Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giấy mời Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra năm học 2015-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.02 KB, 18 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:

/BC-SGDĐT

Hà Tĩnh, ngày

tháng 9 năm 2015

(Dự thảo)

BÁO CÁO
Tổng kết công tác thanh tra năm học 2014-2015
Năm học 2014-2015, năm thứ hai thực hiện Nghị định 42/NĐ-CP, Thanh tra Sở
đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên
ngành theo hướng chuyển dần trọng tâm từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra công
tác quản lý, trách nhiệm người đứng đầu; tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được
trong những năm qua; quán triệt đầy đủ, sâu sắc Chỉ thị nhiệm vụ năm học, bám sát
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Bộ GD&ĐT, của Thanh tra Tỉnh; xây
dựng kế hoạch toàn diện, hợp lý và triển khai thực hiện có hiệu quả.
I. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, ĐẢM BẢO PHƯƠNG TIỆN, KINH PHÍ
CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA.
1. Lực lượng thanh tra:
Cơ quan Thanh tra Sở: Tổng số cán bộ thanh tra: 07 (tăng 01 người so với năm
trước), trong đó: Thanh tra viên chính: 02 người; thanh tra viên: 02; chuyên viên thanh
tra: 03; (có 1 định biên về TTr tài chính).
Cộng tác viên Thanh tra: Giám đốc Sở đã có quyết định số 1249/QĐ-SGDĐT
ngày 19/9/2012 bổ nhiêm 616 cộng tác viên thanh tra (CTVTT), trong đó: cấp phòng


có 543 CTVTTr, cấp Sở có 69 CTVTT.
Công tác bổ nhiệm CTV thanh tra được đánh giá đúng quy trình. Chất lượng đội
ngũ CTVTTr được nâng cao, đã phát huy được vai trò chức năng nhiệm vụ trong hoạt
động thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra.
Để chuẩn bị bổ nhiệm CTVTT nhiệm kì mới, Sở đã có lựa chọn về đối tượng, số
lượng; phối hợp với Học viện QLGD mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ CTVTTr Giáo dục
theo chương trình quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BGDĐT ngày 25/9/2014 của
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (dự kiến khoảng 15/9/2015).
2. Các điều kiện để triển khai, thực hiện công tác thanh tra:
Giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện tốt về phương tiện, thời
gian, nhân lực để Thanh tra Sở hoạt động phát huy hiệu quả. Đội ngũ Thanh tra Sở
đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, bản lĩnh vững vàng, đủ về số lượng, đạt tỷ lệ gần
11% biên chế Văn phòng Sở, đảm bảo chất lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
khá tốt, có kinh nghiệm công tác thanh tra. Ngay từ đầu năm học, Thanh tra Sở đã xây
dựng kế hoạch toàn diện, cụ thể, khả thi, Giám đốc Sở phê duyệt và triển khai thực
hiện đúng lộ trình, đúng kế hoạch, có hiệu quả.
3. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ.
Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ là nhiệm vụ thường niên của Thanh tra
Sở. Năm học này, Sở đã triển khai các lớp bồi dưỡng, tập huấn sau:

1


- Hội nghị Tổng kết và triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra năm học
2014-2015 được triển khai lồng vào Hội nghị của từng bậc học, cấp học;
- Tổ chức quán triệt Nghị định 33/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện
kết luận thanh tra.
- Tổ chức Hội nghị Tập huấn Công tác kiểm tra nội bộ cho 04 phòng GD-ĐT và
9 trường THPT. (Tính đến 30/12/2014 Thanh tra Sở đã trực tiếp tập huấn cho 10/12
phòng GD-ĐT và 30/38 trường THPT).

- Tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ thanh tra thi cho 110 người, là những
cán bộ, CTVTT làm nhiệm vụ thi trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 20152016 và Kỳ thi THPT quốc gia 2015.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA CỦA SỞ
1. Thanh tra hành chính:
a) Số đơn vị đã thanh tra:
Sở đã thanh tra 5/5 đơn vị đề ra theo kế hoạch/tổng số 43 đơn vị trực thuộc. Cụ
thể, đã thanh tra hành chính trường THPT: Lý Chính Thắng, Nghèn, Cẩm Bình, Trần
Phú, Can Lộc.
b) Nhận xét:
Các đơn vị đã sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên khá
hợp lý, cơ bản đảm bảo mặt bằng lao động. Đầu năm học đã ban hành các quyết định
bổ nhiệm các tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn, tổ hành chính; các tổ chức đoàn
thể trong nhà trường. Chế độ, chính sách được thực hiện đầy đủ, đúng, cơ bản kịp thời.
Đảm bảo chế độ lương, phụ cấp, và chính sách ưu đãi tiền làm thêm giờ, công tác phí
và chế độ khác; tiền thưởng, nâng lương, chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ thai sản, ốm đau
đều được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; xây dựng Quy chế chi tiêu nội
bộ rõ ràng, công khai đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các điều kiện đảm bảo chất
lượng giáo dục được công khai; có kế hoạch xây dựng, bổ sung, nâng cấp CSVC;
khuôn viên, cảnh quan, môi trường nhà trường.
Các đơn vị đã làm khá tốt công tác Thi đua - Khen thưởng, góp phần động viên,
khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Tuy nhiên, do đội ngũ giáo viên tại các đơn vị đều có dôi dư, nên việc sắp xếp,
bố trí đảm bảo mặt bằng lao động là khó khăn, cơ bản là hợp lý.
Công tác tự kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch chi tiết của từng cá
nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên một số chưa kịp thời;
- Công tác lưu trữ, sắp xếp hồ sơ nhân sự chưa khoa học; một số dữ liệu cập
nhật chưa đầy đủ.
Việc thực hiện chế độ thai sản của một vài giáo viên còn chậm. Một số ít đơn vị
cảnh quan chưa hấp dẫn, CSVC hạn chế.
2. Thanh tra chuyên ngành:

Số đơn vị đã thanh tra: 8, trong đó THPT: 5 đơn vị và phòng GD-ĐT: 3 đơn vị.
2.1. Số đơn vị trực thuộc Sở đã thanh tra:
Sở đã thanh tra 5/5 đơn vị đề ra theo kế hoạch /tổng số 43 đơn vị.
a) Nội dung thanh tra chuyên ngành đối với trường THPT:

2


Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; công tác kiểm tra nội bộ; việc đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học;
quản lý dạy thêm, học thêm, thu chi kinh phí ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh; việc
thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện việc đánh giá theo chuẩn đối với
giáo viên, hiệu trưởng; việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;
b) Nhận xét:
Các đơn vị được thanh tra đều thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; Công
tác kiểm tra nội bộ trường học đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã trở thành hoạt
động thường xuyên. Hầu hết các cơ sở giáo dục đều xây dựng và tổ chức thực hiện tốt
kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường. Việc đổi mới phương pháp dạy học đều được các
nhà trường quan tâm. Hàng tháng, các đơn vị đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên
sâu về phương pháp, tổ chức thao giảng theo chuyên đề và rút kinh nghiệm nghiêm
túc. Việc dạy thêm học thêm trong nhà trường được triển khai đúng quy định. Các nhà
trường đều có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; công tác kiểm định chất
lượng giáo dục được tiến hành thường xuyên. Việc đánh giá hiệu trưởng, giáo viên
theo chuẩn được thực hiện đầy đủ.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học mặc dù được các nhà trường hết sức
quan tâm, nhưng hiệu quả vẫn hạn chế, vẫn là vấn đề khó, nổi cộm ở các cơ sở giáo dục
hiện nay.
Việc đánh giá hiệu trưởng, giáo viên theo chuẩn được thực hiện đúng quy trình,
nhưng kết quả chưa phản ánh sát, đúng thực tế; vẫn còn hình thức, thiếu cụ thể hóa các
tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho đơn vị mình; thiếu cơ sở, dữ liệu, nguồn minh chứng nên

chưa thực sự có tác dụng trong việc năng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giảng dạy.
Công tác KTNB vẫn còn hạn chế: Xây dựng kế hoạch còn phiến diện, thiếu chi
tiết, lộ trình; tổ chức thực hiện chưa bám sát kế hoạch; kết quả chưa phản ánh sát, đúng
thực tế, chưa là căn cứ để lãnh đạo nhà trường đánh giá, chỉ đạo và điều chỉnh, đề ra các
giải pháp phù hợp.
2.2. Thanh tra chuyên đề:
Năm học này, Sở tập trung mạnh vào việc thanh tra chuyên đề, đặc biệt chú trọng
những vấn đề bức xúc xã hội quan tâm:
. Các khoản thu đầu năm;
. Dạy thêm, học thêm;
. Công tác giáo dục, phổ biến pháp luật;
. Công tác phòng chống tham nhũng;
. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
. Việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
. Thanh tra thi.
2.2.1. Về các khoản thu đầu năm:
a) Việc thực hiện quy trình huy động đóng góp đầu năm học.
Thực hiện Công văn hỏa tốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 5453/BGDĐT-VP
ngày 02/10/2014 về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục; Công
văn số 810/TTr-HCTH ngày 29/9/2014 của Thanh tra Bộ GD-ĐT về việc thanh tra đầu

3


năm học; Công văn số 4204/UBND-VX ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc
phối hợp kiểm tra, tham mưu chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học;
Thực hiện Quyết định số 765/QĐ-SGDĐT ngày 26/9/2014; Quyết định số
873/QĐ-SGDĐT ngày 03/11/2014; Quyết định số 918/QĐ-SGDĐT ngày 28/11/2014 của
Giám đốc Sở GD&ĐT về việc thanh tra chuyên đề các khoản thu đầu năm học 2014-2015

đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Thanh tra Sở tổ chức thanh tra chuyên đề diện rộng trên địa bàn tỉnh về việc thực
hiện quy trình huy động đóng góp đầu năm học.
b) Kết quả:
Từ ngày 01/10/2014 đến ngày 10/12/2014, đã tiến hành thanh tra tại 417 đơn vị,
trong đó: Có 382 cơ sở giáo dục thuộc 12/12 huyện, thị xã, thành phố và 35/38

trường THPT, cụ thể:
TT

Đơn vị cấp
huyện

THPT
THCS
Tiểu học
Tổng
Số
Tỷ lệ
số
trường
Đã
Đã
Đã
% SL
SL
SL
trường đã TTr
TTr
TTr

TTr

Mầm non
SL

Đã
TTr

1

Kỳ Anh

94

40

42,6

5

4

24

11

32

16


33

9

2

Cẩm Xuyên

75

47

62,7

4

4

17

13

27

18

27

12


3

TP Hà Tĩnh

46

34

73,9

3

1

9

9

16

16

19

8

4

Thạch Hà


80

46

57,5

3

3

15

15

31

18

31

10

5

Lộc Hà

37

29


78,4

3

3

8

8

13

10

13

8

6

Can Lộc

65

46

70,8

3


3

15

14

24

19

23

10

7

TX Hồng Lĩnh

20

20

100

2

2

6


6

6

6

6

6

8

Nghi Xuân

52

40

76,9

3

3

11

10

19


16

19

11

9

Đức Thọ

70

29

41,4

3

3

10

9

28

10

29


7

10

Vũ Quang

32

27

84,4

2

2

6

6

12

9

12

10

11


Hương Sơn

82

28

34,1

4

4

17

9

29

8

32

7

12

Hương Khê

62


31

50

3

3

13

11

23

10

23

7

715

417

58,3

3
8

35


151 121 260

156

267

105

Cộng

c) Đánh giá việc thực hiện quy trình huy động đóng góp:
* Đối với các cơ sở giáo dục (THCS, TH, MN):
- Ưu điểm:
+ Các đơn vị thực hiện khá đầy đủ các bước quy định tại Công văn số
1702/2012/LNTC-GDĐT - Hướng dẫn liên ngành của Sở Tài chính- GD-ĐT Hà Tĩnh,
Về việc tổ chức huy động các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh trong
các cơ sở giáo dục và đào tạo.
+ Về các khoản chi trực tiếp cho học sinh các trường thực hiện đúng theo quy định.
- Hạn chế:
+ Nhiều trường, hồ sơ chưa đầy đủ; quy trình tổ chức huy động chưa hợp lý.
+ Một số biên bản khảo sát CSVC của các đơn vị còn chung chung, thiếu cụ
thể, thiếu nhu cầu huy động đóng góp của từng điểm trường.

4


+ Kế hoạch thu, chi của các trường còn chung chung, thiếu cụ thể; phần dự toán
chủ yếu đang là khái toán.
+ Một số trường chưa có Bản tổng hợp ý kiến thảo luận, kết quả biểu quyết của

CMHS từ biên bản họp CMHS các lớp.
+ Nhiều đơn vị tổ chức thu chưa hợp lý. Tất cả các khoản đóng, nộp đều thực
hiện từ đầu năm học, gồm: Các khoản huy động đóng góp, các khoản thu hộ (BHYT,
BHTT), tiền đồng phục, học phí (kì I), qũy khuyến học, quỹ đoàn, quỹ đội, chữ thập
đỏ, quỹ cha mẹ học sinh.
* Đối với các trường THPT:
Đoàn đã thanh tra 35/38 đơn vị. Kết quả như sau:
- Ưu điểm:
Các trường đã có tổ chức thực hiện quy trình theo Hướng dẫn liên ngành
1702/2012/LNTC-GDĐT: Khảo sát CSVC; Họp thống nhất chủ trương trong BGH,
HĐ nhà trường, Ban đại diện CMHS; lập tờ trình gửi HĐND huyện và Sở GD-ĐT xin
chủ trương; lập kế hoạch công việc, dự toán chi tiết; tổ chức họp toàn thể CMHS để
thảo luận và lấy ý kiến về việc thống nhất các nội dung huy động; thực hiện công khai;
báo cáo việc thực hiện quy trình với HĐND cấp huyện và Sở GD-ĐT.
- Hạn chế:
Tuy là các trường đã chú ý thực hiện quy trình, nhưng chưa thật sự đảm bảo,
chưa đầy đủ các bước, thứ tự chưa hợp lý. Cụ thể:
+ Việc thực hiện khảo sát CSVC chậm: THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Nguyễn
Đình Liễn, Kỳ lâm, Lê Quảng Chí, Lý Chính Thắng, Vũ Quang, Phúc Trạch, Cao
Thắng, Cù Huy Cận, Nguyễn Công Trứ, Lê Hữu Trác.
+ Hầu hết các trường, trong biên bản họp CMHS lớp chưa thể hiện rõ ý kiến
thảo luận, bàn bạc, tỉ lệ biểu quyết về các khoản huy động đóng góp. Một số trường,
trong biên bản in sẵn mức huy động.
- Một số đơn vị chưa có dự toán chi tiết (chủ yếu là khái toán): THPT Đức Thọ,
Hồng Lam, Mai Thúc Loan, Nguyễn Công Trứ, Cao Thắng, Phúc Trạch, Hương Sơn,
Nguyễn Trung Thiên, Cù Huy Cận.
2.2.2. Về dạy thêm, học thêm (DTHT):
a) Kết quả: Đã tiến hành thanh tra DTHT tại 30 đơn vị, trong đó có 25 trường
THPT và 5 điểm DTHT ngoài nhà trường.
b) Đánh giá: Nhờ có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn ngành và các tổ

chức địa phương, hoạt động DTHT đã được chấn chỉnh, xử lí kịp thời.
Năm học này, hoạt động DTHT của các đơn vị và các tổ chức ngoài nhà trường
đã đi vào nền nếp; các tổ chức đều được cấp phép đầy đủ và thực hiện đúng các quy
định của ngành.
Tuy nhiên, qua thanh tra cho thấy một số trường công tác quản lý DTHD chưa
thật chặt chẽ, chưa thực hiện đúng mục tiêu là nâng chất lượng:
+ Việc phân lớp theo năng lực học sinh chưa triệt để, có đơn vị còn hình thức,
để nguyên lớp.
+ Chưa kiểm tra đầy đủ giáo án dạy thêm của giáo viên.
2.2.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL):

5


a) Số đơn vị đã thanh tra:
- Phòng GD&ĐT: 03 đơn vị (Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Can Lộc);
- Trường THPT: 19 đơn vị (Lý Tự Trọng, Cẩm Xuyên, Hà Huy Tập, Lê Quý Đôn,
Nguyễn Trung Thiên, Cao Thắng, Lê Hữu Trác, Hương Sơn, Nguyễn Thị Minh Khai,
Đồng Lộc, Can Lộc, Nguyễn Du, Nghi Xuân, Lê Quảng Chí, Nguyễn Huệ, Cẩm Bình,
Nghèn, Trần Phú, Lý Chính Thắng);
- Trường THCS: 6 đơn vị (Trung Lương, Bắc Hồng, Thủy Mai, Nguyễn Tuấn
Thiện, Xuân Diệu, Đồng Lộc);
- Trường TH: 6 đơn vị (Trung Lương, Bắc Hồng, Sơn Châu, Sơn Long, Đồng Lộc,
Phúc Lộc);
- Trường MN: 6 đơn vị (Đức Thuận, Nam Hồng, Sơn Châu, Sơn Lâm, Tùng Lộc,
Thanh Lộc).
b) Nhận xét:
- Công tác lưu trữ hệ thống văn bản pháp luật:
Các nhà trường đã quan tâm, cập nhật và lưu trữ tương đối đầy đủ hệ thống văn
bản pháp luật; các đơn vị đều xây dựng Tủ sách pháp luật.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị việc cập nhật văn bản về pháp luật vẫn chưa kịp
thời, chưa đầy đủ.
- Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác PBGDPL:
Các đơn vị hàng năm đã ban hành Quyết định thành lập, kiện toàn Ban
PBGDPL kịp thời.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL; tổ chức thực hiện:
Các đơn vị đều xây dựng chương trình, kế hoạch đầy đủ và tổ chức thực hiện
dưới nhiều hình thức: Trong giờ học chính khóa (môn GDCD), hoạt động ngoại khóa,
ngày pháp luật, lồng ghép trong cuộc họp cơ quan, giờ chào cờ đầu tuần, họp HĐSP, tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu, phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến
các văn bản pháp luật, ký cam kết về Luật an toàn giao thông, ma túy, mại dâm,...
Hạn chế:
Còn có đơn vị xây dựng Kế hoạch chung chung; phân công trách nhiệm cá nhân
phụ trách theo đầu việc chưa rõ ràng, chưa cụ thể.
Số lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đến thư viên để đọc văn bản
pháp luật ít, chưa thường xuyên.
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu minh chứng cho việc triển khai PBGDPL còn thiếu.
Phòng giáo dục các huyện, thị chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc chưa cụ
thể, chi tiết; chưa có kế hoạch kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện ở các đơn vị.
2.2.4. Công tác phòng chống tham nhũng (PCTN):
a) Kết quả:
Năm học này, Sở đã tiến hành thanh tra Công tác PCTN tại 40 đơn vị, gồm: 3 phòng
GD-ĐT, 19 trường THPT, 6 trường THCS, 6 trường THCS, 6 trường TH, 6 trường MN.
b) Nhận xét:
- Công tác lưu trữ hệ thống văn bản pháp luật:

6


Các đơn vị đã cập nhật và lưu trữ tương đối đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật

về công tác PCTN theo quy định.
Hạn chế: Tại một số đơn vị, việc cập nhật văn bản pháp luật (theo quy định) vẫn
chưa đầy đủ, chưa kịp thời.
- Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác PBGDPL:
Tại các đơn vị đã thanh tra, hàng năm đã ban hành Quyết định thành lập, kiện
toàn Ban Chỉ đạo PCTN đầy đủ, kịp thời.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch PCTN; tổ chức thực hiện:
Các đơn vị đều xây dựng chương trình, kế hoạch đầy đủ và tổ chức thực hiện
dưới nhiều hình thức. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật PCTN và các văn bản về
PCTN được thực hiện lồng ghép trong cuộc họp cơ quan, giờ chào cờ đầu tuần, họp
Hội đồng nhà trường hàng tháng, trong giờ học chính khóa (môn GDCD), hoạt động
ngoại khóa, ngày pháp luật...
Ban Giám hiệu các trường THPT đã chỉ đạo các tổ GDCD xây dựng chương
trình, soạn giáo án đầy đủ, thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy nội dung phòng, chống
tham nhũng cho học sinh; phổ biến Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,
chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường; thực hiện nghiêm Chỉ thị
số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Trách nhiệm thực hiện các quy định về phòng ngừa tham nhũng:
Các đơn vị được thanh tra đều thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa
tham nhũng: + Thực hiện đầy đủ, đúng quy định về công khai thu chi tài chính theo
Thông tư 09/TT-BGDĐT;
+ Thực hiện đầy đủ việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân đối với các đối tượng
theo đúng quy định.
2.2.5. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Về công tác tiếp công dân:
Năm học 2014-2015, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện
các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại 19 trường
THPT (trong đó có 5 trường được lồng trong các cuộc thanh tra hành chính và chuyên
ngành, 14 trường được tiến hành theo nội dung thanh tra chuyên đề), 3 phòng GD-ĐT
(Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Can Lộc, cụ thể:

+ Các trường thanh tra lồng ghép, gồm THPT: Nghèn, Can Lộc, Lý Chính Thắng,
Cẩm Bình, Trần Phú.
+ Các trường thanh tra độc lập, gồm THPT: Cẩm Xuyên; Hà Huy Tập;
Nguyễn Trung Thiên; Lê Quý Đôn; Lý Tự Trọng; Hương Sơn; Cao Thắng; Lê Hữu
Trác; Đồng Lộc; Can Lộc; Nghi Xuân; Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Huệ, Lê
Quảng Chí.
* Nhận xét đánh giá:
- Địa điểm tiếp công dân, các hồ sơ tiếp công dân:
+ Qua kiểm tra có các trường Trần Phú, Cẩm Bình, Can Lộc, Nguyễn Trung
Thiên, Nguyễn Thị Minh Khai đã có phòng tiếp công dân, trong phòng tiếp công dân
có niêm yết các nội quy, quy định về tiếp công dân;

7


+ Có lưu trữ các văn bản pháp luật về tiếp công dân như: Luật tiếp công dân,
Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật tiếp công dân, Thông tư hướng dẫn quy trình tiếp
công dân;
+ Đã có sổ theo dõi việc tiếp công dân;
+ Các trường còn lại: (15 trường) và các phòng GD-ĐT: Hồng Lĩnh, Hương
Sơn, Can Lộc chưa có phòng tiếp công dân cho nên cũng chưa có niêm yết các Nội
quy tiếp công dân.
- Công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về tiếp công dân:
Chỉ có trường THPT Can Lộc việc thực hiện công tác tuyên truyền phổ pháp
luật nói chung, phổ biến pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng, có
kế hoạch, lộ trình về thời gian thực hiện cụ thể, qua mỗi lần thực hiện được phản ánh
và ghi chép đầy đủ trong các biên bản. Các đơn vị khác thực hiện chưa đầy đủ, xây
dựng kế hoạch còn chung chung.
- Lưu các văn bản về tiếp công dân:
- Các trường có lưu các văn bản pháp luật về tiếp công dân: Can Lộc, Nghi

Xuân, Nguyễn Trung Thiên, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Huệ, Trần Phú, Cẩm
Bình; tuy nhiên, việc lưu trữ này cũng chưa đầy đủ.
- Các trường, các phòng huyện được thanh tra còn lại việc lưu trữ các văn bản
pháp luật về tiếp công dân còn nhiều hạn chế.
b) Vê công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong thời gian đoàn thanh tra (tính từ tháng 1/2014 đến 5/2015) ở các trường
được thanh tra không có đơn thư phát sinh tại trường hay đơn thư do nơi khác chuyển đến.
- Công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về KN, TC:
Một số đơn vị đã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung,
phổ biến pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng; có kế hoạch, lộ
trình cụ thể, có ghi chép và lưu hồ sơ đầy đủ.
Hạn chế: Một số trường chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tổ chức tuyên
truyền phổ biến pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Về các loại sổ ghi chép trong giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Có các loại sổ theo quy định (Sổ đang ký xử lý đơn thư, Sở thụ lý giải quết đơn
thư) chỉ mới có trường THPT Nguyễn Trung Thiên, Trần Phú, Cẩm Bình, các phòng giáo
dục được kiểm tra có 2 loại sổ này (từ năm 2015); các trường THPT còn lại chưa có.
- Việc lưu giữ các văn bản pháp luật về khiếu nại tố cáo:
Các đơn vị được kiểm tra đều có lưu trữ các văn bản pháp luật về KN,TC như
THPT: Can Lộc, Nghi Xuân, Nguyễn Trung Thiên, Trần Phú, Cẩm Bình, Nguyễn Thị
Minh Khai, Nghi Xuân, Lê Quảng Chí,...
Hạn chế: Việc lưu trữ các văn bản pháp luật về KN,TC vẫn chưa đầy đủ.
Kiến nghị:
- Các tồn tại nêu trên, trách nhiệm trước hết thuộc về Hiệu trưởng nhà trường,
Trưởng phòng GD-ĐT, trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động của đơn vị không
toàn diện, chưa thực hiện hết các quy định của pháp luật, cụ thể là chưa thực sự quan
tâm đến công tác tiếp công dân, chưa triển khai thực hiện các quy định của pháp luật
về tiếp công dân. Hiệu trưởng các trường, trưởng các phòng Giáo dục-Đào tạo cần

8



nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động
của đơn vị.
- Tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục các văn bản pháp
luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cũng như các văn bản pháp luật khác,
xác định đây là một việc làm thường xuyên, liên tục để cán bộ, giáo viên, nhân viên,
học sinh nắm được các quy định của pháp luật, làm việc theo đúng các quy định của
pháp luật.
- Đối với công tác tiếp công dân: các đơn vị phải bố trí địa điểm tiếp công dân
(phòng tiếp công dân), có Sổ tiếp công dân, có niêm yết nội qui tiếp công dân tại địa
điểm tiếp dân, luôn cập nhật các văn bản pháp luật về tiếp công dân để chỉ đạo, triển
khai thực hiện đúng quy định.
- Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: phải có các loại sổ ghi chép về
khiếu nại, tố cáo theo quy định; khi giải quyết các vụ việc cần đảm bảo quy trình theo
luật định và thực hiện đầy đủ việc lưu giử hồ sơ; luôn cập nhật các văn bản pháp luật
về giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chí tiêu
nội bộ, công khai, minh bạch trong các hoạt động của đơn vị để góp phần hạn chế việc
phát sinh đơn thư về khiếu nại, tố cáo.
2.2.6. Thực hiện nhiệm vụ, công vụ:
a) Kết quả: Sở đã tiến hành thanh tra 34 đơn vị, trong đó THPT: 19, Phòng GDĐT: 3, THCS: 6, TH: 6.
b) Đánh giá:
- Về thực thi công vụ:
Phòng GD-ĐT đã thực hiện đúng quy trình, thủ tục về tiếp nhận, đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Các trường THPT, THCS, TH đã thực hiện đầy
đủ, kịp thời việc bổ nhiệm tổ trưởng, phó tổ trường các tổ chuyên môn, hành chính;
các đơn vị cũng đã ban hành quyết định thành lập các tổ chức trong nhà trường kịp
thời, đầy đủ theo quy định.
- Về thực hiện nhiệm vụ:
+ Đối với các phòng GD-ĐT:

Việc tiếp nhận và lưu trữ văn bản đến khá đảm bảo, ghi chép sổ đăng kí công
văn đến khá đầy đủ; xử lí và phân quyền xử lí kịp thời.
Công văn đi được lưu trữ đầy đủ, ghi chép sổ đăng kí công văn đi rõ ràng, đầy đủ.
Hạn chế: Việc cập nhật công văn đến vào máy tính mới được thực hiện từ tháng
9/2014 đến nay.
Việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện chưa hiệu quả; các đơn vị
vẫn chưa có dấu đến; lưu trữ công văn đến không đầy đủ; xử lí và phân quyền xử lí
không cụ thể, kịp thời.
+ Đối với các trường THPT:
Việc tiếp nhận và lưu trữ văn bản đến, đi khá đảm bảo.
Hạn chế: Việc ghi chép ở cột kí nhận, cột tên loại văn bản trong sổ đăng kí công
văn đến không đầy đủ; đơn vị không có dấu đến nên lưu trữ không khoa học, phân
quyền xử lí hạn chế.
2.2.7. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

9


Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và việc củng cố các tiêu chuẩn đối với
các trường đã đạt chuẩn được Sở tiến hành thanh tra đồng thời.
Năm học 2013-2014 Sở đã tổ chức liên tục nhiều đợt kiểm tra, rà soát đối với các
trường đã đạt chuẩn; tham mưu tích cực với UBND tỉnh, kiên quyết thu hồi Bằng
trường chuẩn quốc gia đối với các đơn vị sau rà soát có tiêu chuẩn, tiêu chí không đạt
theo quy định.
Kết quả, đã tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 809/QĐ-UBND
ngày 28/3/2014 về việc thu hồi Bằng trường chuấn quốc gia của 59 đơn vị, trong đó:
Mầm non: 09 trường; Tiểu học: 43 trường; THCS: 07 trường.
Nhờ vậy, năm học này việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được các đơn vị,
các địa phương chăm lo, vào cuộc quyết liệt, phân công trách nhiệm phụ trách từng
tiêu chí rất cụ thể.

Kết quả, năm học 2014-2015 đã công nhận được 88 trường, trong đó MN: 20
trường; TH: 48 trường; THCS: 16 trường; THPT: 4 trường.
Hiện nay, Hà Tĩnh có 466/722 trường đạt chuẩn quốc gia (64.5%), trong đó:
Mầm non: 152 trường, đạt tỉ lệ 56,9%; Tiểu học: 194 trường, đạt tỉ lệ 74.6%; THCS:
95 trường, đạt tỉ lệ 62,9%; THPT: 25 trường, đạt tỉ lệ 56,8%.
2.2.8. Thanh tra thi.
Thanh tra thi: KSCL giáo viên: MN, TH, THCS, THPT;
KSCL CBQL: MN, TH, THCS, THPT;
Tuyển CBQL các đơn vị trực thuộc Sở;
KHKT; Sử dụng kiến thức liên môn... và các cuộc thi chọn HSG...
Nhận xét: Nhìn chung các kì thi đều diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Đặc biệt, kì thi tuyển chức danh CBQL các đơn vị trực thuộc Sở có ý nghĩa và tác
động lớn; nó tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức cho đội ngũ CBQL,
GV các nhà trường. Đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm và đồng tình cao với
cách làm hiện nay của Sở.
Cán bộ, giáo viên muốn được tham gia thi tuyển phải là người có đủ phẩm chất,
đạo đức, năng lực, trách nhiệm, được anh em giáo viên tín nhiệm, bỏ phiếu đưa vào
quy hoạch và được ban giám hiệu, cấp ủy đảng nhà trường giới thiệu.
Kết quả, qua thi tuyển đã bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, miễn nhiệm 54 đ/c, cụ thể:
 Bổ nhiệm mới: 10 Hiệu trưởng; 19 Phó Hiệu trưởng
 Bổ nhiệm lại: 05 Hiệu trưởng; 17 Phó hiệu trưởng
 Miễn nhiệm: 01 Hiệu trưởng; 02 Phó Hiệu trưởng
2.3. Số phòng GD-ĐT đã thanh tra:
Sở đã thanh tra 3/3 phòng đề ra theo kế hoạch/12 phòng; gồm Phòng GD&ĐT: Hồng
Lĩnh, Can Lộc, Hương Sơn.
a) Nội dung thanh tra:
+ Thanh tra công tác tham mưu với UBND huyện về quy mô phát triển giáo dục,
quy hoạch mạng lưới trường lớp ở địa phương; thành lập, giải thể đối với các cơ sở giáo
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc thẩm quyền; bảo đảm đủ biên chế công
chức, viên chức sự nghiệp, cân đối về chuyên môn đào tạo; thực hiện đầy đủ, kịp thời

các chính sách của Nhà nước, ban hành các chủ trương, biện pháp chăm lo đời sống vật

10


chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản
lý; bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục;
+ Thanh tra công tác triển khai, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế
hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác
tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, kiểm định chất lượng giáo dục, dạy thêm,
học thêm, thu chi ngoài học phí, dạy trước chương trình đối với lớp 1; đánh giá chuẩn
giáo viên, hiệu trưởng; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục
thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Thanh tra công tác phối hợp với Thanh tra huyện tham mưu cho UBND huyện
về công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục; thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về giáo dục khi được UBND huyện giao; thực hiện nhiệm vụ thanh tra giáo dục và giải
quyết khiếu nại, tố cáo khi được UBND huyện giao.
b) Nhận xét:
Các Phòng GD-ĐT được thanh tra đã làm khá tốt công tác tham mưu với huyện
ủy, UBND huyện về việc ban hành Nghị quyết về phát triển sự nghiệp giáo dục; ban
hành quyết định về Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp các cấp học trên địa bàn;
xây dựng Quy hoạch, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; phê duyệt kế
hoạch thanh tra, kiểm tra.
Dưới sự chỉ đạo tích cực của Sở GD-ĐT, tham mưu quyết liệt, hiệu quả của
phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố và cả sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
đến nay Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp. Việc sáp
nhập, sắp xếp các trường còn lại để hoàn thành quy hoạch quả là rất cam go. Với quyết
tâm cao, bền bỉ vận động, kiên trì thuyết phục, phối hợp hành động, đến nay Hà Tĩnh
đã cơ bản hoàn thành Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp. Tính đến 30/5/2015,
mạng lưới giáo dục mầm non, phổ thông Hà Tĩnh có: 267 trường mầm non (262

trường công lập, 5 trường tư thục), 260 trường tiểu học, 151 trường THCS, 43 trường
THPT (so với năm học 2013-2014, giảm 12 trường, trong đó TH: 04 trường, THCS: 08
trường).
2.4. Đối với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở:
- Thanh tra chuyên ngành: 6 trường Mầm non, 6 trường Tiểu học, 6 Trường THCS;
- Nội dung thanh tra:
+ Đối với Giáo dục mầm non, tập trung vào các nội dung: Việc thành lập cơ sở
giáo dục mầm non ngoài công lập; việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non
(PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi; việc xây dựng và công nhận trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng chăm
sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; việc đảm bảo an toàn cho trẻ, chất lượng
chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học
và đồ chơi trẻ em; việc đánh giá theo chuẩn đối với giáo viên, hiệu trưởng.
Nhận xét:
Sau chuyển đổi, hoạt động của các trường mầm non đã đi vào ổn định, nền nếp.
Quy mô trường lớp phát triển mạnh, số nhóm lớp tăng đáng kể. Tỷ lệ huy động trẻ ra
lớp ở tất cả các độ tuổi đều tăng so với năm học trước. CSVC trang thiết bị dạy học
được chú trọng đầu tư, đồ dùng đồ chơi được mua sắm và tự làm đáp ứng cơ bản nhu
cầu dạy học. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao.

11


Các đơn vị từng bước quan tâm chế độ cho giáo viên, nhân viên; xây dựng kế
hoạch chăm lo, củng cố chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
+ Đối với các trường TH, THCS các nội dung được thanh tra: Việc thực hiện kế
hoạch giáo dục; thực hiện quy chế chuyên môn; thực hiện kiểm tra nội bộ; việc điều
chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ; trường phổ thông dân tộc nội trú; việc
thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục giáo dục THCS;
việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học; quy định về tuyển sinh, quản lý dạy thêm, học

thêm; việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện việc đánh giá theo
chuẩn đối với giáo viên, hiệu trưởng; việc xây dựng trường tiểu học, trung học cơ sở
đạt chuẩn quốc gia.
Nhận xét:
Các trường THCS đều thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn; Công tác kiểm tra
nội bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực: Việc ban hành quyết định thành lập BKTNB,
thành lập các tiểu ban đảm bảo kịp thời, đúng thể thức, nội dung; xây dựng kế hoạch
đúng cấu trúc, toàn diện, có lộ trình thực hiện; tổ chức thực hiện đúng kế hoạch. Các
nhà trường đều chú ý, quan tâm việc đổi mới phương pháp dạy học, đây là một trong
những nội dung chủ yếu của các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Công tác kiểm
định chất lượng giáo dục được tiến hành thường xuyên. Việc đánh giá hiệu trưởng,
giáo viên theo chuẩn được thực hiện đầy đủ.
Hạn chế:
Công tác kiểm tra nội bộ chưa mạnh; một số kết quả kiểm tra chưa là dữ liệu tin
cậy để lãnh đạo nhà trường nhận xét, đánh giá, điều chỉnh và đưa ra giải pháp phù hợp.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vẫn đang nổi cộm, mặc dầu các cơ sở giáo
dục đã đầu tư khá nhiều công sức, tâm huyết.
Kết quả việc đánh giá hiệu trưởng, giáo viên theo chuẩn chưa phản ánh sát, đúng
thực tế.
Một số đơn vị CSVC còn hạn chế; cảnh quan chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
III. CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Công tác tiếp dân:
Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về tiếp
công dân. Sở tiếp công dân tại phòng tiếp dân, Giám đốc Sở tiếp dân vào ngày 15 hàng
tháng, ngoài lịch quy định, Giám đốc luôn sẵn sàng tiếp dân. Thanh tra Sở tiếp dân
thường xuyên tại phòng tiếp công dân.
Hầu hết các đơn vị cơ sở đều thực hiện bố trí địa điểm tiếp công dân, có lịch, nội
quy, sổ theo dõi tiếp công dân và thực hiện đúng quy trình tiếp công dân.
Công tác tiếp dân theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, gọn nhẹ,
tránh phiền hà cho dân, hiệu quả, đúng quy định.

2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Phân loại
Khiếu nại
Tố cáo

Số đơn
Số đơn Số đơn đủ
không đủ
đã nhận
ĐKGQ
ĐKGQ
0
0
0
2
2
0

12

Số đơn đã
giải quyết
0
2

Phản hồi
kết quả

Số đơn
tồn động

0
0


Số đơn
KN, PA
thuộc thẩm
quyền
Số đơn
Khiếu nại
không thuộc Tố cáo
thẩm quyền KN, PA
Tổng

0

0

0

0

0

0
6
13
21

0

6
13
21

0
0
0
0

0
6
13
Đã chuyển 19

0
0
0
0

6
13
19

Lý do tồn đọng đơn thư: Không có đơn thư tồn đọng.
Thanh tra Sở luôn quan tâm, chú ý đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập
trung rà soát, phân loại; các vụ việc thuộc thẩm quyền được giải quyết dứt điểm,
không để tồn đọng, kéo dài. Các vụ việc không thuộc thẩm quyền đều được chuyển
đầy đủ, kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Các phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc đã có ý thức trong việc tuyên truyền
Luật KN, Luật TC nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và đã

làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết KNTC, do đó đơn thư vượt cấp giảm hẳn so với
các năm trước.
Thanh tra trách nhiệm về chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Sở đã tổ chức thanh tra tại 22 đơn vị (3 phòng GD-ĐT, 19 trường THPT).
Các đơn vị lưu trữ khá đầy đủ văn bản về Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật
phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị đã xây
dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo... theo
quy định.
Vê công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong thời gian đoàn thanh tra (tính từ tháng 9/2014 đến nay) ở các trường được
thanh tra không có đơn thư phát sinh tại trường hay đơn thư do nơi khác chuyển đến.
Nhìn chung, các đơn vị đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm về chấp hành pháp luật
về khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ
1. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh tra:
a) Ưu điểm:
- Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã quán triệt đầy đủ, sâu sắc Chỉ thị nhiệm vụ
năm học, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh
tra Tỉnh; đã xây dựng kế hoạch toàn diện, khả thi, trình Giám đốc phê duyệt; tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Thanh tra Sở đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, không ngừng đổi mới công tác
TTr, kiểm tra, đánh giá sát đúng, khách quan; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng
thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành các đơn vị, lưu ý thanh tra công tác quản
lý của hiệu trưởng và trách nhiệm người đứng đầu.
- Sở đã thực hiện tốt hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các phòng
GD&ĐT; chú trọng thanh tra công tác tham mưu của phòng với UBND huyện; việc
thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước, các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất
cho phát triển giáo dục; công tác phối hợp với Thanh tra huyện, tổ chức các cuộc thanh


13


tra hành chính các đơn vị trực thuộc phòng và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo khi
được UBND huyện giao.
- Đặc biệt, năm học này Sở đã thực hiện tốt thanh tra chuyên đề diện rộng đối với
các vấn đề bức xúc được xã hội quan tâm: các khoản thu đầu năm học; dạy thêm học
thêm; giáo dục, phổ biến pháp luật; Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; Công tác phòng chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ, công vụ; xây dựng và
củng cố trường đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động này đã có tác dụng thiết thực, quan trọng
trong việc tăng cường kỷ cương phép nước trong mọi hoạt động giáo dục và đào tạo của
toàn ngành.
Thực hiện tốt việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC của công dân.
b) Hạn chế:
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu
học, THCS còn hạn chế, số lượng đơn vị được thanh tra còn ít.
- Chỉ đạo phòng GD-ĐT trong việc phối kết hợp với Thanh tra huyện tổ chức các
cuộc thanh tra hành chính các đơn vị trực thuộc chưa mạnh, chưa quyết liệt. Tuy một số
phòng GD-ĐT đã triển khai có hiệu quả, nhưng số lượng đơn vị được thanh tra chưa nhiều.
- Chỉ đạo phòng GD-ĐT triển khai thực hiện việc PBGDPL; PCTN; thực thi
công vụ, nhiệm vụ; tiếp công dân, giải quyết KNTC đối với các cơ sở giáo dục trực
thuộc chưa quyết liệt, hiệu quả.
V. THANH TRA, KIỂM TRA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Tổng hợp báo cáo của các phòng GD&ĐT)
TT

1

PGD


KA

2

CX

3

TP

4

T.Hà

5

L.Hà

6

CL

CS
GD
THCS
TH
MN
Cộng
THCS

TH
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng
THCS
TH

Kiểm tra chuyên
ngành
SL
Đã
TL%
đ vị
ktra
24
6
25.00
32
8

25.00
33
9
27.27
89
23
25.84
17
5
29.41
27
9
33.33
27
9
33.33
71
23
32.39
9
2
22.22
16
8
50.00
19
3
15.79
44
13

29.55
15
4
26.67
31
6
19.35
31
6
19.35
77
16
20.78
8
2
25.00
13
3
23.08
13
3
23.08
34
8
23.53
15
4
26.67
24
5

20.83

14

Kiểm tra HĐSPNG
TS
GV
750
797
583
2130
597
586
523
1706
302
356
367
1025
568
557
551
1676
341
332
248
921
583
578


SL GV
đã ktra
114
128
105
347
70
79
61
210
47
32
53
132
88
94
107
289
22
61
37
120
87
80

TL%
15.20
16.06
18.01
16.29

11.73
13.48
11.66
12.31
15.56
8.99
14.44
12.88
15.49
16.88
19.42
17.24
6.45
18.37
14.92
13.03
14.92
13.84

Ttra hành
chính
TL
SL
%

2
2
2
6


11.8
7.4
7.4
8.5

2
2

13.3
8.3


TT

PGD

7

HL

8

NX

9

ĐT

10


HS

11

VQ

12

HK

CS
GD
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng

THCS
TH
MN
Cộng
THCS
TH
MN
Cộng

Kiểm tra chuyên
ngành
SL
Đã
TL%
đ vị
ktra
23
6
26.09
62
15
24.19
6
3
50.00
6
3
50.00
6
3

50.00
18
9
50.00
11
0.00
19
0.00
19
0.00
49
0
0.00
10
4
40.00
28
7
25.00
28
6
21.43
66
17
25.76
17
5
29.41
29
7

24.14
32
8
25.00
78
20
25.64
6
3
50.00
12
4
33.33
12
4
33.33
30
11
36.67
13
4
30.77
23
5
21.74
23
7
30.43
59
16

27.12

Kiểm tra HĐSPNG
TS
GV
498
1659
187
164
132
483
429
401
356
1186
407
430
339
1176
518
567
402
1487
179
154
110
443
503
551
410

1464

SL GV
đã ktra
76
243
41
31
40
112

0
78
70
20
168
94
51
48
193
30
28
25
83
58
72
49
179

TL%

15.26
14.65
21.93
18.90
30.30
23.19
0.00
0.00
0.00
0.00
19.16
16.28
5.90
14.29
18.15
8.99
11.94
12.98
16.76
18.18
22.73
18.74
11.53
13.07
11.95
12.23

Ttra hành
chính
TL

SL
%
2
8.7
6
9.7
1
16.7
1
16.7
1
16.7
3
16.7

2
2
2
6

11.8
6.9
6.3
7.7

Các phòng GD-ĐT đã chuyển hướng kịp thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra hợp
lý, khả thi, trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức kiểm tra đúng kế hoạch. Các
phòng đã tập trung kiểm tra một số chuyên đề: Thực hiện quy chế chuyên môn; thực
hiện nhiệm vụ của nhà giáo; công tác kiểm tra nội bộ; đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra, đánh giá; quản lý, sử dụng thiết bị dạy học; quản lý dạy thêm, học thêm, thu

chi kinh phí ngoài học phí; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện đánh
giá theo chuẩn đối với giáo viên, hiệu trưởng; thực hiện các cuộc vận động và phong
trào thi đua; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Năm học này, hầu hết các Phòng GD-ĐT đã tham mưu tích cực với Chủ tịch
UBND huyện, chủ động phối hợp với Thanh tra huyện tổ chức các cuộc thanh tra hành
chính các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Phòng GD-ĐT đã thực sự quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra, đã bám sát kế
hoạch chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Sở, vận dụng phù hợp trong điều kiện của đơn
vị, tích cực tham mưu, chủ động phối hợp với Thanh tra huyện tổ chức thực hiện
thanh tra hành chính một số đơn vị trực thuộc.
Qua các đợt kiểm tra, Phòng đã ghi nhận, biểu dương những ưu điểm, sự nỗ lực
cố gắng của cơ sở, của giáo viên, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót và kiến
nghị những giải pháp cụ thể, khả thi giúp cơ sở tăng cường đổi mới toàn diện hoạt

15


động giáo dục nhất là công tác quản lý; vì vậy có tác dụng, hiệu quả thiết thực, thúc
đẩy mạnh mẽ đối với nhận thức và hoạt động giáo dục của đơn vị, nhà giáo.
Việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo được thực hiện đúng quy trình, quy
định của Pháp luật, không để đơn thư tồn đọng.
Hạn chế:
Việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nhiệm vụ, công vụ chưa
hiệu quả; các đơn vị vẫn chưa có dấu đến; lưu trữ công văn đến không đầy đủ; xử lí và
phân quyền xử lí không cụ thể, kịp thời. Tổ chức kiểm tra việc PBGDPL, PCTN chưa
thường xuyên, chưa quyết liệt. Công tác lưu trữ hệ thống văn bản pháp luật còn hạn
chế. Việc phối hợp với Thanh tra huyện, Thị xã, Thành phố tổ chức thanh tra hành
chính các đơn vị trực thuộc còn hạn chế.
VI. CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA CÁC TRƯỜNG THPT


1. Kết quả tổng hợp số liệu của các trường THPT.
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26


Trường THPT

Kỳ Anh
Kỳ Lâm
Lê Quảng Chí
Ng. Thị Bích Châu
Nguyễn Huệ
Hà Huy Tập
Cẩm Xuyên
Nguyễn Đình Liễn
Cẩm Bình
Chuyên Tỉnh
Phan Đình Phùng
Thành Sen
Lê Quý Đôn
Lý Tự Trọng
Nguyễn trung Thiên
Mai Thúc Loan
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Đổng Chi
Nghèn
Đồng Lộc
Can Lộc
Hồng Lĩnh
Hồng Lam
Nguyễn Công Trứ
Nghi Xuân
Nguyễn Du

TS

GV
96
43
69
50
93
79
97
48
97
81
96

Số
GV
đã
KT

Số GV đã

Tỷ
lệ
%

Số GV đã KTr toàn diện
KTr CĐ
SL

Tỉ lệ
(%)


Tốt Khá

96 100
43 100
69 100
26
52
93 100
73 92.4
97 100
48 100
97 100
81 100
96 100

31
17
30
9
31
28
33
19
37
26
32

32.3
39.5

43.5
18
33.3
35.4
34
39.6
38.1
32.1
33.3

19
7
10
5
11
6
14

12
9
20
4
15
21
18

10
25

24

1

90
90 100
94
91 96.8
93
93 100
84
84 100
83
83 100
61
61 100
100 100 100
99
0
79
79 100
73
73 100
46
46 100
71
71 100
50
50 100
102 101 99.1

31

30
31
28
25
28
33
34
30
28

34.4
31.9
33.3
33
30.1
45.9
33
34.3
38
38.4
0
36.6
36
37.3

25
23
6
21
12

2
23
5
8
22

6
7
20
7
13
26
10
29
20
6

16
9
16

10
9
22

16

26
18
38


ĐY CĐ
C YC

1

5
1
1
3

5

2

SL

Tỉ lệ
(%)

96
26
39
71
62
45
64
29
60
81

64

100
60.5
56.5
142
66.7
57
66
60.4
61.9
100
66.7

59 65.6
61 64.9
62 66.7
56
67
58 69.9
69 113
67
67
0
63
73 100
0
45 63.4
32
64

63 61.8


T
T
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39

Trường THPT

Trần Phú
Minh Khai
Đức Thọ
Cao Thắng
Hương Sơn
Lê hữu Trác
Lý Chính Thắng
Cù Huy Cận
Vũ Quang

Hàm Nghi
Hương Khê
Phúc Trạch
DTNT Hà Tĩnh

TS
GV
99
91
50
59
84
63
50
43
42
75
97
46
23

Số
GV
đã
KT

Số GV đã

Tỷ
lệ

%

Số GV đã KTr toàn diện
KTr CĐ
SL

99 100
91 100
45
90
59 100
84 100
62 98.4
50 100
43 100
42 100
75 100
97 100
46 100
23 100

33
28
15
20
27
18
20
14
5

29
32
24
8

Tỉ lệ
(%)

33.3
30.8
30
33.8
32.1
28.6
40.0
32.6
11.9
38.7
33
52.2
34.8

ĐY CĐ
Tốt Khá
C YC

24
26
4
3

4
5
1
1
6
5
5
6

8
2
12
14
17
11
18
12
4
22
26
18
2

1

3
6
2
2
1

1
1

1

SL

Tỉ lệ
(%)

99 100
63 69.2
30
60
39 66.2
57 67.9
44 69.8
50 100
34 79.1
37 88.1
46 61.3
97 100
46 100
23 100

2. Đánh giá việc thực hiện công tác tự kiểm tra của các cơ sở giáo dục.
Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường được lãnh đạo các đơn vị nhận thức đầy đủ,
xác định là nhiệm vụ trọng tâm của họat động quản lý. Hoạt động kiểm tra được triển
khai thực hiện có nề nếp, đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ nên có tác dụng quyết định
đến hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.

Đầu năm học, các cơ sở giáo dục đã ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ
nhà trường, thành lập các tiểu ban; xây dựng kế hoạch chi tiết và phân công trách
nhiệm cụ thể cho các thành viên. Kết quả, các nhà trường đã tiến hành kiểm tra chuyên
đề và kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo cơ bản đạt chỉ tiêu; các mặt hoạt động
trong nhà trường đều được kiểm tra đánh giá đầy đủ; hồ sơ lưu trữ tốt hơn so với
những năm trước.
Tuy nhiên, ở một số đơn vị chưa thực sự chú trọng, đổi mới công tác KTNB: Xây
dựng kế hoạch còn phiến diện, thiếu lộ trình; tổ chức thực hiện chưa đúng kế hoạch,
tiến độ; hồ sơ theo dõi thiếu cụ thể; kiểm tra HĐSPNG chưa đầy đủ thủ tục, thiếu minh
chứng, tỷ lệ còn thấp; kết quả chưa phản ánh sát, đúng thực tế, chưa là cơ sở, dữ liệu
để nhận xét, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; chưa là động lực thúc
đẩy phong trào; chưa là căn cứ để lãnh đạo nhà trường điều chỉnh, đề ra các giải pháp
trong việc thực hiện kế hoạch./.

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Thanh tra tỉnh;
- Giám đốc;
- Phó giám đốc;
- Website Sở;
- Lưu: VT, TTr.

Trần Trung Dũng
17


18




×