Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HD chuong trinh cong tac Vi su tien bo phu nu nganh Giao duc va Dao tao Ha Tinh nam hoc 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.25 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
BAN VÌ SỰTIẾN BỘ PHỤ NƯ

Số: 1262/HD-VSTBPN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 10 năm 2013

HƯỚNG DẪN
Chương trình công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ
ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh năm học 2013 - 2014
Thực hiện Công văn số 1840/BGDĐT-TCCB ngày 21/3/2013 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn chương trình công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ
(VSTBPN) – năm 2013, Quyết định số 3020 /QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược
Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2020, Kế hoạch hành động
VSTBPN ngành GDĐT Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020, Ban VSTBPN ngành GDĐT Hà
Tĩnh hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN năm học
2013 - 2014 như sau:
I. Tổ chức và hoạt động.
1. Kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ.
Các cơ quan quản lý giáo dục, các đơn vị sự nghiệp giáo dục (sau đay gọi chung là
đơn vị) kiện toàn tổ chức Ban VSTBPN của đơn vị (nếu có biến động về nhân sự), yêu
cầu Trưởng ban phải là đồng chí Thủ trưởng đơn vị.
Trưởng ban phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên; yêu cầu xây
dựng kế hoạch cụ thể để lồng ghép chương trình VSTBPN và bình đẳng giới vào nhiệm
vụ năm học từng đơn vị, địa phương.
2. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phụ nữ và bình đẳng giới.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 09/3/2012 của Bộ


trưởng Bộ GDĐT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành giáo
dục giai đoạn 2012-2015; cụ thể hóa đối với mỗi địa phương, đơn vị; tổ chức sơ kết giữa
kỳ về việc thực hiện kế hoạch hành động.
- Triển khai tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động nữ trong Bộ
Luật Lao động (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 và các Nghị định, Thông tư hướng
dẫn thực hiện quy định pháp luật về lao động nữ đến tận cán bộ quản quản lý, giáo viên,
nhân viên các đơn vị;
- Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về giới,
trách nhiệm với nữ giới, giúp các em học sinh là nữ lớp 9, lớp 12 lựa chọn nghề làm,
trường học phù hợp giới tính nữ, nhận thức đúng đắn về dân số - sức khỏe sinh sản (chú ý
lứa tuổi vị thành niên) vận động và giám sát việc thực hiện cam kết về chính sách dân số
- kế hoạch hóa gia đình, giáo dục phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt
là trẻ em gái; chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội và an toàn giao
thông trong giáo viên, học sinh; các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em gái....
1


- Tuyên truyền về vai trò, vị trí người phụ nữ trong gia đình, trong cộng đồng dân
cư, trong cơ quan, đơn vị, trong từng ngành nghề; đặc biệt là ngành giáo dục - đào tạo,
trong các đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, nghề nghiệp ....
- Tiếp tục triển khai kế hoạch hoạt động Tiểu Đề án 2 “Tuyên truyền, giáo dục
phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong
trường học giai đoạn 2012-2015”, tập trung vào các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng, chỉ đạo các mô hình điểm theo tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tổ chức
sơ kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng nhân tố tích cực;
+ Phối hợp tích cực giữa các nhà trường và cơ sở giáo dục trên địa bàn để triển
khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất người phụ nữ Việt nam “Anh
hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” trong học sinh, đặc biệt là học sinh cấp THCS,
THPT;
+ Chỉ đạo hưởng ứng các cuộc thi của các cấp hội phụ nữ phù hợp với lứa tuổi, có

tác dụng tuyên truyền, giáo dục tích cực;
+ Kiểm tra việc thực hiện Tiểu Đề án 2, lồng ghép nội dung kiểm tra thực hiện kế
hoạch bình đẳng giới, thực hiện kế hoạch hoạt động VSTBPN tại đơn vị;
+ Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Tiểu Đề án 2 tại đơn vị.
3. Rà soát, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ dự nguồn, đương chức là nữ đối với
cán bộ quản lý lớp, chi đoàn/bộ phận/đơn vị/ngành/địa phương, tạo nguồn quy hoạch cán
bộ nữ cho các ban, ngành cấp huyện, tỉnh, trung ương theo quy định của cơ quan có thẩm
quyền gắn với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác thi đua khen thưởng, thực hiện chế
độ, chính sách đối với học sinh nữ, lao động nữ.
4. Tổ chức tốt công tác khám sức khỏe định kỳ cho nữ nhà giáo, lao động nữ, học
sinh nữ.
5. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về Ban
VSTBPN Ngành GDĐT (qua Văn phòng Sở).
6. Các mục tiêu chủ yếu:
- Có ít nhất 90% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nữ ổn định cuộc
sống tinh thần phù hợp lứa tuổi; được tạo điều kiện để công tác và học tập theo quy định
của pháp luật;
- Không có phụ nữ vi phạm chính sách DS-KHHGĐ (sinh con thứ 3 trở lên trái
quy định của pháp luật);
- Ngăn ngừa tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ngành giáo dục;
- Không có trẻ em gái bị xâm hại thể xác và tinh thần trong nhà trường và cơ sở
giáo dục;
- Thu hút 100 % cán bộ, giáo viên, học sinh nữ trong đơn vị tích cực hưởng ứng
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
- Có ít nhất 90% nữ nhà giáo, nhân viên trong các nhà trường và cơ sở giáo dục
được khám sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp.
2


II. Tổ chức thực hiện.

1. Trên cơ sở Hướng dẫn này, Ban VSTBPN của mỗi đơn vị tranh thủ sự quan tâm,
lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình
đẳng giới, xây dựng kế hoạch hoạt động VSTBPN toàn năm học, chú ý đến các điều kiện
đảm bảo thực hiện kế hoạch.
2. Xây dựng mối quan hệ lãnh đạo, phối hợp giữa Ban VSTBPN với cấp ủy Đảng,
Chính quyền, các đoàn thể chính trị trong đơn vị để thực hiện thống nhất sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, linh hoạt đối với hoạt
động VSTBPN, tạo điều kiện về thời gian và vật chất để Ban VSTBPN hoạt động thường
xuyên và hiệu quả.
3. Ban VSTBPN đơn vị cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Ban VSTBPN Ngành,
căn cứ tình hình thực tế từng đơn vị để đề ra chương trình hành động, mục tiêu cụ thể,
phù hợp đơn vị mình.
4. Tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc
thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình hành động VSTBPN và bình đẳng giới của
đơn vị. Ban VSTBPN đơn vị phải lưu giữ đầy đủ hồ sơ về tổ chức và hoạt động của Ban.
Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động VSTBPN tại đơn vị sẽ được tiến hành đồng thời
với thanh, kiểm tra toàn diện, chuyên đề hay đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm
quyền.
5. Ban VSTBPN các đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, tự xếp loại hoạt
động của mình, báo cáo kết quả về Ban VSTBPN Ngành đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Thành viên Ban VSTBPN Ngành;
- Trường THPT, PTDTNT Hương Khê;
- Trung tâm cấp tỉnh, cấp huyện;
- Phòng GDĐT cấp huyện;
- Lưu: VT, TCCB.

TRƯỞNG BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NƯ
(Đã ký)


GIÁM ĐỐC SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH
Trần Trung Dũng

3


4



×