Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bai 9 cac loai re cac mien cua re

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.34 KB, 2 trang )

Sinh học 6

Trường THCS Nguyễn Du

Ngày dạy từ 05/09/2016 đến 10/09/2016

Chương II: RỄ
Tiết 8
Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh hình.
- Một số loại rễ cây.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc bài trước ở nhà.
- Chuẩn bị cây có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cỏ dại, đậu…
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra
như thế nào?
3. Giảng bài mới


*) Vào bài: Rễ giữ cho cây được mọc trên đất, Rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một loại rễ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu nhóm HS đặt mẫu vật - HS đặt tất cả cây có rễ của 1. Các loại rễ
lên bàn, chia rễ cây thành 2 nhóm: nhóm lên bàn, kiểm tra quan sát
Nhận xét, rút ra đặc điểm của từng thật kĩ nhìn những rễ giống
loại rễ.
nhau đặt vào 1 nhóm, trao đổi,
thống nhất tên cây của từng
nhóm.
- GV gọi đại diện các nhóm trình - Đại diện nhóm trình bày, các
bày kết quả của mình.
nhóm khác lắng nghe và nhận
- GV nhận xét cho các nhóm.
xét.

20


Sinh học 6

Trường THCS Nguyễn Du

- GV yêu cầu HS làm bài tập SGK- - HS điền:
T29.
1. rễ cọc
2. rễ chùm.

3. Rễ cọc.
4. Rễ chùm.
- GV:
HS trả lời, rút ra kết luận.
+ Có mấy loại rễ?
+ Nêu đặc điểm của mỗi loại?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.2, - HS:
làm bài tập trong SGK-T30.
+ Cây có rễ cọc: bưởi, cải, hồng
xiêm.
+ Cây có rễ chùm: tỏi tây, mạ.

- Có 2 loại rễ
chính:
+ Rễ cọc gồm rễ
cái to khỏe và
nhiều rễ con.
+ Rễ chùm gồm
nhiều rễ con dài
gần bằng nhau
mọc tỏa ra từ gốc
thân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các miền của rễ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV cho HS tự nghiên cứu - HS đọc và ghi nhớ nội
thông tin SGK-T30.
dung trong khung, quan sát
tranh và chú thích.

- GV treo tranh các miền của rễ - 1 vài HS lên bảng chỉ trên
và gọi HS lên bảng chỉ ra các tranh, các HS khác quan sát,
miền, sau đó nêu chức năng của nhận xét và ghi nhớ lại.
từng miền.
- GV:
- HS trả lời, rút ra kết luận.
1. Rễ có mấy miền? Đó là
nhưng miền nào?
2. Chức năng chính của các
miền?
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc Em có biết.
- Liệt kê 5 cây có rễ cọc, 5 cây có rễ chùm.
- Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Soạn Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ.

21

Nội dung
2. Các miền của rễ

Rễ có 4 miền chính
+ Miền trưởng thành: có
chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút: hấp thụ
nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: làm

cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở
cho đầu rễ.



×