Nghiên cứu khả năng phản ứng của một số
hợp chất hữu cơ chứa nhóm OH bằng phương
pháp hóa học lượng tử
Đỗ Thị Huyền Trang
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Hóa lý và Hóa lý thuyết; Mã số 60 44 01 19
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Nhiêu, TS. Nguyễn Họa Mi
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Cơ sở lý thuyết hóa học lượng tử: Phương trình Schrodinger; Sự gần đúng
Born – Oppenheirmer (Bon-Openhemơ); Phương pháp biến phân; Thuyết trường tự
hợp Hartree-Fork; Phương trình Roothaan. Nghiên cứu cơ sở của các phương pháp
tính gần đúng lượng tử: Giới thiệu các phương pháp tính gần đúng; Tương quan
electron; Bộ hàm cơ sở; Phương pháp phiếm hàm mật độ; Phần mềm Gaussian; Phần
mềm Gaussview 5.0. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hóa học hữu cơ: Hiệu ứng cảm ứng;
Hiệu ứng liên hợp; Hiệu ứng siêu liên hợp; Hiệu ứng không gian; Hiệu ứng ortho; Quy
luật bán định lượng về ảnh hưởng qua lại trong phân tử - phương trình Hammet; Phản
ứng thế ở nhân thơm. Đưa ra các kết quả đạt được: Lựa chọn bộ hàm và phương pháp
tính; Công thức tính pKa và kết quả tính pKa; Cấu trúc phân tử và kết quả tính toán
các thông số lượng tử; Tổng hợp kết quả và thảo luận.
Keywords.
Content
MỞ ĐẦU
Hóa học lượng tử bắt đầu phát triển từ khoảng những năm 30 của thế kỉ XX và ngày
càng chứng tỏ là một lý thuyết không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hóa học. Hóa học lượng tử
là ngành khoa học nghiên cứu các hệ lượng tử dựa vào phương trình chính tắc của cơ học
lượng tử do Schrodinger đưa ra năm 1926 và nhanh chóng trở thành công cụ hữu ích của hóa
lý thuyết để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề cốt lõi nhất của hóa học là cấu trúc và các tính
chất hóa lý của các chất.
Sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của hóa học lượng tử ( HHLT) vào hóa học hữu cơ
(HHHC) đem lại cho HHHC cơ sở lý thuyết vững vàng, tạo điều kiện cho HHHC phát triển
mạnh mẽ, ngày càng có nhiều ứng dụng sâu rộng trong khoa học công nghệ và đời sống.
Trong lĩnh vực giảng dạy hóa học, nhờ có HHLT mà HHHC có được bản chất, quy luật và
định lượng.
Các quy luật phản ứng thế vào một số hợp chất hữu cơ, đặc biệt là phản ứng thế vào
vòng benzen, là những quy luật thực nghiệm được hình thành rất lâu và được sử dụng nhiều
trong giảng dạy hóa học hữu cơ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được hướng thế vào liên
kết C – H trong vòng benzen. Tuy nhiên cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố số liệu giải
thích và làm rõ thêm những quy luật trên. Trong khi đó, các phần mềm được sử dụng trong
tính toán HHLT ngoài việc xác định cấu trúc và đưa ra các tham số HHLT còn làm sáng tỏ
nhiều cơ chế của phản ứng hóa học, giải thích đúng đắn các quy luật hóa học, kiểm tra kết quả
nhận được từ thực nghiệm. Hơn thế nữa, HHLT còn thực hiện một số nghiên cứu mà thực
nghiệm không thể làm được như dự đoán một số kết quả, khảo sát các hợp chất chuyển tiếp,
các hợp chất trung gian có thời gian tồn tại ngắn.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đang được triển khai rộng khắp trong
toàn ngành giáo dục. Để chuyển quá trình dạy - học từ truyền thụ - chấp nhận, sang hướng
dẫn - chủ động khám phá tri thức, “Dạy bản chất, quy luật và có định lượng”.
Trên thực tế, phương trình Schrodinger đối với hệ nhiều hạt rất phức tạp, không thể
giải được một cách chính xác mà phải sử dụng các phương pháp gần đúng. Có rất nhiều các
phương pháp gần đúng với mức độ chính xác khác nhau. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng
của khoa học công nghệ, các phần mềm ứng dụng của HHLT và hóa lý thuyết đã trở thành
những công cụ đắc lực trong việc hoàn chỉnh các phương pháp tính và đặc biệt cho phép giải
các bài toán lớn, phức tạp với tốc độ xử lý nhanh, ít tốn kém. Các phần mềm hóa học đã được
xây dựng như: MOPAC, HYPERCHEM, GAUSSIAN…có thể vận hành trên mọi hệ điều
hành khác nhau, với các phiên bản thường xuyên được nâng cấp. Tuỳ theo mục đích nghiên
cứu, thời gian tính và đặc điểm hệ chất nghiên cứu mà mỗi phần mềm có tính ưu việt riêng.
Trong số đó, GAUSSIAN là phần mềm phát triển vượt trội về các phương pháp ab
initio (DFT) khá hiệu quả, được nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp sử dụng. Với các thuật
toán được viết tốt hơn, các bước tối ưu hóa của Gaussian cần bốn chuẩn hội tụ trong khi
Hyperchem chỉ có một. Tuy chạy hơi chậm nhưng có độ chính xác khá cao, vì thế đây là một
công cụ hữu hiệu trợ giúp các nhà hóa học thực nghiệm trong nghiên cứu của mình.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng phản
ứng của một số hợp chất hữu cơ chứa nhóm OH bằng phương pháp hóa học lượng tử”.
Luận văn gồm các phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Phần nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1
: Tổng quan
Chương 2
: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3
: Kết quả và thảo luận
Chúng tôi hy vọng các kết quả của luận văn có thể góp phần làm rõ hơn khả năng
phản ứng của một số hợp chất chứa nhóm O-H và là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
học tập của sinh viên cũng như giảng dạy hóa học của giáo viên ở trường Phổ thông, Đại học,
Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.
Reference
LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2011), Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.
2. Nguyễn Đình Huề, Nguyễn Đức Chuy (1986), Thuyết lượng tử về nguyên tử và phân
tử, Tập I, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Đình Huề, Nguyễn Đức Chuy (1986), Thuyết lượng tử về nguyên tử và phân
tử, Tập II, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Trần Thành Huế (2000), Hóa học đại cương, Tập I; Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Trần Thành Huế; Bài giảng dành cho học viên Cao học; Trường ĐHSP Hà Nội, 2002.
6. Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Minh Huệ, Trần Thành Huế; Khảo sát một số khả
năng xảy ra phản ứng CH2 + N2O bằng phương pháp hoá học lượng tử; Tuyển tập
báo cáo toàn hội nghị các đề tài nghiên cứu các đề tài khoa học cơ bản trong lĩnh vực
Hoá lý và Hóa lý thuyết, Hà Nội 1/2002.
7. Nguyễn Thị Bích Loan; Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học; trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, 2003.
8. Nguyễn Hà My (2013), Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên – ĐHQGHN.
9. Hoàng Nhâm (1994), Hóa học vô cơ, Tập II, Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thị
Thanh Phong (2006), Hóa học hữu cơ 1, NXB Giáo dục.
11. Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thị
Thanh Phong (2006), Hóa học hữu cơ 2, NXB Giáo dục.
12. Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thị
Thanh Phong (2006), Hóa học hữu cơ 3, NXB Giáo dục.
13. Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1976), Cơ sở Hóa học hữu cơ, tập I,
Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
14. Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1980), Cơ sở Hóa học hữu cơ, Tập
II, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Trần Quốc Sơn (1989), Giáo trình cơ sở lý thuyết Hóa học hữu cơ, Nhà xuất bản giáo
dục.
16. Trần Quốc Sơn (1979),Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ, Tập I, Nhà xuất bản giáo dục.
17. Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liễu (1999),Cơ sở hóa hữu cơ, Tập I, Nhà xuất bản giáo
dục.
18. Lâm Ngọc Thiềm - Trần Hiệp Hải - Nguyễn Thị Thu (2003), Bài tập hóa lý cơ sở;
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
19. Lâm Ngọc Thiềm, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long (2008), Cơ sở hóa học lượng tử,
NXB Khoa học và Kĩ thuật.
20. Nguyễn Minh Thảo, Phạm Văn Phong; xác định cấu thành của Ơgienyl axetat và sản
phẩm chuyển vị Fries của nó bằng phương pháp tính Hoá lượng tử; Tạp chí Hoá học,
số 1 năm 2002.
21. Nguyễn Thị Thảo, Phạm Văn Phong; Xác định cấu thành của Xeton ,- không no (từ
o-axetylơgienol và 3 fomylindol) và một sản phẩm chuyển hoá của nó bằng phương
pháp Hoá học lượng tử;Tạp chí Hoá học, số 2 năm 2002.
22. Nguyễn Trọng Thọ (2002), ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, Nhà xuất bản
giáo dục.
23. Đào Đình Thức (1980), Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học, NXB ĐH và THCN.
24. Thái Doãn Tĩnh (2002), Giáo trình cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa học
và kỹ thuật.
25. Thái Doãn Tĩnh (2001), Cơ sở hóa học hữu cơ, Tập I, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật.
26. Thái Doãn Tĩnh (2003), Cơ sở hóa học hữu cơ,Tập II, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật.
27. Đặng Ứng Vận (2001), Phương pháp Hóa tin lượng tử nghiên cứu của phản ứng hóa
học, Hà Nội.
28. Đặng Ứng Vận (1998), Tin học ứng dụng trong hóa học, NXB Giáo dục.
Tiếng Anh
29. Foresman J.B. Frisek E (1993), Exploring Chemistry with electronic structure
methods, second edition, Gaussian, Inc. Pitburgh, PA.
30. Ramachandran K.I., Deepa G., Namboori K. (2008). Computational chemistry and
molecular modeling: principle and application, Sringer-Verlag Berlin Heidelberg.
31. Pople J. A. Beveridge D. L. (1970). Approximate Molecular Orbital Theory, Mc
Graw Hill book company.
32. Levine I. N. (2000). Quantum chemistry (1th Edition) Prentice Hall, Upper Saddle
River, New Jersey. 07458.
33. Jensen F. (2007) Introduction Computationnal Chemistry, Second edition, John
Willey & Sons Ltd.
34. Lewars E. G (2003) Computationnal Chemistry introduction to the theory and
applications of the molecular and quantum mechanics, second printing (2004).
Kluwer academic Publishers.
Trang Web
1. Cơ sở lí thuyết và phương pháp tính toán: www.nsl.hcmus.deu.vn
2. Phương pháp trường tự hợp Hatree – Fock áp dụng cho hệ nhiều điện tử:
www.voer.edu.vn
3. vietsciences.free.fr/giaokhoa/.../hamsong-phuongtrinhsong.pdf
4. />5. />6. />