Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt thông tin luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.76 KB, 2 trang )

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Tâm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/8/1982
4. Nơi sinh: Đông Triều, Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 3939/QĐ-ĐT ngày 28/12/2011 của
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
8. Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển Bền vững
9. Mã số: Thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quyết Thắng
11. Tóm tắt các kết qủa mới của luận văn:
- Qua điều tra, đánh giá về nguồn phát sinh, tính chất và khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh thì chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác
nhau như: các hộ gia đình; công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp; các nhà hàng
kinh doanh, khu thương mại, dịch vụ, chợ; văn phòng công ty, các trường học, các
cơ sở y tế và từ đường phố…với khối lượng bình quân tương đối lớn khoảng 182
tấn/ngày. Trong đó thành phần chủ yếu là hữu cơ khoảng 80%, lượng chất thải hữu
cơ này có thời gian phân hủy nhanh, ảnh hưởng tới môi trường trong thời gian
ngắn.
- Tập trung vào việc phân tích hiện trạng quản lý và công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt. Qua phân tích thấy rằng hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố
về nhiều mặt cho thấy là hiệu quả hoạt động chưa cao và còn nhiều điều chưa
hợp lý như phương tiện thu gom phần lớn không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và
không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết chất thải rắn (điểm hẹn,
trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức. Hệ thống vận chuyển


chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển chất thải rắn hàng ngày gây nên tình trạng chất


thải rắn tồn đọng trong khu dân cư, còn rò rỉ nước rác trong quá trình vận
chuyển.
- Đề tài luận đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại thành phố Cẩm phả. nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn của thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong các năm tới như.
+ Các giải pháp về quản lý và tổ chức.
+ Các giải pháp về công tác quy hoạch.
+ Các giải pháp về xã hội.
+ Giải pháp về phân loại CTRSH phát sinh
+ Các giải pháp về thể chế, chính sách.
12. Khả năng thích ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài có khả năng ứng dụng
thực tiễn, kết quả của đề tài có thể làm cơ sở để các nhà quản lý có thể áp dụng
thực hiện trong việc quản lý chất thải sinh hoạt không những tại thành phố Cẩm
Phả mà còn có thể áp dụng tại các địa phương khác.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: chưa có
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
Hà Nội, Ngày 15 tháng 4 năm 2014

Lê Thị Tâm



×