Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GDTrH BC tai HN Hieu truong Huong dan on thi tot nghiep THPT BT THPT nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.04 KB, 5 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do – Hạnh phúc

Số: 503/SGDĐT- GDTrH

Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 4 năm 2012

V/v hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
THPT, BT THPT năm 2012

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC ÔN THI TỐT NGHIỆP
THPT, BT THPT năm học 2011-2012
1. Nhận thức về vai trò của công tác ôn thi tốt nghiệp
Do một số năm học trước tỉ lệ tốt nghiệp THPT tương đối cao nên dẫn đến tình
trạng một bộ phận học sinh, phụ huynh chủ quan trong việc ôn thi TN THPT; thậm
chí chấp nhận may rủi ở một vài môn không thuộc sở trường. Tư tưởng này, đôi khi
xuất phát từ một số giáo viên, dẫn đến xem nhẹ công tác dạy thế nào, ôn tập thế nào
để học sinh đậu tốt nghiệp và đậu tốt nghiệp cao, vì vậy công tác tuyên truyền, tổ
chức ôn thi tốt nghiệp tại các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc
xây dựng ý thức học tập cho học sinh.
Việc làm cho giáo viên, học sinh, phụ huynh nhận thức đúng đắn vai trò của
dạy và học ôn thi tốt nghiệp là hết sức quan trọng. Làm tốt vấn đề này thì người
dạy mới thực sự có trách nhiệm, học sinh và phụ huynh mới thấy lợi ích của học ôn
thi tốt nghiệp để mọi người đồng thuận, tích cực và tự giác thực hiện.
Để đạt được mục đích nói trên, đề nghị BGH các trường ngoài việc phổ biến
tinh thần công văn của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT, tinh thần chỉ đạo của Giám đốc
Sở còn cần phải quán triệt những vấn đề cấp thiết của việc học ôn thi tốt nghiệp đó


là:
- Tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp là trách nhiệm của giáo viên, của tổ nhóm chuyên
môn, của nhà trường.
- Học ôn thi tốt nghiệp giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, góp phần ôn thi
đại học và cao đẳng.
- Kiến thức của tất cả các môn, đặc biệt là kiến thức xã hội là rất cần cho cuộc sống
sau này của học sinh nên không được và không thể xem nhẹ.
Nội dung, tinh thần trên cần phải được quán triệt trong toàn cơ quan và học
sinh để mọi người hiểu được chủ trương, lợi ích, từ đó tích cực hợp tác; đồng thời
cũng tránh được những phát ngôn trái chiều, không đúng đắn về công tác tổ chức
ôn thi tốt nghiệp.
2. Về thực hiện chương trình
Sở đã có Công văn số 482/SGDĐT-GDTrH, ngày 09/4/2012 Hướng dẫn ôn
thi tốt nghiệp, trong đó yêu cầu các trường, các đơn vị hoàn thành chương trình

1


theo đúng kế hoạch giáo dục, phù hợp với hướng dẫn khung kế hoạch thời gian năm
học 2011-2012, không được cắt xén chương trình đã quy định.
Về vấn đề này, chúng tôi lưu ý thêm một số điểm sau:
- BGH phải xây dựng kế hoạch chi tiết và phổ biến đến tận cán bộ, giáo viên, học
sinh về thời điểm hoàn thành chương trình, thời gian hoàn thành hồ sơ của trường
mình. Không để cán bộ, giáo viên bị động trong công việc và tuyệt đối không được
cắt xén chương trình.
- Năm học này thời tiết không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập, chúng ta lại
vào học sớm 2 tuần trước khi khai giảng (đến tuần này là tuần 32 thực học) vì vậy
thực tế ở một số trường có một số lớp, ở một số bộ môn đã cơ bản hoàn thành
chương trình. Vì vậy, BGH phải cùng với các tổ bộ môn rà soát lại việc thực hiện
chương trình, cần có những điều chỉnh cho phù hợp trong nhà trường và phân bố

công việc rõ ràng để giáo viên (dạy những môn thi tốt nghiệp) sử dụng thời gian
còn lại vào việc ôn tập một cách có hiệu quả nhất. Tuyệt đối tránh tình trạng: giáo
viên lên lớp khi không còn mục tiêu, động lực giảng dạy (bài đã hết, điểm đã tổng
kết, lên lớp không có nội dung cụ thể); phải duy trì kỷ cương, nền nếp và phong
trào thi đua học tập đến giờ học cuối cùng.
- Các tổ chuyên môn đã có điều chỉnh về kế hoạch dạy học theo hướng giảm tải,
trong thời gian còn lại, BGH cần yêu cầu các tổ kiểm tra lại kế hoạch này và có chỉ
đạo sát đúng để giáo viên dành nhiều thời gian cho ôn thi TN, ĐH CĐ.
3. Nội dung ôn tập, tài liệu dùng ôn tập
a. Nội dung ôn tập thi TN:
- Bám sát đúng tinh thần giảm tải và chuẩn kiến thức.
- Yêu cầu học sinh nhớ, hiểu rõ các kiến thức cơ bản của sgk, không đưa ra các vấn
đề quá khó.
- Với các cơ sở có lớp BT THPT cần phải đặc biệt lưu ý đến năng lực học tập của
học sinh mà có những hướng dẫn ôn tập cho phù hợp.
b. Tài liệu dùng cho ôn tập thi TN: Cơ bản và quan trọng nhất là sgk và sách
bài tập lớp 12, ngoài ra tuỳ bộ môn mà giáo viên tham khảo thêm các tài liệu khác
cho phù hợp (Những vấn đề này Sở đã có hướng dẫn cụ thể cho từng môn tại Công
văn số 482/SGDĐT-GDTrH, ngày 09/4/2012).
4. Kế hoạch ôn tập
a. Quan điểm chung:
- Dạy chương trình chính khoá phải bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo
khoa; không được cắt xén chương trình, không được có tư tưởng chỉ dạy, học một
số môn quan trọng còn các môn khác dạy hời hợt.
- Tổ chức thời lượng dạy ôn tập một cách hợp lí.
- Tổ chức ôn thi tốt nghiệp kết hợp với ôn thi đại học.
- Đặc biệt chú trọng đến công tác tự ôn tập của học sinh.
b. Xây dựng kế hoạch:
2



- Phải phân chia học sinh theo từng nhóm đối tượng có trình độ học tập tương
đương, có nguyện vọng, nhu cầu ôn tập như nhau, phải có kế hoạch cụ thể, phân bố
thời gian một cách hợp lý cho các đối tượng khác nhau (Ôn TN và ôn thi ĐH, CĐ).
- Nhiều trường THPT ngay từ khi tuyển sinh vào lớp 10 đã có sự phân lớp tuỳ theo
trình độ, nay qua quá trình học tập có thể sự phân bố ban đầu đó có những chỗ
không còn phù hợp nữa, vì vậy BGH cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nắm
lại trình độ, nguyện vọng của học sinh để phân lớp ôn tập một cách phù hợp, và sự
phân lớp này cần phải được tính toán cụ thể để có tác dụng lâu dài cho cả quá trình
ôn thi ĐH, CĐ sau khi thi TN.
- Đa số học sinh các trường THPT có nguyện vọng thi ĐH, CĐ ở các khối A và B,
năm nay thi TN lại có nhiều môn không thuộc vào khối thi của các em, vì vậy cần
chú ý chỉ đạo, tập trung thời gian, đầu tư, và đặc biệt chú ý hướng dẫn cách thức tự
học, tự ôn luyện ở các môn học này (Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lí).
- Phải lựa chọn giáo viên phù hợp với yêu cầu, mục đích cần đạt của các nhóm lớp,
trước mắt cần ưu tiên cho những nhóm lớp ôn thi TN (vì có thể từ trước tới nay
những ệoc sinh này học ở những lớp top sau nên chưa được học với nhiều giáo viên
giỏi, giáo viên có kinh nghiệm).
- Dạy ôn thi tốt nghiệp kết hợp với phụ đạo học sinh yếu kém: Thông qua các kỳ thi
thử, qua kết quả học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đề
xuất những học sinh (mỗi lớp khoảng 4-5em) có năng lực hạn chế nhất, nhà trường
tổ chức thành một lớp riêng biệt (Tổ chức theo từng môn, đầu tư giáo viên có kinh
nghiệm để tổ chức ôn thi…). Các lớp này được dạy theo một chương trình đặc biệt,
hướng dẫn từ những vấn đề đơn giản nhất, cụ thể nhất và dễ hiểu nhất. Không dạy
các vấn đề khó, phức tạp, mục tiêu của số học sinh này chỉ là phấn đấu đạt từ 4-5
điểm/môn trong kỳ thi tốt nghiệp.
c. Thời gian thực hiện:
Ngay từ đầu năm học, nhiều trường THPT, cơ sở có học chương trình BT
THPT đã tổ chức ôn tập thi TN và thi ĐH, CĐ. Vì vậy, thời lượng dành cho các lớp
ôn thi TN nên bố trí như sau (Chỉ là gợi ý tham khảo):

- Tháng 2, 3: 3 buổi/tuần cho 3 môn: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ.
- Tháng 4, 5: tổ chức ôn tập 4 buổi/tuần cho 6 môn
- Tổng thời gian dành cho các môn khoảng:
+ Toán, Ngữ văn: 15 buổi;
+ Ngoại ngữ: 10 buổi;
+ Các môn còn lại: 6-8 buổi.
5. Biên soạn chương trình, nội dung dạy học
Trên cơ sở số buổi ôn tập của từng môn, BGH yêu cầu các tổ nhóm thống
nhất chương trình, nội dung ôn tập một cách chi tiết, phù hợp với các đối tượng học
sinh.

3


Các tổ chuyên môn xây dựng nội dung chi tiết về ôn thi tốt nghiệp trình BGH
phê duyệt để thống nhất thực hiện chung trong toàn trường. Trong đó, kế hoạch
phải thể hiện được thời lượng, số chuyên đề, số tiết học, hệ thống câu hỏi, hệ thống
bài tập theo từng chủ đề và theo bộ đề, các mức độ tối thiểu cần đạt được trong mỗi
phần, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất trong quá trình dạy học.
6. Chỉ đạo dạy ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch
a. Vai trò và trách nhiệm của BGH nhà trường:
- Phổ biến tinh thần các công văn chỉ đạo của Bộ GDĐT và Sở GDĐT.
- Xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp hàng năm.
- Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng chương trình chi tiết.
- Lên lịch ôn thi tốt nghiệp để GV và HS thực hiện.
- Chỉ đạo và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho giáo viên dạy ôn thi tốt nghiệp.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy trong công tác tổ chức lớp và duy
trì được nền nếp học tập của học sinh.
- Tổ chức thi thử tốt nghiệp, thi thử ĐH (Cần cân nhắc kĩ thời điểm tổ chức thi và
số lượt thi, chất lượng của đề thi. Tốt nhất là chỉ thi thử khi đã chuẩn bị tốt cho

học sinh về kiến thức, kĩ năng...) và đúc rút, phổ biến kinh nghiệm.
Một lần nữa, chúng tôi muốn lưu ý thêm các Hiệu trưởng:
- Phải đầu tư giáo viên cho lớp 12, nên dành một phần học phí ôn thi TN để hỗ trợ
GVCN trong công tác tổ chức và quản lí HS.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phải hợp lí.
- Trong quá trình giảng dạy ôn thi tốt nghiệp cố gắng gắn với nội dung ôn thi đại
học cho các đối tượng khá giỏi.
- Luôn luôn quan tâm đến nền nếp học tập của học sinh ở trường và cả ở nhà.
b. Nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn:
- Xây dựng chương trình ôn thi tốt nghiệp, đại học một cách chi tiết.
- Tổ chức rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, thi thử.
- Tham mưu với BGH về phân công GV dạy ôn thi TN, ĐH.
c. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp 12:
- Chịu trách nhiệm chính về nền nếp học ôn thi tốt nghiệp của lớp mình phụ trách.
- Tiếp nhận thông tin từ học sinh về cách thức tổ chức, phương pháp giảng dạy của
GV bộ môn để giúp nhà trường và GV có những điều chỉnh kịp thời.
- Tiếp nhận phản hồi từ GV bộ môn về nền nếp học tập của lớp để có các giải pháp
chấn chỉnh kịp thời.
- Phối hợp với phụ huynh trong việc quản lí học sinh.
d. Nhiệm vụ của giáo viên dạy ôn thi tốt nghiệp:
- Chuẩn bị bài dạy chu đáo theo kế hoạch của tổ, nhóm chuyên môn.
- Dạy ôn thi tốt nghiệp phải phù hợp với các loại đối tượng và lớp, cụ thể là:
+ Đối với các đối tượng khá, giỏi thì chương trình và nội dung ôn thi tốt
nghiệp phải gắn kết với nội dung thi đại học mới huy động được học sinh tham gia.
4


+ Đối với học sinh trung bình hoặc yếu thì chương trình dạy yêu cầu GV phải
thực hiện bám chuẩn kiến thức, phải đặc biệt chú ý rèn luện kỹ năng cho học sinh.
- Song song với dạy trên lớp, BGH yêu cầu Gv hướng dẫn học sinh cách tự ôn tập,

tự kiểm tra đánh giá.
- Dạy học sinh cách làm bài các môn thi trắc nghiệm một cách nhanh chóng và hiệu
quả.
- Ngoài ra để duy trì nền nếp ôn thi tốt nghiệp, BGH phải yêu cầu GV điểm danh
hàng buổi, những trường hợp vắng học phải phản ánh ngay với GVCN để GVCN
phản ánh với phụ huynh./.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Đại biểu dự Hội nghị;
- Giám đốc; Phó giám đốc phụ trách;
- Wesite Ngành;
- Lưu: VT, Phòng GDTrH.

(Đã kí)

Trần Trung Dũng

5



×