Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG CAO VỚI GÂY MÊ ĐỂ MỔ XOANG BỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI CHỈ, KỸ THUẬT MAY ĐẾN KẾT QUẢ MỔ NỐI RUỘT TRÊN CHÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

MAI TIẾN DŨNG

SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG CAO
VỚI GÂY MÊ ĐỂ MỔ XOANG BỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA LOẠI CHỈ, KỸ THUẬT MAY ĐẾN KẾT
QUẢ MỔ NỐI RUỘT TRÊN CHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

MAI TIẾN DŨNG
SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG CAO
VỚI GÂY MÊ ĐỂ MỔ XOANG BỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA LOẠI CHỈ, KỸ THUẬT MAY ĐẾN KẾT
QUẢ MỔ NỐI RUỘT TRÊN CHÓ

Chuyên ngành: Thú Y
Mã số



: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ VĂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010

 


SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG CAO
VỚI GÂY MÊ ĐỂ MỔ XOANG BỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA LOẠI CHỈ, KỸ THUẬT MAY ĐẾN KẾT QUẢ
MỔ NỐI RUỘT TRÊN CHÓ

MAI TIẾN DŨNG

Hội đồng chấm luận văn:

1. Chủ tịch:

PGS. TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

2. Thư ký:


TS. VÕ ĐÌNH SƠN
Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN VĂN NGHĨA
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

PGS. TS. LÊ VĂN THỌ
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i
 


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Họ và tên: Mai Tiến Dũng
Ngày sinh: 03/12/1980

Nơi Sinh: xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Họ và tên cha: Mai Văn Tân
Họ và tên Mẹ: Phạm Thị Liên
Quá trình học tập:
- Năm 1998: Tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Trung học phổ
thông Thống Nhất B, xã Quang Trung, Thống Nhất, Đồng Nai.
- Năm 2005: Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Thú Y tại Trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2005 – 2007 nhân viên kinh doanh công ty TNHH TM Thú Y Tiến
Phát. Từ tháng 07/2009 – nay nhân viên kinh doanh công ty TNHH Kiến
Vương.
- Năm 2007: học viên cao học khóa Cao học ngành Thú Y tại Trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: vợ Đỗ Hoàng Anh, kết hôn năm 2009.
Địa chỉ liên lạc: 9/1 Gia Tân 3, Thống Nhất, Đồng Nai.
Điện thoại: 01682-800-009
Email:

ii
 


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.


Tác giả

Mai Tiến Dũng

iii
 


LỜI CẢM ƠN


Xin tri ân giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ VĂN THỌ
Đã hết lòng tận tình dìu dắt, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Phòng
Đào Tạo Sau Đại Học, Ban Giám Hiệu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn
nghiên cứu.
Cảm ơn các em sinh viên Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (Huỳnh
Hữu Lộc) đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cảm ơn và chia sẻ những thành quả đạt được với cha mẹ, vợ và anh chị em đã
tạo nguồn động viên to lớn cho tôi.

iv
 


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh phương pháp gây tê ngoài màng cứng cao với gây mê để mổ

xoang bụng và ảnh hưởng của loại chỉ, kỹ thuật may đến kết quả mổ nối ruột trên chó”
được tiến hành từ tháng 09/2008 đến tháng 06/2009, tại bộ môn Cơ Thể - Ngoại Khoa,
khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh. Thí nghiệm được tiến hành trên 72 chó ta đực từ 6 -12 tháng tuổi, tương đương
về trọng lượng, với 3 nội dung nghiên cứu: (1) So sánh hiệu quả của hai phương pháp
gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống và gây mê toàn thân để mổ vào xoang bụng. (2)
So sánh hiệu quả của hai kiểu đường may gián đoạn và đường may liên tục trong
phẫu thuật mổ nối ruột. (3) So sánh hiệu quả của hai loại chỉ tự tiêu có nguồn gốc
thiên nhiên (chỉ chromic catgut) và chỉ tự tiêu tổng hợp (chỉ vicryl) được dùng để
may nối ruột.
Kết quả theo dõi được trình bày như sau:
Phương pháp gây mê để mổ nối ruột kiểm soát được tình trạng mất cảm giác
tốt hơn gây tê ngoài màng cứng cao, không có biến chứng trong quá trình vô cảm.
Thời gian khởi phát hiệu lực của thuốc trên nhóm chó gây mê là 13,83 giây nhanh
hơn so với gây tê là 353,42 giây. Thời gian mất cảm giác ở phương pháp gây mê là
53,53 phút cho 1 lần cấp thuốc, phương pháp gây tê thì dài hơn là 66,69 phút.
Phương pháp gây mê làm giảm nhịp tim và nhịp thở của thú còn phương pháp gây
tê thì nhịp tim, nhịp thở tăng.
May nối ruột bằng kiểu may gián đoạn hoặc liên tục đều cho kết quả tốt. Các
tai biến sau khi mổ ở cả hai nhóm kiểu may chủ yếu là tiêu chảy (12,5%), đứt chỉ
thành bụng (8,33 %), chết và nhiễm trùng (4,17%).
Chỉ tự tiêu tổng hợp vicryl thích hợp để may nối ruột hơn chỉ chromic catgut.
Kết quả mổ lại để kiểm tra vết nối ruột phát hiện ruột dính phúc mạc chiếm 41,67%,
viêm dính quai ruột chiếm 8,33% (xảy ra trên nhóm chó sử dụng chỉ chromic
catgut).
Thời gian ăn lại của thú sau khi mổ trung bình là 3 ngày, thời gian đi đại tiện ở
cả hai kiểu may và chỉ may nối ruột là 5 ngày với tần số xuất hiện phân đặc, màu
vàng là cao nhất. Thời gian lành vết thương thành bụng trung bình từ 6 – 8 ngày.

v

 


Chi phí cho một ca mổ nối ruột nếu sử dụng phương pháp gây mê là 166.600
đồng, cao hơn so với phương pháp gây tê ngoài màng cứng cao là 92.000 đồng,
chênh lệch khoảng 74.600 đồng.

vi
 


SUMMARY
The study "Comparing high epidural anesthesia with general anesthesia
methods for laparotomy and the influence of suture materials, suture techniques to
intestinal resection and anastomosis results in dogs" was carried out from 09/2008
to 06/2009, at the Anatomy and Surgery department, Faculty of Animal Science and
Veterinary Medicine, University of Agriculture and Forestry Thu Duc, Ho Chi
Minh City.
Seventy-two local breed male dogs from 6 - 12 months old, the same weight
were used in this study. The experiments were divided in three trials: (1) Comparing
the effect of high epidural anesthesia and general anesthesia for the laparotomy. (2)
Comparing the effect of continuous and simple interrupted patterns in intestinal
anastomosis. (3) Comparing the effect of natural absorbable suture (chromic catgut
suture) and synthetic absorbable suture (vicryl suture) for suturing intestinal
anastomosis.
The results showed that:
The general anesthesia method was better than high epidural anesthesia for
anesthesia in dogs. No complication during anesthesia. The onset of action of
general anesthesia was quicker than high epidural anesthesia (13.83 versus 353.42
seconds). The mean of anesthesia time were 53.53 minutes/dose for general

anesthesia and 66.69 minutes/dose for high epidural anesthesia (enough for a
surgery). The heart rate and the respiratory rate were decreased in general
anesthesia while increased in high epidural anesthesia.
Both continuous and simple interrupted sutural patterns in intestinal
anastomosis have given good results. The most postoperative complications in two
techniques were diarrhea (12.5%), dehiscence (8.33%), infection and death (4.17%).
The using of vicryl suture was better than chromic catgut suture for intestinal
anastomosis. The results of laparotomy to explore, the wound healing of the
intestinal anastomosis was observed: bowel adhesive peritonitis about 41.67%,
inflammatory bowel adhesive 8.33% (occurred on chromic catgut suture group).

vii
 


The time at the beginning of eating after intestinal anastomosis surgery on
dogs was 3 days. The mean time defecasion of both suture materials and suture
techniques was 5 days after surgery with the highest thick, yellow faecal frequency
and wound healing abdomen time average 6 to 8 days.
The cost of an intestinal anastomosis surgery with general anesthesia method was
166,600 VND, higher than high epidural anesthesia method by 74,600 VND.

viii
 


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG


Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Summary

vii

Mục lục

ix

Danh mục các bảng


xiii

Danh mục các hình

xiv

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu

2

1.3. Yêu cầu

2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Một số khái niệm cơ thể học

3


2.2. Một số bệnh lý ở ruột và biện pháp can thiệp

7

2.3. Sơ lược về thuốc mê và thuốc tê

11

2.3.1. Thuốc mê

11

2.3.2. Thuốc tê

16

2.4. Sơ lược về hai loại chỉ may trong mổ nối ruột
2.4.1. Đại cương

19
19

2.4.2. Chỉ Polyglactin 910 (Vicryl)

19

2.4.3. Chỉ Chromic catgut

20


ix
 


2.5. Một số đường may thông dụng

21

2.5.1. Đường may gián đoạn đơn giản (simple interrupted)

21

2.5.2. Đường may nệm nằm (horizontal mattress)

21

2.5.3. Đường may liên tục đơn giản (Simple continuous)

22

2.6. Các đường may dạ dày – ruột

22

2.7. Các cách may nối ruột

23

2.7.1. Phương pháp tận-nối-tận (end-to-end anastomosis)


24

2.7.1.1. May liên tục

24

2.7.1.2. May gián đoạn

25

2.7.2. Phương pháp bên-nối-bên (side-to-side anastomosis)

25

2.7.3. Phương pháp tận-nối-bên (End-to-side anastomosis)

26

2.7.4. Các điều kiện cần có của một đường khâu tốt

26

2.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành vết thương

27

2.9. Sơ lược một số công trình nghiên cứu

30


2.10. Nhận định chung

31

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

32

3.2. Phương tiện nghiên cứu

32

3.3. Nội dung nghiên cứu

33

3.3.1. Nội dung 1

33

3.3.2. Nội dung 2

39

3.3.3. Nội dung 3


42

3.4. Chăm sóc hậu phẫu

44

3.5. Xử lý số liệu

45

4. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

46

4.1. Nội dung 1

46

4.1.1. Nhịp tim trước, trong khi gây tê ngoài màng cứng tủy sống và gây mê toàn thân

46

4.1.2. Nhịp thở trước, trong khi gây tê ngoài màng cứng tủy sống và gây mê toàn thân

48

x
 



4.1.3. Thời gian khởi phát hiệu lực của thuốc và tình trạng mất cảm giác của chó
sau khi gây tê và gây mê

49

4.1.4. Thời gian tê, thời gian mê của chó sau khi gây tê và gây mê

51

4.2. Nội dung 2

52

4.2.1. Thời gian ăn lại của thú sau khi mổ

52

4.2.2. Tình trạng phân và thời điểm đi đại tiện của chó thí nghiệm sau phẫu thuật
cắt ruột

53

4.2.3. Thời gian lành vết thương thành bụng sau khi mổ

55

4.2.4. Thời gian lành vết nối ở ruột sau khi mổ

56


4.2.5. Các tai biến trong khi mổ

57

4.3. Nội dung 3

59

4.3.1. Thời gian ăn lại của thú sau khi mổ

59

4.3.2. Tình trạng phân và thời điểm đi đại tiện của chó thí nghiệm sau phẫu thuật

60

4.3.3. Thời gian lành vết thương thành bụng sau khi mổ

61

4.3.4. Kết quả mổ kiểm tra chỗ may nối ruột

62

4.4. Chi phí cho một ca phẫu thuật

66

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


68

5.1. Kết luận

68

5.2. Đề nghị

69
 

xi
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh ruột mãn tính

11

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thú với hai nhóm phương pháp vô cảm

34

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thú với hai kiểu may


40

Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thú với hai loại chỉ may

43

Bảng 4.1. Nhịp tim trung bình của chó trước, trong khi gây tê và gây mê

46

Bảng 4.2. Nhịp thở trung bình của chó trước, trong khi gây tê và gây mê

48

Bảng 4.3. Thời gian khởi phát hiệu lực trung bình sau khi cấp thuốc

49

Bảng 4.4. Thời gian tê và thời gian mê trung bình

51

Bảng 4.5. Thời gian ăn lại trung bình của thú sau khi mổ

52

Bảng 4.6. Thời điểm đi đại tiện trung bình của chó sau khi mổ nối ruột

53


Bảng 4.7. Tính chất phân của chó sau khi mổ nối ruột

53

Bảng 4.8. Màu sắc phân của chó sau khi mổ nối ruột

54

Bảng 4.9. Thời gian lành vết thương trung bình ở thành bụng sau khi mổ

55

Bảng 4.10. Các tai biến trong và sau khi mổ

58

Bảng 4.11. Thời gian ăn lại trung bình của thú sau khi mổ

59

Bảng 4.12. Thời điểm đi đại tiện trung bình của chó sau khi mổ nối ruột

60

Bảng 4.13. Tính chất phân của chó sau khi mổ nối ruột

60

Bảng 4.14. Màu sắc phân của chó sau khi mổ nối ruột


61

Bảng 4.15. Thời gian lành vết thương trung bình ở thành bụng sau khi mổ

62

Bảng 4.16. Kết quả mổ kiểm tra ruột sau khi lành vết thương

64

Bảng 4.17. Chi phí cho một ca mổ nối ruột với liệu pháp gây mê toàn thân

66

Bảng 4.18. Chi phí cho một ca mổ nối ruột với liệu pháp gây tê ngoài màng cứng

66

xii
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Nội quan vùng bụng


4

Hình 2.2. Chẩn đoán bệnh lồng ruột và tắc ruột bằng hình ảnh

10

Hình 2.3. Thuốc mê Zoletil 50

14

Hình 2.4. Thuốc tê Lidocain 2%

18

Hình 2.5. Chỉ vicryl

20

Hình 2.6. Chỉ chromic catgut

21

Hình 2.7. Đường may gián đoạn đơn giản

21

Hình 2.8. Đường may nệm nằm gián đoạn

22


Hình 2.9. Đường may liên tục đơn giản

22

Hình 2.10. Đường may Connell

23

Hình 2.11. Đường may Cushing

23

Hình 2.12. Phương pháp tận-nối-tận

25

Hình 3.1. Chuẩn bị thú

35

Hình 3.2. Thú mất cảm giác sau khi tiêm thuốc Zoletil

35

Hình 3.3. Vị trí lỗ thắt lưng thiêng

36

Hình 3.4. Cách xác định vị trí lỗ thắt lưng thiêng


36

Hình 3.5. Vị trí đâm kim

37

Hình 3.6. Vị trí kim vào ngoài màng cứng và bơm thuốc

37

Hình 3.7. Xác định vị trí gây tê (a) và gây tê (b)

38

Hình 3.8. Vị trí đường mổ thành bụng (a) và đường trắng (b)

39

Hình 3.9. Đóng thành bụng (a) và băng vết thương (b)

39

Hình 3.10. Vị trí cắt ruột (a) và cố định mạch máu (b)

41

Hình 3.11. Cắt (a) và nối ruột (b)

41


Hình 3.12. May nối ruột bằng chỉ chromic catgut (a) và vicryl (b)

44

xiii
 


Hình 3.13. Vị trí mổ lại trên thành bụng sau khi lành vết thương

44

Hình 4.1. Biểu hiện vô cảm của chó sau khi gây tê

50

Hình 4.2. Biểu hiện vô cảm của chó sau khi gây mê

50

Hình 4.3. Kiểm tra phản xạ đau của thú sau khi gây mê

51

Hình 4.4. Lành vết thương thành bụng

55

Hình 4.5. May nối ruột với kiểu may gián đoạn (a) và kiểu may liên tục (b)


57

Hình 4.6. Lành ruột ở kiểu may gián đoạn (a) và liên tục (b)

57

Hình 4.7. Thú chết 7 ngày sau phẫu thuật do tiêu chảy máu

59

Hình 4.8. May nối ruột với chỉ chromic catgut (a) và chỉ vicryl (b)

63

Hình 4.9. Lành ruột ở chỉ may chromic catgut (a) và chỉ vicryl (b)

63

Hình 4.10. Ruột dính phúc mạc

64

Hình 4.11. Viêm dính ruột

64

xiv
 



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với nhu cầu nuôi chó của con người ngày càng tăng nên các giống chó ngoại
được nhập vào Việt Nam kết hợp với những giống chó trong nước tạo nên sự đa dạng
và phong phú. Tuy nhiên do ý thức của người nuôi đối với con vật cưng này chưa
cao, cách thức chăm sóc và phòng bệnh cho chó còn đang ở mức độ giới hạn, hình
thức nuôi thả tự do rất phổ biến, không kiểm soát được những bệnh trên chó. Đây là
vấn đề làm cho nhiều người nuôi quan tâm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm, chó còn
có thể mắc một số bệnh ngoại khoa cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Một trong những bệnh ngoại khoa thỉnh thoảng xảy ra cho vật nuôi là tổn
thương ở ruột, phổ biến nhất là ở đoạn ruột non. Ruột bị hoại tử có thể do bị ngoại
vật hay do tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột hoặc do có khối u ở ruột, những tổn thương
làm đứt mạch máu màng treo ruột (Nguyễn Văn Nhân và ctv,1987), do viêm dính
ruột trên những thú bị thoát vị ruột (hernia), do tai nạn bất ngờ trong sinh hoạt hoặc
tai nạn trong lúc phẫu thuật vô tình cắt đứt ruột rất dễ làm chết thú. Trong những
trường hợp này cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật để nối ruột lại. Hiện nay có rất
nhiều kỹ thuật nối ruột đã được giới thiệu như phương pháp tận-nối-tận (end-toend), tận-nối-bên (end-to-side) và bên-nối-bên (side-to-side) (Swindle, 1998;
Bojrab, 1999; Fossum, 2002). Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác
nhau. Trong quá trình phẫu thuật, mức độ an toàn và hiệu quả của phẫu thuật phụ
thuộc rất nhiều vào phương pháp vô cảm. Mặt khác loại chỉ cũng như kiểu may gián
đoạn hoặc liên tục đã được ứng dụng để may nối ruột có thể kết quả thu được lại
khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu kỹ thuật mổ, phương pháp gây tê ngoài màng

1
 


cứng cao với gây mê toàn thân để mổ vào xoang bụng, cách may và loại chỉ dùng
để nối ruột sao cho an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Được sự chấp thuận của khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm
Tp.Hồ Chí Minh, bộ môn Cơ Thể - Ngoại Khoa, với sự hướng dẫn của Phó giáo sư
Tiến sĩ Lê Văn Thọ chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“So sánh phương pháp gây tê ngoài màng cứng cao với gây mê để mổ xoang
bụng và ảnh hưởng của loại chỉ, kỹ thuật may đến kết quả mổ nối ruột trên chó”
1.2. Mục tiêu
− So sánh hiệu quả của hai phương pháp gây tê ngoài màng cứng cao và gây
mê toàn thân trong khi phẫu thuật vào xoang bụng.
− So sánh hiệu quả của hai kiểu đường may gián đoạn và đường may liên tục
trong phẫu thuật mổ nối ruột.
− So sánh hiệu quả của hai loại chỉ tự tiêu có nguồn gốc thiên nhiên (chỉ
chromic catgut) với chỉ tự tiêu tổng hợp Vicryl (Polyglactin 910) được dùng để may
nối ruột.
1.3. Yêu cầu
− Áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng cao và gây mê toàn thân
bằng cách tiêm thuốc vào tĩnh mạch chân cho chó.
− Theo dõi phản xạ đau trong quá trình phẫu thuật.
− Ứng dụng đường may liên tục và đường may gián đoạn để may nối ruột.
− Theo dõi kết quả của sự lành vết thương.
− Ghi nhận các tai biến trong phẫu thuật.
− Ghi nhận các tai biến sau khi phẫu thuật.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.11. Một số khái niệm cơ thể học
2.1.1. Cơ thể học vùng bụng

Dọc theo đường giữa bụng, từ xương ức đến xương mu là một lớp da mỏng có
ít lông nên dễ cạo và vệ sinh sát trùng trước khi phẫu thuật.
Quan sát từ ngoài vào, có phần mô liên kết mỏng. Kế đến là lớp cơ thẳng bụng,
hai cơ này nằm song song với mặt bụng, chạy dài từ xương ức đến phần trước xương
mu. Đường trắng (Linea alba) là một lằn mô liên kết hóa keo, do hai lớp màng cơ của
cơ thẳng bụng và màng gân của cơ nghiên bụng làm thành, tại vị trí này không có
huyết quản lớn, nhưng da và các cơ lân cận có nhiều mạch máu giúp đường mổ mau
lành. Chỉ có các sợi dây thần kinh cảm giác bị cắt nên không sợ bị tê liệt.
2.1.2. Cơ thể học vùng hông
Từ ngoài vào là một lớp da tương đối mỏng, dưới lớp da là một lớp mô liên kết
dưới da.
Sau lớp mô liên kết dưới da, có 3 lớp cơ: Cơ nghiêng bụng ngoài kéo dài từ trên
sống lưng xuống dưới về phía sau; Cơ nghiêng bụng trong chạy từ lưng xuống dưới
về phía trước và chạy gần vuông góc với cơ nghiêng bụng ngoài; Cơ ngang bụng
hướng sợi cơ chạy ngang qua vùng bụng, cơ này nằm trong và tiếp giáp với phúc
mạc. Ở trong cùng là một lớp phúc mạc rất mỏng.

3
 


(Nguồn: />Hình 2.1. Nội quan vùng bụng
2.1.3. Ruột
Ruột bắt đầu từ hạ vị, tận cùng ở hậu môn, rất dài nhưng đường kính không
rộng, có vài chỗ phình ra nhưng không lớn lắm. Tùy theo chức năng và kích thước,
ruột được chia thành 2 phần lớn là ruột non và ruột già.
2.1.3.1. Ruột non
Ruột non của chó rất dài so với ruột già, chiều dài trung bình của ruột non ở
chó ta trưởng thành là 222,38cm (Lê Quang Thông, 1999). Ruột non có 2 đường
cong lớn và nhỏ nhưng không khác biệt rõ ràng. Người ta qui ước đường cong nhỏ

là nơi dính màng treo ruột, đường cong lớn tự do và hướng xuống phía dưới. Ruột
non gấp khúc nhiều lần và chia làm ba đoạn: tá tràng, không tràng và hồi tràng.

4
 


- Tá tràng (duodenum)
Bắt đầu từ phần hạ vị của dạ dày, phía sau cơ vòng hạ vị, nằm ở bên phải tạo
thành 1 quai hình chữ U.
+ Đoạn thứ nhất: Từ hạ vị, chạy hướng lên trên và phía trước, đến tiếp xúc
với mặt sau của gan.
+ Đoạn thứ hai: Chạy về phía sau đến gốc hông phải của xương bồn, tiếp xúc
với các đoạn của ruột già.
+ Đoạn thứ ba: chạy ngược lên phía trước, hướng xéo vào trong để đến gốc
màng treo ruột. Nơi đây chấm dứt tá tràng, để bắt đầu đoạn không tràng. Đoạn thứ 2
và thứ 3 tạo nên 3 nhánh chữ U, đáy chữ U hướng về phía sau.
Có 2 ống đổ vào đoạn đầu của tá tràng là ống dẫn mật và ống dẫn tụy, để đổ
các dung dịch tiêu hóa và mật vào ruột. Vị trí của các ống trên khi đổ vào ruột thay
đổi rất nhiều tùy loài thú.
- Không tràng (jejunum)
Không tràng là phần dài nhất nhưng cũng dễ xê dịch nhất của ruột non, gấp lại
rất nhiều lần, không theo một thứ tự nhất định nào và tạo thành 1 khối lớn áp sát
vào thành bụng phải. Phần cuối của không tràng cũng nằm sát màng treo ruột,
hướng về phía trước để tiếp tục hồi tràng.
- Hồi tràng (ileum)
Có độ dài gần bằng đoạn tá tràng nhưng thành rất dày. Hồi tràng gấp khúc
không đáng kể và tiếp xúc với manh tràng của ruột già bên phải, phía sau của xoang
bụng, cửa của hồi tràng vào manh tràng có van hồi – manh tràng. Mặt trong của tất
cả các đoạn ruột non có nhiều vi nhung mao (lông nhỏ) và các lỗ thông ra của các

tuyến ruột. Các lông xếp chi chít nhau như 1 tấm thảm nhung.
Trên thành ruột non còn có các tiểu nang bạch huyết màu trắng, kích thước
khoảng đầu đinh ghim, tụ lại thành từng đám dài từ 3-10 cm gọi là mảng Peyer’s
chạy theo đường cong lớn, hiện diện nhiều ở hồi tràng và tá tràng.

5
 


Các tuyến của ruột non tiết ra các enzyme tiêu hóa protein, bột đường và chất
béo. Tuyến ruột non được chia làm 2 loại bao gồm tuyến tá tràng (glandula
duodenales) hay tuyến Brunner’s chỉ có ở tá tràng và tuyến ruột (glandula
intestinales) hay tuyến Lieberkühn có ở khắp nơi trên ruột non.
2.1.3.2. Ruột già
Chiều dài trung bình của ruột già ở chó ta trưởng thành là 38,58cm; đường
kính trung bình của kết tràng và trực tràng là 1,85cm (Lê Văn Thọ, 2006). Ruột già
được chia làm 3 đoạn:
- Manh tràng (caecum) là một khúc ruột hình chữ S, nằm ở bên phải và phía
sau xoang bụng. Một đầu tự do, hướng về phía sau, đầu trước liên quan đến 2 cấu
tạo hồi tràng của ruột non và kết tràng của ruột già (ở khoảng sườn chót, bên phải).
- Kết tràng (colon) là đoạn dài nhất của ruột già, gồm một đoạn ruột hình chữ
U, với đáy chữ U hướng lên phía trước. Ở chó kết tràng giống như ở người, được
chia làm 3 phần:
+ Kết tràng lên (colon ascendens) là phần ngắn, nằm bên phải gốc màng treo ruột.
+ Kết tràng ngang (colon transversum) nằm phía trước của gốc màng treo ruột.
+ Kết tràng xuống (colon descendens) nằm ở phía trái gốc màng treo ruột.
Chỗ quẹo giữa phần lên và phần ngang gọi là khuỷu kết tràng phải và giữa phần
ngang và phần xuống gọi là khuỷu kết tràng trái. Phần cuối của kết tràng nối với trực tràng.
- Trực tràng (rectum) là đoạn cuối của ruột già, nằm hoàn toàn trong xoang
chậu và được mở ra ngoài bằng hậu môn (anus). Mặt trên trực tràng giáp với xương

thiêng, mặt dưới giáp với bàng quang, túi tinh nang, tuyến tiền liệt, ống thoát tiểu
đoạn chậu nếu là thú đực; với tử cung, âm đạo nếu là thú cái.
2.1.3.3. Cấu trúc của ruột
Từ ngoài vào trong, ruột non hay ruột già đều có 3 lớp:
- Lớp tương mạc, hay lá tạng của phúc mạc (từ đoạn sau trực tràng).
- Lớp cơ gồm 2 lớp cơ trơn, trong đó cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong.
- Lớp niêm mạc

6
 


Ruột non và ruột già ngoài sự khác biệt về hình dạng, vị trí còn có các khác
biệt cơ bản ở lớp niêm mạc:
- Tuyến ruột không có tế bào tiết dịch tiêu hóa.
- Các vi nhung mao chỉ có ở giai đoạn bào thai, sau đó rụng đi.
- Các nang bạch huyết không tập trung thành các mảng Peyer’s.
Theo khảo sát của Lê Quang Thông (1999), chiều dài ruột/dài thân, đường
kính và vị trí của các đoạn ruột như sau (đối với chó nặng khoảng 10kg):
Chiều dài:

trung bình 2,60 m; biến động từ 2 – 4,8 m.

Tỉ lệ chiều dài ruột/dài thân:

5,30

Đường kính:

2,5 cm


Ruột non:

2,22 m

Tá tràng:

30 cm

Không tràng và hồi tràng:

1,92 m

Ruột già:

40 cm

Manh tràng:
Chiều dài:

7,86 cm

Dung tích:

250 ml

Vị trí: bên phải mặt phẳng giữa, trên vùng rốn.
Kết tràng:
Chiều dài:


0,6 m

Vị trí: ở vùng thắt lưng và bên trái xoang bụng.
2.12. Một số bệnh lý ở ruột và biện pháp can thiệp
™ Hoại tử đoạn ruột non do nhiều nguyên nhân:
Các nguyên nhân gây hoại tử ở quai ruột non như lồng ruột cấp tính tới muộn,
các loại xoắn ruột, tắc ruột cơ học,…
Theo Nguyễn Đức Ninh và Hoàng Tích Độ (2001), khi một khúc ruột ở trên
theo chiều nhu động chui vào khúc ruột dưới gọi lồng ruột, nhưng cũng có khi do
nhu động ruột quá mạnh, khúc ruột trên ôm lấy khúc ruột dưới gọi là lồng ruột

7
 


ngược chiều. Khi ruột lồng, màng treo ruột cũng chui vào nằm bên trong khối lồng,
đầu khối lồng càng vào sâu thì màng treo càng bị kéo căng, chèn ép và sẽ dừng lại ở
một giới hạn nhất định. Màng treo ruột càng bị chèn ép, càng có khả năng bị ghẹt,
dẫn đến thiếu máu ở đoạn ruột lồng, nên gây hoại tử. Lồng ruột cấp tính tới muộn
sau 48 giờ, đoạn ruột bị lồng không thể tự tháo ra được, đưa đến nhiều biến chứng
nguy hiểm như tắc ruột, hoại tử ruột, viêm phúc mạc, có dấu hiệu nhiễm độc. Tùy
theo thương tổn mà tháo lồng bảo tồn hoặc phải cắt nối ruột.
Chứng xoắn ruột thường xảy ra ở đoạn ruột không tràng, xuất hiện khi ruột bị
xoắn vào nhau, gây ra sự tắc nghẽn, hư hại động mạch màng treo ruột trước và tất
cả các nhánh của nó. Kết quả là làm cản trở dòng máu cung cấp đến phần xa của các
đoạn ruột khác. Sau khi màng treo ruột bị xoắn, mạch máu bị tắc, làm cho ruột bị
thiếu oxy huyết, vòng tuần hoàn bị sock, tuần hoàn tim bị hư hại, nếu như điều trị
không đúng và kịp thời sự chết sẽ xảy ra gây hoại tử ruột nhanh chóng (Lê văn Thọ,
2006).
Theo Nguyễn Đức Ninh và Hoàng Tích Độ (2001), xoắn ruột thường theo trục

màng treo ruột một vòng, hai vòng, có khi chỉ một quai bị xoắn, có khi gần toàn bộ
hay toàn bộ ruột non bị xoắn. Xoắn theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại, càng
xoắn nhiều vòng, càng để lâu thì càng dễ bị hoại tử ruột.
Tắc ruột cơ học là sự ngưng trệ lưu thông của chất rắn, hơi, dịch trong lòng
ruột do sự tắc nghẽn từ góc tá không tràng cho đến hậu môn, các nguyên nhân do tại
bên trong lòng ruột (sỏi mật, bã thức ăn, búi giun, u phân), ngay tại thành ruột (ung
thư đại tràng, ruột non, hẹp lòng ruột, lồng ruột do viêm nhiễm hoặc do sẹo, khối u
máu, lồng ruột), ở bên ngoài thành ruột như ung thư phúc mạc hoặc khối u trong ổ
phúc mạc hoặc áp xe ở phúc mạc, do dính ruột, xoắn ruột (Phạm Văn Lình, 2007).
Vấn đề điều trị cắt một đoạn ruột non là bắt buộc, vì đoạn hoại tử sẽ dần dần
gây thối rữa và dẫn đến viêm phúc mạc nặng, thậm chí một đoạn ruột dài hoại tử
cũng gây ra choáng nặng cho thú.

8
 


Sự đánh giá tính sống còn của một đoạn ruột đã hoại tử thường rất khó, thông
thường các phẫu thuật viên dựa vào các dấu hiệu sau để xác định sự sống còn của
một đoạn ruột như màu sắc của đoạn ruột có màu xanh hoặc xanh tím khi bệnh lý,
nhưng trong điều kiện bình thường thì ruột màu hồng. Nhìn bên ngoài thành đoạn ruột
hoại tử dày cộm, hơi cứng, mất độ trơn bóng bên ngoài, sự đập của động mạch và
chảy máu khi mổ, ngoài ra còn có mùi hôi thối trong khi quan sát.
Quan sát khả năng nhu động của ruột là một trong những tiêu chí quan trọng
nhất để đánh giá được tính sống còn của đoạn ruột đoạn ruột đã hoại tử.
Lau rửa đoạn ruột có liên quan bằng cách dùng gạc thấm nước muối ấm một
vài phút (15-20phút) có thể phục hồi màu sắc và nhu động, nhưng không đảm bảo
ruột sẽ lành sau khi mổ.
Những kỹ thuật đánh giá khả năng sống của ruột bao gồm dùng phép ghi điện
cơ, đo oxy mạch, dùng siêu âm Doppler để xác định mạch,…Những nghiên cứu gần

đây đã chứng minh đo oxy mạch là phương pháp chính xác hơn cả để xác định khả
năng sống sót của mô ruột.
™ Phẫu thuật ruột non được chỉ định thường gặp nhất là do trục trặc về dạ dày
ruột có thể do ngoại vật, do những chấn thương, ví dụ như:
− Thủng ruột – rách lớn trên quai ruột, thương tổn ở bờ màng treo ruột hoặc
có nhiều thương tổn tập trung gần nhau.
− Thương tổn đứt mạch máu màng treo ruột gây thiếu máu nuôi dưỡng một
đoạn ruột non.
Chẩn đoán bệnh ở ruột non phải dựa vào bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng,
chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, nội soi, sinh thiết hoặc dựa
vào kết quả ở phòng thí nghiệm.

9
 


×