Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GDTrH V v huong dan on tap thi vao lop 10 THPT mon Ngu van Toan va Lich su nam hoc 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.23 KB, 4 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 581/SGDĐT-GDTrH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 5 năm 2014

V/v hướng dẫn ôn tập thi vào lớp 10
THPT môn Ngữ văn, Toán
và Lịch sử năm học 2014-2015

Kính gửi:
- Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã và thành phố;
- Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú Hương Khê.
Thực hiện Công văn số 556/SGDĐT-GDTrH ngày 06 tháng 5 năm 2014
của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo các môn thi tuyển vào lớp 10
THPT năm học 2014-2015; để chuẩn bị tốt việc ôn tập cho học sinh các môn Ngữ
văn, Toán và Lịch sử thi tuyển vào lớp 10 THPT đạt kết quả tốt, Sở yêu cầu các
trường học tổ chức hướng dẫn ôn tập cho học sinh theo các nội dung sau:
I. Môn Ngữ văn
1. Yêu cầu ôn tập
- Trong quá trình giảng dạy và ôn tập, giáo viên và học sinh tuyệt đối không
được “dạy tủ”, “học tủ”.
- Cần kết hợp song hành giữa việc cung cấp, hệ thống kiến thức và rèn
luyện kĩ năng cho học sinh.
2. Nội dung, phương pháp ôn tập
- Nội dung chương trình thi được bao quát theo các phần Tiếng Việt, Làm
văn, Đọc hiểu văn bản (trong phần đọc - hiểu văn bản văn học chú ý cả văn bản


văn học Việt Nam và nước ngoài);
- Phần Tiếng Việt: giúp học sinh nắm được các khái niệm, đặc điểm của các
đơn vị kiến thức về tiếng Việt; chú trọng rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích và
vận dụng; khai thác ngữ liệu trong các văn bản SGK và cách thiết kế ngữ liệu của
giáo viên;
- Phần Tập làm văn: rèn cách thức sử dụng thao tác lập luận; kĩ năng nhận
diện, phân tích đề, kĩ năng xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận, kĩ năng viết
từng đoạn và liên kết các đoạn, kĩ năng vận dụng kiến thức cho phù hợp với đề, kĩ
năng dùng từ, diễn đạt…
- Đọc - hiểu văn bản: ôn tập về các thể loại văn bản, các phương diện thuộc
về nội dung và nghệ thuật của văn bản văn học; phân tích các cấp độ, bình diện
trong văn bản văn học; đọc-hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại…
- Khi ôn luyện cần đưa về các dạng đề. Mỗi dạng như vậy, giáo viên cần
hướng dẫn các học sinh luyện tập các thao tác cụ thể. Giáo viên dành thời gian
nhiều cho học sinh luyện tập, sau đây là gợi ý những nhóm, dạng đề cụ thể:
1


- Nghị luận xã hội:
+ Nhóm đề về những vấn đề xã hội (hiện tượng đời sống) đang được xã hội
quan tâm;
+ Nhóm đề về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lý;
+ Nhóm đề về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học;
- Nghị luận văn học:
+ Dạng trả lời câu hỏi về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm;
+ Dạng giải thích nhan đề một tác phẩm;
+ Dạng tóm tắt một tác phẩm tự sự;
+ Dạng cảm nhận, phân tích ý nghĩa một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong
tác phẩm văn học;
+ Dạng phân tích một đoạn thơ, văn;

+ Dạng cảm nhận, phân tích về một nhân vật, một tác phẩm…
+ Dạng phân tích về một vấn đề (giá trị) trong một tác phẩm…
II. Môn Toán
1. Yêu cầu ôn tập
- Cần căn cứ, bám sát vào phân phối chương trình môn Toán hiện hành của
Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo (trọng tâm là chương trình lớp 9) để ôn tập;
- Nội dung ôn tập cần bao quát các vấn đề liên quan, dạy các vấn đề nâng cao
phù hợp với mức độ thi vào lớp 10 sau khi học sinh đã đạt yêu cầu về Chuẩn kiến thức Kỹ năng, chú ý đầu tư các vấn đề trọng tâm, nhưng tránh học tủ, học lệch.
2. Mức độ cần đạt được về kiến thức và kĩ năng
- Về kiến thức: Trước hết, yêu cầu học sinh phải hiểu rõ những kiến thức cơ
bản trong chương trình, sách giáo khoa, sau đó mới dạy nâng cao theo mức độ từ
đơn giản đến phức tạp tùy theo từng đối tượng học sinh. Chú trọng ở các mức độ:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Không đưa vào các vấn đề quá khó, không thích
hợp với nội dung ôn thi vào lớp 10 THPT;
- Về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ
năng cơ bản thành thạo sau đó mới luyện các kỹ năng có mức độ cao hơn.
3. Phương pháp ôn tập
- Ôn theo 2 hình thức: Ôn tập theo chủ đề và ôn tập theo bộ đề;
- Khi ôn tập theo chủ đề, giáo viên lựa chọn chủ đề, ôn tập lý thuyết rồi lấy
các bài tập thích hợp trong bộ đề, trong các tài liệu để luyện tập. Cần phải bố trí
thời gian ôn tập hợp lý cho từng chủ đề;
- Khi ôn tập theo bộ đề, giáo viên có thể sử dụng các bộ đề ôn tập (lấy trong
Bộ đề của Sở, trong các tài liệu ôn tập thích hợp hoặc do giáo viên soạn thảo) một
cách có hiệu quả, tránh tình trạng ôn tập theo nội dung tự do không có căn cứ,

2


không có tính thiết thực. Giáo viên có thể sử dụng nguyên đề trong tài liệu, cũng
có thể lắp ghép, xáo trộn một cách thích hợp để có đề mới phù hợp với học sinh;

- Ngoài cách giải các bài toán trong tài liệu, đối với những học sinh khá
giỏi giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện thêm các cách giải khác;
- Giáo viên cần chú trọng vừa cho học sinh nắm được cách giải cụ thể từng
bài toán cơ bản, vừa biết cách khai thác để học sinh nắm được bản chất vấn đề để
từ đó giải được các bài toán tương tự. Tránh tình trạng làm bài nào chỉ biết cách
giải máy móc của bài đó;
- Cần phân loại đối tượng học sinh để có cách dạy phù hợp. Những em đã
nắm chắc kiến thức và làm bài tập thành thạo có thể tự ôn tập ở nhà. Cần dành
thời lượng thích đáng để quan tâm đúng mức những em có sức học xấp xỉ trung
bình, có thể có điều kiện phấn đấu vươn lên. Đối với những em này, cần luyện kĩ
những dạng toán rất cơ bản, có qui trình rõ ràng (có thể luyện đi, luyện lại nhiều
lần cho học sinh thành thạo);
- Tăng cường luyện kĩ năng trình bày bài làm cho học sinh. Uốn nắn, sửa chữa tỉ
mỉ, chu đáo từ câu chữ cho đến cách vẽ đồ thị, vẽ hình,... thông qua việc gọi học sinh
lên bảng trình bày bài làm hoặc làm bài kiểm tra, luyện viết trên lớp. Tránh tình trạng
trình bày vắn tắt, thiếu chi tiết làm mất điểm đối với các bài toán dễ.
III. Môn Lịch sử
1. Nội dung ôn tập
Nội dung ôn tập thi tuyển vào lớp 10 THPT môn Lịch sử chủ yếu trong
chương trình, sách giáo khoa lớp 9. Khi tổ chức ôn tập, giáo viên cần chú ý đầu tư
khắc sâu các kiến thức cơ bản, trọng tâm cho học sinh. Tuyệt đối không học tủ,
học lệch. Giáo viên cần chú ý đến văn bản Hướng dẫn điều chỉnh thực hiện nội
dung dạy học môn Lịch sử cấp THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo (kèm theo
Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo) để ôn tập có hiệu quả.
2. Mức độ, nội dung đề thi
- Mức độ đề thi: bao gồm đánh giá các cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận
dụng.
Đề thi yêu cầu đánh giá những hiểu biết về kiến thức lịch sử của Lịch sử
Việt Nam và Lịch sử thế giới; kỹ năng, năng lực và định hướng thái độ của học

sinh.
Trong một câu hỏi của cả phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam đều có
thể kiểm tra nhiều mức độ khác nhau (nhận biết, thông hiểu và vận dụng).
- Nội dung đề thi là những kiến thức cơ bản, trọng tâm lịch sử lớp 9 (không
ra đề vào những bài, mục, nội dung đã giảm tải), tập trung vào các sự kiện, hiện
tượng, biến cố, nội dung lịch sử cơ bản, trọng tâm đại diện cho từng giai đoạn
phát triển của Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.
3. Cấu trúc đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi
3


- Cấu trúc đề thi gồm có 2 phần:
+ Phần Lịch sử Việt Nam: 7 điểm, gồm 2 câu;
+ Phần Lịch sử thế giới: 3 điểm, gồm 1 câu;
- Hình thức thi: Tự luận.
- Thời gian làm bài: 60 phút.
4. Một số lưu ý về phương pháp giảng dạy, ôn tập cho học sinh
- Việc chọn môn Lịch sử làm môn thi tuyển vào lớp 10 THPT cũng như các
môn thi khác, nhà trường và giáo viên giảng dạy môn Lịch sử cần chủ động xây
dựng kế hoạch, đề cương ôn tập và hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh ôn
tập. Trong đó, chú ý đến tính hệ thống, cơ bản, trọng tâm của kiến thức.
- Giáo viên cần xác định những nội dung ôn tập cho phù hợp với mỗi buổi
học. Sau mỗi buổi học, cần kiểm tra đánh giá và chữa bài cho học sinh để phát
hiện những sai sót bổ sung kiến thức cho các em.
- Chú trọng rèn luyện kỹ năng nhận diện các dạng đề thi lịch sử; phân phối thời
gian hợp lý cho từng câu hỏi; kỹ năng trình bày bài thi phù hợp đặc trưng bộ môn.
- Kiến thức Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam mà các em tích lũy được
trong chương trình cấp Trung học cơ sở, nhất là ở lớp 9 là đủ để học sinh làm bài
thi. Vì thế, nhà trường và giáo viên không tổ chức ôn tập theo kiểu cấp tốc, nhồi
nhét, gây căng thẳng cho học sinh; có kế hoạch và phương pháp hợp lý ôn tập

giúp học sinh hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản.
- Trong quá trình ôn tập, không nên chú trọng học thuộc lòng, ghi nhớ máy
móc như ngày, tháng, sự kiện… mà chủ yếu hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ
bản, trọng tâm một cách hệ thống, gợi mở tìm hiểu bản chất của các sự kiện lịch
sử. Trên cơ sở đó, giúp các em có được những kỹ năng suy luận, giải thích, phân
tích, tổng hợp, đánh giá, bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề lịch sử… cũng như
thể hiện hiểu biết của mình về lịch sử.
Nhận được công văn này, Sở yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện
nghiêm túc, kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- Website của Sở;
- Lưu: VT, GDTrH.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Nguyễn Quốc Anh

4



×