Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

sự đồng hóa và ảnh hưởng của nó đến nhóm orang asli ở malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.15 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................2
5. Bố cục:................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
1. Khái quát về nhóm Orang Asli:.......................................................................3
1.1. Tên gọi:.........................................................................................................3
1.2. Nguồn gốc lịch sử:........................................................................................4
1.3. Địa bàn cư trú:..............................................................................................5
1.4. Con người và văn hóa:..................................................................................5
2. Quá trình đồng hóa và những quyền lợi của nhóm Orang Asli:..................7
2.1. Quá trình đồng hóa.......................................................................................7
2.2. Những quyền lợi của nhóm Orang Asli:.......................................................8
2.2.1. Về địa vị..................................................................................................8
2.2.2. Về quyền sở hữu....................................................................................10
2.2.3. Về quyền tự chủ.....................................................................................11
3. Tác động của quá trình đồng hóa đối với nhóm Orang Asli:......................12
3.1. Mặt tích cực................................................................................................12
1


3.2. Mặt tiêu cực................................................................................................13
4. Đề xuất phương án khắc phục mặt tiêu cực:................................................16
5. Tương lai của nhóm Orang Asli:...................................................................17
KẾT LUẬN............................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................20

2




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“ Người bản địa độc đáo trong thế giới đương đại, bởi họ chia sẻ
một lối sống chú trọng vào gia đình và hộ, được tổ chức với qui mô nhỏ và
bền vững hơn cuộc sống của các xã hội đô thị...”- theo Bodley. Tuy nhiên,
ảnh hưởng của tiến hóa luận đơn tuyến về văn hóa là tất cả các xã hội loài
người đều phải trải qua một con đường phát triển duy nhất từ thấp đến cao,
từ mông muội đến văn minh. Trải qua thời gian, các xã hội nguyên thủy nhất
cũng phát triển giống như các xã hội phương Tây.
Ảnh hưởng đó đã biến nhiều cộng đồng người bản địa thành “nạn
nhân của tiến bộ” khi cuộc sống của họ bị can thiệp, tước đoạt và áp đặt bởi
những nhóm được cho là “có trình độ phát triển cao hơn” tự cho rằng họ có
quyền và nghĩa vụ để mang văn minh đến cho các dân tộc có tri thức và các
thực hành văn hóa chậm phát triển, lạc hậu, mê muội, thô sơ. Từ những quan
điểm mang hơi hướng của thuyết tiến hóa đơn tuyến mà các chính sách
nhằm mang văn minh, hiện đại đến cho những cộng đồng tộc người bị cho là
“thấp kém” đã ra đời hàng loạt. Một ví dụ điển hình là tình trạng của các tộc
người thuộc nhóm Orang Asli ở Malaysia. Và đây cũng là lý do mà chúng
tôi chọn để làm đề tài tiểu luận cuối kì để tìm hiểu sâu hơn quá trình đồng
hóa đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cũng như bản sắc văn hóa của
nhóm người này. Đồng thời đưa ra một số ý kiến góp phần khắc phục những
mặt tiêu cực của tác động do sự đồng hóa mang lại.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

1



Đề tài tiểu luận không nằm ngoài mục tiêu tìm hiểu và làm rõ về
những tác động của quá trình đồng hóa đến cuộc sống của nhóm Orang Asli
ở Malaysia như thế nào. Như vậy, tiểu luận sẽ trả lời về những tác động có
lợi và bất lợi của quá trình này mang đến và các vấn đề hiện tại cũng như
tương lai của các tộc người thuộc nhóm Orang Asli ở Malaysia.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về những ảnh hưởng của nhóm Orang
Asli trước tác động của quá trình đồng hóa diễn ra ở Malaysia và những góp
ý nhằm hạn chế bớt những tác động tiêu cực.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên mục tiêu và định hướng nghiên cứu đã đề ra, đề tài sẽ sử
dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp lịch sử - logic, kết
hợp với phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp.

5. Bố cục:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Khái quát về nhóm Orang Asli:
1.1.

Tên gọi

1.2.

Nguồn gốc lịch sử

1.3.


Địa bàn cư trú

1.4.

Con người và văn hóa

2. Quá trình đồng hóa và những quyền lợi của nhóm Orang Asli:
2.1.

Quá trình đồng hóa
2


2.2.

Những quyền lợi của nhóm Orang Asli

2.2.1. Về địa vị
2.2.2. Về quyền sở hữu
2.2.3. Về quyền tự chủ
3. Tác động của quá trình đồng hóa đối với nhóm Orang Asli:

3.1.

Mặt tích cực

3.2.

Mặt tiêu cực


4. Đề xuất phương án khắc phục mặt tiêu cực
5. Tương lai của các tộc người thuộc nhóm Orang Asli
KẾT LUẬN

NỘI DUNG
1. Khái quát về nhóm Orang Asli:
1.1.

Tên gọi:
Orang Asli (dịch nghĩa: "dân gốc", "dân tự nhiên" hay "thổ
dân") là một thuật ngữ tập thể đối với 18 nhóm dân tộc ít hơn
150.000 người được coi là bao gồm cư dân gốc Malaysia bán đảo
(theo nghĩa là họ đến trước ngày Malay ). Chúng thường được chia
thành ba nhóm khác nhau: Negrito (Semang), Senoi và Proto-Malay
(Cổ Mã Lai). Các nhóm Semang và Senoi có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ
Nam Á, là các dân tộc bản địa của bán đảo Malay. Proto-Malay là
3


những người nói ngôn ngữ Nam Đảo, được cho là đã di cư đến đây
vào giữa 2500 và 1500 trước Công nguyên.
Năm 1966, Chính phủ Malaysia chấp nhận tên gọi Orang Asli
dùng chung cho các nhóm thiểu số bản địa trên bán đảo Malaysia. Các
nhà nhân học và các nhà quản lý thường gọi người Orang Asli bằng
nhiều tên gọi khác nhau: Biduanda, Jakun, …
Người Orang Asli chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt
(ruộng bậc thang, nương rẫy, vườn trái cây, nông trại vùng đồi núi),
đánh bắt cá (vùng ven biển) và săn bắt (vùng rừng rậm). Một vài sắc
dân như Jahai, Lanoh (thuộc nhánh Negrito) vẫn còn tập quán săn bắt
du canh du cư. Một số khác đã dần quen với lối sống đô thị hóa khi

nền kinh tế Malaysia phát triển mạnh mẽ trong vài thập kỷ gần đây.
1.2.

Nguồn gốc lịch sử:
Trước khi thuộc địa ở Châu Âu, các tộc người thuộc nhóm
Orang Asli bị bắt và làm nô lệ bởi người Mã Lai. Cho đến giữa thế kỷ
XIX nhóm người này vẫn bị cô lập và ít có lợi ích về kinh tế trong
nước thuộc địa. Trong những năm 1950, quân nổi dậy Cộng sản (và
dân tộc Trung Hoa) thường chạy trốn đến các vùng miền núi có người
Orang Asli, một số người hợp tác với du kích bởi vì họ có thái độ thù
địch truyền thống đối với người Mã Lai. Người Anh đã thành lập các
khu định cư củng cố, thường là với các trạm y tế hoặc các trường học,
để tái định cư Orang Asli và cách ly họ khỏi mối liên hệ của cộng sản.
Một Bộ thổ dân đã được tạo ra, sau khi độc lập, cuối cùng trở thành
Vụ của Orang Asli. Chính sách chính phủ chính thức là chuyển đổi
sang Hồi giáo.

4


Từ những năm 1960, chính phủ Malaysia đã bắt đầu một chính
sách "hội nhập", có nghĩa là các bước để hiện đại hóa. Từ những năm
1980, chính sách tích hợp Orang Asli đã có một ý nghĩa tôn giáo rõ rệt
hơn, như Jabatan Hal Ehwal Orang Asli (Vụ Các Vấn đề Liên quan
đến người bản địa, JHEOA) có các hoạt động nhằm phát triển tinh
thần của Orang Asli, được biết đến rộng rãi để đề cập đến việc chuyển
đổi Orang Asli cho Hồi giáo.
Kinh tế của Malaysia có những thành công tương đối sau
những năm 1980 và 1990 đã mang lại áp lực lên Orang Asli, đặc biệt
là về quyền sử dụng đất: các vùng đất rộng lớn của đất đai truyền

thống bị mất đi do đồn điền, nhà máy và các sự phát triển khác dưới
tên tiến bộ, mà không có bất kỳ bồi thường nào.
1.3.

Địa bàn cư trú:
Người Semang (hoặc người Negrito), thường chỉ sinh sống
giới hạn ở phần phía bắc bán đảo, sống bằng săn bắt hái lượm.
Người Senoi, họ thường ở tại khu vực miền trung bán đảo,
sống bằng trồng lúa nương và kê.
Người Cổ Mã Lai hoặc thổ dân Malay (còn gọi là Jakun,
Proto-Malay, Aboriginal Malay), ở khu vực đồng bằng phía nam bán
đảo, sống bằng nông nghiệp và khai thác lâm sản.

1.4. Con người và văn hóa:
Về hình thể, người Negrito dáng thấp, da ngăm đen, là nhóm
dân cư định cư sớm tại Malaysia, chiếm 3% số dân Orang Asli, bao
gồm các sắc tộc Kensiu, Kintak, Lanoh, Jahai, Mandriq, và Batiq. Một

5


số nghiên cứu sử học cho thấy nguồn gốc tộc người Negrito có mối
quan hệ mật thiết với văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam.
Nhánh Proto-Malay dáng cao, mũi thấp, da sáng hơn nhóm
Negrito nhưng sạm hơn nhám Senoi, dân số chiếm 42% dân số Orang
Asli, gồm các sắc tộc Temuan, Semelai, Jakun, Kanaq, Kuala, và
Seletar. Về nguồn gốc, nhiều ý kiến cho rằng tổ tiên nhóm này từng đi
cư từ quần đảo Indonesia đến vào thời kì đồ đá mới.
Nhánh Senoi là tập hợp của nhiều sắc tộc như Jah Hut, Mah
Meri, Temiar, Semai, Semoq Beri, Jahut, Mah Meri, và Che Wong,

dáng người cao, da sáng, dân số chiếm 55% tổng số dân Orang Asli.
Nhánh Senoi cũng xuất hiện vào khoảng thời kì đồ đá mới.
Xã hội Orang Asli xây dựng theo mô hình làng bản tự quản
dưới khuôn khổ pháp luật. Đứng đầu là trưởng làng (batin) phụ trách
các công việc chung như cưới, gả, tang ma, hội hè, kiêm cả làm pháp
sư chữa bệnh khi cần thiết. Cả xã hội vận hành theo luật tục. Người
Senoi vùng đồi núi còn giữ tục sống trong nhà dài, trong đó quan hệ
thân tộc rất được coi trọng. Riêng các sắc dân đi săn sống thành từng
nhóm 5-7 gia đình, cùng săn bắt và chia đều sản phẩm thu được. Món
ăn chính của người Orang Asli chủ yếu là cơm-rau-củ-quả. Chất đạm
chủ yếu từ cá, lợn lòi, nhím, rái cá, hươu, nai v.v..
Nhiều người ví von văn hóa Orang Alsi là văn hóa tre trúc. Tre
trúc hiện diện hầu như mọi lúc mọi nơi trong đời sống cư dân. Có
người dùng tre trúc làm nhà, bắc cầu, làm bè đi lại trên sông suối, có
người dùng làm dụng cụ săn bắt thú, bẫy chim, bắt cá, nấu cơm, dẫn
nước v.v.. Khi sinh con, người ta cũng dùng mảnh tre để cắt dây rốn
cho con.
6


Người Orang Asli mặc trang phục làm từ thực vật. Họ thích
trang điểm bằng vàng, bạc, gấm lụa, hoa cỏ. Một số nhóm còn giữ tục
xăm mình, đặc biệt là nam giới xăm trên tay để thể hiện sức mạnh
nam tính. Nhiều người già vẽ mặt bằng các loại phấn màu đỏ, xanh,
đen và trắng tùy theo mục đích và ý nghĩa.
Người Orang Asli theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh (đa thần).
Theo niềm tin, bên cạnh thế giới hữu hình này còn có một thế giới vô
hình khác đang tồn tại, có thể sẽ gây hại đối với con người nếu không
có những nghi lễ cúng tế nhất định. Lấy hệ thống thần phả sắc dân Jah
Hut và Mah Meri làm ví dụ, các vị thần chung có thể kể như Moyang,

Hantu, Best, thần chết Gin Gunong, thần biển Moyang Mengkok, thần
voi Bes Gajas, thần ăn bàn tay Bes Makan Tangan, thần đất Bes Jin
Tanah v.v.. Cư dân vùng biển, đầm lầy có thêm thần rồng biển, cua
biển v.v..
Múa mặt nạ là nghi thức quan trọng trong các buổi lễ cúng tế
hay hội hè truyền thống. Nội dung các vở múa thường thể hiện những
diễn biến của lịch sử, xã hội Orang Asli từ thưở xa xưa. Các mặt nạ
được chạm khắc muôn hình vạn trạng, được cho là mang linh hồn của
động vật, chim muông hay các quỷ thần gây hại xuất hiện trong thần
thoại, truyền thuyết. Mỗi khi người làng có người bệnh, người ta đẽo
gỗ thành hình các loài quỷ hantus, pawang để cúng giải, đợi sau khi
pháp sư làm lễ rước mầm bệnh vào tượng gỗ xong thì mang chúng bỏ
vào rừng với hy vọng người bệnh sẽ qua khỏi.

2. Quá trình đồng hóa và những quyền lợi của nhóm Orang Asli:
2.1.

Quá trình đồng hóa.
7


Đến những năm 90, các dự án phát triển tầm quốc gia chẳng
hạn trụ sở các cơ quan hành chính mới của Chính phủ ( Putra Jaya ),
công trình xây dựng sân bay quốc tế Kuala Lumpur mới, v.v được tiến
hành ở phía nam Selangor. Những thay đổi đó cũng tác động không
nhỏ đến cuộc sống của nhóm Orang Asli. Bên cạnh đó, các chính sách
đồng hóa của Chính phủ Malaysia nhằm đưa dân Orang Asli vào
“dòng chảy ” của quốc gia với mục tiêu là “hoà nhập một cách tốt nhất
người dân Orang Asli với nhóm cộng đồng Malay, sự hoà hợp tự nhiên
hơn là đồng hoá giả tạo” cũng đã được thực thi.

Chính sách đồng hoá xuất phát từ quan điểm chính trị đối với
toàn bộ các dân tộc của Malaysia. Một lý do để thu hút dân Orang Asli
nhập vào dân tộc Malay là nhằm tăng thêm số cử tri cho người Malay,
mặc dù số lượng nhỏ người Orang Asli chỉ tạo ra được sự khác biệt rất
ít. Nhưng điều quan trọng hơn là, việc thu hút người dân Orang Asli
vào cộng đồng người Malay sẽ xoá đi được một loại người mà người
ta có thể cho rằng “bản địa hơn” cả người Malay. Những người Trung
Hoa và Ấn Độ sinh sống ở đất nước này, họ chất vấn về những đặc
quyền mà người Malay có là không hợp pháp vì các tộc người thuộc
nhóm Orang Asli mới là dân bản địa thực sự. Nếu chính phủ đồng hoá
dân Orang Asli vào dân tộc Malay, thì sẽ xóa bỏ được một tình trạng
lúng túng về chính trị nghiêm trọng.
Những cố gắng của chính phủ nhằm đồng hoá dân Orang Asli
vào bộ phận người Malay là vấn đề mang tính nhiều mặt. Chính phủ
cần phải tái định cư họ vào những địa điểm có thể tiếp cận được, xoá
bỏ quyền tự trị chính trị của họ, chuyển nền kinh tế của họ sang nền
kinh tế nông dân theo định hướng thị trường và thuyết phục họ chấp
8


nhận đạo Hồi và một số đặc điểm khác của văn hoá Malay. Các quan
chức của Cục Liên bang Các Vấn đề Thổ dân ( Jabatan Hal Ehwal
Orang Asli, JHEOA ) dường như tin tưởng rằng nếu như dân Orang
Asli chuyển đổi sang đạo Hồi, thì những đặc điểm khác cũng sẽ chấp
nhận được, và họ sẽ hoà nhập – sau một vài thế hệ, dù thế nào đi
chăng nữa – vào dân tộc Malay. Tuy nhiên, phần lớn những người dân
Orang Asli phản đối kịch liệt chống lại sức ép của chính phủ muốn
biến họ thành người Malay.
2.2.


Những quyền lợi của nhóm Orang Asli:
2.2.1. Về địa vị.
Từ lâu địa vị cũng như ảnh hưởng của những tộc người thuộc
nhóm Orang Asli không được coi trọng trong xã hội Malaysia. Mặc dù
là dân bản địa nhưng họ lại không nhất trí với bất cứ đặc ân đặc biệt
ràng buộc nào, mà những đặc ân đó đã được quy định trong Hiến pháp
đối với dân tộc bản địa khác – người Malay, và các dân tộc Sabah và
Sarawak.
Bằng cách phủ nhận những quyền ưu đãi đặc biệt trên đối với
dân bản địa không thể chối cãi được là những tộc người thuộc nhóm
Orang Asli, chính phủ đã đẩy người nhóm Orang Asli vào một vị trí
mà trong đó họ chỉ có một con đường duy nhất để được công nhận
những quyền lợi như những công dân bản địa khác bằng cách trở
thành người Malay.
Hiến pháp Malaysia biến dân Orang Asli trở thành những
người công dân; vì thế họ được hưởng tất cả những quyền và chế độ
bảo trợ của người công dân, kể cả quyền tự do về tôn giáo (Chính phủ
9


Malaysia năm 1982). Tuy nhiên, Đạo luật Về Các Dân tộc Thổ dân,
được thiết lập trong Thời kỳ Khẩn cấp nhằm di chuyển nhóm Orang
Asli ra khỏi vùng ảnh hưởng của cộng sản, vẫn còn hiệu lực. Đạo luật
này đã đặt ra cho chính phủ một trách nhiệm đối với tổ chức JHEOA,
đó là trách nhiệm kiểm soát đặc biệt đối với Orang Asli. Thậm chí các
quan chức của tổ chức có quyền quyết định ai có thể đến thăm Orang
Asli và có thể tham khảo tài liệu nào (Chính phủ Malaysia năm 1994).
Các quan chức chính phủ, công chúng Malaysia và chính bản thân
nhóm Orang Asli thừa nhận rằng họ chẳng được làm gì nếu không có
sự chỉ đạo và cho phép của JHEOA.

Một thực tế, nhóm Orang Asli được hưởng lợi rất ít từ những
dự án dành cho họ. Bởi vì hầu hết quan chức JHEOA năm người thì
hết bốn người là người người Malay. Những người được cho là hưởng
lợi lại không có cơ hội để khởi xướng các chương trình. Người Malay
là người quyết định Chính phủ sẽ làm gì cho dân Orang Asli. Do vậy,
nhóm Orang Asli cảm thấy mình bị người Malay thống trị và họ làm
việc cũng vì lợi ích của người Malay. Các quan chức JHEOA thừa
nhận rằng họ không thể để dân Orang Asli vào vị trí những người
hoạch định chính sách trong Vụ bởi vì dân Orang Asli có thể sẽ chống
lại những kế hoạch của chính phủ vì lợi ích của họ.
2.2.2. Về quyền sở hữu.
Quyền về đất đai của nhóm Orang Asli mãi cho tới năm 2002
mới được công nhận. Toà dân sự tối cao Bang Selangor phán quyết
rằng dân Orang Asli Temuan được nhận đền bù thoả đáng đối với đất
cha ông của họ đã từng được sở hữu theo luật tục trước đây, mà nay bị
chính phủ trưng dụng vào làm đường lớn đi tới một sân bay quốc tế
10


mới (Trung tâm các vấn đề về người Orang Asli). Nhưng quyết định
này cũng còn rất ít có khả thi. Thậm chí nếu như quyết định này thực
hiện được thì việc thuyết phục chính phủ tự nguyện trả lại vùng đất
rộng lớn cho người chủ cũ Orang Asli trước đây hoặc bồi thường một
khoản tiền lớn cho những ai trước đây đã bị mất đất là điều không thể
xảy ra. Rất có khả năng là từng người dân Orang Asli sẽ phải đấu
tranh với việc tịch thu đất của họ tại toà án trên cơ sở từng trường hợp
cụ thể, có điều là chỉ số ít người Orang Asli có đủ trình độ và nguồn
lực để làm điều đó.
Hiệp hội Orang Asli trên bán đảo Malaysia (POASM) ước
tính gần 80% các làng người Orang Asli không có quyền hợp pháp đối

với đất đai mà họ canh tác và thu hoạch qua nhiều thế hệ. Hầu hết
những người này đã từng chờ đợi khoảng 20 năm hoặc lâu hơn nữa
cho việc cấp phép chứng nhận quyền sở hữu trang trại trồng dusun
(cam) và vườn cao su là khu bảo tồn của người Orang Asli. Thực tế tại
các khu bảo tồn Orang Asli, quyền sở hữu đất cũng không được đảm
bảo và cũng không đủ đất để cấp cho mọi người. Chính quyền dân sự
của các bang có thể thu hồi giấy phép khu bảo tồn của một khu vực
nào đó mà không cần bất cứ một thông báo hoặc đền bù nào cả. Họ
chẳng do dự khi lấy đất của khu bảo tồn Orang Asli cho những công
việc như làm đường xá, đập nước, sân bay, đồn điền thương mại và
sân gôn, hoặc cho bất cứ một việc nào đó mà họ thấy “tốt hơn” – theo
một cách nói khác, vì lợi ích của những người không phải thuộc nhóm
Orang Asli.
Chính quyền dân sự các bang vẫn có quyền về khoáng sản và
gỗ trong các khu bảo tồn Orang Asli. Tổ chức JHEOA và nhóm Orang
11


Asli không thể ngăn chặn được việc những người khác đã khai thác
gỗ, đào bới tìm khoáng sản và biến những khu đất bảo tồn của họ
thành đất hoang. Bởi vì có đến 99,8% nhóm Orang Asli không có giấy
chứng nhận quyền sở hữu đất của cá nhân, họ không thể vay tiền hoặc
tìm được sự trợ giúp của ngân hàng hoặc các tổ chức của chính phủ để
làm cho mảnh đất của mình càng thêm hữu ích.
2.2.3. Về quyền tự chủ.
Cho tới năm 1990 tổ chức JHEOA bị “đóng cửa”, nhưng kể từ
năm 1992 Vụ này đã được “mở” lại. Có cải cách một số điều và
những người đứng đầu được chọn cũng có kiến thức và hiểu biết sâu
về nhóm Orang Asli hơn. Điều khoản cho dân Orang Asli có thể chấp
nhận hoặc từ chối một vài dự án, nhưng không cho họ có quyền phản

hồi để sửa đổi dự án trong suốt quá trình lập kế hoạch hay thực hiện
dự án, nhìn chung các chương trình không đáp ứng một cách triệt để
nhu cầu thực sự của người dân. Chẳng hạn như: các nhà lập kế hoạch
cho rằng dân Orang Asli cần phải có những ngôi nhà “hiện đại”. Căn
nhà được đưa ra theo tiêu chuẩn của JHEOA là một kiểu nhà nhỏ của
nông thôn Malaysia, một loại nhà nhỏ hình hộp chữ nhật đặt trên
những cột ngắn, có hiên nhà ở đằng trước, có một hoặc hai phòng ngủ
và một cái bếp ở sau nhà. Nhà được làm sẵn bằng gỗ rẻ tiền, mái nhà
được lợp bằng tôn múi. Vụ cũng không sửa lại thiết kế cho phù hợp
với điều kiện địa phương, với văn hoá hay nguyện vọng của người
dân. Một số nét đặc trưng của ngôi nhà chuẩn không được người dân
chấp nhận như mái lợp bằng tôn kim loại, loại vật liệu này làm cho
ngôi nhà nóng đến mức không thể chịu đựng được vào những ngày
nắng và lại gây quá ồn ào vào những ngày mưa.
12


Một ý kiến chung của những người được nhận những ngôi nhà
này là cần xây dựng một căn nhà truyền thống để sinh sống hàng
ngày, liền kề hoặc gắn với ngôi nhà được tài trợ. Trong hoàn cảnh như
vậy, ngôi nhà hiện đại thường được dùng để làm kho chứa hoặc chỉ để
cho khách đến tham quan. Việc lập kế hoạch dựa chủ yếu vào sự chỉ
đạo của người Malay từ trên xuống, thì tất yếu sẽ chỉ tạo ra được các
chương trình không bền vững, không được nhiều người ưa thích và
không phù hợp. Khi dân Orang Asli phản ứng lại kế hoạch của
JHEOA – cho dù kế hoạch đó có hại như thế nào, như trong trường
hợp các kế hoạch nhóm dân – thì các quan chức lại mắng mỏ họ.

3. Tác động của quá trình đồng hóa đối với nhóm Orang Asli:
3.1.


Mặt tích cực.
Các chương trình y tế được đem vào xã hội của các tộc người
thuộc nhóm Orang Asli. Nhìn chung sức khỏe của họ có được cải
thiện tốt và có thể so sánh với sức khoẻ của nhóm cộng đồng chính
của Malaysia. Dĩ nhiên nhiều bệnh như nấm da, ghẻ cóc đã giảm đi
đáng kể từ những năm 1950. Tỉ lệ tử vong của trẻ ở tuổi còn thơ có
dấu hiệu giảm và tổng số dân tăng.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục lại không hoàn toàn thành
công, tuy rằng có đem lại kiến thức và tầm nhìn cho nhóm Orang Asli
để họ có thể kiếm được những công việc được trả lương hoặc tiền
công ngoài các hoạt động nông nghiệp, nhưng thiếu sự quan tâm sâu
sắc. Để nâng cao chất lượng giáo dục của Orang Asli, Bộ Giáo dục
cần phải thiết lập chương trình phù hợp với nhu cầu đặc biệt của học
13


sinh Orang Asli, bắt đầu bằng việc tuyển các giáo viên được đào tạo
chất lượng, biết tôn trọng dân Orang Asli và văn hoá của họ.
3.2.

Mặt tiêu cực.
Có thể nhìn thấy, phương thức sinh kế của các tộc người này bị
tác động và đang dần biến chất. Các quan chức cho rằng các hoạt
động sinh kế truyền thống của Orang Asli, như canh tác nương rẫy là
lạc hậu và rắc rối, trong khi đó họ thấy rằng các hoạt động kinh tế
theo định hướng thị trường là rất tiến bộ và hiện đại. Từ những năm
đầu 1960 JHEOA đã cố gắng tạo điều kiện cho các gia đình đang sống
tại khu định cư Orang Asli trồng hoa màu thu lợi – thường là cây cao
su và cả cây cọ lấy dầu, dừa và các loại hoa quả bán kiếm tiền.

JHEOA xây trường học và cung cấp các thiết bị cần thiết cho
các nhà trọ của học sinh, trạm y tế, cửa hàng hợp tác xã, cơ quan
chính quyền và cơ quan quản lý, nhà cộng đồng và đường giao thông.
Mỗi một gia đình được nhận 10 héc ta đất để trồng cây cao su, cọ lấy
dầu và cây ăn quả và 2 héc ta đất để làm nhà và trồng các loại rau, hoa
quả. Điều đó đã loại trừ nhu cầu phá hoang của cư dân, đồng thời
cũng không thể thực hiện được canh tác nương rẫy hoặc làm nông lâm
nghiệp truyền thống.
Nhưng kế hoạch không được như ý muốn và vướng phải nhiều
bất lợi, vừa không cải thiện được cuộc sống của các tộc người này mà
còn tác động đến hoạt động sinh kế của họ. Vì những vụ mùa chỉ thu
hoạch được sau 5 năm, và nguồn lương thực thay thế được cấp không
đủ, nên người dân buộc phải tự lo cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
Nhiều khi trang thiết bị và sự hỗ trợ đã không thực hiện được do
nguồn vốn hỗ trợ không đầy đủ, kế hoạch và việc thực hiện cũng rất
14


sơ sài. Một vấn đề rất cơ bản là sự hỗ trợ cho những năm đầu và
nguồn thu nhập từ cây ăn quả những năm sau đó không đủ để người
dân tồn tại. Do vậy họ đã phải tự lo liệu lấy, tìm kiếm bất cứ nguồn
thức ăn nào và nguồn thu nhập nào có thể và hậu quả là sao lãng mùa
vụ. Có thể thấy mong muốn cải cách không phù hợp bằng phương
thức sinh kế truyền thống của người dân.
Ngoài ra, quyền sở hữu đất đai của họ không được đảm bảo
chắc chắn. Họ nêu lên rằng chính quyền sẽ giải quyết thế nào nếu như
những cây cối do họ bỏ nhiều công sức ra chăm bón nhưng bị người
ngoài lấy mất ? Nếu không có quyền sở hữu đất đai, họ sẽ không thể
vay nợ và chính phủ cần phải giúp đỡ họ để cải thiện vấn đề này.
Không có gì đáng ngạc nhiên, trong trường hợp đó, hầu hết người dân

Orang Asli dốc sức vào các hoạt động sinh kế truyền thống chỉ trong
thời gian ngắn ngày và có hiệu quả – như nông nghiệp tự túc, thu hái
các sản phẩm rừng và làm công nhật – hơn là đầu tư công sức vào cây
trồng để thu hoa lợi nhưng dài ngày.
Trên thực tế, mặc dù cộng đồng Orang Asli đã nhiều lần yêu
cầu chính quyền chấp thuận quy hoạch các khu vực họ sinh sống
thành khu bảo tồn song chính quyền địa phương tỏ ra rất do dự. Điều
này dẫn đến kết quả 60-70% dân cư Orang Asli không có quyền sở
hữu và quyền sở hữu hợp pháp đối với khu đất mà họ đã cư trú lâu
đời.
Một dẫn chứng là ở làng Bukit Tampoi. Năm 1995, do làng
nằm ngay trục giao lộ của một đường cao tốc trong tương lai tên là
Kuala Lumpur – Shah Alam – Nilai và đường cao tốc nối sân bay
quốc tế Kuala Lumpur mới với thành phố. Và vì thế để nhường đất
15


cho dự án mà 42 mẫu đất bị ảnh hưởng, 13 ngôi nhà bị tháo bỏ, 22 hộ
sở hữu đất nông nghiệp phải chặt bỏ các loại cây. Nhưng điều đáng
nói ở đây không chỉ các ngôi làng truyền thống của cộng đồng Orang
Asli bị ảnh hưởng mà những khu vực được quyết định xây dựng thành
khu bảo tồn dành cho họ cũng thế. Dẫn đến các vụ kiện năm 1998
nhưng chính quyền vẫn khẳng định rằng đây là tài sản của bang nên
cư dân Orang Asli không được bồi thường bất kì khoản tiền nào. Mãi
cho đến năm 2002, phần thắng mới thuộc về cư dân Orang Asli, họ
được bồi thường tuy vậy họ vẫn phải di dời đi để nhường đất cho dự
án xây dựng. Tuy nhiên vấn đề là khoản tiền bồi thường quá thấp so
với thị trường ở các khu vực tương tự. Các cơ quan chính quyền,
chẳng hạn JHOEA ép buộc cộng đồng Orang Asli chấp nhận khung
giá đền bù và dọa nếu họ kiện sẽ không được đền bù đầy đủ.

Khả năng tự kiếm sống và sự tự tin của các tộc người thuộc
nhóm Orang Asli đang ngày càng bị giảm sút, hậu quả là, thay vì cho
họ sự tự tin mang tính truyền thống, đã làm họ rơi vào tình trạng “phụ
thuộc máy móc”. Đây là tình trạng suy thoái ở mức độ cao, nó không
những gắn với việc chính phủ không có khả năng tạo cho họ kế sinh
nhai đúng đắn mà còn làm họ mất đi sự hoà nhập về tâm lý và văn
hoá.
Chương trình Islam giáo hóa ( Hồi giáo hóa ) đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến bản sắc văn hóa của cộng đồng Orang Asli. Học
thuyết của Islam giáo là cái gì đó hoàn toàn xa lạ và không thể hiểu
được đối với nhóm Orang Asli. Đó là một thực tế mà các nhà truyền
đạo đang cố tình lờ đi và những cư dân Orang Asli có những tôn giáo
riêng đang ngày càng phát triển phản ánh thế giới quan và nhân sinh
16


quan của riêng họ. Cư dân Orang Asli nhận thức hậu cảnh của quá
trình đồng hóa bằng con đường tôn giáo hóa một cách chính thức, và
một số người Orang Asli, nhất là những phụ nữ trẻ cấp tiến đã lựa
chọn chuyển đổi sang Cơ Đốc duy danh để giữ lại được các giá trị
truyền thống của cộng đồng, bởi vì nếu theo Cơ Đốc chính thống sẽ
dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp, nhưng nếu theo “Vật
linh giáo” thì sẽ không vấn đề gì cả. Hệ thống tín ngưỡng, lễ thức và
những điều kiêng kỵ của họ hòa quyện, đan xen vào cuộc sống thường
ngày. Cũng giống như nhiều dân tộc có nền tảng xã hội ổn định, nhãn
quan văn hóa của họ được phản ánh một cách trung thực. Vì vậy, việc
bắt ép những tộc người thuộc nhóm Orang Asli theo Islam giáo sẽ chỉ
dẫn đến việc người Orang Asli giấu giếm tôn giáo truyền thống của họ
với những người bên ngoài mà thôi.


4. Đề xuất phương án khắc phục mặt tiêu cực:
Trước hết, là nỗ lực của Chính phủ Malaysia trong việc thấu
hiểu thấu đáo tất cả các mặt của cuộc sống của người dân của mình và
những thay đổi của các tổ chức xã hội đặc biệt là cộng đồng Orang
Asli. Hệ thống các trường học, thông tin đại chúng, chính trị. Trong
bối cảnh đó, dưới tác động của đô thị hóa và toàn cầu hóa, sự ảnh
hưởng của chính phủ , cộng đồng Orang Asli bị bần cùng hóa, bị cô
lập và không có một chút quyền lực nào. Chính phủ cần phải cho họ
một không gian riêng ( trao quyền sử dụng đất) và ở đó họ có thể
sống và tồn tại mà không bị kiểm soát, giám sát bởi chính phủ, nếu
không chuyện họ phản kháng một cách kịch liệt sẽ là điều tất yếu. Sự
chống đối kịch liệt của một cộng đồng dân tộc sẽ đe dọa rất lớn đến
trật tự xã hội.
17


Chính phủ cần ra những phán quyết chấp nhận quyền đối với
đất đai của cư dân Orang Asli, đối xử với họ như những người chủ đất
thật sự chứ không phải những người thuê đất hay lấn chiếm đất. Muốn
phát triển và đưa những quyền đó vào thực tế, chính phủ phải xây
dựng đạo luật liên quan đến đất đai hoặc phải đưa vào những hiệp
định ký kết giữa các bên liên quan. Mặc dù hiện nay quyền về đất đai
vẫn chưa được bảo đảm nhưng ít nhất thì việc làm trên cũng góp phần
cải thiện đáng kể thực trạng sở hữu đất của nhóm Orang Asli.
Cùng với đó cũng sẽ là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của các tộc người thuộc nhóm Orang Asli trước sự
tác động của quá trình đô thị hóa phải đảm bảo hài hòa các yếu tố
truyền thống, hiện đại, dân tộc, quốc tế và tránh coi văn hóa các tộc
người là một thực thể khép kín, không biến đổi; đồng thời phát triển
các hình thức bảo tồn gắn với cộng đồng, với sinh kế của người

dân...trước những biến đổi mạnh mẽ khiến các giá trị xã hội truyền
thống này thay đổi và biến mất.

5. Tương lai của nhóm Orang Asli:
Cộng đồng Orang Asli đã tự thành lập tổ chức phi chính phủ
của riêng mình, là Hiệp hội Orang Asli bán đảo Malaysia, gọi tắt là
POASM. Mục đích của tổ chức này là vận động tái thiết quy chế tự trị.
Tổ chức được thành lập năm 1977 được xem như cơ quan ngôn luận
quan trọng của cư dân Orang Asli.
Cùng với POASM thì Trung tâm nghiên cứu và giải quyết các
vấn đề của nhóm Orang Asli ( COAC ) đã cho một kết quả về quyền
đòi bình đẳng của cư dân Orang Asli.
18


Trong tương lai có thể cư dân Orang Asli sẽ biến mất trong
khoảng 30 năm nữa do họ sẽ bị đồng hóa vào cộng đồng người Mã
Lai. Họ đang trong tình trạng đánh mất dần những truyền thống văn
hóa và có nguy cơ bị diệt tộc. Xã hội của cộng đồng Orang Asli sẽ bị
ảnh hưởng nặng nề dưới tác động của sự phát triển – nhân tố quan
trọng quyết định tương lai của tộc người Orang Asli.
Hơn thế nữa, tình trạng mất dần bản sắc dân tộc cũng là vấn đề
đáng quan tâm dù nó là tình trạng chung đối với các tộc người bản địa
trên khắp thế giới. Thông qua việc tham gia các hoạt động hỗ trợ của
POASM và COAC, cộng đồng Orang Asli đang từng bước chứng
minh sự hiện diện chính trị và phục hồi bản sắc văn hóa riêng của
mình trong bối cảnh chính trị và văn hóa của Malaysia hiện nay. Một
thực tế là khi áp lực bên ngoài đè nặng lên cư dân Orang Asli thì sức
sống của bản sắc dân tộc họ lại càng mạnh mẽ hơn.
Một vài năm gần đây, một số chính trị gia và quan chức tỏ ra

quan tâm đến những vấn đề của cộng đồng Orang Asli. Bộ trưởng Bộ
Giáo dục hiện nay bày tỏ mối quan tâm tới việc thử nghiệm chương
trình giáo dục ở hơn một chục trường học của người Semai. Thêm vào
đó, rất nhiều thành viên của các tổ chức làm việc về luật pháp đã đăng
ký tình nguyện giúp người Orang Asli về mặt pháp tại các phiên tòa.
Ngoài ra, đã có những tín hiệu cho thấy tình trạng “mất văn
hóa” và dẫn đến là thiếu hiểu biết về cộng đồng người Orang Asli
đang ngày càng giảm đi. Hiện nay, trang web dịch vụ thông tin tự do
trên internet có tên Malaysiakini.com đăng tải những câu chuyện về
hoàn cảnh thương tâm của những người Orang Asli, chẳng hạn như
bài báo in năm 2003 đề cập đến sự gia tăng các hoạt động chính trị
19


chống đối chính phủ của người Orang Asli. Một ban nhạc với các
thành viên là tộc người thiểu số đã tự sản xuất và phân phối một đĩa
nhạc về “thế giới” và trong đó chủ yếu là những bài ca của những
người phụ nữ theo Shaman giáo.
Thật khó có thể dám chắc tương lai tốt đẹp cho người Orang
Asli, nhưng dường như những gì sắp diến ra sẽ tố đẹp hơn những gì
họ đã và đang trải qua.

KẾT LUẬN
Sau 30 năm nỗ lực không ngừng, JHEOA đã thất bại trong việc biến
người Orang Asli thành người Malay. Và dưới tác động mạnh mẽ của quá trình
đồng hóa, không gian và điều kiện sống của các tộc người đã có nhiều thay đổi.
Việc gia tăng các chính sách mới làm cho đồng bào không có nhiều lựa chọn về
địa điểm cho việc lập làng theo những tiêu chí chọn đất lập làng truyền thống.
Tuy nhiên cũng lại do tác động của các yếu tố địa hình, đất đai, giao thông mà
mức độ xen cư của dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc mới đến ở các làng xã là rất

khác nhau.
Thực tế đó đã dẫn đến những thay đổi rõ nét về không gian sinh tồn, môi
trường sống của cộng đồng Orang Asli. Khi không gian cảnh quan làng bị thay
đổi thì các tri thức quản lý và sử dụng đất rừng truyền thống của làng thể hiện
trong luật tục cộng đồng nay mất cơ sở tồn tại, nhất là các tri thức liên quan đến
chọn đất làm rẫy, đến sử dụng và quay vòng đất rẫy theo chu kỳ khép kín, đến bảo
vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi tự nhiên trong rừng như săn băn, hái lượm và
lấy gỗ xây dựng nhà cửa.
Chúng tôi cho rằng, nếu có sự nghiên cứu, dự đoán với giải pháp phù hợp,
sự kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa, giữa truyền thống và
20


hiện đại, sẽ phần nào giảm thiểu được những tác động tiêu cực, giữ được truyền
thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và cộng đồng Orang
Asli nói riêng. Đó là điều cần thiết và hết sức có ý nghĩa không chỉ đối với nhóm
Orang Asli ở Malaysia mà cả với các nhóm tộc người khác trong bối cảnh phát
triển hiện nay của đất nước này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Thị Hồng Xuân, Văn hóa các tộc người ở Malaysia và
Singapore, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
2. Ngô Văn Lệ, Tộc người và văn hóa tộc người, Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. Đặng Nghiêm Vạn, Mối quan hệ tộc người trong các quốc gia đa tộc,
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.

Young Athropologists, Đi xuôi hay ngược dòng? Sự đồng hoá nhóm
Orang Asli của Malaixia, website , ngày

truy cập 02/02/2014.

5.

Toshihiro Nobuta, Đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đối với các dân tộc
thiểu số bản địa ( Trường hợp cộng đồng Orang Asli ở Malaysia ),
website
/>XHH_DOTHI/Toshihiro%20Nobuta_1.pdf .

21


22



×