Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỤT CHO XÃ SƠN THỊNH, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.07 KB, 9 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỤT CHO XÃ SƠN THỊNH, HUYỆN
HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
Trần Yêm
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội
TÓM TẮT
Xã Sơn Thịnh là rốn lũ, lụt của huyện Hương Sơn nơi trong vòng 12 năm (20022014) chịu 3 trận lụt rất lớn. Hầu hết diện tích 5,9 km2 và 750/827 hộ gia đình của xã đều
bị ngập trong các trận lũ lớn. Trong 2-3 năm qua, 50 hộ đã xây được nhà chống lũ với
một phần kinh phí do nhà nước tài trợ. Với kinh nghiệm lâu đời, nhân dân trong xã đã
thực hiện một số biện pháp thích ứng với lũ lụt. Các biện phấp đề xuất có tính khả thi
nhằm ứng phó với lũ lụt bao gồm: Thành lập Đội ứng phó với lũ lụt, xây thêm nhà chống
lũ bán kiên cố với kinh phí 15-20 triệu đồng, vệ sinh môi trường sau lũ lụt, phòng chống
rủi ro và các biện pháp khác.
SUMMARY
SOME FLOOD ADAPTING MEASURES FOR SON THINH COMMUNE
HUONG SON DISTRICT, HA TINH PROVINCE
Son Thinh is a navel flood of Huong Son district and within 12 years (2002-2014)
the commune suffered three huge floods. Almostareaof 5.9 km2 and 750/827 communal
households were submerged in the floods. In 2-3 recent years, 50 households have built
anti-flood houses with partial funding by the local government. Local people with their
traditional experience have taken a number of measures to adapt to floods. The proposed
measures are feasible in order to cope with flooding. These measures are: Establishing
teams to respond to floods;Building more anti-flood houses for poor householdswith a
low cost of 15-20 million Dong; Sanitation in and after floods; Risk prevention and other
measures.
1. Đặt vấn đề
Sơn Thịnh là một trong hàng chục xã của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh nằm ở hạ
lưu sông Ngàn Phố. Toàn bộ diện tích 5,9 km2 của xã nằm dọc theo con sông này (Hình
1và 2).Những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại huyện Hương Sơn nói chung và ở xã Sơn


Thịnh nói riêng là khá rõ rệt, thể hiện ở tần suất xuất hiện 3 trận lũ lớn trong vóng 12 năm


(2002-2014) và lũ quét ở vùng thương lưu sông Ngàn Phố. Các trận lụt 2002, 2010 và
2013 đã nhấn chìm toàn bộ 7 xóm của xã với khoảng 750/827 hộ. Thời gian ngập lụt
trong nhà, ngoài vườn khoảng 2-3 ngày đối với xóm có địa hình cao nhất Xã như Đức
Thịnh và 4-5 ngày đối với xóm An Thịnh ( thấp nhất Xã) [1]

Hình 1. Bản đồ xã Sơn Thịnh

Hình 2. Sông Ngàn Phố chảy dọc theo địa phận xã Sơn Thịnh


2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng lũ lụt và các biện pháp ứng phó
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh
Phương pháp nghiên cứu
(1) Khảo sát thực địa: 2 đợt khảo sát thực địa tại địa bàn xã Sơn Thịnh đã được thực hiên.
Đợt 1: 9-11 tháng 10 năm 2014; Đợt 2: 4-6 tháng 6 năm 2015. Mục tiêu của 2 đợt khảo
sát thực địa là:


Nhận dạng dòng sông Ngàn Phố đoạn chảy qua xã Sơn Thịnh và các xã Sơn Ninh, sơn
Tân.



Nhận dạng địa hình ven sông Ngàn Phố và các xóm của xã Sơn Thịnh.

(2) Điều tra phỏng vấn


Số xóm được lựa chọn điều tra: 2 xóm bao gồm xóm An Thịnh (xóm có địa hình thấp

nhất của xã) và xóm Đức Thịnh (xóm có địa hình cao nhất xã).



Tổng số hộ được lựa chọn để phỏng vấn là 60, trong đó Xóm An Thịnh (40 hộ), xóm Đức
Thịnh (20 hộ).



Người được chọn để phỏng vấn: Chủ tịch UBND xã (ông Lê văn Cường), Bí thư Đảng uỷ
xã (ông Nguyễn Hữu Đông), Cán bộ Văn hoá –xã hội (ông Lê văn Hiền), 2 trưởng thôn
và các chủ hộ.



Nội dung điều tra, phỏng vấn:

-

Tình hình mưa, bão, lũ lụt trong những năm gần đây tại địa bàn xã Sơn Thịnh.

-

Tình hình các xóm bị ngập lụt.

-

Hậu quả của ngập lụt.

-


Các biện pháp ứng phó với lũ lụt mà địa phương đã thực hiện.

3. Kết quả và thảo luận
(1) Tình hình mưa và lũ lụt
Kết quả của 2 đợt điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân trong xã
cho thấy trong những năm gần đây mưa lũ ở huyện Hương Sơn nói chung và xã Sơn
Thịnh nói riêng diễn ra khá phức tạp. Khác với 20, 30 năm về trước, năm năm qua, ở đây
mưa to và lốc xoáy xảy ra nhiều hơn. Ở Sơn Thịnh, mưa lũ thường xảy ra vào tháng 8
(Âm lich) tức khoảng tháng 9 hoặc đầu tháng 10 (Dương lich)với diện tích bị ngập, thời


gian ngập, độ sâu của lũ lụt khác nhau tuỳ theo từng trận lụt.Ba trận lụt rất lớn diễn ra
vào tháng 8/2002 , 2010 và 2013 đã nhấn chìm toàn bộ 7 xóm của xã.Trong 3 trận lụt
này, nơi thấp nhất của xã đã bị ngập tới khoảng 3m. Khoảng 750/827 căn nhà bị ngập do
trận lũ năm 2013. Xóm An Thịnh (xóm nằm ven sông có địa hình thấp nhất của xã) chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận lũ lớn. Điều tra khảo sát 40 hộcủa xóm An Thịnh
cho thấy: Trong trận lụt lịch sử năm 2013, các nhà (4) có nền cao bằng và trên 2m cũng
bị ngập ở độ sâu khoảng 0,2m (Nhà bà Thìn). 22 trong số 40 nhà được điều tra có nền cao
<0,7m đều bị ngập sâu 1,3-1,5 m (bảng 1).
Bảng 1. Tình trạng ngập lụt năm 2013 ở xóm An Thịnh, xã Sơn Thịnh
Độ cao của nền nhà so

Số lượng nhà (nhà)

với mặt vườn (m)

Mực nước lụt trong nhà
(m)


>2

4

0,1-0,3

1,5 - 2

5

0,2 -0,8

0,7 – 1,2

9

1,0 -1,5

< 0,7

22

1,3 -1,5
Mực nước lụt ngoài vườn
2,0-2,5 m

Xóm Đức Thịnh có địa hình cao nhất xã nhưng cũng bị ngập trong 3 trận lụt nêu
trên, đặc biệt trận lụtnăm 2013 (Bảng 2). Ở xóm này, các nhà có nền cao trên 1m chỉ bị
ngập khoảng 0,2 m trong thời gian khoảng 1 ngày.
Bảng 2. Tình trạng ngập lụt năm 2013 ở xóm Đức Thịnh, xã Sơn Thịnh

Độ cao của nền nhà so

Số lượng nhà (nhà)

với mặt vườn (m)

Mực nước lụt trong nhà
(m)

1,0-1,2

3

0,1-0,2

0,5-0,9

5

0,4- 0,7

<0,5

12

0,5-0,7
Mực nước lụt ngoài vườn
1,2-1,5 m



(2) Đề xuất các giải pháp ứng phó
a) Thành lập Đội ứng phó lũ lụt
Xã cần thành lập 1 đội để ứng phó với bão lụt. Đội này có 8 người,bao gồm 1
PCT xã (lãnh đạo Đội) và 7 thanh niên khoẻ mạnh, bơi giỏi được lựa chọn từ 7 xóm (mỗi
xóm 1 người). Toàn Đội phải thường trực 24/24 tại trụ sở UBND xã trong những ngày
bão,lụt lớn.Đội cần xây dựng kế hoạch cụ thể để ứng phó với bão lụt.
b) Xây nhà chống lũ
Theo Quyết định 716 của Chính phủ,mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 10 triệu đồng để
xây nhà chống lũ, số tiền còn lại sẽ được vay với lãi suất thấp (2,6%/năm). Trong thời
gian qua, 50 hộ dân của xã đã có nhà chống lũ, trong số đó 32 hộ có nhà chống lũ với
diện tích từ 12 – 20 m2/nhà (giá trị từ 30 đến 40 triệu đồng/nhà), 18 hộ có nhà chống lũ
với diện tích từ 21 – 36 m2/nhà ( giá 30 – 60 triệu đồng/nhà) [1].Thực chất nhà chống lũ
hiện nay là nhà 2 tầng có quy mô xây dựng (diện tích, vật liệu, kiểu dáng...) tuỳ theo khả
năng tài chính của từng hộ (hình 3).
Theo lãnh đạo UBND xã, tiền trợ cấp cho hộ nghèo làm nhà chống lũ trong năm
nay là 15 triệu đồng [1]. Từ nghiên cứu thực tế cho thấy đối với một số hộ nghèo của xã,
sẽ rất khó khăn nếu xây một nhà chống lũ với giá 35 triệu đồng (giá năm 2015), trong đó
vốn vay là 20 triệu đồng . Họ không có khả năng để trả cả vốn lẫn lãi, mặc dù lãi thấp.
Điều tra thực tế cho thấy thời gianmà người dân phải sinh hoạt,ăn ngủ trên “chạn:
(gác xép) để tránh lũ lớn dài nhất khoảng 3 ngày tính từ ngày nước ngập cho đến ngày
nước rút khỏi nền nhà.Do đóphương án xây nhà chống lũ bán kiên cố có diện tích 12-14
m2 với kinh phí 15 - 20 triệu đồng vẫn có thể thực hiện được.Nhà chống lũ bán kiên cố
loại này có cấu tạo như sau:
-

Nền nhà cao khoảng 20 cm

-

Độ cao của sàn nhà so với mặt vườn: 3,5m.


-

4 cột bê tông cốt sắt (3-4 cây ) có đường kính16mmcho cả 2 tầng hoặc chỉ cho tầng dưới.

-

Các dầm bao với 3 cây sắt đường kính 14 mm.

-

Sàn bê tông dày 60-70mm.

-

Mái tôn.

-

Tường bao quanh tầng trên bằng tôn.


-

Cầu thang hoặc thang lên tầng 2 đảm bảo an toàn, có độ dốc hợp lý.

Hình 3. Một kiểu nhà chống lũ giá 35 triệu đồng ở xã Sơn Thịnh
c) Tích trữ lương thực, thực phẩm
Đối với UBND xã: Để đề phòng tình trạng đói,khát cho những hộ dân nghèo và bị
cô lập bởi lũ lụt,UBND xã cần có kế hoạch cụ thể về tích trữ và phân phối lương thực,

thực phẩm thiết yếu nhằm trợ cấp kịp thời cho họ trước khi có sự cứu trợ chung của Nhà
nước và của các tổ chức xã hội khác.
Đối với người dân: Người dân của xã nói chung và ở các xóm thấp lụt nói riêng
cần có ý thức và kế hoạch chuẩn bị đủ lương thực và thực phẩm trong những ngày lũ lut.
Các loại thức ăn nấu nhanh, đơn giản, ít tôn nhiên liệu.cần được chuẩn bị như: mì ăn liền,
lạc, trứng, tôm,cá khô, các loại quả như bầu, bí, cà chua, dưa chuột v.v..
d) Tích trữ nước sạch
Mỗi gia đình cần có phương án tích trữ đủ nước sạch để sủ dụng cho những ngày
lũ lụt.Lượng nước sạch trung bình dùng trong những ngày lũ lụt khoảng 30-40
l/người/ngày. Sử dụng nước sạch này để tắm, giặt cần được hạn chế. Để tích trữ nước
sạch, các gia đình cần có các thùng nhựa hoặc kim loại với thể tích 50l,100l,200l.Nước
được lấy từ giếng trước khi bị ngập và nước mưa.Trong những ngày ngập lụt, nước mưa
là nguồn bổ sung để duy trì khối lượng nước sạch tích trữ cần thiết.


e) Chuẩn bị nhiên liệu
Đối với những gia đình có bếp gas cần chuẩn bị nạp đủ gas để dùng trong những
ngày lũ lụt.
Đối với những gia đình chỉ dùng bếp củi thì phải chuẩn bị các loại củi dễ cháy và
cất giữ ở nơi khô, ráo. Bếp đun bằng dầu hoả nên được áp dụng hơn là bếp củi vì nó gọn
nhẹ, dễ bảo quản và giá thành có thể chấp nhận được.
Cũng giống như việc sử dụng nước sạch, đun nấu trong những ngày lũ lụt cũng
cần được hạn chế tối đa.
f) Vệ sinh môi trường sau lũ, lụt
Sau khi nước lũ rút khỏi nhà và vườn, tình trạng vệ sinh môi trường rất tồi tệ
[2,3]:
-

Nước mặt (sông Ngàn Phố) và nước ngầm (nước giếng) bị ô nhiễm nặng bởi độ đục, hàm
lượng các chất hữu cơ, các vi khuẩn gây bệnh rất lớn. [3]


-

Không khí nóng ẩm (thường trên 80%) rất khó chịu.

-

Không khí bị ô nhiễm bởi mùi tanh, thối do sự phân huỷ các chất hữu cơ (cây, côn trùng,
động vật chết).

-

Bùn, đất tích đọng trong nhà, ngoài vườn với độ dày khoảng 15-20 cm.

-

Chất thải rắn bao gồm cây chêt, củi lẫn cả gỗ cây từ thượng nguồn đổ về, động vật hoang
dã bị chết (ếch, nhái, rắn…) và gia súc,gia cầm (trâu bò, lợn chó, gà).
Biện pháp vệ sinh



Vệ sinh trụ sở, đường làng, ngõ xóm: Ngay sau khi lũ rút, UBND xã, kết hợp với các
trưởng xóm huy động nhân dân vệ sinh trụ sở của UBND, nạo vét bùn đất, sửa sang, làm
sạch đường làng,ngõ xóm. Nhân dân của xóm nào chịu trách nhiệm làm vệ sinh trụ sở
của xóm và sửa sang đoạn đường đi qua xóm đó.



Xử lý nước cấp cho sinh hoạt : Trạm xá của xã phải có kế hoạch.


-

Hướng dẫn các trưởng thôn và đại diện các hộ dân về phương pháp xử lý nước (nước
giếng bị ô nhiễm bởi lũ lụt)[2]. Hoạt động này cần thực hiện trước mùa mưa, lũ. Trưởng
xóm và đại diện các hộ gia đình có nghĩa vụ hướng dẫn lại cho người dân của xóm mình.

-

Chuẩn bị và cung cấp đày đủ hoá chất (phèn, Cloramine B) xử lý nước cấp cho các hộ
dân bị ngập lụt.




Đối với các hộ dân bị ngập lụt: Ngay sau khi nước lụt rút khỏi nhà và sân, các gia đình
cần phải thực hiện các hoạt động sau đây:

-

Làm sạch bùn đất còn tích đọng trên nền nhà, sân và đường vào nhà. Bùn là đất màu nên
đổ vào vườn cây.

-

Mở toang các cửa ra vào nhà và cửa sổ để tạo thông thoáng, chống ẩm thấp.

-

Xử lý nước cấp theo hướng dẫn của cán bộ y tế hoặc những người dân đã được tập huấn

về xử lý nước[2]

g) Phòng chống rủi ro
Những rủi ro có thể xảy ra trong và sau lũ lụt như sau:
-

Nhà bị sập, bị trôi ra khỏi nền nhà do bão, mực nước lụt quá cao, móng nhà bị sụt lở.

-

Người bị đuối nước.

-

Gia súc, gia cầm bị chết do rơi xuống nước.

-

Tài sản bị hư hỏng, bị lũ cuốn mất.

-

Các bệnh dịch phát sinh.
Các biện pháp phòng chống
Đối với chính quyền xã:



Đội ứng phó với lũ lụt của xã phải được trang bị 1-2 thuyền gỗ gắn máy với tải trọng 0,50,6 T có thể chở được 10-15 người, phao cứu sinh (20-30 cái), bộ đàm.




Phân vùng các hộ dân có nguy cơ bị sạt lỡ, khu vực nước xoáy, chảy mạnh.



Phân loại các hộ neo đơn, có người già, trẻ em, người bệnh nặng.



Xây dựng kế hoạch phản ứng nhanh đối với việc di dời các hộ dân nằm trong khu vực
nguy hiểm.



Cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn trong và sau lũ lụt như rơi, ngã xuống nước, bị
vùi lấp do sập nhà, cây đổ...
Đối với các hộ dân



Mỗi gia đình ở khu vực thấp nhất của xã (xóm An Thịnh) nên có 1 thuyền gỗ con (thuyền
ba ván) hay thuyền làm bằng tôn.



Mỗi gia đình phải chuẩn bị bè nứa (30 -50 cây nứa) hoặc bè bằng các phao là xăm ô tô cũ
để cho gà, vịt chó, lợn, thậm chí cho cả trâu, bò. Trong trường hợp các hộ quá nghèo có
thể dùng các cây chuối để làm bè hoặc các lồng để cho gà , vịt chó, lợn.




Mỗi gia đình cần có 2-3 phao cứu sinh.




Mỗi gia đình cần có đủ thuốc sơ cứu, chống các bệnh về đường ruột. ngoài da, đau mắt,
cảm lạnh, phế quản...

4. Kết luận và Khuyến nghị
Xã Sơn Thịnh là rốn lũ, lụt của huyện Hương Sơn là nơi trong vòng 12 năm chịu
3 trận lụt rất lớn. Hầu hết diện tích 5,9 km2 và 750/827 hộ gia đình của xã đều bị ngập
trong các trận lũ lớn. Trong 2-3 năm qua, 50 hộ đã xây được nhà chống lũ với một phần
kinh phí do nhà nước tài trợ và với kinh nghiệm lâu đời, nhân dân trong xã đã thực hiện
một số biện pháp thích ứng với lũ lụt. Tuy nhiên để thực hiện công tác ứng phó có hiệu
quả đối với biến đổi khí hậu nói chung và lũ lụt nói riêng, một số biện pháp được đề xuát
cần được chính quyền và nhân dân xã Sơn Thịnh nghiên cứu áp dụng.
4. Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo của UBND xã Sơn Thịnh về tình hình lũ lụt của xã trong những năm gần đây. Sơn
Thịnh, 2015.
2. Bộ Y tế, Cục quản lý Môi trường Y tế, 2014. Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và Vệ sinh
môi trường trong mùa bão lụt
3. Nguyễn Văn Tiến. Phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ. Viện Dinh dưỡng Quốc gia,
2015



×