Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DSpace at VNU: Biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.12 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NHUNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NHUNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Bích Liễu


HÀ NỘI – 2014

2


MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………….……………….i
Danh mục chữ viết tắt…………………………………………..…………….ii
Mục lục……………………………………………………………………….iii
Danh mục bảng………………………………………………………...……..vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ……………………………………………………..vi
MỞ ĐẦU………………………………………………………….…………..1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN
TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG THPT ................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Trên thế giới .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứuError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Ứng dụng ICT trong giáo dục ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Biện pháp quản lí sử dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh ...... Error!
Bookmark not defined.
1.3. Đặc điểm của ICT và các ứng dụng của ICT trong dạy học ............. Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Hình thức và cấp độ ứng dụng ICT trong dạy họcError!

Bookmark

not defined.

1.3.2. Các chương trình hỗ trợ học tập bằng ICTError!

Bookmark

not

defined.
1.3.3. Các công cụ ICT thường được sử dụng trong dạy học .................. Error!
Bookmark not defined.
1.4. Các ứng dụng của ICT trong dạy học môn Tiếng AnhError! Bookmark
not defined.
1.4.1. Đặc điểm dạy học môn Tiếng Anh ....... Error! Bookmark not defined.

3


1.4.2. Các ứng dụng của ICT trong dạy học môn Tiếng Anh .................. Error!
Bookmark not defined.
1.5. Quản lí dạy học ở trường THPT .............. Error! Bookmark not defined.
1.6. Giải pháp quản lí đổi mới dạy học ngoại ngữ theo đề án đổi mới Dạy và
học ngoại ngữ giai đoạn 2008 – 2020 ............. Error! Bookmark not defined.
1.7. Quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo yêu
cầu của quản lí dạy học và đổi mới dạy học ngoại ngữError! Bookmark not
defined.
1.7.1. Bản chất, mục tiêu và nội dung của quản lí ứng dụng ICT trong dạy học
môn tiếng Anh ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.7.2. Quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo xu
hướng đổi mới quản lí dạy học ngoại ngữ ...... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1............................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG
ANH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN
BIÊN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứuError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Mục tiêu................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nội dung đánh giá thực trạng ................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu................ Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Quá trình chuẩn bị ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Phân tích kết quả đánh giá thực trạng ...... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Giới thiệu các trường THPT tham gia nghiên cứu và chất lượng học tập
môn tiếng Anh của học sinh ở các trường ...... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở các trường
THPT tỉnh Điện Biên ...................................... Error! Bookmark not defined.

4


2.2.3. Thực trạng quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở các
trường THPT tỉnh Điện Biên .......................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá chung về mặt mạnh, mặt yếu và phân tích nguyên nhân... Error!
Bookmark not defined.
2.3.1. Mặt mạnh............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Mặt yếu .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nguyên nhân ......................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN
TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN ............. Error!
Bookmark not defined.

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh
ở các trường THPT tỉnh Điện Biên ................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT
trong dạy học môn tiếng Anh .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Biện pháp 2: Cải tiến công tác đánh giá giáo viên về kết quả ứng dụng
ICT trong dạy học ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Biện pháp 3: Khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC, phương tiện ICT,
các nguồn tư liệu sử dụng trong dạy học tiếng AnhError!

Bookmark

not

defined.
3.2.4. Biện pháp 4: Chi tiết hóa các hướng dẫn giúp giáo viên chuẩn bị và
thực hiện các giờ học có ứng dụng ICT .......... Error! Bookmark not defined.

5


3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng nguồn lực và triển khai các chính sách hỗ trợ
việc dạy học có ứng dụng ICT thiết thực và có hiệu quả hơn ................. Error!
Bookmark not defined.
3.2.6. Mối liên hệ giữa các biện pháp ............. Error! Bookmark not defined.
3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...
......................................................................... Error! Bookmark not defined.

Kết luận chương 3 ........................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị ................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 13
PHỤ LỤC .......................................................... Error! Bookmark not defined.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, những thành tựu của khoa học-công nghệ (KH-CN) đang
đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và
kinh tế tri thức, tác động tới tất cả mọi lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và
sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Kho tàng kiến thức của nhân
loại ngày càng đa dạng và phong phú. Trong điều kiện đó, việc toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu khách quan của các nước đang phát triển.
Tiếng Anh và công nghệ thông tin truyền thông là những công cụ quan trọng
cho quá trình hội nhập và quốc tế hóa. Các phương tiện truyền thông, mạng
viễn thông, Internet tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hội nhập văn hóa và
cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển giáo dục. Nhà

6


trường từ chỗ hoạt động khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với
xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu KH-CN và ứng dụng; Giáo viên (GV)
thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương
pháp thu nhận thông tin một cách tự lực, có phân tích và tổng hợp.
Công nghệ thông tin và truyền thông (tiếng Anh là Information and
Communication Technology viết tắt là ICT) đang được ứng dụng hết sức rộng
rãi và hiệu quả vào các lĩnh vực hoạt động của con người, tạo nên những thay

đổi to lớn trong xã hội, trong đó có nhà trường. Trước xu hướng toàn cầu hóa
và việc hình thành một nền kinh tế ―mạng‖, đã dẫn đến mối quan hệ khắng
khít không thể tách rời giữa máy vi tính (Computer) với mạng viễn thông và
tạo nên một khái niệm mới là công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). ICT
bao gồm các phương tiện xử lý dữ liệu, giữ, truyền và phản ánh các sản phẩm
thông tin, đang phát triển với tốc độ cao, được cấu trúc thành ba bộ phận:
- Bộ phận công nghiệp truyền thông: mạng điện thoại, mạng cáp, mạng vệ
tinh, mạng di động, mạng phát thanh truyền hình,…
- Bộ phận công nghiệp máy tính: máy tính, thiết bị điện tử, CN phần cứng
(chủ yếu là tạo ra phương tiện, công cụ để phục vụ trực tiếp CN truyền
thông), CN phần mềm (nhằm nâng cao, mở rộng, phát triển hiệu quả của CN
phần cứng, của máy tính điện tử,…) và các dịch vụ khác (thương mại điện tử,
thư điện tử,…)
- Công nghiệp nội dung thông tin: gồm các dữ liệu, số liệu, hình ảnh, các hoạt
động, của xã hội về mọi mặt: văn hóa, thể thao, nghệ thuật, KH-CN, giáo dụcđào tạo, vui chơi-giải trí,… ở trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nói chung,
đó là kho tư liệu khổng lồ của nhân loại.
Ba bộ phận trên liên kết lại với nhau tạo ra một tiềm năng vô cùng to
lớn cho việc ứng dụng ICT trong nhiều lĩnh vực của đời sống và trong giáo
dục. Quá trình ứng dụng ICT trong dạy học là sử dụng các phương tiện
computer, video, máy chiếu qua đầu (over head), máy chiếu tinh thể lỏng
(LCD-Projector), máy quay kỹ thuật số, các phần mềm cơ bản: xây dựng thí

7


nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, CD-ROM,… đặc biệt là mạng Internet
trong dạy học. Trong đó computer và các loại mobi (laptop, ipad hay các loại
smartphone) đóng vai trò là trung tâm phối hợp, xử lý mọi hình thức thể hiện
và thao tác truyền đạt, tạo nên, lưu giữ, sắp xếp, sửa đổi, hiển thị lại thông tin
một cách nhanh chóng, dễ thực hiện. Do vậy, computer và các loại mobi được

xem như là những công cụ dạy học không thể thiếu trong một xã hội hiện đại.
Việc ứng dụng ICT trong dạy học nói chung, trong dạy học tiếng Anh sẽ góp
phần làm cho các giờ học trở nên sinh động, kích thích được tính tích cực,
sáng tạo của học sinh, rèn luyện ở các em thói quen và khả năng tự học và
tinh thần hợp tác. Đổi mới phương pháp dạy học theo đặc thù môn học tiếng
Anh là tích hợp cả 4 kỹ năng; nghe, nói, đọc, viết trong cùng một tiết học.
Điều này được thực hiện một cách dễ dàng nhờ việc ứng dụng ICT thông qua
các chức năng hình ảnh, âm thanh và text mà các thông tin số thể hiện. Sử
dụng các phần mềm và các trang web trong việc dạy học môn tiếng Anh với
việc vận dụng những tình huống khác nhau trong học tập vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Như vậy
để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng những yêu cầu kinh tế - xã hội trong
giai đoạn hiện nay, đòi hỏi việc ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở các
nhà trường phải được quan tâm một cách đúng mức.
Đảng và Nhà nước cũng đã đưa ra các chủ trương chính sách cho việc
áp dụng ICT trong giáo dục và dạy học. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII
cụ thể hoá bằng Chỉ thị 58-CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị đã nêu
―Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo
ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa
phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội‖. Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: Giáo dục cần phải ―Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học‖.

8


Để việc ứng dụng ICT trong dạy học nói chung, trong dạy học môn
tiếng Anh nói riêng cần có các biện pháp quản lí có hiệu quả của lãnh đạo và

cán bộ quản lí nhà trường. Việc quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn
Tiếng Anh đòi hỏi người quản lí áp dụng các chức năng và phương pháp quản
lí để làm cho việc ứng dụng ICT diễn ra có kế hoạch và được triển khai theo
đúng kế hoạch, có sự hướng dẫn, giám sát, đánh giá, khen thưởng và trách
phạt để đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra. Cụ thể hơn, đó là quản
lí qui trình thiết kế và qui trình sử dụng giáo án dạy học tích cực điện tử trong
quá trình dạy học; bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh; quản lí
việc ứng dụng các phần mềm và các phương tiện ICT trong dạy học để giúp
giáo viên thực hiện tốt việc giảng dạy môn tiếng Anh. Đó là quá trình hướng
dẫn giáo viên tích hợp việc sử dụng các phương tiện ICT với các phương
pháp dạy học tích cực làm cho việc dạy học trở nên hấp dẫn hơn, hứng thú
hơn với môn học nhằm phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Tuy nhiên, cho đến nay công tác quản lí ứng dụng ICT trong dạy học
tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên còn nhiều vấn đề: Nhận thức
của giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh về ứng dụng ICT trong dạy học còn
hạn chế, trình độ tin học cơ bản và đặc biệt kĩ năng sử dụng ICT trong dạy
học của đội ngũ giáo viên tiếng Anh còn bất cập, cơ sở hạ tầng phục vụ ứng
dụng ICT còn thiếu thốn; nhà trường chưa có các biện pháp đẩy mạnh việc
ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh, thiếu các chỉ dẫn và các chính
sách, nguồn lực động viên khen thưởng...
Để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, khắc phục các hạn chế
nói trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lí ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học môn Tiếng Anh ở các
trường THPT tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc quản lí ứng dụng ICT
trong dạy học tại các trường THPT tỉnh Điện Biên, đề xuất một số biện pháp

9



quản lí nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở
các trường THPT của tỉnh Điện Biên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc quản lí ứng dụng ICT trong dạy
học nói chung và trong việc dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT nói
riêng.
3.2. Đánh giá thực trạng việc quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học Tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí của lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng
chuyên môn để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT Điện Biên.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn tiếng Anh và ứng dụng ICT trong dạy học môn
tiếng Anh.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1) Những đặc điểm nào của dạy học môn tiếng Anh và những đặc điểm nào
của ICT cho phép việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh có hiệu
quả?
2) Để việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả, lãnh đạo
và cán bộ quản lí nhà trường cần quản lí việc ứng dụng này như thế nào?
3) Thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh ở các trường
THPT Điện Biên có những ưu điểm và hạn chế gì và cần có những biện pháp
nào để khắc phục các hạn chế này?
6. Giả thuyết khoa học


10


Tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu trong thời đại hội nhập, toàn
cầu hóa, vì vậy việc dạy tiếng Anh trở thành nhiệm vụ quan trọng ở các
trường học. Để việc dạy học tiếng Anh có chất lượng cao, cần thiết phải ứng
dụng các phương tiện ICT. Các phương tiện ICT thúc đẩy việc đổi mới các
phương pháp dạy học và đánh giá. Điều này đòi hỏi nhà trường phải có các
chính sách, các biện pháp quản lí cần thiết để thúc đẩy việc ứng dụng này.
Tuy nhiên, thực trạng ứng dụng và quản lí ứng dụng ICT trong dạy học ở các
trường THPT tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế. Nếu lãnh đạo các trường
THPT tỉnh Điện Biên có các biện pháp quản lí việc ứng dụng ICT trong dạy
học môn Tiếng Anh phù hợp, có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng dạy
học môn tiếng Anh.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn
Tiếng Anh và các số liệu và nghiên cứu thực trạng để đề xuất biện pháp được
thực hiện tại các trường THPT tỉnh Điện Biên.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu khoa học (sách, bài viết),
các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục & Đào tạo về
định hướng phát triển GD-ĐT và phát triển ứng dụng ICT trong dạy học để
làm sáng tỏ cơ sở lí luận và pháp lí của vấn đề nghiên cứu.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra khảo sát
*Mục tiêu: Làm sáng tỏ thực trạng dạy học môn tiếng Anh, các phương tiện
ICT đã được sử dụng và công tác quản lí để đẩy mạnh việc ứng dụng ICT
trong dạy học tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

*Nội dung khảo sát:

11


+ Khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng về thực trạng dạy học môn tiếng Anh
và việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh.
+ Khảo sát công tác và các biện pháp quản lí để đẩy mạnh việc ứng dụng ICT
trong dạy học tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên.
*Đối tượng:
+30 HS x 3 trường = 90 học sinh
+ 5 GV môn tiếng Anh x 3 trường = 15 GV
+ 03 lãnh đạo NT x 3 trường = 9
+ 3 tổ trưởng chuyên môn x 3 trường = 9 tổ trưởng chuyên môn
- Quan sát trực tiếp 02 giờ học tại mỗi trường;
- Phỏng vấn và trò chuyện với học sinh, giáo viên, CBQL của các trường THPT
Phan Đình Giót, THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Dân tộc nội trú THPT Huyện Tuần
Giáo.
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên
nhân và cách giải quyết những khó khăn trong quản lí ứng dụng ICT trong
dạy học tiếng Anh qua các báo cáo của nhà trường.
8.3. Khảo nghiệm: lấy ý kiến các nhà chuyên môn, CBQL về sự cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp.
8.4. Phương pháp toán thống kê để xử lí số liệu.
9. Dự kiến đóng góp của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc quản lí ứng dụng ICT trong
dạy học môn Tiếng Anh.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với thực tế và có tính khả thi

giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh
Điện Biên.
10. Cấu trúc luận văn

12


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chính được chia làm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng
Anh ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh ở
các trường THPT tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn
Tiếng Anh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị , Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 5041/BGD ĐT-CNTT ngày
16/9/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ
ICT cho năm học 2014 – 2015).
3. Chính phủ, Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về
việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008 – 2020"
4. Kiwipedia - Tiếng Việt/ Công nghệ thông tin và truyền thông( ICT)

13



5. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý”
6. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế;
7. Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT trong dạy học
tích cực, Nxb Giáo dục Hà Nội.
8.
9. Đào Thái Lai (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
trường phổ thông Việt Nam, Viện chiến lược và chương trình giáo dục
10. Trần Thi Bích Liễu (2012) (chủ nhiệm), Đánh giá tác động của công
nghệ thông tin truyền thông (ICT) sử dụng trong dạy học đối với kiến thức
và kĩ năng của giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông ở
Việt Nam, Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội, 7/2010- 7/2012.
11. Trần Thị Bích Liễu (2008), Nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Mĩ:
những giải pháp mang tính hệ thống và định hướng thị trường, NXB Đại
học Sư phạm
12. Đào Thị Ninh (2007), Một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong
giảng dạy ở các trường THPT quận Cầu Giấy – Hà Nội, Luận văn thạc sỹ
- ĐHSP HN.
13. Nguyễn Gia Quý (2000), Lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà
trường, Đại học Huế.
14. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), lý luận đại cương về
quản lý, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
15. Từ điển Tiếng Việt (1994):
16. Anderson J. (2010). ICT transforming education. Published by Asia and
Pacific Regional Bureau for Education, UNESCO Bangkok

14



17. Adrian Lim, Hui Min Lim, Wee Lee Lian (2012),

Adopting New

Technologies to Drive Engaged Learning in English
18. EDOCERE, Guidelines for the teaching of English in the secondary
school,www.edocere.org/.../guidelines_for_teaching_english_in_secondar
y_sch...
19. EStrategy Framework (2010), Department of Education and Children
Services, Government of Australia
20. Kaisa Korhonen (2010), Teaching English in Finnish upper secondary
schools: How English is taught and what are the most effective ways of
learning, Bachelor´s Thesis, University of Jyväskylä, Department of
Languages English, May 2010.
21. Jo Blasé (2008), ―Handbook of Instructional Leadership‖, ITIF
International New York.
22. Jane Jones và Simon Coffey, Modern Foreign Languages 5-11: A guide
for teachers (Primary 5-11 Series)
23. Language and Literature in the 21st Century in a Singapore Secondary
School , International Conference 4 edition, PIXEL
24. Lindner G (2014), ICT and the four major language skills An
interdisciplinary study of teachers' attitudes towards ICT as a teaching
tool, Report, Interdisciplinary Degree Project, Teacher Education Program
LP01
25. McKay S.L (2002), Teaching English As An International Language:
Rethinking Goals and Perspectives, Oxford University Press, June 2003 —
Volume 7, Number 1
26. Mousund D (2005), Information and Communication Technology in

Education
27. Partnership for the 21 c skills
28. Rayport F. J and Rickards T (2012), Do You Have the Digital Leaders
You Need?

15


16



×