản xuất và phát triển không bền vững,
diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp hàng năm gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông
nghiệp. Tần suất thiên tai ngày càng dày, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng
lớn. Ở nước ta trong các năm qua liên tục xuất hiện bão lớn, mưa to gây lũ lụt, lở đất,
hạn hán, cháy rừng. Thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy
mô rộng cho cả cây trồng đã ảnh hưởng rất lớn và gây nhiều khó khăn cho hoạt động
sản xuất nông sản của nước ta trong thời gian gần đây.
Trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn (từ 75-80%) trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp,
trong đó cây lương thực, nhất là lúa vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tình trạng “cánh kéo giá”
bất lợi cho sản xuất nông nghiệp diễn ra kéo dài trong nhiều năm. Điển hình là từ năm
2005-2006, giá vật tư nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp tăng trung bình từ 2-2,5 lần,
giá lao động tăng từ 2-3 lần, trong khi đó, giá nông sản chỉ tăng từ 1,2-1,3 lần. Bên cạnh
đó, các tài nguyên đầu vào như đất, nước, lao động và tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp
liên tục suy giảm. Sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với hàng loạt rủi ro về dịch
bệnh và thiên tai. Do đó, trong hai năm 2005, 2006 sản xuất nông sản gặp nhiều khó
khăn với tốc độ tăng trưởng tương ứng là 1,04% và 3,4%. Tuy nhiên, theo các số liệu
của Tổng cục thống kê, giai đoạn 2000-2009, ngành trồng trọt vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng trung bình ở mức tương đối cao là 4%/ năm (Phụ lục 1)
Dưới đây một số phân tích về tình hình sản xuất của gạo, cà phê và một số nông sản
chính của Việt Nam trong giai đoạn này.
Gạo
Trong giai đoạn từ năm 2000-2007, tổng diện tích lúa cả năm có xu hướng giảm liên
tục, trong khi đó sản lượng lại có biến động tăng đạt mức cao nhất là 36 triệu tấn/năm
vào năm 2004. Điều này thể hiện trình độ thâm canh cây lúa của Việt Nam đã có những
tiến bộ nhất định. Năm 2008, sản xuất lúa đã tăng cả về diện tích và sản lượng (Bảng
7), diện tích lúa đã tăng trở lại (gần 7,40 triệu ha), gần bằng mức của năm 2004 (hơn
7,44 triệu ha). Đây cũng là năm được mùa về lúa gạo của Việt Nam. Sản lượng đã tăng
gần 3 triệu tấn so với năm 2007. Đặc biệt, trong hai năm 2008 và 2009 cả diện tích gieo
trồng lúa và sản lượng lúa đều tăng và năng suất lúa cũng tăng ở mức 52,3 tạ/ha-cao
nhất từ trước tới nay, tăng gần 10 tạ/ha tức là 19% so với mức 42,4 tạ/ha của năm 2000;
làm cho năng suất bình quân trong giai đoạn 2000-2009 đạt 47,8 tạ/ha.
BẢNG 7: SẢN LƯỢNG, DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA
GIAI ĐOẠN 2000-2009
Sản lượng lúa cả năm
(Nghìn tấn)
Diện tích gieo trồng
(nghìn ha)
Năng suất lúa (tạ/ha)
2000 32529.50 7666.30 42.4
2001 32108.40 7492.70 42.9
2002 34447.20 7504.30 45.9
2003 34568.80 7452.20 46.4
2004 36148.90 7445.30 48.6
2005 35832.90 7329.20 48.9
2006 35849.50 7324.80 48.9
2007 35942.70 7207.40 49.9
2008 38729.80 7400.20 52.3
2009 38895.50 7440.10 52.3
Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2009
Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng này: vụ đông xuân được mùa; giá cả tăng
mạnh, nhất là vào giữa năm 2008, do khủng hoảng lương thực thế giới đã khuyến khích
người nông dân tăng diện tích, chú trọng đầu tư,… Giá gạo (kể cả xuất khẩu và giá nội
địa) tăng lên trong những tháng đầu năm đã khuyến khích người nông dân mở rộng
diện tích, tích cực thâm canh nên sản lượng của năm tăng vọt so với năm trước.
Tuy vậy, điều đáng chú ý là người dân đã trồng những giống lúa có năng suất cao
nhưng chất lượng gạo lại không cao để có thế đáp ứng nhanh nhu cầu nhập khẩu ở một
số nước. Sự mất cân đối về cơ cấu giống này đã dẫn đến sự dư thừa lúa, gạo vào những
tháng cuối năm 2008 khi mà cơn khủng hoảng lương thực thế giới đã giảm, giá xuất
khẩu giảm mạnh (tới hơn 1/2 so với mức giá cao nhất).
Cà phê
Nhìn chung, việc sản xuất cà phê cũng các cây công nghiệp lâu ngày ở Việt Nam
còn thực hiện theo hướng manh mún, nhỏ lẻ, không có quy hoạch và thiếu định hướng.
Khi giá cả trong nước và quốc tế tăng nông dân tự ý trồng để thu lời còn khi mất mùa,
thất thu thì lại chặt phá đi để trồng cây khác. Do vậy mà việc sản xuất các cây công
nghiệp dài ngày nói chung cũng như cà phê nói riêng vẫn chưa đạt được hiệu quả trên
quy mô cả nước.
Trong giai đoạn 2000-2009, diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê đã có sự thay
đổi (Bảng 8). Theo đó, diện tích trồng đã bị thu hẹp 11,6% từ 561,9 nghìn hecta (2000)
xuống 490 hecta (năm 2006), sau đó từ những năm 2007, nhờ chính sách khuyến khích
và chiến lược quy hoạch của Nhà nước, diện tích cà phê đã tăng dần trở lại ở mức 537
hecta vào năm 2009.
Tuy diện tích bị thu hẹp song sản lượng cà phê lại tăng một cách rõ rệt với mức tăng
sản lượng bình quân là 5,3% cho cả giai đoạn. Tăng mạnh nhất là vào năm 2006 với
31% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năng suất cà phê đã được cải thiện rõ rệt khi
áp dụng các biện pháp canh tác khoa học vào sản xuất và người nông dân có ý thức hơn
trong việc thu hoạch cà phê, không thu hoạch cà phê còn tươi.
BẢNG 8: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN 2000 - 2009
2000 2003 2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích gieo trồng (nghìn
hecta)
561,9 532,2 497,4 497,0 509,3 530,9 537,0
Sản lượng (nghìn tấn)
802,5 793,7 752,1 985,3 915,8 1055,8 1045,1
Nguồn: Niên giám thống kê, 2009
Tuy vậy, có 250.000 hecta (gần 1/2 tổng diện tích cả nước) trong số 537.000 hecta
cà phê ở Việt Nam cần phải trồng mới trong 5-10 năm tới do cà phê trên diện tích này
được trồng từ những năm 1990, hiện nay đang già cỗi, khả năng chống chịu kém trước
thời tiết, sâu bệnh nên cho năng suất, chất lượng thấp.
Ba giống cà phê đang được trồng tại Việt Nam là Abrbica, Robusta và Liberica;
trong đó cà phê Robusta thích hợp trồng tại Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lăc và Lâm
Đồng; cà phê Abrica được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và miền Trung như Sơn La
và Quảng Trị; cà phê Liberica được trồng chủ yếu ở Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum song
với diện tích và sản lượng rất ít.
Cà phê chè (Arabica) có chất lượng cao hơn và giá cao hơn cà phê vối (Robusta)
song do điều kiện tự nhiên, nước ta chỉ có 15-20% diện tích trồng cà phê chè, còn lại
chủ yếu là cà phê Robusta (70-75%).
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-2009
Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông dân chưa được tổ chức trong các hợp
tác xã và hiệp hội ngành hàng, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến như kho tàng,
sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên
chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và các
hoạt động kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ đối với hàng hóa chưa được quan tâm thích
đáng. Mặt khác, người sản xuất và kinh doanh nông sản và ngay cả những người xuất
khẩu ở Việt Nam còn xa lạ với phần lớn các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng phổ biến
trên thị trường quốc tế như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về xuất xứ
hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ người lao động, về bảo hộ quyền tác giả, về
đảm bảo tính đa dạng sinh học... ngoài ra các vấn đề về bao bì, nhãn mác, đăng ký
thương hiệu, bản quyền, công nghệ,... cũng chưa được chú ý. Vì vậy, giá trị thu về từ
hoạt động xuất khẩu nông sản thấp trong khi rủi ro lại rất cao.
Mặc dù là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản và cũng có vị thế tương đối
cao trong số các nước sản xuất và xuất khẩu nông sản song thực trạng xuất khẩu có hiệu
quả kinh tế thấp và triển vọng thị trường bị thu hẹp. Do các nguyên nhân sau:
- Tính co giãn về thu nhập bình quân đầu người của cầu đối với những sản phẩm
nông sản thực phẩm và nguyên liệu là thấp hơn so với hàng công nghiệp chế biến và
nhiên liệu;
- Tỷ lệ tăng dân số của các nước phát triển trong thời gian gần đây đạt ở mức thấp,
cho nên nhu cầu tăng thêm từ các thị trường này là không nhiều;
- Việc tăng cường bảo hộ hàng nông sản ở các nước phát triển đang gây cản trở rất
đáng kể đến sự mở rộng xuất khẩu nhóm hàng nông sản của các nước đang phát triển.
Với những lý do trên, tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam thực tế đã không
đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho người sản xuất cũng như các doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động thu mua và xuất khẩu khi rớt giá hay thị trường nhiều
biến động bất ngờ như cuộc khủng hoảng giá lương thực vào năm 2008.
Xuất khẩu các loại nông sản trong giai đoạn 2000-2009 (Phụ lục 2) được mở rộng,
một số ngành đã giành được thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà
phê, hồ tiêu, hạt điều,....
HÌNH 8: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN
CHÍNH GIAI ĐOẠN 2000-2009
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009
Theo các số liệu của Bộ NN & PTNT (2009), giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản
giai đoạn 2005-2009 đạt gần 32,07 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 6,14 tỷ USD,
tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 6,8 tỷ USD, gấp
2,7 lần năm 2000 (với 2,5 tỷ USD). Đặc biệt năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản
đạt mức cao nhất trong giai đoạn này với 8,894 tỷ USD; trong đó: cao su gấp 9,6 lần;
hạt điều 5,9 lần; gạo gấp 4,3 lần; cà phê 4,2 lần; chè 2,1 lần; hồ tiêu 2,3 lần. Đã có 3
mặt hàng đạt mức trên 1 tỷ USD vào năm 2008 là cà phê, gạo, chè song đến năm 2009
chỉ còn hai mặt hàng gạo (2,48 tỷ USD) và cà phê (1,5 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu
là do trong những tháng đầu năm 2008, giá nông sản thế giới tăng cao, cùng với khối
lượng các mặt hàng của Việt Nam cũng tăng dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong thời
gian này tăng lên. Từ cuối năm 2008 và trong năm 2009, do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường nông sản thế giới biến động không ngừng, giá hầu
hết các mặt hàng nông sản giảm mạnh so với những tháng đầu năm 2008 kéo theo giá
trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung giảm sút rõ rệt (Hình 8).
Sau đây là những phân tích khái quát về hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng gạo và
cà phê của Việt Nam trong thời gian 2000-2009, đáng chú ý trong giai đoạn này là hai
năm 2008 và 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cùng với khủng hoảng
giá nông sản đã làm cho hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này nói riêng và xuất khẩu
nông sản tuy thu về giá trị lớn nhưng nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn, bất ổn định.
Gạo
Giai đoạn 2000-2009, là thời gian mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt
được những thành công nhất định trong quá trình xâm nhập thị trường quốc tế. Năm
2003 đánh dấu một bước ngoặt khi lần đầu tiên Việt Nam vươn lên chiếm vị trí thứ 2
của Ấn Độ với sản lượng xuất khẩu đạt 4,25 triệu tấn. Đến năm 2005, với lượng xuất
khẩu 5,25 triệu tấn, thu về giá trị hơn 1 tỷ USD (1,4 tỷ). Từ 2005 đến 2009, gạo Việt
Nam luôn đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong giai đoạn 2003-2009, nước ta giữ
vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan và giữ ổn định 15% thị phần gạo
xuất khẩu thế giới.
Đặc biệt trong hai năm 2008, 2009 gạo xuất khẩu của Việt Nam đều thu về hơn 2 tỷ
USD/năm vì cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới đầu năm 2008 đã làm giá gạo
tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo nước ta.
Năm 2008, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2007
với giá bình quân cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283
USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so năm 2007, gấp 4,3 lần năm
2000 và là mức giá trị lớn nhất từ trước tới nay của mặt hàng gạo xuất khẩu.
Năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục kể từ năm 2000 với
6,05 triệu tấn, tăng 25,7% so với năm 2008. Tuy vậy, giá xuất khẩu bình quân giảm
26,8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2,46 tỷ USD giảm 8% so với năm
trước.