Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

GDTH KHAN Yeu cau cung cap thong tin ve giao duc dao duc trong truong tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.32 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Số:12 /PGDTH
V/v cung cấp thông tin về giáo dục
đạo đức trong trường tiểu học.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 4 năm 2013

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.
Để cung cấp thông tin cho Văn phòng Chính phủ về “ Công tác giáo dục đạo
đức trong trường phổ thông” theo tinh thần công văn số 411/VPCP-TH, ngày
01/4/2013, yêu cầu các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố tổng hợp tình hình
dạy đạo đức cấp tiểu học với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO
Thông qua báo cáo về thực trạng công tác giáo dục đạo đức trong các nhà
trường tiểu học để làm cơ sở để Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo Lãnh đạo Nhà
nước về vấn đề “ Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông”.
II. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Về chương trình giáo dục đạo đức học đường đối với học sinh tiểu học.
a) Công tác quản lý, chỉ đạo việc giảng dạy môn học.
- Vị trí của môn học giáo dục đạo đức cho học sinh trong tổng thể chương
trình giảng dạy của nhà trường.
- Việc bố trí giáo viên giảng dạy môn học: Giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên
đúng chuyên môn
b) Chương trình giảng dạy môn học “ Giáo dục đạo đức” cho học sinh.
- Chương trình trong năm học của cấp học (tỷ lệ % trong tổng số tiết học);
- Thời gian biểu, số tiết học trong tuần và công tác kết hợp giảng dạy môn
học với các hoạt động khác của nhà trường.


c) Phương pháp giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh:
- Dạy học trên lớp, đi thực tế, ngoại khoá; dạy theo phương pháp tình huống,
thảo luận nhóm về các tình huống giao tiếp, các hành vi đạo đức...vv
- Những sáng kiến mới, điển hình về phương pháp giảng dạy đạo đức cho
học sinh;
- Các vấn đề có liên quan: Giáo cụ trực quan, phòng truyền thống nhà
trường, trang thiết bị phục vụ giảng dạy...;


2. Đánh giá về thực trạng đạo đức của học sinh tiểu học trên địa bàn. (phần
này thông tin càng chi tiết càng tốt).
- Đánh giá tình hình chung; tổng hợp số liệu ( Tỷ lệ % học sinh ngoan, học
sinh hạnh kiểm khá, trung bình, kém).
- Phân tích, phân loại tỷ lệ tình hình đạo đức học sinh theo xuất thân gia
đình, cha mẹ của học sinh là (i) cán bộ công chức, viên chức, (ii) doanh nhân, làm
ở doanh nghiệp, (iii) nông dân, công nhân, (iv) ngành nghề khác.
3. Về mối quan hệ trong nhà trường, gia đình và các cơ quan, đoàn thể trong
việc giáo dục đạo đức học đường.
- Quan niệm, nhận thức của địa phương về nguyên lý giáo dục toàn diện kết
hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức học đường cho
học sinh tiểu học trên địa bàn;
- Phân tích những mối quan hệ nhân quả, những bài học, sáng kiến thành
công, cũng như tồn tại, hạn chế trong việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia
đình và xã hội (cơ quan, đoàn thể...vv.) trong giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ
năng sống cho học sinh.
4. Những đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước, với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, với chính quyền địa phương: (về chương trình môn học, chính sách, chế độ, về
đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy; về trang thiết bị, giáo cụ trực
quan...phục vụ giảng dạy môn học đạo đức đối với học sinh tiểu học.
5. Phụ lục, bảng biểu (nếu có)

Các phòng GD&ĐT hoàn thành chậm nhất ngày 12/4/2013 và gửi về phòng
GDTH, Sở GD&ĐT (theo địa chỉ email: ) để tổng hợp báo
cáo Chính phủ theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
-

Như trên;
Giám đốc, các Phó Giám đốc;
Trang Web của Sở;
Lưu: GDTH.

TRƯỞNG PHÒNG
(đã ký)

Nguyễn Hồng Tư



×