Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Loại A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 18 trang )

Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy tiếng Việt 7.
Người thực hiện: Nguyễn Duy Khang
Đơn vò công tác: Trường THCS Bình Thạnh- Trảng Bàng - Tây Ninh
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Lí do chọn đề tài
-Thực hiện đúng sự chỉ đạo của Bộ,Sở,Phòng về đổi mới phương pháp
dạy –học.
-Phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy-học.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7/ 2 trường THCS Bình Thạnh.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu thực tiễn,nghiên cứu tài liệu chuyên môn.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Nội dung vấn đề
1> Đề tài đưa ra giải pháp mới
*Phương pháp dạy học tích cực, cụ thể:
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp gợi mở
-Phương pháp vấn-đáp
-Phương pháp thảo luận nhóm
-Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ:
+ Bảng phụ
+ Tranh minh hoạ
2> Một số phương pháp khác
3> Thiết kế bài giảng
4> Đánh giá ưu khuyết điểm và hướng khắc phục của giáo viên
C. PHẦN KẾT LUẬN


1/ Nhận xét chung
2/ Hướng phổ biến áp dụng đề tài
3/ Hướng nghiên cứu tiếp
LỜI NÓI ĐẦU
Người thực hiện: NGUYỄN DUY KHANG Trang 1
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7
-Từ năm học 2002, sách giáo khoa Ngữ văn mới đã được triển khai và áp
dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. So với chương trình cũ (cải cách và chỉnh
lí) thì chương trình sách giáo khoa mới có nhiều thay đổi. Cụ thể,chương trình
mới được xây dựng theo hướng tích hợp của ba phân môn: Văn bản,tiếng Việt
và tập làm văn; không còn phân biệt như chương trình cũ. Do đó đòi hỏi người
giáo viên phải có phương pháp dạy học mới, tích cực, phù hợp với yêu cầu của
chương trình mới mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đề ra.
-Phân môn tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn được sắp xếp và
giảng dạy không quá khó đối với sự lónh hội tri thức của học sinh. Thế nhưng
làm sao khi lên lớp giáo viên phải truyền thụ kiến thức để học sinh nắm được
một cách chắc chắn đầy đủ kiến thức cần thiết thì đòi hỏi người giáo viên phải
nổ lực rất nhiều. Làm được điều này,được xem là thành công đối với người giáo
viên.
-Từ thực tiễn đó, để hướng dẫn học sinh học tập tốt từng tiết học ở phân
môn tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn, giáo viên phải sử dụng phương
pháp nào, phải tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ tri thức ra sao để truyền thụ cho học
sinh đạt hiệu quả cao thì không phải là vấn đề đơn giản đối với từng giáo viên.
Đó là lí do mà tôi ghi nhận và trình bày lại kinh nghiệm: VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀO TIẾT DẠY TIẾNG VIỆT 7.
-Dạy văn là một quá trình rất khó đòi hỏi người giáo viên phải có tài
năng, có nghệ thuật sư phạm cũng như vốn kinh nghiệm phong phú. Trong nội
dung bài viết này tôi chỉ xin trình bày một phần nhỏ kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q
thầy, cô, đồng nghiệp để việc giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt là phân môn tiếng

Việt được tốt hơn.
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Môn Ngữ văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống
giáo dục và đào tạo nước ta bởi dạy văn là dạy cách ứng xử, cách làm người; là
Người thực hiện: NGUYỄN DUY KHANG Trang 2
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7
công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thế
nhưng, trên thực tế, phần lớn học sinh không thích học môn học này, thậm chí
có em còn sợ mỗi khi đến giờ học văn…Từ thực tế đó đòi hỏi người giáo viên
phải tự nghiên cứu, tìm tòi cho mình một phương pháp dạy học tốt nhất nhằm
giúp học sinh tiếp thu bài nhanh nhất. Muốn thế thì phương pháp dạy học phải
không ngừng đổi mới, nâng cao; phải mang tính tích cực, chủ động cao nhằm
tập trung vào việc khơi dậy sự tự rèn luyện, phát triển khả năng tự duy, suy
nghó và vận dụng một cách chủ động,phát huy tính tích cực của học sinh.v..v
-Tất cả những điều trên đã thôi thúc tôi không ngừng suy nghó, cố học
hỏi, tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp mới để dạy tốt môn Ngữ văn, đặc biệt
là phân môn tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập của mỗi học sinh,
nâng cao hiểu biết về từ, âm, lẫn nghóa của tiếng Việt đồng thời giúp các em có
vốn ngôn ngữ phong phú; đặc biệt là biết vận dụng trong văn nói, văn viết…
2/ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Những phương pháp, biện pháp tích cực để hướng dẫn học sinh yếu, thụ
động của lớp 7/ 2 (năm học 2007-2008) hiểu rõ được các kiến thức trọng tâm
của một tiết tiếng Việt.
3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trình bày phương pháp dạy học tích cực vào một tiết tiếng Việt ở lớp 7/ 2
trường THCS Bình Thạnh
Tuần 11 Tiết 43 Bài : TỪ ĐỒNG ÂM
4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
*Để hoàn thành bài viết này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

-Nghiên cứu tài liệu có liên quan : Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách
thiết kế dạy học Ngữ văn 7; Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THCS.
-Điều tra, dự giờ, thực nghiệm.
-Đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng phương
pháp tích cực vào tiết dạy.
-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 6,7,8,9 các chu kì
PHẦN II NỘI DUNG
I> CƠ SỞ LÍ LUẬN
Người thực hiện: NGUYỄN DUY KHANG Trang 3
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7
-Thực hiện nghò quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội. Chỉ thò số
14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục.
-Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa được ban hành kèm theo
quyết đònh số 03/ 2002/ QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của bộ trưởng
Bộ GD&ĐT.
-Phân môn tiếng Việt trong phân phối chương trình không nhiều tiết nhưng
không phải vì thế mà chúng ta không quan tâm đến phân môn này.Giảng dạy
tiếng Việt làm sao đạt được hiệu quả mà học sinh không nhàm chán vì đa số các
em cho rằng học tiếng Việt là dễ nhất trong 3 phân môn : Văn bản, tiếng Việt và
Tập làm văn. Vì chương trình được biên soạn theo hướng tích hợp ngang và tích
hợp dọc, giáo viên phải thực hiện một trong hai quan điểm tích hợp trên ở tiết
học; trong cả quá trình lên lớp trên cơ sở xác đònh phương pháp chủ đạo.Vậy
trong rất nhiều phương pháp, giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp nào để hỗ
trợ đắc lực trong một tiết tiếng Việt mà vẫn thực hiện đúng giảng dạy theo quan
điểm tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạo theo quan điểm< thầy thiết kế-trò thi
công>.Đó là phương pháp tích cực nhất.
II> CƠ SỞ THỰC TIỄN
-Chương trình mới vẫn giữ 3 phân môn là Văn bản, tiếng Việt và Tập làm
văn nhưng sẽ không trình bày mục tiêu riêng của từng phân môn mà cố gắng tìm

ra sự đồng qui giữa 3 phân môn để qua đó thực hiện quan điểm tích hợp.
- Chương trình mới coi trọng cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Một nhược
điểm của chương trình cũng như việc giảng dạy Ngữ Văn trước đây là chú trọng
đến văn viết . Mặc dù viết vẫn là kỹ năng hàng đầu nhưng đòi hỏi các giáo viên
chú ý đến năng lực tiếp nhận bằng thính giác và năng lực biểu đạt tư tưởng, tình
cảm bằng lời nói của học sinh một cách thích đáng. Giáo viên cần chú ý đến sự
hỗ trợ giữa hai nhóm kỹ năng về tiếng Việt và Văn học, bởi vì Văn học là nghệ
thuật ngôn từ, cho nên giỏi về Tiếng Việt, học sinh sẽ giỏi về kỹ năng Văn học
và ngược lại.
Có kỹ năng văn học, học sinh sẽ hứng thú và có được những mẫu mực để
noi theo khi rèn luyện kỹ năng về Tiếng Việt, để từ đó nâng cao hơn trong kỹ
năng làm văn. Và lẽ đương nhiên, thiếu kỹ năng Tiếng Việt, học sinh sẽ thiếu
năng lực cảm nhận tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong
văn bản, dẫn đến không hứng thú học tập môn Ngữ Văn.
Người thực hiện: NGUYỄN DUY KHANG Trang 4
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7
- Qua thực tế, chất lượng của một tiết Tiếng Việt ở lớp 7/2 đã được khảo
sát ở giữa HK I năm học 2007 – 2008, kết quả như sau:
TSHS
Kết quả xếp loại bài kiểm tra
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
45 7 15,5 10 22,2 20 44,4 8 17,9
Không khí lớp học nặng nề, học sinh thụ động, không tham gia xây dựng
bài, không phát biểu …. Tôi nhận thấy đó là những nguyên nhân sau:
+ Học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, không
chuẩn bò bài mới, không hứng thú khi đến tiết học.
+ Giáo viên chưa có hệ thống những câu hỏi gợi mở, tích cực, những
phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng tiết học… Cụ thể nhằm
thu hút , lôi cuốn học sinh. Vì thế, cần áp dụng phương pháp tích cực vào tiết

học để hoàn thiện vai trò “thầy thiết kế, trò thi công” nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học.
II- NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1) Trong quá trình nghiên cứu, lên lớp, tôi đã thực hiện các phương
pháp sau:
a/ Phương pháp đàm thoại:
Vì phương pháp giảng dạy Tiếng Việt dựa trên lý thuyết giao tiếp, cho
nên phải cố gắng từng bước giảm thiểu phương pháp dạy các môn theo lối
thuyết giảng: giáo viên trình bày, học sinh lắng nghe, ghi bài một cách thụ
động. Khái niệm giao tiếp hóa giảng dạy có nghóa là chuyển quá trình trình bày
của học sinh thành những cuộc đàm thoại dài ngắn khác nhau giữa giáo viên và
học sinh hoặc giữa học sinh và học sinh với nhau. Mặc khác, giao tiếp hóa đòi
hỏi khi giảng dạy trong phân môn Tiếng Việt phải đặt nó vào ngữ cảnh, phát
hiện ra mục đích, ý đònh và cách thức trình bày nội dung, hình thức của bài học
sao cho đạt mục đích mà người nói, người viết đặt ra.
Trong giảng dạy, tôi thường sử dụng phương pháp đàm thoại trong phần
“tìm hiểu bài”. Với phương pháp dạy mới, hầu như phần này tôi cho học sinh
Người thực hiện: NGUYỄN DUY KHANG Trang 5
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7
ghi bài rất ít, mà sử dụng phương pháp đàm thoại để cả tôi và học sinh cùng mở
rộng nội dung kiến thức bài học.
b) Phương pháp gợi mở:
Là phương pháp chỉ sử dụng ghi học sinh không thể giải quyết được vấn
đề mà cuộc đàm thoại giữa giáo viên và học sinh đang diễn ra hoặc áp dụng
đối với đối tượng học sinh yếu, kém. Phương pháp này nhằm giúp các em tìm ra
lời giải cho nội dung bài học muốn truyền thụ. Ta có thể sử dụng phương pháp
này suốt cả tiết học. Từ những hướng dẫn, gợi mở của ta, học sinh có thể đi đến
kết luận cuối cùng và hình thành ghi nhớ cũng như có khả năng giải quyết một
số bài tập “hóc búa”.
c) Phương pháp vấn đáp:

Đây là phương pháp thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong hầu
hết các tiết dạy. Để thực hiện tốt phương pháp này, tôi đã chuẩn bò thật kỹ cho
mình một hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho mọi đối tượng học sinh. Việc
chuẩn bò tốt hệ thống câu hỏi sẽ tạo “bước ngoặc” cho tiết học. Bởi vì, học sinh
sẽ hứng thú hơn khi trả lời những câu hỏi thú vò, vừa tầm hiểu đối với kiến thức
của các em. Phương pháp này đi kèm cùng phương pháp gợi mở nếu gặp câu
hỏi khó.
d) Phương pháp thảo luận nhóm:
Dạy – học theo phương pháp mới không thể thiếu được phương pháp thảo
luận nhóm. Đó là phương pháp trọng tâm trong hệ thống các phương pháp dạy
học tích cực hiện nay. Người học phải đứng trước vấn đề, phải tự tìm kiếm cách
giải quyết vấn đề, lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề. Biết hợp tác, chia
sẻ để tìm đến chân lý khoa học.
Vai trò của giáo viên trong thảo luận là rất quan trọng. Trong khi các em
thảo luận, tôi luôn là người tổ chức tạo điều kiện lắng nghe và hỗ trợ khi cần.
Ta không nên can thiệp quá sâu vào nội dung thảo luận của các em, cần để cho
các em chủ động làm việc, thể hiện quan điểm của mình. Tránh để cho cuộc
thảo luận tẻ nhạt, chỉ tập trung vào một số học sinh khá giỏi; cũng tránh để một
vài ý kiến của một vài em nào đó lấn át ý kiến của các em khác.
Người thực hiện: NGUYỄN DUY KHANG Trang 6
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7
Cuộc thảo luận sôi nổi, bình đẳng giữa mọi thành viên sẽ giúp cho mỗi cá
nhân tự tin, thoải mái hơn khi tham gia. Kết quả cuộc thảo luận được khẳng
đònh bằng cách ghi lại (giấy hoặc bảng con), trên cơ sở đó ta sẽ nhận xét và
đánh giá.
e) Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ:

Bảng phụ:
Bảng phụ là phương tiện hỗ trợ tích cực nhất, đắc lực nhất cho giáo viên
và học sinh trong tiết học Tiếng Việt. Với học sinh, bảng phụ được sử dụng khi

các em thảo luận nhóm. Theo đó, kết quả thảo luận được nhóm trưởng ghi vào
bảng phụ và trình bày cho giáo viên xem. Ưu điểm của bảng này là dễ trình
bày, xóa đi khi cần. Nhưng nhược điểm thì cồng kềnh, khổ to…..
Với giáo viên, bản thân tôi sử dụng bảng phụ cho hầu hết các phần của
bài học. Từ kiểm tra bài cũ đến phân tích ngữ liệu, làm bài tập bổ sung hỗ trợ,
cho đến câu hỏi củng cố kiến thức và cuối cùng là phần hứơng dẫn học sinh tự
học, ở nhà tôi cũng thường xuyên sử dụng bảng phụ. Ưu điểm của việc sử dụng
bảng phụ là tôi có thời gian chuẩn bò trước, không cần phải ghi chép lên bảng,
nên có thời gian nhiều hơn cho việc giải quyết bài tập, truyền đạt kiến thức
mới. Nhược điểm của nó là phải mang nhiều tấm bảng phụ cho mỗi tiết học.
Nếu có hệ thống máy chiếu thì sẽ tiện hơn rất nhiều.

Tranh minh hoạ:
- Đây là công cụ hỗ trợ cực kỳ đắc lực trong tiết dạy Tiếng Việt mà
không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Bởi lẽ, bản thân giáo viên
không có năng khiếu hội họa mà thuê họa só vẽ thì rất tốn kém. Tranh minh hoạ
sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc so sánh đối chiếu và hình thành khái
niệm ở học sinh và đặc biệt lôi cuốn sự chú ý, tập trung của học sinh vào bài
học.
- Ở tiết dạy này, tôi đã sử dụng 3 tranh mới với 3 nội dung khác nhau
nhưng chúng đều có sử dụng từ “lồng”. Từ đó, tôi đã phân tích từ loại, nghóa
của chúng để các em so sánh, đối chiếu và cuối cùng đi đến khái niệm “Từ
đồng âm” .
Người thực hiện: NGUYỄN DUY KHANG Trang 7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×