Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GDTrH V v huong dan xay dung truong hoc trong diem cap huyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.87 KB, 4 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1521/SGDĐT-GDTrH

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 10 năm 2014

V/v hướng dẫn xây dựng trường
học trọng điểm cấp huyện

Kính gửi:
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các phòng giáo dục và đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/12/2011 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm
2015 và những năm tiếp theo, Nghị quyết 20/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011
của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục và đào tạo đến năm
2015 và những năm tiếp theo, Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh
thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc xây
dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) trọng điểm cấp
huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) như sau:
1. Mục tiêu xây dựng trường trọng điểm cấp huyện

- Nhằm xây dựng mô hình trường học kiểu mẫu về nâng cao chất lượng giáo
dục; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; đổi mới phương pháp
dạy học; cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm để các trường học khác học tập, nhân
rộng.
- Tạo điều kiện cho những học sinh có tư chất, năng khiếu, đạt kết quả xuất sắc


trong học tập, rèn luyện được phát triển năng lực góp phần vào việc thực hiện mục
tiêu bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
2. Hệ thống trường trọng điểm cấp huyện, lớp trong trường trọng điểm

Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 trường mầm non, 01 trường tiểu
học, 01 trường THCS trọng điểm.
Trường trọng điểm được lựa chọn và xây dựng trong số các trường mầm mon,
tiểu học, THCS hiện có; không thành lập thêm trường mới.
Trường trọng điểm được tổ chức bao gồm các lớp trọng điểm và các lớp đại trà
hoặc chỉ gồm các lớp trọng điểm.
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường trọng điểm

3.1 Hiệu trưởng trường trọng điểm
Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ nhà trường của Bộ Giáo dục
và Đào tạo cần có thêm các tiêu chuẩn sau:
Có bằng tốt nghiệp ngành sư phạm từ đại học trở lên; hằng năm được xếp loại
xuất sắc theo quy định của Chuẩn hiệu trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
1


Có khả năng tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả cao các mục tiêu xây dựng
trường trọng điểm.
3.2. Phó hiệu trưởng trường trọng điểm
Ngoài các tiêu chuẩn theo qui định tại Điều lệ trường học, phó hiệu trưởng trường
trọng điểm cần có thêm các tiêu chuẩn sau:
Có bằng tốt nghiệp ngành sư phạm từ đại học trở lên; hằng năm được xếp loại
xuất sắc theo Quy định của Chuẩn hiệu trưởng (áp dụng cho cấp phó) do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành;
Có khả năng giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục
tiêu xây dựng trường trọng điểm.

3.3 Giáo viên trường trọng điểm
Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ nhà trường, giáo viên trường trọng
điểm cần có thêm các tiêu chuẩn sau:
Giáo viên các trường tiểu học, THCS có trình độ chuyên môn từ đại học ngành
sư phạm trở lên; trường mầm non có trình độ cao đẳng trở lên;
Hằng năm được xếp từ loại khá trở lên theo Quy định của Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trường trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
3.4. Bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường trọng điểm
Việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trọng điểm cần thực hiện
qua thi tuyển; số lượng phó hiệu trưởng do UBND huyện qui định.
Giáo viên tại trường trọng điểm được bố trí đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng và cơ cấu bộ môn. Có ít nhất 2/3 đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.
Nhân viên đủ số lượng theo quy định, có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Tuyển sinh vào lớp đầu cấp trường trọng điểm

4.1. Việc tuyển sinh các lớp đầu cấp được tổ chức vào đầu năm học trên cơ sở
Kế hoạch tuyển sinh do UBND huyện phê duyệt;
Hàng năm, có thể tuyển sinh bổ sung học sinh vào các lớp trọng điểm những
học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập từ các trường khác.
4.2. Phương thức tuyển sinh
- Đối với trường mầm non, tiểu học áp dụng hình thức xét tuyển
- Đối với trường THCS có thể áp dụng các hình thức: xét tuyển, thi tuyển, kết
hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; phương thức tuyển sinh do UBND huyện, thị xã,
thành phố quyết định.
4.3. Đối tượng, phạm vi tuyển sinh
- Đối tượng tuyển sinh: Theo qui định của Điều lệ nhà trường
- Phạm vi tuyển sinh: Trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đối với các lớp
trọng điểm của trường THCS được tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
2



5. Cơ sở vật chất trường trọng điểm

- Trường mầm non, tiểu học trọng điểm phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất của
trường học đạt chuẩn mức độ 2;
- Trường THCS trọng điểm ngoài qui định về đảm bảo bảo cơ sở vật chất của
trường chuẩn quốc gia, cần có đủ phòng học để tổ chức việc học 2buổi/ngày;
- Có đủ diện tích để xây dựng sân vận động, nhà đa năng, bể bơi …;
- Có nhà công vụ cho giáo viên, nhà nội trú cho học sinh (nếu có nhu cầu).
- Cảnh quan trường trọng điểm phải xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn, thân thiện.
- Cơ sở vật chất trường trọng điểm do ủy UBND huyện, thị xã, thành phố đầu tư
xây dựng trên tinh thần đầu tư trọng điểm.
6. Chương trình, kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục giáo dục của trường
trọng điểm

6.1. Chương trình, kế hoạch giáo dục
- Đối với các lớp đại trà: thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với các lớp trọng điểm:
Ngoài thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo; cần có thêm các chuyên đề nâng cao ở một số môn học để đạt được
mục tiêu của trường trọng điểm.
Bố trí thời gian dạy học các chủ đề nâng cao ở một số bộ môn như: Toán, Ngữ
văn, Tiếng Anh và bồi dưỡng học sinh các đội tuyển tham dự các kỳ thi học sinh
giỏi, năng khiếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo
dục và Đào tạo tổ chức.
6.2 Tổ chức các hoạt động giáo dục:
- Ngoài việc tổ chức các hoạt động giáo dục quy định tại Điều lệ nhà trường,
cần tăng cường tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu

khoa học, sáng tạo kỹ thuật, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã
hội, rèn luyện sức khỏe…;
- Ngoài các kỳ thi hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định, trường trọng điểm có thể tổ chức các
cuộc thi, hội thi, câu lạc bộ, diễn đàn trong phạm vi nhà trường hoặc phối hợp với
các cơ sở giáo dục khác nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
7. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu

7.1. Thông qua việc tổ chức dạy học; các kỳ thi, cuộc thi hoặc diễn đàn để phát
hiện học sinh có năng khiếu nổi bật.
7.2. Những học sinh có năng khiếu nổi bật được nhà trường quan tâm bồi
dưỡng, theo dõi sự phát triển và đánh giá thường xuyên để có phương thức đào tạo
thích hợp nhằm phát triển cao nhất năng khiếu của học sinh.

3


7.3. Khuyến khích sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá chỉ số thông
minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) nhằm phát hiện, bồi dưỡng,
đánh giá sự phát triển năng khiếu của học sinh phục vụ việc tuyển sinh vào trường
và quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường.
8. Đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của trường trọng điểm

8.1. UBND huyện ưu tiên bố trí giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ giỏi, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của
trường trọng điểm;
8.2. UBND huyện ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị
dạy học hiện đại từ các chương trình, dự án, từ ngân sách huyện và các nguồn kinh
phí khác;
8.3. UBND huyện đảm bảo chi thường xuyên cho trường trọng điểm; ưu tiên bố

trí chi phục vụ giảng dạy và học tập (ngoài chi cho con người) cao hơn tỷ lệ quy
định chung;
8.4. UBND huyện có chính sách hỗ trợ học bổng hàng năm cho những học sinh
đạt kết quả xuất sắc trong học tập, trong các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi khoa học kỹ
thuật... học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
8.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực để đầu tư cho
trường trọng điểm.
8.6. Trường trọng điểm được tỉnh ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
theo Quyết định 35/2012/QĐ-UBND, ngày 13/7/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về
việc ban hành Qui định một số chính sách đối với ngành giáo dục và đào tạo; được
ưu tiên bố trí các chương trình, dự án quốc gia về giáo dục.
9. Tổ chức thực hiện:

Các phòng giáo dục và đào tạo tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố xác
định các trường mầm non, tiểu học, THCS trọng điểm và ban hành Đề án xây dựng
các trường học trọng điểm cấp huyện.
UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Sở GDĐT danh sách và Đề án
xây dựng trường trọng điểm trước ngày 01/11/2014 để theo dõi, chỉ đạo, báo cáo
UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Giám đốc, các phó giám đốc;
- Các phòng chuyên môn thuộc Sở;
- Lưu VT.

GIÁM ĐỐC

Trần Trung Dũng


4



×