Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

GDTrH Huong dan on thi tot nghiep THPT BT THPT nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.72 KB, 15 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 482/SGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
THPT- BT THPT năm 2012

Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 4 năm 2012

Kính gửi:
- Các trường Trung học phổ thông;
- Các trung tâm GDTX, GDTX-HN-DN, KTTH-HN;
- Trường Cao đẳng nghề Việt Đức, Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
Căn cứ thông tư số 10/2012/BGDĐT ngày 06/3/2012 của Bộ GDĐT về việc ban
hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT; Công văn số 1661/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
23/3/2012 của Bộ GDĐT về việc thông báo các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2012; Công
văn số 1699/BGDĐT-GDTrH ngày 26/3/2012 của Bộ GDĐT về việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp
THPT năm 2012, Công văn số 1816/BGDĐT-GDTX ngày 29/3/2012 về việc tổ chức ôn thi tốt
nghiệp GDTX cấp THPT năm 2012; để chuẩn bị thật tốt cho học sinh, học viên về kiến
thức, kỹ năng và tâm lý trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệpTHPT, Bổ túc THPT, Sở
GDĐT yêu cầu các trường THPT, trung tâm GDTX, GDTX-HN-DN, KTTH-HN, trường
Cao đẳng nghề Việt Đức, Trung cấp nghề Hà Tĩnh (gọi tắt là các cơ sở giáo dục có hệ Bổ
túc THPT) thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Hoàn thành chương trình lớp 12 giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp
THPT theo đúng Kế hoạch giáo dục, phù hợp với hướng dẫn Khung kế hoạch thời gian
năm học 2011-2012 và Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Lưu
ý không được cắt xén chương trình đã qui định.


2. Nội dung ôn tập bám sát đúng tinh thần giảm tải và chuẩn kiến thức, kỹ năng
của chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp THPT đã được điều
chỉnh theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Các trường, các cơ sở giáo dục cần chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn
thi tốt nghiệp THPT, BT THPT chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ
thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời. Tổ chức việc ôn tập, đảm bảo
thời gian, tập trung vào những kiến thức, kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng
của chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp THPT, chủ yếu là chương
trình lớp 12, chú trọng việc giúp học sinh, học viên thông hiểu và vận dụng kiến thức.
4. Cách thức tổ chức ôn tập:
Trong việc tổ chức ôn tập, cần hướng dẫn học sinh, học viên vận dụng các phương
pháp ôn tập phù hợp với nội dung của môn học, cụ thể:
4.1. Kết hợp hướng dẫn học sinh, học viên tự học, tự ôn tập; ôn tập theo nhóm và
ôn tập chung cả lớp.
4.2. Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh, học viên với kiểm tra, đánh
giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá của giáo viên bộ môn; chú trọng thu nhận
thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh, học viên để có điều chỉnh hợp lý, kịp
thời.

1


4.3. Các trường THPT, các cơ sở có hệ Bổ túc THPT chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp phân loại học sinh, học viên
lớp mình theo khả năng nhận thức; chọn, cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm
chuyên môn để hướng dẫn ôn tập nhiều hơn cho những học sinh, học viên học lực yếu,
vận động những học sinh, học viên khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinh, học viên
này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Đối với học sinh, học
viên khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của
giáo viên bộ môn.

4.4. Các trường THPT, các cơ sở có hệ Bổ túc THPT và các giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh, học viên để sắp xếp thời gian ôn tập hợp
lý, có hiệu quả, nhưng không gây quá tải.
5. Các trường THPT, các cơ sở có hệ Bổ túc THPT cần sớm tổ chức tốt hội nghị
chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, chủ động tổ chức kiểm tra hồ sơ học sinh, học viên dự thi tốt
nghiệp THPT, BT THPT năm học 2011-2012. Các loại hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ, cẩn thận,
độ chính xác cao.
Nhận được công văn này, yêu cầu các trường THPT, các cơ sở giáo dục có
hệ Bổ túc THPT trong toàn tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như kính gửi;
- Giám đốc, các phó Giám đốc;
- Trang web của Sở;
- Lưu: VT, phòng GDTrH.

(đã ký)

Trần Trung Dũng

2


SỞ GDĐT HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT, BT THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
(Kèm theo Công văn số 482 /SGDĐT-GDTrH, ngày 09 tháng 4 năm 2012)
MÔN: TOÁN

Để góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập môn Toán nhằm đạt kết quả cao trong kỳ
thi tốt nghiệp THPT, BT THPT sắp tới, Sở hướng dẫn một số nội dung cụ thể sau:
1. Yêu cầu ôn tập
- Cần bám sát vào phân phối chương trình môn Toán hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (trọng điểm là chương trình lớp 12) để ôn tập. Nội dung ôn tập cần bao quát các vấn
đề liên quan, chú ý đầu tư các vấn đề trọng tâm, nhưng tránh học tủ, học lệch.
- Tài liệu ôn tập: Ngoài việc ôn tập vững chắc kiến thức ở sách giáo khoa cần tham khảo
Tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp của Bộ (phát hành năm 2010) và Bộ đề ôn thi tốt
nghiệp THPT - Tuyển sinh Đại học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh biên soạn (phát
hành năm 2009 và tái bản năm 2010) .
2. Mức độ cần đạt được về kiến thức và kĩ năng
- Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương
trình, sách giáo khoa. Không đưa vào các vấn đề khó, không thích hợp với nội dung ôn
thi tốt nghiệp.
- Về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng cơ bản:
Tính đạo hàm, tính tích phân đơn giản, vẽ đồ thị cơ bản, vẽ hình,...
3. Phương pháp ôn tập
- Ôn theo 2 hình thức: Ôn tập theo chủ đề và ôn tập theo bộ đề.
- Sử dụng các bộ đề ôn tập (do giáo viên soạn thảo hoặc sử dụng các tài liệu của Bộ, của
Sở) một cách có hiệu quả, tránh tình trạng ôn tập theo nội dung tự do không có căn cứ,
không có tính thiết thực.
- Vừa làm cho học sinh nắm được cách giải cụ thể từng bài toán cơ bản, vừa biết cách
khai thác để học sinh nắm được bản chất vấn đề để từ đó giải được các bài toán tương tự.
Tránh tình trạng làm bài nào chỉ biết cách giải máy móc của bài đó.
- Cần phân loại đối tượng học sinh để có cách dạy phù hợp. Những em đã nắm chắc kiến
thức và làm bài tập khá thành thạo có thể tự ôn tập ở nhà. Cần dành thời lượng thích đáng
để quan tâm đúng mức những em có sức học còn non, nhất là những em có học lực xấp xỉ
mức trung bình, có điều kiện phấn đấu vươn lên. Đối với những em này, cần luyện kĩ
những dạng toán rất cơ bản, có qui trình rõ ràng như: Khảo sát và vẽ đồ thị 3 hàm số cơ
bản, viết phương trình mặt phẳng khi biết 1 vec-tơ pháp tuyến và tọa độ điểm mà mặt

phẳng đó đi qua, ... (có thể luyện đi, luyện lại nhiều lần cho học sinh thành thạo).
- Tăng cường luyện kĩ năng trình bày bài làm cho học sinh. Uốn nắn, sửa chữa tỉ mỉ, chu
đáo từ câu chữ cho đến cách vẽ đồ thị, vẽ hình, ... thông qua việc gọi học sinh lên bảng
trình bày bài làm hoặc làm bài kiểm tra, luyện viết trên lớp. Tránh tình trạng trình bày
vắn tắt, thiếu chi tiết làm mất điểm đối với các bài toán dễ./.

3


SỞ GDĐT HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP BT THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
(Kèm theo Công văn số 482 /SGDĐT-GDTrH, ngày 09 tháng 4 năm 2012)
MÔN: VẬT LÍ
Để công tác ôn thi tốt nghiệp môn Vật Lí - BT THPT có hiệu quả; Sở GDĐT Hà
Tĩnh hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau (Tuỳ tình hình thực tế để có sự vận dụng
cho phù hợp và có hiệu quả):
1. Yêu cầu ôn tập
- Các cơ sở giáo dục có hệ BT THPT cần dành một thời lượng thoả đáng để ôn tập
môn Vật Lí (tối thiểu 1 buổi/chương).
- Trong quá trình ôn tập cần bám sát cấu trúc đề, chuẩn kiến thức và kỹ năng và
hướng dẫn giảm tải của Bộ GDĐT.
- Chú trọng các kết luận; phần ghi nhớ ở sách giáo khoa và những phần có thể ra đề
trắc nghiệm.
2. Phương pháp ôn tập
Ôn tập theo chủ đề kết hợp với luyện và tự luyện đề thi. Đối với mỗi chủ đề cần
phải:
- Hệ thống các kiến thức cơ bản, các công thức và phần ghi nhớ ở cuối mỗi bài.
Không nên đi sâu vào việc xây dựng công thức, mà nên vận dụng các công thức để làm
bài tập.

- Dạy các dạng bài tập tự luận cơ bản và phương pháp giải chúng, có gắng tìm các
cách giải ngắn gọn và nhanh nhất để làm các bài tập trắc nghiệm. Chú trọng đến phương
pháp làm bài thi trắc nghiệm, phương pháp dùng máy tính cầm tay để giải một số dạng
toán cơ và điện xoay chiều.
- Dành một thời lượng phù hợp cuối mỗi buổi ôn tập để luyện đề thi.
- Để giúp học sinh tự ôn luyện thì mỗi chủ đề giáo viên cần ra đề trắc nghiệm để
cho học sinh tự luyện.
3. Tài liệu ôn tập
- Sử dụng sách giáo khoa; Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp của Bộ GDĐT, bộ đề ôn thi
tốt nghiệp THPT - Tuyển sinh Đại học của Sở GDĐT Hà Tĩnh biên soạn.
- Ngoài ra, có thể sử dụng các nguồn tài liệu từ Internet để lấy các đề kiểm tra, thi
thử...
4. Một số dạng bài tập tự luận trong các chủ đề cần được quan tâm hơn
4.1. Dao động cơ
- Viết phương trình dao động điều hoà.
- Từ phương trình dao động điều hoà xác định các thời điểm vật có li độ, vận tốc,…
nào đó.
- Xác định khoảng thời gian trong dao động điều hoà.
- Sử dụng các công thức độc lập với thời gian để tính các đại lượng trong dao động
điều hoà:

a2
v = ω (A -x ) = ω A - 2 ;
ω

a = - ω x;
2

2


2

2

2

2

 a   v 

 + 
 = 1 .
 amax   vmax 

4

2

2

2

2

2

 x   v 
= 1;
  +
 A   vmax 



- Bài tập tính chu kỳ dao động của con lắc đơn: T =2π
- Bài tập tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo: T =2π

l
g
m
k

- Bài tập sử dụng công thức tính động năng, thế năng, cơ năng của con lắc lò xo.
- Bài tập về tổng hợp dao động điều hoà (nên hướng dẫn học sinh dùng máy tính
cầm tay).
4.2. Sóng cơ
- Bài tập viết phương trình sóng và ứng dụng về tính tuần hoàn theo thời gian và
không gian của phương trình sóng.
- Bài tập tính các đại lượng đặc trưng sóng khi sử dụng công thức: λ = vT = v/f.
- Bài tập tính độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng: ∆ϕ =
2πd
.
λ
- Bài tập về giao thoa sóng:
+ Tính biên độ dao động của phần tử môi trường trong hiện tượng giao thoa.
+ Xác định vị trí những điểm dao động cực đại, cực tiểu.
+ Tính số đường dao động cực đại, cực tiểu.
- Bài tập về sóng dừng:
+ Xác định số nút và số bụng khi có sóng dừng.
+ Xác định các đặc trưng của sóng khi biết số bụng (hoặc nút) trên dây dài l…
- Bài tập xác định cường độ âm và mức cường độ âm qua sử dụng các công thức:
℘ = 4πr2I; L = lg


I
I0

4.3. Dòng điện xoay chiều
- Bài tập xác định khoảng thời gian, thời điểm, số lần… khi sử dụng các công thức
của cường độ dòng điện xoay chiều, điện áp xoay chiều, suất điện động xoay chiều, từ
thông biến thiên điều hoà.
- Bài tập tính các đại lượng trong dòng điện xoay chiều nhờ sử dụng các công thức:
+ Tổng trở: Z = R 2 + ( Z L − Z C ) 2 .
U
.
Z
Z − ZC
+ Độ lệch pha: tan ϕ = L
.
R

+ Định luật ôm: I =

+ Công suất dòng điện xoay chiều: P = UIcosϕ.
+ Hệ số công suất: Cosϕ =

R
.
Z

- Bài tập viết phương trình điện áp, dòng điện (nên hướng dẫn HS dùng máy tính).
- Bài tập về máy biến áp và truyền tải điện năng:
+ Máy biến áp:


U 2 I1 N 2
=
=
U1 I 2 N1

+ Truyền tải điện năng: Phaophí = rI2 =

rP 2 phát
U 2 phát

- Bài tập về máy phát điện: Tính suất điện động hiệu dụng, viết biểu thức suất điện
động, tính tần số máy phát phát ra…

5


4.4. Dao động và sóng điện từ
- Tính chu kỳ và tần số của mạch dao động.
- Viết biểu thức của: q, u, i.
2

2

q i
- Bài tập áp dụng các công thức:   +   = 1 ;
 q0   i0 

2


2

u i
  +   = 1 .
 u0   i0 

- Bài tập tính bước sóng máy thu thu được: λ = 2πc LC .
4.5. Sóng ánh sáng
- Bài tập về tán sắc ánh sáng: áp dụng định luật khúc xạ, công thức lăng kính…
- Bài tập về giao thoa khe Y-âng:
λD
+ Sử dụng công thức khoảng vân: i =
a

λD
( k = 0, ±1, ±2,...)
a
1  λD

+ Sử dụng công thức xác định vị trí vân tối: Χ t =  k ′ + ÷ ( k ′ = 0, ±1, ±2,...)
2 a

- Bài tập về tính bước sóng ngắn nhất trong tia X.
4.6. Lượng tử ánh sáng
- Tính năng lượng của photon: ε = hf
hc
- Tính giới hạn quang điện (λ0= ) và xác định điều kiện để xảy ra hiện tượng
A
quang điện: λ ≤ λ0.
- Bài tập về mẩu nguyên tử Bo:

+ Tính hiệu năng lượng khi biết bước sóng của vạch quang phổ: ε = hf m = En - Em .
+ Tính bước sóng của vạch quang phổ khi biết bước sóng của 2 vạch khác.
+ Xác định số vạch quang phổ khi biết trạng thái kích thích cao nhất.
4.7. Hạt nhân nguyên tử
- Bài tập tính độ hụt khôi, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng.
+ ∆m = Z m p + ( A – Z ) mn - mX
+ Wlk = ∆m.c 2
W
+ lk
A
- Bài tập áp dụng định luật: bảo toàn điện tích, bảo toàn số nuclon để xác định các
hạt sản phẩm hoặc các hạt tham gia phản ứng.
- Bài tập áp dụng định luật : bảo toàn năng lượng toàn phần; bảo toàn động lượng để
tính năng lượng toả ra, năng lượng thu vào; động năng và vận tốc các hạt.
- Bài tập sử dụng công thức định luật phóng xạ:
− λt
N = N 0e
m = m0e-λt . /.

+ Sử dụng công thức xác định vị trí vân sáng: Χ S = k

6


SỞ GDĐT HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT, BT THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
(Kèm theo Công văn số 482 /SGDĐT-GDTrH, ngày 09 tháng 4 năm 2012)
MÔN: HOÁ HỌC
Trong thời gian qua, thực hiện sự chỉ đạo của Sở, các trường THPT, các cơ sở giáo

dục có thực hiện chương trình GDTrH trong toàn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc ôn
tập thi tốt nghiệp THPT, BT THPT cho học sinh khối 12. Để việc ôn tập bộ môn Hoá học
đạt hiệu quả cao hơn, Sở hướng dẫn thêm các đơn vị một số nội dung dưới đây:
1. Về yêu cầu ôn tập:
- Căn cứ vào cấu trúc đề thi của Bộ GDĐT, trên cơ sở khung chương trình và chuẩn kiến
thức, kĩ năng để ôn tập và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Tài liệu ôn tập: Ngoài việc ôn tập vững chắc kiến thức ở sách giáo khoa, sách bài tập
hoá học lớp 12, cần tham khảo thêm các tài liệu sau đây:
+ Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN của Bộ
+ Tự học, tự kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hoá học 12 (Nhà xuất bản Đại
học sư phạm - Năm 2009)
+ Bộ đề ôn thi TN THPT và tuyển sinh do Sở biên soạn.
2. Về phương pháp ôn tập:
Ôn tập theo 2 hình thức: ôn tập theo chủ đề và luyện tập theo bộ đề.
- Trước hết cần phải chú ý ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản theo từng chương,
từng chủ đề, sau mỗi phần cần có hệ thống câu hỏi, bài tập để luyện tập, tránh tình trạng
dạy lại từng bài, từng chương.
- Qua từng câu hỏi trắc nghiệm, qua từng bài tập cần một lần nữa khắc sâu, mở rộng các
kiến thức có liên quan.
- Cần trang bị cho học sinh các phương pháp giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm và
phương pháp, kĩ thuật làm bài thi trắc nghiệm.
- Cần phải phân loại trình độ học tập của học sinh để có phương pháp ôn tập phù hợp.
Đặc biệt lưu ý trang bị kiến thức hết sức cơ bản cho các đối tượng học sinh có học lực
còn non, chú ý động viên, khuyến khích để các em có thể vươn lên đạt kết quả trung
bình.
- Chú ý dành thời lượng thích hợp để ôn tập phần hoá học Hữu cơ đã được học ở học ki I.
- Giáo viên căn cứ vào cấu trúc đề thi của Bộ, lên kế hoạch, ra các hệ thống câu hỏi và
bài tập theo từng chủ đề, theo từng mảng kiến thức, theo từng phương pháp giải và hướng
dẫn học sinh tự ôn tập có hệ thống. Sau mỗi phần giáo viên phải kiểm tra, nhận xét, đánh
giá, bổ sung kiến thức cho học sinh.

- Việc tự kiểm tra kiến thức, luyện tập theo Bộ đề thi chỉ nên thực hiện khi học sinh đã
được ôn tập các kiến thức một cách có hệ thống. Tránh tình trạng chữa nhanh và liên tục
các đề thi, làm giảm hiệu quả giờ dạy và gây căng thẳng cho học sinh.
- Giáo viên cần lưu ý: Cần phải ôn tập có kế hoạch, có hệ thống, có chuẩn bị kĩ nội dung
và phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh. Không nên để học sinh có học lực
yếu hoặc trung bình thử sức quá nhiều với các câu hỏi trắc nghiệm, không nên quá sa
vào việc giải nhiều đề trắc nghiệm, vì rằng các kiến thức trong đó tuy có khá nhiều nội
dung, nhưng thường là tản mạn, không hệ thống, do vậy hiệu quả tăng cường, bổ sung
kiến thức là không cao./.

7


SỞ GDĐT HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT, BT THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
(Kèm theo Công văn số 482 /SGDĐT-GDTrH, ngày 09 tháng 4 năm 2012)
MÔN: NGỮ VĂN
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT năm học 2011-2012 đạt kết quả tốt, Sở đã
có Công văn chỉ đạo các trường THPT, các trung tâm GDTX, GDTX-HN, KTTH-HN,
Cao đẳng nghề Việt Đức, Trung cấp nghề Hà Tĩnh (gọi tắt là các cơ sở có hệ Bổ túc
THPT) tổ chức ôn tập. Trong việc tổ chức ôn tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh, học
viên vận dụng, lựa chọn các phương pháp ôn tập phù hợp với nội dung của từng môn
học, cụ thể đối với môn Ngữ văn, các trường THPT, các cơ sở có hệ Bổ túc THPT cần tổ
chức cho học sinh, học viên ôn tập với định hướng và cách thức sau:
1. Bám sát Hướng dẫn của Bộ về chuẩn kiến thức và kĩ năng và điều chỉnh dạy
học giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp THPT để giảng dạy, luyện tập
cho học sinh, học viên.
2. Nội dung và cách thức ôn tập:
2.1. Nội dung ôn tập phải cụ thể, tuyệt đối không được “dạy tủ”, “học tủ”, thực

hiện nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu của Công văn số 1669/BGDĐT ngày 26/3/2012 và Công
văn số 482/SGD ĐT-GDTrH ngày 09/4/2012.
2.2. Kết hợp việc luyện từng đề cụ thể với việc đưa về từng nhóm, dạng đề để
các em làm quen với cách làm từng nhóm, dạng cụ thể. Mỗi dạng như vậy, giáo viên cần
hướng dẫn các học sinh, học viên luyện tập các thao tác cụ thể. Giáo viên dành thời gian
nhiều cho học sinh, học viên luyện tập.
Sau đây là gợi ý về cách luyện tập về một số nhóm, dạng đề:
- Nghị luận xã hội:
+ Nhóm đề về những vấn đề xã hội (hiện tượng đời sống) đang được xã hội quan tâm
+ Nhóm đề về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lý
+ Nhóm đề về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học
- Nghị luận văn học:
+ Dạng nêu, trình bày những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học (từ cách mạng tháng
Tám 1945 đến 1975 và giai đoạn từ sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX)
+ Dạng trả lời câu hỏi về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm
+ Dạng giải thích nhan đề một tác phẩm
+ Dạng tóm tắt một tác phẩm tự sự
+ Dạng cảm nhận, phân tích ý nghĩa một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm văn
học
+ Dạng phân tích một đoạn (thơ, văn)
+ Dạng cảm nhận, phân tích về một nhân vật, một tác phẩm…
+ Dạng phân tích về một vấn đề (giá trị) trong một tác phẩm…
2.3. Quá trình ôn luyện cần song hành giữa cung cấp kiến thức và chú trọng vào
rèn luyện kĩ năng, đặc biệt quan tâm đầu tư đến việc sử dụng các thao tác lập luận, kĩ
năng trong làm văn:
- Cách thức sử dụng thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình
luận, bác bỏ
- Rèn luyện tốt kĩ năng trong làm bài:

8



+ Kĩ năng nhận diện, phân tích đề
+ Kĩ năng xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận
+ Kĩ năng viết từng đoạn và liên kết các đoạn
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức cho phù hợp với đề
+ Kĩ năng dùng từ, diễn đạt…
3. Giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh, học viên để có những cách dạy thích
hợp, có hiệu quả; phải kiểm soát được kết quả luyện tập và sự chuyển biến, tiến bộ của
từng học sinh, học viên để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
Trong quá trình ôn tập và kết thúc đợt ôn tập cần có bài kiểm tra tổng hợp với cấu trúc,
mức độ kiến thức phù hợp với kì thi tốt nghiệp THPT, BT THPT./.

9


SỞ GDĐT HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT, BT THPT
VÀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
NĂM HỌC 2011 – 2012
(Kèm theo Công văn số 482 /SGDĐT-GDTrH, ngày 09 tháng 4 năm 2012)
MÔN: LỊCH SỬ
1. Về bố trí giáo viên:
Việc bố trí giáo viên dạy ôn thi khối 12, lãnh đạo nhà trường phải có định hướng cụ thể,
chọn những giáo viên thực sự có năng lực, tâm huyết nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm,
kinh nghiệm giảng dạy và ôn tập cho học sinh.
2. Về Phương pháp ôn tập:
2.1. Thi Tốt nghiệp THPT, BT THPT:
- Tài liệu quan trọng nhất là Sách giáo khoa được biên soạn theo Chương trình hiện hành.
- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung giảm tải theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo.
- Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh Đại học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà
Tĩnh.
- Trong quá trình ôn tập cần rèn luyện học sinh theo hướng hạn chế việc học thuộc lòng,
ghi nhớ máy móc mà tăng cường khả năng phân tích, khái quát và vận dụng.
- Chú ý đến rèn luyện các kĩ năng thực hành của học sinh như lập bảng thống kê, niên
biểu, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ.
- Nắm tổng thể chương trình các giai đoạn chính yếu của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế
giới...
Ví dụ: Phần lịch sử Việt Nam chia làm các giai đoạn: 1919 - 1930, 1930 - 1945 (1930 1931, 1932 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945), 1946 - 1954 (1945 - 1946, 1946 - 1954),
1954 - 1975 (1954 - 1960, 1961 - 1965, 1965 - 1968, 1969 - 1973, 1973 - 1975), 1975 2000 (1975 - 1976, 1976 - 1986, 1986 - 2000)
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách làm bài thi tốt nghiệp môn Lịch Sử.
2.2. Thi đại học:
Ngoài chương trình lớp 12 còn thêm nội dung của lớp 11: Lịch sử Việt Nam những năm
đầu XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất và một số nội dung của lịch sử thế giới từ
1917 đến 1945.
- Học theo từng chủ đề cụ thể...
- Tập hợp những nhóm sự kiện có liên quan với nhau...
- Về kiến thức: Ngoài việc yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa, thì học sinh còn phải đọc và biết thêm các loại sách tham khảo,
nâng cao... Lưu ý các dạng bài tập hiểu bản chất sự kiện, bài tập so sánh, bài tập theo chủ
đề... Với kì thi Đại học - Cao đẳng thì không chỉ thuộc bài là đủ. Vì vậy, cần phải có một
phương pháp học tập đúng đắn đó là trong quá trình học tập phải luôn đặt mình vào tình

10


huống có vấn đề để giải quyết tình huồng như: giải thích vấn đề này như thế nào? Dựa
vào đâu để chứng minh vấn đề này? Điểm giống và khác nhau giữa các vấn đề …
- Về kĩ năng: Đối với thi tốt nghiệp THPT thường chỉ yêu cầu với mức độ nhận biết,

thông hiểu và vận dụng, thì đối với thi Đại học- Cao đẳng còn đòi hỏi học sinh phải biết
phân tích, tổng hợp, đánh giá…
- Về rèn luyện phương pháp làm bài: Để bài thi đạt điểm cao, kĩ năng trình bày hết sức
quan trọng. Không đơn thuần chỉ trình bày nội dung như ở bài thi tốt nghiệp, mà ở đây
bài thi phải được trình bày khoa học, chặt chẽ, lô gích, có mở đầu, kết luận, phần chuyển
tiếp giữa các luận đề luận điểm. Ngôn ngữ trình bày phải khoa học, gãy gọn mang tính
đặc trưng bộ môn…Vì vậy hàng tuần, việc luyện tập làm phải được làm thường xuyên,
phải bố trí thời gian hợp lí và cân đối thời gian khi làm bài…

11


SỞ GDĐT HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT, BT THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
(Kèm theo Công văn số 482 /SGDĐT-GDTrH, ngày 09 tháng 4 năm 2012)
MÔN: ĐỊA LÝ
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2011 -2012 đạt kết quả tốt, Sở đã Công văn
chỉ đạo các trường THPT, các cơ sở giáo dục có hệ BT THPT tổ chức ôn tập.
Qua thực tế thanh tra, kiểm tra ở các đơn vị cho thấy việc tổ chức ôn tập của các
đơn vị đã được tiến hành thường xuyên, tích cực, chủ động. Tuy nhiên, vẫn có một số
giáo viên tổ chức ôn tập cho học sinh bằng việc dạy lại các kiến thức từng bài học một
cách sơ lược, ít hiệu quả, chưa chú ý rèn luyên kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat địa lý
Việt Nam, vẽ và nhận xét biểu đồ. Vì vậy, đối với môn Địa lý, các đơn vị cần tổ chức cho
học sinh ôn tập với định hướng và cách thức sau:
1. Bám sát Hướng dẫn của Bộ về chuẩn kiến thức và kĩ năng; chương trình
giảm tải để giảng dạy, luyện tập cho học sinh.
2. Bám sát Bộ đề ôn tập thi tốt nghiệp và đại học của Sở phát hành từ năm học
2009 - 2010 để luyện tập cho học sinh. Trên cơ sở các đề trong bộ đề, giáo viên hướng
dẫn học sinh luyện tập cách viết, qua đó để rèn luyện kĩ năng làm bài, củng cố kiến

thức, tập cho các em làm quen với cấu trúc đề thi của Bộ ban hành năm 2012. Đồng thời
tham khảo các đề thi tốt nghiệp của một số năm gần đây (tải đề và đáp án tại địa chỉ của
Bộ giáo dục: thi.moet.gov.vn).
3. Cách thức dạy:
3.1. Đối với lý thuyết:
- Không được học tủ, học lệch: Do cấu trúc đề thi môn Địa lý của Bộ Giáo dục ban hành
phủ toàn bộ chương trình, vì vậy khi ôn không nên bỏ bất cứ bài nào.
- Khi ôn tập cần lưu ý mấy điểm sau:
+ Bất kì bài học nào cũng nằm trong mối quan hệ với nhiều bài khác.
+ Không nên ôn theo kiểu đọc lần lượt từ đầu đến cuối bài vì như vậy ghi nhớ được rất ít.
Nên xem bài có bao nhiêu mục lớn, từng mục lớn có những mục nhỏ nào (SGK Địa lí thể
hiện rất rõ các tiêu mục này), trong các mục có những ý lớn nào, ý lớn bao gồm những ý
nhỏ
nào.
Ôn
theo
nguyên
tắc
từ
tổng
thể
đến
chi
tiết.
- Học bằng sơ đồ: Nên hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ. Có những cách lập sơ đồ khác
nhau.
- Số liệu trong địa lí rất nhiều, nếu không thể nhớ chính xác các số liệu thì có thể nhớ gần
đúng theo kiểu khoảng, gần bằng, lớn hơn….ví dụ: Dân số nước ta năm 2006 là 84 156
nghìn người thì chỉ cần trình bày hơn 84 triệu người hoặc gần 90 triệu người. Nên dùng
số liệu trong Atlat Địa lý Việt Nam để đỡ phải nhớ nhiều.

3.2. Đối với phần kĩ năng:
- Câu hỏi phần Atlat Địa lý Việt Nam: Ôn tập luôn gắn với Atlat Địa lí Việt Nam. Đây là
cuốn tài liệu quan trọng được phép mang vào phòng thi tốt nghiệp. Biết sử dụng Atlat thì
việc ôn tập trở nên rất nhẹ nhàng. Khi sử dụng cuốn tài liệu này cần lưu ý:
+ Cần nắm được cấu trúc của Atlat, việc xắp xếp các bản đồ như thế nào để khi học bài

thể
nhanh
chóng
tìm
đến
các
trang

liên
quan.
+ Nhớ các kí hiệu càng nhiều càng tốt để khi học không phải mở đi mở lại mất thời gian.

12


+ Phần bản đồ chủ yếu cho thấy sự phân bố theo không gian của các đối tượng địa lí. Chú
ý tới nền màu bản đồ, các kí hiệu và các biểu đồ trong các tỉnh, vùng. Phần biểu đồ ngoài
bản đồ cho biết tình hình phát triển, sự thay đổi, quy mô, cơ cấu ...đối tượng.
+ Tuỳ theo bài học, câu hỏi của đề ra mà sử dụng một hay nhiều bản đồ. Thông thường là
phải dùng nhiều trang trong đó có trang chủ đạo của nội dung bài.
- Câu hỏi vẽ, nhận xét, giải thích:
+ Cần hướng dẫn cách nhận dạng các loại biểu đồ, kĩ thuật vẽ biểu đồ đảm bảo tính chính
xác, thẩm mỹ, trực quan, điền các thông tin đầy đủ.
+ Phần nhận xét bảng số liệu và biểu đồ Bảng số liệu thường có các tiêu chí hàng dọc,

hàng ngang, dựa vào đây đưa ra các ý cần nhận xét căn bản, bao quát toàn bộ số liệu, chú
ý tới các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, những đột biến.Từ đó đưa ra các ý nhận
xét theo nguyên tắc từ khái quát đến cụ thể.
+ Phần giải thích (nếu đề yêu cầu) chỉ cần giải thích những vấn đề đã nhận xét. Tuỳ từng
đề mà có thể nhận xét đến đâu giải thích đến đấy hoặc nhận xét xong mới giải thích sau.
4. Giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh để có những cách dạy thích hợp, có
hiệu quả; phải kiểm soát được kết quả luyện tập và sự chuyển biến, tiến bộ của từng học
sinh. Kết thúc đợt ôn tập cần có bài kiểm tra tổng hợp với cấu trúc, mức độ kiến thức của
kỳ thi./.

13


SỞ GDĐT HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
(Kèm theo Công văn số 482 /SGDĐT-GDTrH, ngày 09 tháng 4 năm 2012)
MÔN: TIẾNG ANH
I. Ôn luyện kiến thức cho học sinh
Đối với môn Ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, giáo viên cần nắm
vững cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục ban hành cũng như các chủ điểm của SGK. Đề thi
hàng năm thể hiện rất rõ những vấn đề cơ bản như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu
và kỹ năng viết.
1. Phần phát âm
Giáo viên nên ôn lại cách đọc từ mới ở phần Glossary, vừa kết hợp ôn từ mới, vừa
luyện và ghi nhớ cách phát âm cũng như cách đánh trọng âm cho học sinh.
Đối với phần đánh trọng âm chỉ nên dạy cho học sinh các quy luật đơn giản và
phổ biến nhất sau đó áp dụng cho các em luyện tập ngay các từ có ở SGK.
Đối với phần phát âm các phần gạch chân cần luyện các âm đã học xuyên suốt cả
chương trình, chú ý các âm khó như: ed, s ….

2. Phần ngữ pháp, từ vựng
Nắm vững các hiện tượng ngữ pháp thông qua các bài tập đã được sách giáo khoa
cung cấp như phần Language Focus: các loại bài chia động từ theo các thì, qui tắc phù
hợp về thì, câu chủ động, bị động, các loại câu và cách kết hợp các loại câu cơ bản .........
Sau khi lọc ra được các phần ngữ pháp có ở SGK và nằm trong vùng thuộc hạn
chế theo yêu cầu của Bộ, giáo viên tiến hành ôn lại từng phần và kết hợp luyện tập cho
học sinh.
Về từ vựng và cấu trúc từ cần đọc lại các các bài khóa ở SGK đặc biệt là sách lớp
12, Chọn các cấu trúc, cách diễn đạt khó để cung cấp cho học sinh.
Cần cung cấp cho học sinh một số thuật ngữ như: Từ đồng nghĩa, Trái
nghĩa......bằng tiếng Anh
3. Phần đọc hiểu
Giáo viên nên ôn tập phần đọc hiểu cho học sinh theo chủ đề liên quan đến các
chủ điểm của SGK. Mỗi một chủ đề đều cung cấp cho người học một số lượng từ đủ để
đọc hiểu một đoạn văn tương tự theo chủ đề đó. Trong thiết kế bài đọc hiểu các câu hỏi
phải đúng với đề tốt nghiệp hàng năm của Bộ.
Khi Làm bài thi: Chú ý các câu hỏi có từ “EXCEPT” hoặc “NOT”
4. Phần viết
Tập trung luyện tập cho học sinh các dạng viết lại câu hoặc hoàn thành câu với từ
cho sẵn sử dụng các quy luật ngữ pháp như: Câu điều kiện, Câu tường thuật, so sánh,
mệnh đề quan hệ ……
II. Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài trắc nghiệm
1. Đọc đề bài

14


Ngay khi nhận đề thi, học sinh nên đọc lướt toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài
phút, dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi hoặc các loại bài
như xác định cách phát âm, tìm đúng dạng của từ, tìm lỗi sai trong câu....

2. Xác định loại bài
Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm.
Nhóm 1: là câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được ngay (ví dụ như cách chia
động từ khi có điểm thời gian xác định, các giới từ quen thuộc đi với động từ hoặc tính
từ, xác định mạo từ...).
Nhóm 2: là những câu hỏi hoặc vấn đề cần phải tính toán và suy luận (thường thể
hiện trong các bài đọc hiểu, tìm thông tin đúng hoặc sai, hoặc suy diễn để tìm ý chính cho
đoạn văn..).
Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì học
sinh cần đọc kỹ lại và dành thêm thời gian để lựa chọn cho đúng.
3. Phương pháp loại trừ
Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai
và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại.
Thường trong bốn phương án của mỗi câu hỏi, chắc chắn đã có hai phương án loại
bỏ ngay và chỉ để ý hai phương án còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả
lời chính xác và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.
Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại
quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án, nên dùng phương
pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.
Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời
được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, học sinh có thể
trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.
4. Chú ý tới vấn đề thời gian
Các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất. Không nên mất nhiều thời gian
vào những câu hỏi mà mình không rõ./.

15




×