Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GDMN V v gop y Du thao QC to chuc va hoat dong cua truong MN trong diem huyen thi xa thanh pho tinh HT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.41 KB, 11 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:520/SGDĐT-GDMN

Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 5 năm 2013

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

V/v góp ý DT QC tổ chức và hoạt
động của trường MN trọng điểm
huyện, thị xã, thành phố tỉnh HT.

Kính gửi: Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Ban
Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng GDĐT đến năm 2015
và những năm tiếp theo, Sở đã có Dự thảo "Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường mầm non trọng điểm cấp huyện, thị xã, thành phố tỉnh Hà Tĩnh" (Bản Dự
thảo được đăng tải trên trang tin điện tử của Sở: hatinh.edu.vn).
Để hoàn chỉnh Quy chế trình UBND Tỉnh ra quyết định ban hành, Sở yêu
cầu các phòng GDĐT tổ chức góp ý kiến vào Dự thảo và tổng hợp các ý kiến bằng
văn bản gửi về Sở trước ngày 25/5/2013 (qua Phòng Giáo dục mầm non) và hộp
thư điện tử: ;
Nhận được Công văn này, yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã,
thành phố triển khai và thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- Website của Sở;


- Lưu: VT, GDMN.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Nguyễn Thị Hải Lý


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(DỰ THẢO)
QUY CHẾ
Công nhận trường Mầm non trọng điểm
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2013/QĐ-UBND ngày tháng năm 2013
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường mầm non (MN)
trọng điểm bao gồm: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và trẻ; tuyển sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục; khen thưởng và kỷ luật.
2. Quy chế này áp dụng đối với trường mầm non trọng điểm, thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân, loại hình công lập, thuộc các huyện, thị xã, thành phố (sau đây

gọi chung là trường MN trọng điểm).
3. Trường MN trọng điểm được tổ chức và hoạt động theo các quy định tại
Điều lệ trường mầm non, các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 2 theo quyết định Số: 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/07/2008 và các quy
định tại Quy chế này.
Điều 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non trọng điểm
1. Mục tiêu của trường MN trọng điểm là đi đầu trong việc đổi mới thực hiện
chương trình giáo dục mầm non, Phát triển tối đa khả năng của từng cá nhân trẻ
trong các lĩnh vực phát triển:
a) Hỗ trợ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình, những năng khiếu, kỹ năng
và cá tính, nuôi dưỡng lòng tự trọng, khả năng độc lập của mỗi trẻ, quan điểm coi
trẻ là chủ thể của mọi hoạt động chính, tạo nhiểu cơ hội để trẻ tư duy sáng tạo và
khám phá;
b) Tổ chức các hoạt động theo nhóm tạo cơ hội để trẻ hợp tác và chia sẻ, nhằm
đáp ứng với sự phát triển của trẻ trong thời kỳ hội nhập;
c) Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện mang tính chất mở, đảm
bảo các lĩnh vực giáo dục phát triển, phù hợp với vùng miền, các sự kiện, văn hóa
đặc trưng của địa phương.
2. Trường mầm non trọng điểm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Điều lệ trường mầm non và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức các hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm
non của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nội dung giáo dục trẻ dành cho trường MN
trọng điểm;
2


b) Là cơ sở giáo dục chất lượng cao để các cơ sở giáo dục mầm non, vận dụng
phù hợp, hiệu quả trong công tác quản lý, hoạt động giáo dục, kiểm tra đánh giá;
xây dựng môi trường giáo dục; các chương trình hội lễ, dạo thăm; giáo dục kỹ
năng sống, ngoại ngữ, tin học cho trẻ và lồng ghép các hoạt động giáo dục khác

phù hợp đúng quy định;
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng theo quy định
của trường mầm non hạng 1, hợp lý về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; sử
dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại;
d)
Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, năng khiếu cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để
đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ trường MN trọng điểm;
e) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các trường cao đẳng, đại
học, các cơ sở giáo dục, các chuyên gia nghiên cứu về tâm sinh lý và giáo dục trẻ,
để nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục của nhà trường;
f) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học hiện đại của nhà trường;
g) Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
phục vụ cho công tác quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá chất lượng của nhà
trường;
h) Tổ chức và quản lý hoạt động bán trú trong trường mầm non;
i) Hàng năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi có hiệu
quả.
Điều 3. Hệ thống trường mầm non trọng điểm và cơ quan quản lý
1. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có một trường MN trọng điểm;
2. Tên gọi của trường MN trọng điểm: Trường MN + Tên riêng (tên danh nhân
của địa phương hoặc địa danh trường đóng).
3. Trường MN trọng điểm do phòng GDĐT quản lí.
Điều 4. Chính sách đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
1. Ưu tiên bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
của nhà trường;
2. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh phí
chi thường xuyên như: Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời, mua

sắm đồ dùng, đồ chơi, đày đủ góc hoạt động theo các lĩnh vực phát triển, nhằm
thực hiện hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.
Điều 5. Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Ngoài các chế độ, chính sách quy định hiện hành của Nhà nước đối với cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên, tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế của địa
3


phương, nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố,
thị xã có thể quy định thêm một số chính sách nhằm:
- Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên được đi đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
- Khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên có thành tích xuất sắc trong quản lý,
dạy học; tặng quà cho các cháu đạt xuất trong các hội thi ...
Điều 6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng , đồ chơi
Trường MN trọng điểm được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như các trường
MN theo quy định đối với trường đạt chuẩn quốc gia mức 2, ngoài ra còn phải bảo
đảm các quy định sau:
1. Diện tích, khuôn viên nhà trường:
a) Đảm bảo diện tích mặt bằng xây dựng trường, bình quân 20 m2/trẻ;
b) Diện tích sân vườn bằng 50% tổng diện tích khu đất tạo không gian chơi
ngoài trời, có quy hoạch, thiết kế phù hợp. Sân chơi có tính đến yếu tố dành cho trẻ
khuyết tật;
c)Khuôn viên nhà trường thiết kế có vườn cổ tích, sân chơi an toàn giao
thông, một số công trình vui chơi ngoài trời khác…các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
đa dạng, phù hợp với sự phát triển của trẻ;
d) Các khu chơi ngoài trời có không gian, ánh nắng và bóng râm, có quy hoạch
trồng các loại rau (theo mùa), cây xanh bóng mát, các loại hoa, cây cảnh, cây
thuốc nam, có kích thước, hình dáng, màu sắc khác nhau…(có ít nhất 5 loại cây
ăn quả) có không gian nhỏ cho trẻ chơi một mình, nhóm nhỏ và các hoạt động yên

tĩnh;
g) Các công trình vui chơi các loại cây, con phải tuyệt đối an toàn, khu cho trẻ
chơi đất, cát, nước hàng năm được kiểm tra độ an toàn môi trường như chì và các
chất ô nhiễm khác;
h) Có quy hoạch góc nuôi các con vật;
2. Phòng học: Cần được thiết kế để giảm tiếng ồn bên trong và bên ngoài;
3. Phòng vệ sinh: Lắp đặt các thiết bị vệ sinh, kích thước phải tính đến yếu tố
dành cho trẻ khuyết tật;
4. Xây dựng phòng thư viện: Diện tích đảm bảo (có phòng kho 40 m2, phòng
đọc cho giáo viên, phụ huynh và học sinh 60 m2), trang bị bàn ghế đúng quy cách,
có đủ sách theo các chủ đề, đa dạng các loại sách cho GV, cha mẹ và trẻ, có máy
tính kết nối internet;
5.Trang thiết Hệ thống phòng chức năng, phòng học, nhà bếp:
Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn thiết bị đồng bộ và hiện đại phục vụ việc chăm
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ, nghiên cứu khoa
học của giáo viên;
4


6. Phòng sinh hoạt các tổ chuyên môn:
Mỗi tổ chuyên môn có một phòng sinh hoạt ( tổ mẫu giáo và nhà trẻ). Ngoài hệ
thống bàn ghế làm việc, tủ đựng các loại hồ sơ chuyên môn cần được trang bị máy
tính kết nối internet, các phương tiện phục vụ việc trao đổi chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề...;
7. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi:
- Đầu tư theo các dạnh mục được quy định trong Thông tư Bộ Giáo dục và
Đào Tạo Số: 02/2010/TT-BGDĐT ngày11 tháng 2 năm 2010;
- Tạo nguồn học liệu từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, sáng
tạo các loại đồ chơi khác mang tính chất mở, phù hợp chủ đề, nhằm tạo cơ hội cho
trẻ được tham giá khám phá, hoạt động trải nghiệm ... thực hiện có hiệu quả

chương trình giáo dục mầm non.
Chương II
TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MẦM NON TRỌNG ĐIỂM
Điều 7. Tổ chức và quản lí
1. Ban giám hiệu đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường; phân định rõ
ràng về trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ quản lý.
a) Có năng lực quản lí toàn diện: giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm và uy tín
trong công tác quản lí chỉ đạo, có hiểu biết pháp luật, có mối quan hệ xã hội;
b) Có tình cảm yêu nghề, yêu trẻ, trung thực, chân thành, có tinh thần đoàn kết
nội bộ;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và chỉ đạo
chuyên môn;
d) Biết đón đầu những vấn đề mới, kịp thời điều chỉnh hoạt động quản lí nhà
trường phù hợp với sự thay đổi;
e) Chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách sáng tạo, linh
hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
J) Phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ quản lý.
2. Nhà trường có biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên.
b) Có biện pháp nhằm duy trì và ổn định đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng
yêu cầu của nhà trường, khả năng sử dụng ngoại ngữ phục vụ cho công tác CSGD
trẻ (Tối thiểu 30% giáo viên);
c) Có biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân
viên toàn trường.
3. Nhà trường tổ chức và quản lí các hoạt động theo hướng chuẩn hóa, công
khai hóa và dân chủ.

5


a)Tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn, hoạt động hành chính, hoạt

động tài chính trong nhà trường theo hướng chuẩn hoá, công khai hoá, quy chế dân
chủ, kiểm tra nội bộ;
b) Nhà trường chủ động trong việc thực hiện chương trình GDMN, có nhiều
loại hình dịch vụ khác nhau để thoả mãn nhu cầu phụ huynh và có nhiều hoạt động
ngoại khoá cho trẻ. Trong chương trình dành thời gian cho trẻ làm quen với ngoại
ngữ và tin học.
4. Nhà trường quản lí cơ sở vật chất và tài chính có hiệu quả.
a) Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm
sóc giáo dục (CSGD) trẻ;
b) Đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo hình ảnh và ấn
tượng riêng của nhà trường. Xây dựng môi trường giáo dục đa dạng, phong phú
đảm bảo cho việc thực hiện chương trình GDMN;
c) Có những giải pháp và kế hoạch thực hiện công tác tài chính, đảm bảo sự
phân bổ, sử dụng đúng nguyên tắc tài chính, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả.
5. Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên.
a) Hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp
vụ, ngoại ngữ và tin học, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng
trong đội ngũ nhà giáo. Hàng năm có ít nhất 25% số giáo viên toàn trường có đề tài
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hoặc sáng kiến kinh nghiệm được xếp từ
bậc 4 cấp tỉnh trở lên (công nhận mới và kết quả bảo lưu);
b) Tổ chức định kỳ các hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề;
c) Có chương trình hợp tác, trao đổi học tập kinh nghiệm CSGD trẻ điển hình
tiên tiến;
d) Có biện pháp khuyến khích đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia các hoạt động
chuyên môn bên ngoài nhà trường.
6) Nhà trường hàng năm tham gia tham mưu với chính quyền địa phương thực
hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi trên địa bàn.
7. Nhà trường có qui tắc quan hệ ứng xử phù hợp
a) Nhà trường có qui tắc ứng xử với đồng nghiệp
b) Nhà trường có qui tắc ứng xử với trẻ

c) Nhà trường có qui tắc ứng xử với phụ huynh và cộng đồng
Chương III
CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ TRẺ
Điều 8. Hiệu trưởng

6


Ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ
trường MN, hiệu trưởng trường MN trọng điểm có tiêu chuẩn, nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
1. Có bằng từ Đại học chuyên ngành MN trở lên; hàng năm được xếp loại xuất
sắc theo quy định của Chuẩn hiệu trưởng trường MN do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành;
2.Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của trường MN trọng
điểm theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy chế này;
3. Chủ động trong việc đề xuất tuyển dụng, bố trí giáo viên, nhân viên; tham
mưu cho trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuyên chuyển giáo viên, nhân viên
không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường MN trọng điểm sang cơ sở
giáo dục khác; mời các chuyên gia tư vấn; cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ;
4.Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng; được tham gia các khoá đào tạo, bồi
dưỡng để có khả năng sử dụng được tin học và ít nhất một ngoại ngữ, đạt tiêu
chuẩn theo qui định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này.
Điều 9 . Phó Hiệu trưởng trường MN trọng điểm
Ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ
trường MN, phó hiệu trưởng trường MN trọng điểm còn phải bảo đảm các quy
định sau:
1. Có bằng từ Đại học MN trở lên; hàng năm được xếp loại xuất sắc theo quy
định của Chuẩn phó hiệu trưởng trường MN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

2. Giúp hiệu trưởng (theo phần việc được phân công) tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của trường MN trọng điểm quy định tại khoản 2,
Điều 2 Quy chế này;
c) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng; được tham gia các khoá đào tạo, bồi
dưỡng để có khả năng sử dụng được tin học, ít nhất một ngoại ngữ và đạt tiêu
chuẩn theo qui định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
Điều 10. Bố trí giáo viên, nhân viên nhà trường
1. Giáo viên:
- Ưu tiên những giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi qua các hội thi
cấp huyện, thị, thành phố, cấp tỉnh; có năng lực chuyên môn vững vàng;
- Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác CSGD trẻ hiệu quả, sáng tạo
trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ;
- Có biện pháp chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ
tự kỷ, trẻ khuyết tật (nếu có);
- Có biện pháp phối hợp với gia đình trẻ, duy trì thông tin hai chiều thường
xuyên, liên tục;
7


- Chủ động, tích cực tham gia vào việc xây dựng kế hoạch CSGD trẻ, kế hoạch
chi tiêu của nhà trường;
a) Nhà trẻ:
- Từ 3 đến 12 tháng tuổi: 10 -15 cháu/nhóm/ 2 GV + 1 bảo mẫu
- Từ 13 - 24 tháng: 15-20 cháu/ nhóm/ 2 GV + 1 bảo mẫu
- Từ 25 - 36 tháng: 20-25 cháu/nhóm / 2 GV
b) Mẫu giáo:
- MG bé: 20-25 cháu/lớp/ 2 GV
- MG nhỡ: 25-30 cháu/lớp/ 2 GV
- MG lớn: 30 - 35 cháu/lớp/ 2 GV
c) Giáo viên phụ trách phòng nghệ thuật: 1 giáo viên, có trình độ trung cấp âm

nhạc trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ giáo dục MN hoặc có trình độ
đại học MN;
- Giáo viên phụ trách phòng nghệ thuật phải có năng lực thực tế (Biết đánh
đàn, dàn dựng múa, xây dựng kịch bản hội lễ)
d) Phụ trách phòng học vi tính (Kidsmart): 1 giáo viên thành thạo về ứng dụng
công nghệ thông tin, có bằng từ cao đẳng tin học trở lên.
2. Nhân viên đủ số lượng theo quy định, có tinh thần trách nhiệm cao, có
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Bác sỹ/y sỹ phụ trách phòng y tế của trường có khả năng tham gia quản lý
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tư vấn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ
cho các bậc phụ huynh;
- Nhân viên nấu ăn được đào tạo nấu ăn cho trẻ mầm non có bằng từ trung cấp
trở lên;
- Phụ trách phòng thư viện: 1nhân viên có bằng thư viện từ trung cấp trở lên.
Điều 11. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giáo viên
Ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ trường
MN, tại trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2, giáo viên trường MN trọng điểm có
tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền sau:
1. Xếp loại khá trở lên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường MN
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chấp hành phân công của hiệu trưởng trong tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ của trường trọng điểm quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy
chế này nhằm đạt được mục tiêu của trường MN trọng điểm;
2.Tự xây dựng kế hoạch, trình hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện nhiệm vụ
thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để có
khả năng sử dụng được tin học, thiết bị dạy học hiện đại và ít nhất một ngoại ngữ
và đạt tiêu chuẩn theo qui định tại khoản 1 Điều này;
8


3. Hàng năm có ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

hoặc một sáng kiến kinh nghiệm được xếp từ bậc 3 cấp huyện trở lên;
4. Được khen thưởng khi đạt thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ; Được nhà trường và các cơ quan quản lý tạo điều kiện để tham gia các
lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 12. Nhiệm vụ và quyền của trẻ em
Ngoài các nhiệm vụ và quyền của trẻ em quy định tại Điều lệ trường MN, trẻ
còn có nhiệm vụ và quyền sau đây:
- Được chia sẽ những cảm xúc vui, buồn với mọi người;
- Được đòi hỏi người lớn về những nhu cầu mà trẻ mong muốn (theo hướng
tích cực);
- Biết chia sẽ, hợp tác với bạn bè trong đồ chơi và trò chơi;
- Biết tự bảo vệ mình và tránh xa những nơi nguy hiểm (Đối với trẻ 5 tuổi biết
đoán trước được những điều nguy hiểm sắp, (có thể xẩy ra);
- Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định đối với trẻ trường MN trọng
điểm;
- Những trẻ đạt bé khỏe bé ngoan, hoặc các hội thi dành cho bé đạt giải xuất
sắc được nhà trường, ngành giáo dục, chính quyền địa phương tố chức phát
thưởng.
Chương IV
TUYỂN SINH VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Điều 13. Công tác tuyển sinh
1. Kế hoạch tuyển sinh
a) Hiệu trưởng trường MN trọng điểm xây dựng chỉ tiêu và kế hoạch cần tuyển
sinh cho năm học mới, về số lượng trẻ cần tuyển trong từng độ tuổi, trình phòng giáo
dục và đào tạo (đơn vị quản lý trường MN trọng điểm) phê duyệt;
b) Nhà trường thông báo kế hoạch tuyển sinh đến tận các khối phố, tổ, xóm
trên địa bàn (bằng văn bản và trên phương tiện thông tin đại chúng) trước ít nhất 30 ngày
tính đến ngày tuyển sinh vào trường.
2. Đối tượng tuyển sinh.
Trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo được quy định tại điều tại điều lệ trường

MN.
3. Hồ sơ tuyển sinh gồm:
- Đơn xin học
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ (Bản khai sinh chính để đối chiếu)
- Hộ khẩu thường trú tại phường, xã, thị trấn, phô tô công chứng (Hộ khẩu chính để
đối chiếu). 4. Ảnh 4x6 cm: 02 cái.
9


- giấy chứng nhận sức khoẻ
4. Căn cứ tuyển sinh.
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục của năm học đã được Phòng Giáo dục và
Đào tạo duyệt
- Căn cứ vào số trẻ đã có trong nhà trường
- Căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ, cơ sở vật chất và số lượng phòng học để huy
động trẻ vào trường
- Căn cứ Điều lệ Trường Mầm non để định biên số trẻ ở từng độ tuổi của một lớp.
5. Phương thức tuyển sinh: Phương thức xét tuyển.
6. Đối tượng xét tuyển.
+ Có hộ khẩu trên địa bàn
+ Có giấy khám sức khoẻ của cơ sở y tế
+ Trẻ có khuyết tật ở mức độ nhẹ
+ Trẻ không bị nhiểm các bệnh ngoài da gây lây nhiểm, lan truyền
+ Trẻ không bị các bệnh mản tính có thể gây tử vong đột xuất
+ Trẻ có độ tuổi trong kế hoạch của trường cần tuyển.
7. Nguyên tắc tuyển sinh.
Nhà trường ra quyết định ban hành Quy chế tuyển sinh, quyết định thành lập
hội đồng tuyển sinh.
Điều 14. Kế hoạch hoạt động và giáo dục của nhà trường
1. Nhà trường có kế hoạch hoạt động, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn, giám

sát và đánh giá thực hiện kế hoạch.
a, Nhà trường có kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn;
b, Có sự tham gia xây dựng kế hoạch của cán bộ giáo viên và phụ huynh;
c, Có sự cam kết thực hiện kế hoạch của cán bộ nhân viên toàn trường;
d, Nhà trường có biện pháp tổ chức và hướng dẫn thực hiện kế hoạch có hiệu
quả.
e, Nhà trường có biện pháp giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch.
2. Hoạt đông giáo dục của nhà trường được định kỳ đánh giá và sửa đổi
a, Hoạt động giáo dục của nhà trường được định kỳ đánh giá (giữa kì I, cuối kì
I, giữa kì II và cuối năm học), kết quả đánh giá được lưu giữ hàng năm;
b, Hoạt động giáo dục của nhà trường được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn
từng giai đoạn.

10


- Ngoài việc tổ chức các hoạt động giáo dục quy định tại Điều lệ trường MN,
nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục của
trường MN trọng điểm trong (khoản 1 điều 2 của quy chế này).
Điều 15. Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục
Việc đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trường MN trọng điểm được
thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 16. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường MN trọng điểm được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và
Ngành giáo dục.
Điều 17. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của

trường trọng điểm bị xử lý tùy từng mức độ theo quy định của pháp luật.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường MN trọng
điểm của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng đề án thành
lập trường MN trọng điểm; xác định và ban hành quyết định thành trường MN
trọng điểm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ban hành các chính sách đặc thù đối
với trường MN trọng điểm; chỉ đạo sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên và các nhiệm vụ khác theo các quy định hiện hành.
Điều 19. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố,
thị xã triển khai việc thành lập các trường MN trọng điểm; hướng dẫn và kiểm tra
các hoạt động giáo dục tại các trường MN trọng điểm./.

Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH

- Sở GD&ĐT;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Ban VH-XH HĐND Tỉnh;
- Lưu: VT, VP.

11



×