Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsuech et d z li) làm cơ sở đề xuất các biện pháp phục hồi rừng luồng thoái hóa ở thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 110 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương
trình đào tạo Thạc sĩ Lâm nghiệp khóa 17, giai đoạn 2009 - 2011,
Luận văn là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của nhiệm vụ
cấp thiết mới phát sinh tại địa phương: “Nghiên cứu các giải pháp chống thoái
hóa, phục hồi và phát triển bền vững rừng Luồng tại Thanh Hóa”.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau Đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường
Đại học Lâm nghiệp và các cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trần Văn
Con - TS Đặng Thịnh Triều người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền
đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt
thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh, Chi cục Lâm
nghiệp Thanh Hóa, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, các công ty Lâm nghiệp tỉnh
Thanh Hóa, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài cũng như thu
thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập và kết quả tính toán là trung thực và được
trích dẫn rõ ràng.

Hà Nội, năm 2011
Tác giả


ii



MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... iv
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 14
Chương 2: MỤC TIÊU - PHẠM VI - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 26
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài ......................... 26
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 26
2.2.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ...................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận ............................................................. 27
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................... 31
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp .................................................................. 39
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 40
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Ngọc Lặc ......................... 40
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 40

3.1.2. Điều kiện dân số – kinh tế - xã hội .................................................. 43
3.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Bá Thước ......................... 44
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 44


iii

3.2.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội............................................... 46
3.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Lang Chánh ...................... 49
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 49
3.3.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội ............................................... 51
3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của 3 huyện ..... 52
3.4.1. Thuận lợi.......................................................................................... 52
3.4.2. Khó khăn ......................................................................................... 53
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 55
4.1. Sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Luồng ................................................ 55
4.1.1. Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ Luồng ................................................. 55
4.1.2. Sinh khối lâm phần Luồng tại khu vực nghiên cứu ........................ 60
4.2. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng và vật
liệu để lại sau khai thác của rừng Luồng ...................................................... 63
4.2.1. Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng.... 64
4.2.2. Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật liệu để
lại sau khai thác ......................................................................................... 68
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân tới các chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển của rừng Luồng tại huyện Bá Thước ........................... 71
4.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính và chiều cao
của cây Luồng ở Bá Thước ....................................................................... 72
4.3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến hệ số sinh măng của lâm phần Luồng
tại huyện Bá Thước ................................................................................... 75
4.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển bền vững rừng

Luồng tại Thanh Hóa .................................................................................... 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .......................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Giải thích nghĩa

C1.3

Chu vi ngang ngực

Ca

Canxi

CTTN

Công thức thí nghiệm

D1.3

Đường kính ngang ngực


G

Tiết diện ngang thân cây

Hvn

Chiều cao vút ngọn

K

Kali

k

Thời gian phân hủy (năm)

M

Trữ lượng rừng

Mg

Magie

Mk(c)

Sinh khối khô cành sau khi sấy ở 1050C (kg)

Mk(l)


Sinh khối khô lá sau khi sấy ở 1050C (kg)

Mk(n)

Sinh khối khô ngọn sau khi sấy ở 1050C (kg)

Mk(t)

Sinh khối khô thân sau khi sấy ở 1050C (kg)

Mkhô/cây Tổng sinh khối khô cây cá lẻ sau khi sấy ở 1050C (kg)
Mki

Khối mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy (kg)


v

Mt(c)

Sinh khối tươi cành (kg)

Mt(l)

Sinh khối tươi lá (kg)

Mt(n)

Sinh khối tươi ngọn (kg)


Mt(t)

Sinh khối tươi thân (kg)

Mti

Khối mẫu tươi của bộ phận i (kg)

Mtươi/cây Tổng sinh khối tươi cây cá lẻ (kg)
N

Nitơ

N(cây/ha) Mật độ rừng Luồng
P

Photpho

Si

Silicate

T

Thời gian phân hủy (năm)

Wi

Hàm lượng nước trong bộ phận i (%)


X

Lượng vật rơi rụng còn thừa lại sau thời gian phân hủy nhất định

X0

Lượng vật rơi rụng trước khi bắt đầu phân hủy


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

TT

Trang

2.1

Số lượng cây mẫu chặt theo tuổi và cấp kính

32

2.2

Khối lượng vật rơi rụng dưới tán rừng Luồng theo tháng

35


2.3

Điều tra sinh trưởng rừng Luồng

38

2.4

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6
4.7

Các công thức thí nghiệm bón phân tại Bá Thước –
Thanh Hóa
Cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ Luồng tại khu vực
nghiên cứu
Sinh khối cây cá lẻ Luồng tại khu vực nghiên cứu phân
theo chất lượng (cấp kính)
Tỷ lệ nước trong các bộ phận của cây Luồng ở các cấp
tuổi khác nhau (%)

Số lượng cây Luồng phân theo chất lượng tại khu vực
nghiên cứu
Khối lượng sinh khối theo chất lượng tại khu vực
nghiên cứu
Tổng hợp khối lượng vật rơi rụng tính theo tháng tại
huyện Bá Thước
Hàm lượng dinh dưỡng trong các bộ phận cây Luồng

38

55

58

59

61

61

65
68

Hàm lượng dinh dưỡng của vật liệu sau khai thác tại
4.8

Bá Thước

69



vii

4.9

So sánh hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất và
lượng dinh dưỡng mang ra khỏi rừng

70

Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của phân
4.10

bón đối với chỉ tiêu đường kính ngang ngực và chiều cao

72

của lâm phần Luồng
4.11

4.12

Kiểm tra sự sai khác sinh trưởng D1.3 và Hvn giữa các

73

CTTN
Phân nhóm ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
đường kính và chiều cao cây Luồng


74

So sánh mức tăng trưởng đường kính ngang ngực và
4.13

chiều cao trung bình của cây Luồng trước và sau khi

75

bón phân
4.14

4.15
4.16

Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của phân
bón đối với hệ số sinh măng của lâm phần Luồng
Kiểm tra sự sai khác của hệ số sinh măng giữa các
CTTN
Phân nhóm ảnh hưởng của phân bón đến hệ số sinh măng

76

77
78


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

TT

Trang

2.1

Chu trình vật chất hệ sinh thái rừng

28

2.2

Sơ đồ trình tự các bước nghiên cứu

30

Tổng sinh khối khô cây cá lẻ Luồng ở các bộ phận
4.1

khác nhau

56

4.2

So sánh khối lượng sinh khối tính trên 1ha của 3 huyện

62


4.3

Sinh khối vật rơi rụng theo từng tháng tại huyện Bá Thước

66


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hầu hết các hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái rừng nói riêng,
tuần hoàn dinh dưỡng được diễn ra liên tục nhờ hai quá trình hấp thu và hoàn
trả, cây rừng sử dụng các chất dinh dưỡng khoáng từ đất để sinh trưởng, phát
triển, đồng thời hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất thông qua vật rơi rụng. Hai
quá trình này có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo nên vòng tuần hoàn dinh
dưỡng khoáng.
Nghiên cứu đặc điểm vật rơi rụng dưới tán rừng có ý nghĩa quan trọng
trong lâm nghiệp. Vật rơi rụng là một yếu tố hợp thành hệ sinh thái rừng, là
khâu quan trọng trong tuần hoàn vật chất. Vật rơi rụng thể hiện rõ nét quá
trình trao đổi qua lại giữa hệ sinh thái rừng và môi trường, có thể nói đây là
chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng lớn nhất trong tự nhiên, sản phẩm
của quá trình phân giải vật rơi rụng chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt và
lâu dài nhất cho đất, giúp duy trì độ phì cho đất rừng, đồng thời nó còn góp
phần làm giảm tốc độ dòng chảy mặt, hạn chế xói mòn, tăng khả năng thấm
và giữ nước cho đất. Những nghiên cứu về đặc điểm vật rơi rụng của rừng
chính là cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất và dự đoán nhu cầu
dinh dưỡng của cây rừng.
Mặt khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây rừng nếu chỉ
dựa vào lượng dinh dưỡng khoáng có trong đất và từ lượng vật rơi rụng thì

năng suất và chất lượng sản phẩm rừng sẽ không đạt hiệu quả cao. Với mục
tiêu của các nhà lâm học là phát triển rừng bền vững, phát huy tối đa được các
chức năng của hệ sinh rừng thì việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh tác động phù hợp cho từng đối tượng rừng là việc làm hết sức quan
trọng. Bón phân chính là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh


2

mang lại hiệu quả cao, nó góp phần bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt cho
hệ sinh thái rừng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất mà bất cứ một loại
cây trồng nào, muốn tăng năng suất và chất lượng cũng đều cần phải có sự tác
động của phân bón.
Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsuech et D.Z.Li) là một trong
những loài cây đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao. Với đặc điểm dễ gây
trồng, mức đầu tư thấp, khi trưởng thành lại được khai thác hàng năm nên
Luồng đã mang lại thu nhập thường xuyên, đảm bảo lấy ngắn nuôi dài cho
người dân làm nghề rừng. Ngoài ra, rừng trồng Luồng còn có khả năng phòng
hộ tốt nên đã trở thành loài cây trồng rừng chính và đóng vai trò là nguồn thu
nhập lớn ở nhiều địa phương trên cả nước. Thanh Hóa là một địa phương điển
hình có diện tích trồng Luồng lớn nhất cả nước (gần 70.000 ha, với trữ lượng
khoảng 102 triệu cây, chiếm khoảng 55% tổng diện tích Luồng cả nước)[26],
thu nhập từ kinh doanh rừng Luồng có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân
tại đây.
Tuy nhiên, qua thời gian dài kinh doanh dài, nhiều diện tích rừng
Luồng ở Thanh Hóa đã và đang bị thoái hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu
trồng và khai thác, sức ép của đời sống nên nhiều hộ dân khai thác không theo
quy trình, quy phạm. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng
cũng như thu nhập của người dân từ rừng Luồng. Khi hiệu quả sản xuất của
cây Luồng trên đơn vị diện tích không cao so với các loài cây trồng khác thì

có thể rừng Luồng sẽ bị thu hẹp và bị thay thế. Ngoài ra, Luồng được coi là
loài cây “tham lam” về dinh dưỡng, nếu chỉ dựa trên lượng dinh dưỡng hoàn
trả từ vật rơi rụng thì rừng Luồng sẽ mau chóng bị thoái hóa, phát triển kém,
từ đó làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm [31].


3

Như vậy, một vấn đề lớn được đặt ra là: Làm thế nào để kinh doanh
rừng Luồng bền vững? Xuất phát từ thực tiễn nói trên tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công
thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng Luồng (Dendrocalamus
barbatus Hsuech et D.Z.Li) làm cơ sở đề xuất các biện pháp phục hồi rừng
Luồng thoái hoá ở Thanh Hóa”. Đây cũng chính là những cơ sở khoa học để
tìm ra các biện pháp tác động thích hợp nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng
sản phẩm rừng Luồng.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh khối và dinh dưỡng
1.1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối cây rừng
Sinh khối và năng suất rừng là kết quả của quá trình sinh học tổng hợp,
là tổng lượng chất hữu cơ của thực vật tích lũy trong hệ sinh thái, là toàn bộ
nguồn vật chất và cơ sở năng lượng vận hành trong hệ sinh thái, nó phản ánh
chỉ tiêu quan trọng của sinh thái rừng. Sinh khối rừng đã được nghiên cứu rất
sớm, từ năm 1840 trở về trước, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực

sinh lý thực vật, đặc biệt là nghiên cứu vai trò và hoạt động của diệp lục thực
vật màu xanh trong quá trình quang hợp để tạo nên các sản phẩm hữu cơ dưới
tác động của các nhân tố tự nhiên như: đất, nước, không khí và năng lượng
ánh sáng mặt trời. Tiêu biểu cho lĩnh vực này có tác giả sau:
- Liebig, J (1840)[39] lần đầu tiên đã định lượng về sự tác động của
thực vật tới không khí và phát triển thành định luật "tối thiểu". Mitscherlich,
E.A. (1954) đã phát triển luật tối thiểu của Liebig, J. thành luật "năng suất".
- Riley, G.A (1944), Steemann Nielsen, E (1954), Fleming, R.H. (1957)
đã tổng kết quá trình nghiên cứu và phát triển sinh khối rừng trong các công
trình nghiên cứu của mình [45].
Việc xây dựng các phương pháp nghiên cứu định lượng, các mô hình
dự báo sinh khối cây rừng được thực hiện từ rất sớm, nhiều công trình nghiên
cứu đã sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc xác định như:
Công nghệ viễn thám, hóa học,... Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định
sinh khối bằng việc áp dụng thông qua các mối quan hệ giữa sinh khối cây


5

với các nhân tố điều tra cơ bản, dễ đo đếm như đường kính ngang ngực, chiều
cao cây, giúp cho việc dự đoán sinh khối nhanh chóng, kinh tế hơn.
- Năm 1956, tại Ấn Độ, các tác giả P.S.Roy, K.G. Saxena và D.S.
Kamat đã sử dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) với
các công cụ như: Ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, laze, rada, hệ thống định vị
toàn cầu (GIS)... để điều tra sinh khối, đo đếm lượng Carbon trong hệ sinh
thái và biến đổi của chúng. Với công trình nghiên cứu: "Đánh giá sinh khối
thông qua viễn thám” đã nêu tổng quát vấn đề sản phẩm sinh khối và việc
đánh giá sinh khối bằng ảnh vệ tinh (dẫn theo Lý Thu Quỳnh, 2007)[20].
- Năm 1963, hai tác giả Aruga và Maidi đã đưa ra phương pháp
“Chlorophyll” để xác định sinh khối thông qua hàm lượng Chlorophyll trên

một đơn vị diện tích mặt đất vì hàm lượng này là một chỉ tiêu biểu thị khả
năng của hệ sinh thái hấp thụ các tia bức xạ hoạt động quang tổng hợp (dẫn
theo Đặng Trung Tấn, 2001)[22].
- Năm 1964, tác giả Lieth. H [40], đã thể hiện năng suất trên toàn thế
giới bằng bản đồ năng suất, đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học
quốc tế “IBP” (1964) và chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971)
đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Những nghiên cứu trong
giai đoạn này tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng
mưa thường xanh.
Sinh khối cây rừng có thể xác định nhanh chóng dựa vào mối liên hệ
giữa sinh khối với kích thước của cây hoặc của từng bộ phận cây theo dạng
hàm toán học nào đó. Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ và
Châu Âu (Whittaker, 1966)[53]; Tritton và Hornbeck (1982); Smith và Brand
(1983). Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong việc thu thập rễ cây nên phương
pháp này chủ yếu dùng để xác định sinh khối của bộ phận trên mặt đất (Grier
và cộng sự - 1981; Reichel – 1991; Burton V.Barnes và cộng sự, 1998).


6

Tác giả Newbould P.J (1967)[42], đã đưa ra phương pháp “cây mẫu”
để nghiên cứu sinh khối và năng suất của quần xã từ các ô tiêu chuẩn. Phương
pháp này đã được chương trình quốc tế “IBP” thống nhất áp dụng.
Phương pháp lấy mẫu rễ để xác định sinh khối được mô tả bởi các nhà
khoa học Shurrman và Geodewaaen (1971), Moore (1973), Gadow và Hui
(1999), Oliveira và cộng sự (2000), Voronoi (2001), McKenzie và cộng sự
(2001)[41].
Ngoài việc nghiên cứu về sinh khối thực vật của các hệ sinh thái rừng,
trong năm 1971, tác giả Duyiho đã công bố thực vật ở biển hàng năm quang
hợp đến 3x1010 tấn vật chất hữu cơ, trên mặt đất là 5,3x10 10 tấn. Đối với hệ

sinh thái rừng nhiệt đới năng suất chất khô thuần từ 10 - 50 tấn/ha/năm, trung
bình là 20 tấn/ha/năm, sinh khối chất khô từ 60 - 800 tấn/ha/năm, trung bình
là 450 tấn/ha/năm (dẫn theo Lê Hồng Phúc, 1996)[15]. Cũng trong năm này,
tác giả Dajoz đã đưa ra một số kết quả về năng suất sơ cấp của một số hệ sinh
thái như sau:


Năng suất mía ở châu Phi: 67 tấn/ha/năm;



Năng suất rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm;



Savana cỏ Mỹ (Penisetum purpureum) châu Phi: 30 tấn/ha/năm;



Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5 - 15,5 tấn/ha/năm;



Đồng cỏ tự nhiên Deschampia và Trifolium ở vùng ôn đới là 23,4
tấn/ha/năm;



Sinh khối của Savana cỏ cao Andrôpgon (cỏ Ghine): 5000 - 10000
kg/ha/năm;




Rừng thứ sinh 40 - 50 tuổi ở Ghana: 362,369 kg/ha/ năm (dẫn theo
Dương Hữu Thời, 1992) [24].

Năm 1982, Tác giả Cannell với công trình “Sinh khối và năng suất sơ
cấp rừng thế giới - World forest biomass and primary production data” đã


7

tập hợp 600 công trình được xuất bản về sinh khối khô thân, cành, lá và một
số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200 lâm phần thuộc 46 nước trên
thế giới [34].
Theo Catchpole và Wheeler (1992) bộ phận cây bụi và những cây tầng
dưới của tán rừng đóng góp một phần quan trọng trong tổng sinh khối rừng.
Có nhiều phương pháp để ước tính sinh khối cho bộ phận này, các phương
pháp bao gồm: (1) - Lấy mẫu toàn bộ cây; (2) - Phương pháp kẻ theo đường;
(3) - Phương pháp mục trắc; (4) - Phương pháp lấy mẫu kép sử dụng tương
quan (dẫn theo Lý Thu Quỳnh, 2007)[20].
Năm 1995, hai tác giả P. Shanmughevel và K. Francis khi nghiên cứu
về sinh khối của Bambusa bambos tại vùng Tamil Nadu - Ấn độ, đã cho rằng
sinh khối rừng tăng theo tuổi và tập trung chủ yếu ở phần thân. Sinh khối trên
mặt đất có khối lượng đáng kể đạt 286 tấn/ha. Hai tác giả cũng tiến hành so
sánh với lượng sinh khối xác định hàng năm đối với loài Bambusa vulgaris ở
tuổi 3 và 4 là 7 tấn/ha; loài Gigantochloa aspera là 1 tấn/ha (Chinte, 1965). Ở
rừng tự nhiên tại Malaysia, sinh khối trên mặt đất của loài Gantochloa
scortechnii là 72 tấn/ha và 36 tấn/ha ở rừng trồng tuổi 3 (Othman, 1992). Với
các loài cây trồng mọc nhanh như: Eucalyptus glubus ở tuổi 4 là 8 tấn/ha

(theo Cromer and Williams, 1982); Leucaena leucocephala ở tuổi 5 là 47
tấn/ha (theo Pandey et al, 1989); Pinus caribaea ở tuổi 6 là 87 tấn/ha
(Madgwick et al, 1977)[48].
Kế tiếp là công trình nghiên cứu của tác giả Anand Narain Singh về
sinh khối của loài Dendrocalamus strictus (1998)[32], đã cho thấy tổng lượng
sinh khối ở rừng trồng 3 tuổi xác định được là khoảng 46,9 tấn/ha; rừng tuổi 5
là 74,4 tấn/ha, trong đó 35% là sinh khối dưới mặt đất. Mặt khác, đối với
những loài tre trồng trên đất mỏ có sinh khối lớn hơn so với các nghiên cứu
trước đây, đạt khoảng 30 - 49 tấn/ha. Ở một số vùng khác, người ta xác định


8

được lượng sinh khối trên mặt đất vào khoảng 0,8 đến 24 tấn/ha (Veblen et
al., 1980; Taylor và Zisheng, 1987; Rao và Ramakrishnan, 1989; Tripathi và
Singh, 1996). Sinh khối trên mặt đất của loài Sasa kurilensis ở Nhật Bản là 90
tấn/ha (Oshima, 1961); Chusquea culeou ở San Pablo, Andes là 158,8 tấn/ha
(Veblen et al., 1980) và Arundinaria alpina ở Kenya là 100 tấn/ha
(Wimbush, 1945).
1.1.1.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng rừng trồng
Năm 1996, Shanmughavel và Francis đã nghiên cứu về chu trình dinh
dưỡng trong rừng Bambusa bambos. Khi tiến hành phân tích thành phần dinh
dưỡng trong các bộ phận khác nhau của cây đều cho thấy hàm lượng dinh
dưỡng tăng theo tuổi, đối với lá cây khối lượng các chất dinh dưỡng giảm dần
theo thứ tự N>K>Mg>Ca>P khác so với ở thân, cành, thân ngầm là
K>N>Mg>Ca>P. Khi so sánh với các nghiên cứu về sự hấp thu và hoàn trả
dinh dưỡng ở loài Pinus patula (Bhartari 1986), Dalbergia sissoo (Sharma et
al. 1988), Eucalyptus grandis (Westmann 1978; Turner and Lambert 1983),
and E.globulus (George and Varghese 1990), thì ở Bambusa bambos lượng
dinh dưỡng hoàn trả lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng được sử

dụng trong tổng số lượng dinh dưỡng hoàn trả lại không cao. Ở cây tuổi 4, đối
với Nitơ: 89% được hoàn trả trong khi chỉ có 11% được đất hấp thụ, tương tự
với P: 90% được hoàn trả và chỉ có 10% được đất hấp thụ; Với K,Ca, Mg hoàn
trả lần lượt là: 91%, 89%, 89% và 9%, 11% và 11% được đất hấp thụ [49].
Những nghiên cứu về dinh dưỡng hoàn trả cho đất trong rừng Bambusa
bambos cũng được Shanmughavel (2000) thực hiện ở các độ tuổi khác nhau
tại Ấn Độ. Kết quả cho thấy, hàm lượng N, P, K, Ca, và Mg hoàn trả cho đất
ở rừng 4 tuổi là 120, 10, 101, 60 và 66 kg/ha, đối với rừng 5 tuổi hàm lượng
của các nguyên tố trên tương ứng là 141, 13, 121, 72 và 79 kg/ha, và đối với


9

rừng 6 tuổi hàm lượng dinh dưỡng của các nguyên tố trên là 184, 16, 183, 91
và 96 kg/ha [47].
Việc nghiên cứu dinh dưỡng đất của rừng Dendrocalamus asper Back
đã được thực hiện tại Indonesia với tầng đất từ 0 - 20 cm và từ 20 - 40 cm.
Sutiyono (2004)[51] đã kết luận rằng độ chua, hàm lượng mùn, Nitơ, Kali,
các ion K+, Na+, Ca2+, Mg2+ và các cation trao đổi đều rất thấp ở cả 2 tầng đất.
Riêng phosphor tổng số là cao ở cả 2 tầng. Đối với thành phần cơ giới của
đất, ở tầng từ 0 – 20 cm thành phần cơ giới là sét với hơn 45 % là sét và 34 %
là cát. Ngoài ra Silicate (Si) trong đất cũng được phân tích, ở tầng từ 0 - 20
cm đất chứa nhiều Silicate hơn so với đất ở tầng từ 20 - 40 cm. Nguyên nhân
là do quá trình phân huỷ lá ở tầng đất mặt nhanh hơn so với tầng đất sâu. Qua
nghiên cứu tác giả cũng khuyến cáo rằng để ổn định sản lượng rừng Luồng thì
việc bón thêm phân là cần thiết. Tuy nhiên bón bao nhiêu là đủ tác giả chưa
nêu ra trong kết quả nghiên cứu.
1.1.2. Những nghiên cứu về vật rơi rụng
Vật rơi rụng là sản phẩm của quá trình sinh trưởng phát triển của quần
xã thực vật rừng bao gồm: cành, lá, hoa, quả, vỏ,… là một mắt xích quan

trọng trong quá trình tuần hoàn vật chất. Dưới tác dụng của các yếu tố môi
trường vật rơi rụng bắt đầu chuyển hóa thành các chất đơn giản đó là mùn.
Đây là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành đất,
mặt khác mùn là chất có dung tích chứa khí và khả năng giữ nước lớn, vì vậy
mà nó có ý nghĩa rất lớn đối với sinh trưởng, phát triển và thủy văn rừng…
Nghiên cứu đặc điểm vật rơi rụng dưới tán rừng có ý nghĩa quan trọng trong
sản xuất lâm nghiệp và là một trong nhiều cơ sở cho việc tìm ra các giải pháp
kỹ thuật bảo vệ đất, phát huy tốt tiềm năng của những loại rừng. Hiện nay, đã
có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vật rơi rụng của các tác giả trên
thế giới và trong nước được ghi nhận.


10

Một trong những công trình nghiên cứu sơ khai nhất về vật rơi rụng
phải kể đến là công trình nghiên cứu của tác giả Richard P.W (1952), đã
khẳng định rất chính xác rằng chất hữu cơ trong các mô sống ở rừng chiếm 80
- 90% tổng lượng chất hữu cơ, còn lại 10 - 20% chất hữu cơ tồn tại ở vật rơi
rụng và ở trong đất, khi lớp phủ thực vật mất đi, đồng thời điều kiện nhiệt ẩm
cao ở vùng nhiệt đới làm cho vật rơi rụng bị phân giải nhanh chóng thì đất
rừng bị thoái hóa mạnh và không thể phục hồi lại được. Do vậy có thể nói
“Rừng nhiệt đới nuôi đất” [44].
Năm 1965, hai nhà khoa học Rodin và Basilevich [46] đã kết luận cấu
trúc vật rơi rụng gồm cành khô, lá rụng và cây chết, đồng thời kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra cấu trúc vật rơi rụng bao gồm:
- Phần tươi: 40 - 50% (ở rừng ôn đới), 20 - 30% (ở rừng nhiệt đới)
- Phần trên mặt đất đã tích lũy lâu năm: 30 - 40 %
- Phần rễ cây chết: 5 - 10%
Năm 1978, tác giả E. Ebermayer đã có những kết luận về ảnh hưởng
của tổ thành rừng đến sản lượng vật rơi rụng và đề cập đến tuần hoàn dinh

dưỡng khoáng của vật rơi rụng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thực sự đi
sâu vào phân tích các nguyên tố dinh dưỡng mà vật rơi rụng có thể cung cấp
cho chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng [36].
Tại Trung Quốc, vào những năm 80, các nghiên cứu về vật rơi rụng bắt
đầu được tiến hành. Ngô Tuấn Bồi và một số tác giả (1987), khi nghiên cứu
tại rừng Tiêm Phong Lĩnh đã kết luận thành phần hóa học của vật rơi rụng ở
rừng mưa mùa nửa rụng lá cao hơn rừng mưa nhiệt đới (dẫn theo Nguyễn
Phúc Trường, 2004)[29]. Hàm lượng các nguyên tố hóa học trong cành, lá,
tạp chất của vật rơi rụng rừng mưa theo mùa nửa rụng lá xếp theo thứ tự sau:
- Cành:

Ca > N > K > Mg > Si > P

- Lá:

Ca > Si > N > K > Mg > P


11

- Tạp chất:

K > N > Ca > Si > Mg > P

Tác giả Ngô Tuấn Bồi (1984 – 1986) [29] sử dụng hai phương pháp túi
lưới và tấm khung lưới, kết hợp với mô thức quá trình phân hủy của Olson
(1963) đã tiến hành thí nghiệm phân hủy vật rơi rụng của rừng mưa nửa rụng
lá và rừng mưa nhiệt đới:
𝐗
𝐗𝟎


= 𝐞−𝐤∗𝐭

(1.1)

Trong đó:


X0: Lượng vật rơi rụng trước khi bắt đầu phân hủy



X: Lượng vật rơi rụng còn thừa lại sau thời gian phân hủy nhất định



t: Thời gian phân hủy (năm)



k: Hệ số phân hủy
Thông qua phân tích hồi quy, tác giả thu được kết quả như sau: Vật rơi

rụng của loại hình thực bì khác nhau thì tỷ lệ phân hủy và thời gian cần thiết
cho phân hủy của phương pháp khung lưới lớn hơn phương pháp túi lưới.
Năm 1988 - 1995, một số tác giả đã áp dụng phương pháp khung lưới tiến
hành phân tích thí nghiệm phân hủy cành khô, lá rụng của rừng nguyên thủy
và rừng mưa nhiệt đới miền núi Tiêm Phong Lĩnh. Theo kết quả thí nghiệm
áp dụng mô thức quá trình phân hủy vật rơi rụng của Olson cho tỷ lệ vật rơi
rụng còn lại (X0/X) và thời gian phân giải (t) có tương quan âm (-) rất rõ: Chu

kỳ phân hủy lý thuyết của vật rơi rụng rừng nguyên thủy, rừng mưa nhiệt đới
khoảng 2,9 năm, chu kỳ phân hủy lí luận rơi rụng rừng tái sinh khoảng 3,5
năm. Năng lực hút và giữ nước của lớp vật rơi rụng dưới tán rừng lớn hay nhỏ
có liên quan mật thiết với cơ chế sản sinh ra dòng chảy của lưu vực rừng.
Đồng thời quá trình này chịu ảnh hưởng của thành phần lớp thảm mục, loại
hình lâm phần, tuổi rừng, tốc độ phân giải của thảm mục, tình trạng tích lũy
của thảm mục, lượng nước của vật rơi rụng trước khi mưa và cường độ của


12

trận mưa. Năm 1994, Lưu Kế Vinh đã đưa ra kết quả: Lượng hút và giữ nước
của lớp thảm mục có thể đạt tới 2 - 4 lần trọng lượng khô của bản thân nó, tỉ
lệ nước tối đa bình quân của các thành phần lớp thảm mục trong rừng là
309,54% (dẫn theo Nguyễn Phúc Trường)[29].
Năm 1996, cùng trong nghiên cứu về cây Luồng của hai tác giả
Shanmughavel và Francis đã cho thấy rằng ở tuổi 4 lượng vật rơi rụng thu
được là 15 tấn/ha (60% lá và 40% cành); tuổi 5 là 18 tấn/ha; tuổi 6 là 20
tấn/ha (58% lá và 42% cành) [48].
Khi nghiên cứu về vật rơi rụng của rừng nhiệt đới tại Xisoangbanna,
miền Nam Trung Quốc, tác giả Renyonghong (1997) đã nghiên cứu về sản
lượng, thành phần, hàm lượng dinh dưỡng trong vật rơi rụng và bước đầu đề
cập đến sự ảnh hưởng của vật rơi rụng đến tái sinh của loài cây Trema
orientalis, một loài cây tiên phong phục hồi rừng thông qua thí nghiệm về sự
nảy mầm của nó dưới các lớp phủ vật rơi rụng có độ dày khác nhau [43].
Năm 2000, tác giả Shanmughavel đã tiến hành nghiên cứu về vật rơi
rụng và dinh dưỡng hoàn trả cho đất trong rừng Bambusa bambos ở các độ
tuổi khác nhau tại Ấn Độ. Trung bình vật rơi rụng trong các rừng 4 tuổi, 5
tuổi và 6 tuổi tương ứng là 15,4 tấn/ha, 17 tấn/ha và 20,3 tấn/ha. Trong đó lá
rụng chiếm 58% và cành rụng chiếm 42%[47].

1.1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng,
phát triển cây rừng
Bón phân là một trong những biện pháp thâm canh rừng hết sức quan
trọng, nó không chỉ góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng của đất đã mất đi mà
còn kích thích vi sinh vật đất hoạt động giúp cải thiện kết cấu đất, cải thiện độ
xốp và tăng khả năng giữ ẩm cho đất. Ngoài ra, bón phân còn có tác dụng
tổng hợp đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng, song
mỗi loại phân bón lại có tác dụng riêng đến từng loại cây trồng khác nhau.


13

Vai trò của phân bón đối với đời sống cây trồng là vô cùng quan trọng, song
bón loại phân nào? Tỷ lệ là bao nhiêu đối với từng loại cây rừng theo mục
tiêu kinh doanh? Đây chính là các vấn đề về phân bón đã và đang được các
nhà khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu. Sau đây là một số công
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Vấn đề bón phân cho cây rừng hiện nay đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm ở các mức độ khác nhau. Năm 1963, tác giả Turbitxki đã nhận định
rằng các biện pháp bón phân sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự
hiểu biết sâu sắc nhu cầu của cây, đặc điểm của đất và loại phân bón. Theo
Prianitnikov (1964), phân bón chính là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây
sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây cần có những nghiên cứu
cụ thể để tránh sự lãng phí phân bón không cần thiết. Ngoài ra, Andre Grro
(1967) đã nghiên cứu về vai trò của nguyên tố khoáng đa lượng đối với cây
con gieo ươm, nó có tác dụng giúp cây sinh trưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của bộ rễ, làm cho cây cứng cáp, tăng sức đề kháng, giảm
quá trình thoát hơi nước và điều hòa hoạt động sống làm cho cây khỏe mạnh
và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường (dẫn theo
Nguyễn Thị Phương, 2010)[16].

Năm 1996, hai tác giả Shanmughavel và Francis đã nghiên cứu về chu
trình dinh dưỡng trong rừng Bambusa bambos. Các tác giả này cho rằng
lượng dinh dưỡng trong cây đứng gia tăng theo tuổi của cây, vì vậy lượng
dinh dưỡng trả lại cho đất không đủ so với lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi.
Việc bổ sung phân bón cho rừng là cần thiết nhằm tránh việc đất bị thoái hóa,
đặc biệt khi khai thác Tre, Luồng ở cường độ cao thì lượng dinh dưỡng hoàn
trả cho đất càng bị giảm đi thì sẽ làm tăng tốc độ thoái hoá đất [49].
Theo Dai Quihui (1998) [35], khi nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm
sóc Tre, Luồng đã kết luận rằng: Đối với cây trồng lấy măng, để sản xuất 100


14

kg măng tươi, cây cần 500 - 700 gam N, 100 - 150 gam P và 200 - 250 gam K
từ đất. Như vậy, nếu thu hoạch 15 tấn măng tươi cần bổ sung mỗi năm từ 75 100 kg N, 15 - 22,5 kg P và 30 - 37,5 kg K. Việc bón phân cần chia làm nhiều
lần trong năm. Hoặc bón 37,5 tấn/ha phân chuồng cũng có thể bổ sung lượng
dinh dưỡng cần thiết trên. Đối với Tre, Luồng trồng lấy thân, để sản xuất
1000 kg thân Tre, Luồng cần 2,5 - 3,5 kg N, 0,3 - 0,4 kg P và 3 - 4 kg K từ
đất. Dựa trên cơ sở đó, sau khi khai thác cần bón một lượng phân tương ứng
với lượng dinh dưỡng đã mất đi từ thân.
Tại Ấn Độ, trong các mô hình nông - lâm kết hợp, người ta trồng Gừng
xen với các loài Dendrocalamus hamiltonii và Dendrocalamus longispathus
trong các thí nghiệm bón phân. Kết quả cho thấy sản lượng của các loài trong
các thí nghiệm bón phân cao hơn rõ rệt so với không bón phân (Jha and
Lalnunmawia, 2004) [38].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về sinh khối và dinh dưỡng
1.2.1.1. Những nghiên cứu về sinh khối cây rừng
Nghiên cứu về sinh khối rừng ở Việt Nam được tiến hành khá muộn,
các công trình nghiên cứu còn tản mạn và chưa có hệ thống. Tuy nhiên, các

kết quả nghiên cứu bước đầu đã đem lại những thành tựu quan trọng và có ý
nghĩa trong việc áp dụng các phương pháp xác định sinh khối của các dạng
rừng hiện nay.
- Năm 1986, Hoàng Mạnh Trí với công trình nghiên cứu “Sinh khối và
năng suất rừng Đước”, tác giả đã áp dụng phương pháp “cây mẫu” để nghiên
cứu năng suất, sinh khối một số quần xã rừng Đước đôi (Zhizophora
apiculata) ở rừng ngập mặn ven biển Minh Hải. Đây là đóng góp có ý nghĩa
lớn về mặt lý luận và thực thiễn đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển
nước ta [27].


15

- Năm 1996, trong công trình nghiên cứu “Đánh giá sinh trưởng, tăng
trưởng, sinh khối và năng suất rừng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex
Gordon) vùng Đà Lạt - Lâm Đồng”, tác giả Lê Hồng Phúc đã tìm ra quy luật
tăng trưởng sinh khối, cấu trúc thành phần tăng trưởng sinh khối thân cây. Tỷ
lệ sinh khối tươi, khô của các bộ phận thân, cành, lá, rễ, lượng rơi rụng, tổng
sinh khối cá thể và quần thể rừng Thông ba lá [15].
- Vũ Văn Thông (1998)[25] với công trình “Nghiên cứu cơ sở xác định
sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Keo lá tràm (Accia auriculiformis Cunn) tại
tỉnh Thái Nguyên” đã giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, đó là
nghiên cứu và xây dựng mô hình xác định sinh khối Keo lá tràm, lập các bảng
tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác điều tra kinh doanh rừng.
- Cũng với loài Keo lá tràm, Hoàng Văn Dưỡng (2000) đã tìm ra quy
luật quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh khối với các chi tiêu biểu thị kích thước
của cây, quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận thân cây
Keo lá tràm. Nghiên cứu cũng đã lập được biểu tra sinh khối và ứng dụng
biểu xác định sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Keo lá tràm [5].
- Đỗ Như Chiến (2000)[3] với công trình nghiên cứu “Bước đầu nghiên

cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh khối rừng Luồng (Dendrocalamus
membranaceus Munro) tại Lương Sơn, Hòa Bình” đã xây dựng một số biểu
chuyên dụng phục vụ công tác điều tra và kinh doanh rừng Luồng. Tác giả
cũng kết luận rằng tổng lượng sinh khối của thân cây có mối quan hệ chặt chẽ
với các nhân tố điều tra (D, H).
- Đặng Trung Tấn (2001)[22] với công trình nghiên cứu “Sinh khối
rừng Đước”, đã xác định được: Tổng sinh khối khô rừng Đước ở Cà Mau là
327 m3/ha, tăng trưởng sinh khối bình quân hàng năm là 9.500 kg/ha.
- Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004)[13] đã sử dụng
biểu quá trình sinh trưởng và biểu Biomass để tính toán sinh khối rừng. Kết


16

quả cho thấy: Tính theo biểu quá trình sinh trưởng (Nguyễn Ngọc Lung, Đào
Công Khanh, 1999), cấp đất III, tuổi chặt 60, ghi D = 40 cm, H = 27,6 m, G =
48,3 m3/ha, M = 586 m3/ha, tỷ lệ khối lượng khô/tươi cây lớn là 53,2%. Hệ số
chuyển đổi từ thể tích thân cây sang toàn cây là 1,3736 (lấy từ tỷ lệ thân cây
ổn định 72,8% so với toàn cây khi đến tuổi trưởng thành). Tính ra Biomass
thân cây khô tuyệt đối là 586 x 0,532=311,75 tấn. Biomass toàn rừng là
311,75 x 1,3736 = 428,2 tấn. Còn nếu tính theo biểu Biomass thì giá trị này là
434,2 tấn. Sai số giữa biểu quá trình sinh trưởng và biểu sản lượng là 1,4%,
đây là mức sai số có thể chấp nhận được.
Từ khi Cơ chế phát triển sạch được thông qua và thực sự trở thành một
cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp thì những nghiên cứu về sinh khối rừng ở
nước ta bắt đầu nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học. Có thể
kể đến một số kết quả sau:
- Theo Nguyễn Tuấn Dũng (2005)[4], rừng trồng Thông mã vĩ thuần
loài 20 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 321,7 - 495,4
tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô là 173,4 - 266,2 tấn. Rừng Keo

lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và trong vật
rơi rụng) là 251,1 - 433,7 tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô thân là
132,2 - 223,4 tấn/ha.
- Vũ Tấn Phương (2006)[17] khi nghiên cứu về sinh khối cây bụi thảm
tươi tại Đà Bắc - Hòa Bình; Hà Trung, Thạch Thành, Ngọc Lặc - Thanh Hóa
cho kết quả: Sinh khối tươi biến động rất khác nhau giữa các loại thảm tươi
cây bụi: Lau lách có sinh khối tươi cao nhất, khoảng 104 tấn/ha, tiếp đến là
trảng cây bụi cao 2 - 3 m có sinh khối tươi đạt khoảng 61 tấn/ha. Các loại cỏ
như: cỏ lá tre, cỏ tranh và cỏ chỉ (hoặc cỏ lông lợn) có sinh khối biến động
khoảng 22 - 31 tấn/ha. Về sinh khối khô: lau lách có sinh khối khô cao nhất,


17

40 tấn/ha; cây bụi cao 2 - 3 m là 27 tấn/ha; cây bụi cao dưới 2 m và tế guột là
20 tấn/ha; cỏ lá tre 13 tấn/ha; cỏ tranh 10 tấn/ha; cỏ chỉ, cỏ lông lợn 8 tấn/ha.
- Lý Thu Quỳnh (2007)[20], “Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp
thụ Carbon của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang
và Phú Thọ” cho thấy: Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ Mỡ gồm 4 phần thân,
cành, lá và rễ, tương ứng với tỷ lệ sinh khối tươi lần lượt là: 60%, 8%, 7% và
24%; tổng sinh khối tươi của một ha rừng trồng Mỡ dao động trong khoảng từ
53,440 - 30,9689 tấn/ha (trong đó: 86% là sinh khối tầng cây gỗ, 6% là sinh
khối cây bụi thảm tươi và 8% là sinh khối của vật rơi rụng).
- Nguyễn Duy Kiên (2007)[11], khi nghiên cứu khả năng hấp thụ
carbon rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho
thấy sinh khối tươi trong các bộ phận lâm phần Keo tai tượng có tỷ lệ khá ổn
định, sinh khối tươi tầng cây cao chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 75 - 79%; sinh
khối cây bụi thảm tươi chiếm tỷ trọng 17 - 20%; sinh khối vật rơi rụng chiếm
tỷ trọng 4 - 5%.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng rừng Luồng

Khi tổng kết một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng trồng
Luồng đến tính chất của đất đai cho thấy, rừng trồng Luồng với thời gian kinh
doanh dài thường làm giảm độ phì của đất đai. Tuy nhiên, tuỳ theo phương
thức trồng mà mức độ ảnh hưởng có khác nhau. Kết quả nghiên cứu tính chất
hoá học của lớp đất tầng 0 - 10 cm trong các mô hình rừng trồng Luồng ở
Lanh Chánh (Thanh Hoá), Nguyễn Ngọc Bình (1963)[1] đã cho thấy nếu
trồng rừng Luồng với mật độ 300 bụi/ha trên đất phiến thạch sét và phiến
thạch mica sau 5 năm độ phì của tầng đất tầng 0 – 10 cm đã giảm đi rõ rệt.
Hàm lượng mùn đã giảm từ 5,78% xuống còn 4,48%, hàm lượng N tổng số từ
0,31% xuống chỉ còn 0,22%. Trong khi đó đất dưới rừng trồng Luồng hỗn
loài với các loài cây gỗ họ đậu như: Lim xanh, Lim xẹt với mật độ 200 cây/ha


×