Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cong van huong dan thuc hien nhiem vu GDTrH nam hoc 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.17 KB, 3 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 883/SGDĐT-GDTrH

Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 9 năm 2011

V/v: Hướng dẫn thực hiện một số
nhiệm vụ năm học 2011-2012

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, thị xã;
- Các trường THPT.

Trong Hội nghị Tổng kết năm học 2010-2011 và Triển khai nhiệm vụ năm học
2011-2012 cấp THCS và THPT, Sở đã nêu các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể
cho từng cấp học (Báo cáo số 813/BC-SGDĐT-GDTrH, ngày 23/8/2011). Để việc
thực hiện được thuận lợi và thống nhất trong toàn Ngành, nay Sở hướng dẫn chi tiết
thêm một số nội dung trong nhiệm vụ năm học như sau:
1. Thực hiện phân phối chương trình, sách giáo khoa, giảm tải
- Thực hiện theo phân phối chương trình (PPCT) năm học 2009-2010 và các
hướng dẫn điều chỉnh trong Báo cáo số 813/BC-SGDĐT-GDTrH, ngày 23/8/2011;
- Dạy học dựa trên các tài liệu: sách giáo khoa, chuẩn kiến thức - kĩ năng, kiểm
tra - đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông và
Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT (giảm tải) tại Công văn số
5842/BGDĐT-VP, ngày 01/9/2011 của Bộ;


- Với những tiết do giảm tải (không dạy) thì dùng thời gian của tiết đó để luyện
tập, ôn tập, giãn kiến thức ở những tiết có nội dung quá nặng (giao các tổ chuyên môn
xây dựng nội dung dạy học cụ thể cho những tiết giảm tải; Hiệu trưởng duyệt nội
dung, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện). Việc giảm tải còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi
về thời gian dạy học để giáo viên thực hiện tốt hơn đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng dạy học tích cực, tránh tình trạng đẩy tiết nhằm kết thúc chương trình sớm.
2. Dạy - học, kiểm tra – đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Giáo viên phải có đủ SGK, SGV, Hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT-KN,
Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học trong quá trình soạn bài, giảng dạy; Hướng
dẫn học sinh sử dụng các tài liệu, bài tập tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN
trong CTGDPT một cách có hiệu quả.
- Quá trình kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, nhất là kiểm tra học kì cần
phải dựa trên chuẩn KT-KN, tránh tình trạng ra đề kiểm tra ngoài qui định của chuẩn.
- Trong công tác quản lí, BGH cần tăng cường dự giờ, tổ chức kiểm tra chuyên
môn để chỉ đạo dạy - học đúng hướng dẫn của Sở.
3. Đánh giá xếp loại học sinh
- Các môn Âm nhạc, Mĩ thuật (THCS), Thể dục (THCS, THPT) đánh giá bằng
hình thức xếp loại, theo 5 loại: Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu; Kém. Trong khi đang chờ
hướng dẫn xếp loại của Bộ GDĐT, Sở GDĐT đề nghị các trường vận dụng nội dung
xếp loại tại Quyết định số 04/2005/QĐ-BGDĐT, ngày 16/2/2005 và xếp thành 5 loại:
1


loại Giỏi; loại Khá; loại Đạt (là loại Trung bình); loại Chưa đạt thì tuỳ mức độ để giáo
viên xếp loại Yếu hoặc loại Kém.
- Việc đánh giá xếp loại học lực học sinh cuối kì, cuối năm thực hiện theo Quyết
định số 40/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/10/2006 và Quyết định số 51/2008/QĐBGDĐT, ngày 15/9/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
40/2006/QĐ-BGDĐT (Sở đã trích in trong sổ chủ nhiệm phát hành năm 2011).
4. Thực hiện việc dạy thêm, học thêm góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học

- Dạy phụ đạo cho học sinh yếu - kém: Phân hoá theo môn, tránh dạy đại trà cả
lớp, không dạy mở rộng, nâng cao kiến thức, chỉ ôn tập, rèn luyện các kiến thức cơ
bản, trọng tâm trong chuẩn kiến thức - kĩ năng.
- Dạy bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi: Căn cứ lịch thi chọn HSG tỉnh của Sở
(Phòng KT – KĐCLGD), các trường chọn đội tuyển, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để
đạt hiệu quả cao.
- Bồi dưỡng thi tuyển sinh vào đại học: Ngoài việc các giáo viên bộ môn dạy tốt
chương trình chính khoá theo PPCT, nhà trường nên tổ chức cho học sinh đăng kí học
theo khối; lựa chọn giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng
dạy các lớp bồi dưỡng (dựa trên nguyện vọng của học sinh và điều kiện đội ngũ giáo
viên của trường); tránh tình trạng ép học sinh phải học thêm.
- Việc dạy thêm phải được nhà trường tổ chức, quản lí; mỗi tuần trường tổ chức
dạy thêm không quá 4 buổi (mỗi buổi 3 tiết). Trường làm thủ tục xin cấp giấy phép
dạy thêm - học thêm cho tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành dạy thêm - học thêm.
5. Công tác thi đua khen thưởng
Để Phòng GDTrH thuận lợi trong việc đánh giá, đề xuất danh hiệu thi đua (giáo
viên, cán bộ quản lý; các tổ chuyên môn; tập thể nhà trường) nhằm bảo đảm quyền lợi
cho các trường, Sở đề nghị:
- Các trường THPT đăng kí thi đua theo các nội dung cụ thể tại Công văn số
858/SGDĐT-GDTrH, ngày 7/9/2011 (đối với các Phòng GDĐT: báo cáo các trường
THCS đăng ký danh hiệu thi đua Xuất sắc cấp tỉnh cần ý kiến của Sở).
- Cuối năm các trường THPT gửi báo cáo thành tích và kết quả xét danh hiệu thi
đua phải đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Sở (Phòng GDTrH) và gửi cho phòng
chuyên môn đúng thời gian quy định (ngoài việc gửi về bộ phận Trực thi đua của Sở).
GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Giám đốc, các phó giám đốc;
- Lưu: VT, phòng GDTrH.


Nguyễn Khắc Hào
2


3



×