Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.87 KB, 33 trang )

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC MÔN HỌC
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC


*Môn Tự nhiên – xã hội
*Môn khoa học
*Môn lịch sử và địa lí
*Môn Mĩ thuật
*Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp


Phần I.
GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG
PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRƯỜNG TIỂU
HỌC.
I.VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC
TIỂU HỌC ĐỐI VỚI NHỮNG THÁCH
THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


HOẠT ĐỘNG 1
Thầy /cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao
đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau:
-Nêu vai trò của giáo dục tiểu học đối với
những thách thức về BĐKH ?
-Nhiệm vụ của GD tiểu học đối với những
thách thức của BĐKH ?



1.Vai trò của giáo dục tiểu học đối với những thách thức
BĐKH thể hiện ở các khía cạnh sau:
a.Số học sinh tiểu học rất đông, hơn 7 triệu học sinh chiếm
1/10 dân số, liên quan đến mọi gia đình và xã hội.
b.Các đối tượng trẻ, nhạy cảm dễ tiếp thu với những kiến
thức mới, lại được ngồi trên ghế nhà trường được giáo
dục thường xuyên và đang hình thành nhân cách.
c.Học sinh tiểu học là những động lực và nhân tố cơ bản lan
tỏa trong xã hội, những hành động của các em điều có
tính động viên khích lệ đối với gia đình và xã hội, có tác
động làm thay đổi hành vi cách ứng xử của mỗi người
trong xã hội đối với BĐKH.
J


d.Học sinh tiểu học là lực lượng có thể đóng góp 1
phần trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động
tuyên truyền về ứng phó với BĐKH khi ngồi trên ghế
nhà trường. Bởi vậy việc đầu tư giáo dục ứng phó
với BĐKH cho giáo dục tiểu học nói riêng, hệ thống
giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu
dài, nhưng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất.


2.Những nhiệm vụ của giáo dục tiểu học đối
với những thách thức của BĐKH.
-Giáo dục bậc tiểu học bên cạnh việc hoàn thiện
nội dung giáo dục phổ thông theo qui định cho
từng lớp học trước thách thức của BĐKH bậc học

này còn có nhiệm vụ tiếp tục cung cấp cho học
sinh những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động
của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống
và sản xuất của con người, những giải pháp nhằm
hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với
BĐKH để học sinh trở thành 1 tuyên truyền viên
tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương
về BĐKH.


II. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TIỂU
HỌC.
HOẠT ĐỘNG 2:
Thầy/ cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi
nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
-Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BDKH trong
trường tiểu học là ?
-Nêu các yêu cầu của giáo dục BĐKH trong trường
tiểu học


a.Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BDKH trong
trường tiểu học .
1.Kiến thức:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban
đầu về khí hậu, thời tiết, biểu hiện của BĐKH.
Nguyên nhân và hậu quả của BĐKH.
-Trang bị cho học sinh một số giải pháp cơ bản nhằm
hạn chế tác động của BĐKH cũng như để ứng phó

và thích nghi với BĐKH


2.Kĩ năng:
-Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ
năng cơ bản để giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH
-Biết cách ứng phó với những rủi ro, thiên tai
thường gặp trong cuộc sống.
3.Thái độ:
-Giáo dục học sinh ý thức trong việc ứng phó với
BĐKH
-Vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được để tham
gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với
BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó
với BĐKH phù hợp với lứa tuổi.


b.Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với với
Biến đổi khí hậu trong trường tiểu học.
-Đầu tư vào con người là loại hình đầu tư hiệu quả,
bền vững, nhưng phải đảm bảo một hệ thống
logic chặt chẽ, tính liên thông giữa các cấp học,
các trình độ đào tạo và khối kiến thức về BĐKH
-Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH qua
nội dung môn học
-Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục tổng thể,
nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về
môi trường, về BĐKH, về khoa học công nghệ và
cách thức để học sinh ứng phó với BĐKH thông
qua từng môn học như: Địa lí, TN-XH, khoa học,

tiếng việt, đạo đức , mĩ thuật, thủ công, kĩ thuật…


-Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm
bảo tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến
thức, tính liên thông giữa các cấp học…
-Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận
thức, hành động để có thể tham gia giải quyết
những rủi ro của BĐKH…
-Giáo dục về BĐKH và ứng phó với BĐKH là dạy
cho học sinh biết cách ứng xử và hành động.
Bởi vậy cần tận dụng các kĩ năng hợp tác giữa:
Thầy-trò, trò – thầy; thầy trò - xã hội trong quá
trình giáo dục, có như vậy mới khai thác hết các
nguồn lực, các sáng kiến và các nguồn hiểu biết
về ứng phó BĐKH của học sinh, đồng thời
hướng dẫn học sinh vận dụng hiểu biết vào
trong quá trình tham gia giải quyết các vấn đề
BĐKH…


III.TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG
PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRƯỜNG TIỂU
HỌC.
HOẠT ĐỘNG 3:
Thầy /cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao
đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau:
-Giáo dục tích hợp là gì?
-Nêu các nguyên tắc và phương pháp giáo
dục tích hợp?



1.Quan niệm về giáo dục tích hợp:
-Tích hợp có nghĩa là “gợp lại, sáp nhập lại thành
một tổng thể ” hiện nay tư tưởng tích hợp đã được
vận dụng nhiều trong giải pháp công nghệ…..trong
đó có giáo dục.
2. Nguyên tắc tích hợp.
-Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa
-Nguyên tắc người học làm trọng tâm
-Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích
hợp


3. Phương pháp giáo dục tích hợp
a. Các phương pháp tích hợp:
+Tích hợp toàn phần
+Tích hợp bộ phận
+Hình thức liên hệ
b.Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp:
+Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học
bộ môn trên lớp


Các hoạt động có thể bao gồm:
1.Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục
tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục BĐKH.
2.Xác định các nội dung giáo dục BĐKH cụ thể cần
tích hợp…
3.Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương

tiện phù hợp…nên quan tâm phương pháp dạy học
tích cực…
4.Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể.
+Hình thức thứ hai: tổ chức tham quan, ngoại khóa
tích hợp nội dung môn học và giáo dục BĐKH


IV.MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GD.BĐKH
CÓ THỂ LỰA CHỌN ĐỂ TÍCH HƠP VÀO CÁC
MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
(Đã triển khai)
V. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ BÀI DẠY
CÓ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG
PHÓ VỚI BĐKH VÀO CÁC MÔN HỌC TRONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC.
Khi thiết kế bài dạy cần lưu ý một số điểm sau:


1.Bổ sung mục tiêu bài học
-Bổ sung vào mục tiêu bài học những yêu cầu cần
đạt về kiến thức kĩ năng, thái độ về nội dung
BĐKH sẽ tích hợp.
2.Chuẩn bị thiết bị dạy học:
-Xác định những đồ dùng, phương tiện gì cần bổ
sung cho nội dung tích hợp
-Có thể khai thác gì ở các đồ dùng dạy học có sẵn
-Tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại (video,
tranh ảnh)



• 3. Xác định nội dung giáo dục BĐKH và các
địa chỉ cụ thể có thể tích hợp một cách hiệu
quả ở các hoạt động dạy học chủ yếu trong
bài học.
• -Xác định nội dung giáo dục BĐKH
• -Xác định mức độ, thời điểm tích hợp để đạt
hiệu quả
• -Tránh áp đặt nội dung tích hợp
• -Bố trí thời gian cho phần tích hợp một cách hợp
lí
• -Tăng cường tích hợp với hình thức trò chơi, thi
đố vui và các hoạt động ngoài lớp học, các hoạt
động câu lạc bộ.


PHẦN II:
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BĐKH VÀO
CÁC MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. MÔN TN-XH: (Nội dung xem tài liệu từ trang
12)
Lớp 1 Có 14 bài (03 chủ đề)
Lớp 2 có 07 bài (03 chủ đề)
Lớp 3 có 25 bài (03 chủ đề)
Có một bài soạn minh họa lớp 2 “ Cây sống ở đâu”
Trang 20


II. Môn khoa học:
Lớp 4 có 20 bài (03 chủ đề)

Lớp 5 có 23 bài (có 04 chủ đề)
Có bài soạn minh họa lớp 4 “ Gió nhẹ, gió mạnhPhòng chống bão” Trang 29
III.Môn lịch sử- địa lí
Lớp 4 có 24 bài
Lớp 5 có 12 bài
Bài soạn minh họa lớp 5 “ Đất và rừng” Trang 39,
40, 41


IV.Môn mĩ thuật:
Lớp 1 có 17 bài (có 03 dạng bài)
Lớp 2 có 13 bài (có 03 dạng bài)
Lớp 3 có 12 bài (có 03 dạng bài)
Lớp 4 có 19 bài (có 03 dạng bài)
Lớp 5 có 16 bài (có 03 dạng bài)
Có 01 bài minh họa lớp 2 bài 30 : Vẽ tranh“
Đề tài vệ sinh môi trường ”


• V. Hoạt động giáo dục NGLL.
• Lớp 1:
• Chủ đề: Mái trường thân yêu (HĐ 2) Tìm hiểu về
nhà trường, nội quy nhà trường
• Chủ đề: Vòng tay bè bạn (HĐ 3) Trò chơi “Kết
bạn”

//
(HĐ 4) Trò chơi “Sóng
biển”
• Chủ đề: Thầy giáo, cô giáo của em (HĐ 4) Trò

chơi “Bỏ rác vào thùng”
• Chủ đề: uống nước nhớ nguồn (HĐ 3) Tham
quan di tích, đền thờ…
• Chủ đề:Ngày tết quê em (HĐ 4) Tiểu phẩm cây
lộc
• Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam (HĐ 4) Tham
quan một danh lam thắng cảnh ở địa phương.


Lớp 2:
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em (HĐ 2) Tiểu
phẩm cái bàn biết đau
Chủ đề: Vòng tay bè bạn (HĐ 3) Tiểu phẩm “ Chú
lợn nhựa biết nói”
Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (HĐ 3) Hội vui
học tập
//
(HĐ 4) Em làm
kế hoạch nhỏ


Chủ đề: Ngày tết quê em (HĐ 2) Kể chuyện phong
tục ngày tết quê em
Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam (HĐ 2) Vẽ về
quê hương em
Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô (HĐ 1) Trò chơi “ Đi
chợ”
Chủ đề : Hòa bình và hữu nghị (HĐ 3) Quyên góp
ủng hộ thiếu nhi các vùng bị thiên tai.



×