Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.22 KB, 48 trang )


HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC NÂNG CAO
SỨC KHỎE





Theo WHO
“Trường học nâng cao sức khỏe là trường học trong đó có các hoạt
động hỗ trợ và cam kết tăng cường sức khỏe một cách toàn diện từ
tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức cho tất cả mọi
thành viên trong cộng đồng nhà trường”
Mục đích
Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trường học nhằm bảo vệ,
giáo dục và chăm sóc SK học sinh một cách toàn diện tạo điều kiện
cho các em phát triển đầy đủ cả về cả thể chất, tinh thần và xã hội.
Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước
Khái niệm


Thuận lợi
 Đảng và Nhà nước, CQ quan tâm có chỉ đạo
 Ngành Y tế có hệ thống cán bộ đến tận thôn bản
 Ngành GD và ĐT có hệ thống trường lớp được cải thiện, giáo
viên nhiệt tình, kinh nghiệm
 Có sự phối hợp khá chặt chẽ trong chỉ đạo hoạt động y tế trường
học của 2 ngành
 Hệ thống văn bản, hướng dẫn khá đầy đủ
 Chương trình kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trường chuẩn


quốc gia, phong trào trường xanh sạch đẹp, trường học thân
thiện học sinh tích cực, trường học an toàn, Chương trình NS-
VSMT, RTXP…






Thuận lợi và khó khăn


Khó khăn
 Tỷ lệ bệnh tật ở học sinh vẫn ở mức cao
 Cơ sở vật chất, môi trường xã hội trong nhà trường nhiều nơi
chưa đảm bảo
 Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng yêu cầu
 Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe chưa tạo được những
thay đổi đáng kể về hành vi có lợi cho sức khỏe học sinh,
 Vai trò của gia đình, chính quyền và các đoàn thể địa phương
còn nhiều hạn chế
 Thiếu kinh phí, đầu tư thiếu đồng bộ
 Các chương trình mang nặng về hình thức, thiếu lồng ghép






Thuận lợi và khó khăn







Nội dung xây dựng
Trường học nâng cao sức
khỏe

Cơ sở
 Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.
 Phòng chống tai nạn thương tích.
 Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS.
 Phòng chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm,
bệnh tật phổ biến ở học sinh.
 Đảm bảo ATVSTP, dinh dưỡng
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu giáo dục,
chăm sóc sức khỏe học sinh
 Phòng chống thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện
……

Nội dung 1. Các chính sách NCSK trong trường học


Thực hiện
 Thành lập nhóm xây dựng chính sách NCSK trường học
 Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, địa
phương và mục tiêu của các phong trào hay chương trình sức khỏe.
Rà soát và phân tích tình hình thực tế để xuất xây dựng các quy

định cụ thể cho nhà trường để thực hiện được các mục tiêu đề ra.
 Dự thảo quy định: Cần giao cho nhóm xây dựng nội quy, quy chế
soạn thảo nội dung văn bản, cần ban hành. Các văn bản được thể
hiện dưới dạng nội quy, quy chế, kế hoạch hay bản cam kết trách
nhiệm giữa các bên liên quan…
Nội dung 1. Các chính sách NCSK trong trường học


 Tổ chức lấy ý kiến đóng góp ý kiến và đồng thuận của các bên liên quan
như lãnh đạo địa phương, BGH, giáo viên, học sinh, phụ huynh.
 Hoàn thiện nội dung của các văn bản cần xây dựng trên cơ sở ý kiến góp
ý của các bên liên quan.
 Ban hành: Trình các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để ban hành
nội quy, quy chế, kế hoạch.
 Thực hiện: nhà trường phải có kế hoạch phổ biến tới các đối tượng có liên
quan và tổ chức thực hiện. Nếu là nội quy, quy chế cần phải được viết
hoặc kẻ ra các bảng lớn và treo tại trường ở nơi dễ quan sát, tiếp cận…
 Giám sát thực hiện: phối hợp với hội cha mẹ học sinh, chính quyền và
đoàn thể địa phương có kế hoạch giám sát việc thực hiện các nội quy, quy
chế đã được ban hành.
Nội dung 1. Các chính sách NCSK trong trường học


Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
1. Môi trường
trường học an
toàn, không bị ô
nhiễm
1. Phát hiện yếu tố gây ô nhiễm môi
trường nhà trường (nhà máy, xí nghiệp,

bãi rác…gần trường)
2. Đề nghị chính quyền địa phương, các
cơ sở gây ô nhiễm có biện pháp khắc
phục các yếu tố gây ô nhiễm.
3. Xây dựng các biện pháp tự phòng
chống ô nhiễm của nhà trường.
4. Chọn địa điểm xây dựng cải tạo trường
học đảm bảo quy định VS.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
2. Thuận lợi, an
toàn cho học
sinh
1. Xác định khoảng cách từ nhà học sinh xa nhất đến
trường.
2. Nếu khoảng cách vượt quá quy định, nhà trường có
đề xuất với chính quyền địa phương, cha mẹ học
sinh tạo điều kiện cho học sinh ở nội trú, bán trú tại
trường hoặc gần trường. Xây dựng mô hình học sinh
bán trú dân nuôi ở những vùng sâu vùng xa khó
khăn.
3. Phát hiện các yếu tố gây mất an toàn cho học sinh
trên đường tới trường như nguy cơ tai nạn giao
thông, đuối nước Tiến hành các biện pháp khắc
phục và chỉ cho học sinh nhận biết các yếu tố nguy
cơ, cách phòng chống.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
3. Trồng cây phủ
xanh khu vực
trường
1. Xác định tỷ lệ phủ xanh của nhà trường để có kế

hoạch khắc phục. Cây xanh trong khuôn viên trường
sẽ giúp điều hòa nhiệt độ không khí, chắn bụi, hạn
chế ô nhiễm ngoài ra còn tạo bóng râm và làm cho
cảnh quan trường lớp sạch đẹp. Diện tích phủ xanh
cần chiếm 20-50% diện tích của trường.
2. Những bãi đất trống, cần phải xây dựng kế hoạch
trồng cỏ hoặc trồng cây bóng mát. Loại cây trồng
trong trường phải tạo ra nhiều bóng mát và không có
khả năng gây độc cho học sinh.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
4. Sân chơi,
sân tập,
nhà tập đa
năng,
dụng cụ
tập thể
thao an
toàn
1. Nhà trường bố trí sân tập, sân chơi cho học sinh tối đa
trong điều kiện quỹ đất của mình. Nếu thiếu, đề nghị chính
quyền, cơ quan quản lý giáo dục, nhà hảo tâm ủng hộ kinh
phí mở rộng, xây dựng sân chơi cho học sinh, nhà tập đa
năng…
2. Đa dạng hóa các hoạt động vui chơi rèn luyện thân thể phù
hợp với lứa tuổi, giới tính, khuyến khích học sinh tăng
cường hoạt động thể lực, nâng cao sức khỏe. Trên nền sân
trường có thể kẻ vẽ các trò chơi dân gian, sân cầu lông,
gôn bóng rổ, bóng chuyền, kéo co Kinh nghiệm của
Singapore, Thái Lan vừa kết hợp nội dung giáo dục dinh
dưỡng, vệ sinh với trong các trò chơi của trẻ được học sinh

rất thích thú.
3. Tạo nguồn kinh phí mua dụng cụ thể dục, thể thao, thiết bị
âm nhạc để hỗ trợ cho các hoạt động rèn luyện sức khỏe,
vui chơi của các em.
4. Thường xuyên kiểm tra an toàn của sân chơi, sân tập, nhà
tập đa năng, các dụng cụ thể thao.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
5. Phòng học
1. Thường xuyên kiểm tra điều kiện chiếu sáng, thông
gió của các phòng học. Có kế hoạch khắc phục kịp
thời đảm bảo điều kiện chiếu sáng và thông gió trong
lớp học theo quy định.
2. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng học
thì phải có biện pháp chống chói lóa (lắp cửa chớp,
rèm che).
3. Cửa sổ kính thường xuyên được lau chùi sạch sẽ,
phát quang cành cây cạnh cửa sổ.
4. Phòng học phải có hệ thống chiếu sáng nhân tạo,
đảm bảo có đủ số lượng và công suất bóng điện và
được bố trí đúng quy định nhằm đảm bảo độ chiếu
sáng vùng học tập của học sinh.
5. Thường xuyên kiểm tra, thay bóng đèn hỏng và lau
chùi bóng điện sạch sẽ.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
6. Bàn ghế, bảng
phòng học.
1. Trường học có biện pháp để đảm bảo cho đa số học
sinh có bàn ghế phù hợp (theo Thông tư liên bộ số
26/2011/BGD& ĐT-BKHCN-BYT). Có thể thực hiện
như sau:

2. Thống kê toàn bộ số bàn ghế hiện có của trường. Đo
và phân loại bàn ghế theo kích thước.
3. Dựa vào kết quả đo nhân trắc học sinh hàng năm.
Xác định số học sinh đã được bố trí bàn ghế ngồi phù
hợp với nhân trắc.
4. Xác định cụ thể số bàn ghế chưa phù hợp với nhân
trắc học sinh theo quy định.
5. Lập kế hoạch và sửa chữa những bộ bàn ghế không
phù hợp với nhân trắc học sinh (như điều chỉnh độ
cao bàn ghế, trao đổi với trường khác, dự trù đóng
mới…) nhằm mục đích mỗi học sinh đều được bố trí
bàn ghế phù hợp nhân trắc.
6. Lập kế hoạch trang bị bảng chống lóa cho tất cả các
phòng học (nếu chưa có).
7. Bảng lớp học phải được lắp theo đúng quy định.
8. Bàn ghế phải được xắp xếp theo đúng quy định.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
7. Nhà vệ sinh
1. Kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh hiện có của trường,
đối chiếu với các quy định về nhà vệ sinh cho học
sinh và giáo viên. Nếu không có hoặc chưa đáp ứng
tiêu chuẩn vệ sinh, nhà trường lên kế hoạch, bố trí
kinh phí để xây dựng, cải tạo cho phù hợp.
2. Tùy theo từng loại nhà vệ sinh mà bố trí chất độn,
nước dội cho phù hợp. Khu vực vệ sinh phải có giấy
chùi, thùng rác, nước rửa tay và xà phòng.
3. Giữ vệ sinh sạch sẽ, phân công cán bộ thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc dọn dẹp vệ sinh.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
8. Cung cấp nước

uống, nước
sinh hoạt
1. Nước uống: Cung cấp đủ nước uống cho học sinh
đảm bảo về mùa hè: 0,5 lít/HS; mùa đông: 0,3 lít/HS.
Nước uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước
đóng bình, đóng chai nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh theo quy định. Mỗi lớp học nên có bình nước
riêng, mỗi học sinh có dụng ca cốc uống nước riêng.
Dụng cụ đựng nước và ca cốc hàng ngày phải được
rửa làm vệ sinh sạch sẽ.
2. Nước sinh hoạt: đảm bảo 4-6 lít/ca học cho một học
sinh; (100-150 lít cho 1 học sinh nội trú). Nguồn nước
sinh hoạt có thể là nước máy, nước giếng …nhưng
phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.
3. Thường xuyên giám sát vệ sinh nguồn nước, định kỳ
gửi mẫu kiểm tra chất lượng.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
9. Thu gom và xử
lý nước thải,
rác thải
1. Xây dựng, cải tạo hệ thống cống rãnh, đảm bảo kín
và thông thoát nước. Thường xuyên kiểm tra và khơi
thông không để nước ứ đọng trong khu vực trường.
2. Trang bị các sọt chứa rác trong phòng học. Nhà
trường có thùng chứa rác chung.
3. Hàng ngày thu gom rác từ các phòng học và của
toàn trường về thùng rác chung. Rác thải phải được
phân loại và xử lý hợp vệ sinh.
4. Thường xuyên quét dọn, tổng vệ sinh toàn trường.
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK

10. Dinh dưỡng và
an toàn vệ sinh
thực phẩm
1. Căn cứ tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng
của học sinh để xây dựng thực đơn và khẩu phẩn ăn
cho học sinh hợp lý. Cần phối hợp với gia đình để đảm
bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Có chế độ dinh
dưỡng riêng cho các học sinh SDD, thừa cân béo phì.
2. Nhà bếp, nhà ăn được cung cấp đủ nước sạch, luôn
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Phân loại thu gom và xử lý rác
thải theo quy định.
3. Kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ nhân viên nhà bếp, nhà ăn
khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm người lành mang
trùng, tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực
phẩm, giữ gìn vệ sinh cá nhân theo quy định…
Nội dung 2. Xây dựng môi trường vật chất THNCSK
10. Dinh dưỡng và
an toàn vệ sinh
thực phẩm
4. Các cơ sở có bếp ăn cần được kiểm tra tổng thể, đối
chiếu theo các quy định vệ sinh để có kế hoạch cải
tạo cho phù hợp. Nhà bếp, nhà ăn phải được bố trí
theo nguyên tắc một chiều.
5. Thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, an toàn.
6. Thành lập nhóm thường xuyên kiểm tra nguồn gốc
thực phẩm, nên có sự tham gia của cha mẹ học sinh.
7. Dụng cụ chế biến, bảo quản, phân phối thức ăn, bát
đũa thìa dĩa đảm bảo hợp vệ sinh.
8. Trang bị tủ và lưu mẫu thức ăn 24 giờ
Nội dung 3. Xây dựng MT học tập lành mạnh

1. Quan hệ nhà
trường - giáo
viên – học sinh
1. Xây dựng chương trình dạy học phù hợp với
từng lứa tuổi, đổi mới phương pháp giảng dạy,
tạo môi trường cho học sinh cùng tham gia
2. Không tổ chức dạy thêm, gây quá tải cho học
sinh.
3. Phát hiện và kịp thời giúp đỡ, động viên những
học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
4. Phát hiện và có biện pháp giáo dục những học
sinh cá biệt.
5. Giáo viên quan tâm, không đối xử thô bạo với
học sinh.
Nội dung 3. Xây dựng môi trường học tập lành
mạnh
1. Quan hệ nhà
trường - giáo
viên – học sinh
6. Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo cho học sinh.
7. Tạo sự bình đẳng giới, dân tộc tôn giáo, không phân
biệt đối xử với học sinh.
8. Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao và động viên học sinh tích cực tham gia.
9. Giáo dục học sinh biết tôn trọng kỷ luật của nhà
trường, kính trọng thầy cô, cha mẹ, ông bà
10. Tổ chức các câu lạc bộ, động viên tạo điều kiện cho
học sinh tham gia.
Nội dung 3. Xây dựng môi trường học tập lành

mạnh
2. Quan hệ giữa
học sinh – học
sinh
1. Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau
trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu
kém. Các học sinh khỏe hỗ trợ các học sinh có
khuyết tật.
2. Tránh những việc tạo bè phái, lập băng nhóm, mâu
thuẫn dân tộc, tôn giáo trong học sinh.
Nội dung 3. Xây dựng môi trường học tập lành
mạnh
3. Tạo mối liên hệ
với gia đình
1. Định kỳ thông báo kết quả xây dựng NCSK, kết quả
học tập, rèn luyện và tình hình SK học sinh cho phụ
huynh thông qua sổ liên lạc, ban liên lạc phụ huynh,
các buổi họp phụ huynh.
2. Vận động các gia đình ủng hộ về tinh thần và vật
chất phù hợp cho xây dựng trường học NCSK
3. Gia đình phối hợp với nhà trường trong việc chăm
sóc và dạy dỗ con em mình
4. Bố trí chỗ học tập ở nhà có bàn ghế phù hợp và đủ
ánh sáng.
5. Bố trí thời gian kiểm tra bài của con, xem sổ liên lạc,
định kỳ liên hệ với GV chủ nhiệm, GV bộ môn để
nắm được tình hình học tập và hỗ trợ kịp thời việc
học tập, rèn luyện của con em mình.
6. Thông báo kịp thời tình hình SK của con em mình
cho GV chủ nhiệm trong trường hợp có ốm đau nghỉ

học.
Nội dung 3. Xây dựng môi trường học tập lành
mạnh
4. Xây dựng mối
liên hệ với
chính quyền địa
phương
1. Báo cáo với chính quyền địa phương về kế hoạch
xây dựng trường học NCSK
2. Chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành
đoàn thể thực hiện những cam kết, nội quy, quy chế
đã được ký kết.
3. Vận động sự ủng hộ của chính quyền địa phương hỗ
trợ kinh phí, tạo điều kiện cho hoạt động.
4. Giáo viên và học sinh tích cực tham gia các phong
trào, hoạt động thể thao văn hóa của địa phương, tạo
sự gắn kết giữa nhà trường và chính quyền đoàn thể
địa phương.
Nội dung 3. Xây dựng môi trường học tập lành
mạnh
5. Xây dựng mối
liên hệ với cơ
quan y tế địa
phương
1. Tạo mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan y tế địa
phương.
2. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức các
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh (khám
sức khỏe định kỳ, cơ cấp cứu, các chương trình sức
khỏe khác).

3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai các biện
pháp giám sát, chủ động phòng, chống dịch bệnh,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường
học.
4. Đề xuất với cơ quan y tế địa phương cung cấp các
tài liệu truyền thông, các bài giảng về sức khỏe, tham
gia tổ chức các hoạt động truyền thông sức khỏe
trong trường.

×