Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BÀI THU HOẠCH MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 32 trang )

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
Bài tập thu hoạch môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Khánh Linh
Đặng Thu Phương
Bùi Thu Hà
Nguyễn Anh Phương
Khổng Đức Nghĩa
Trần Hữu Thành
Nguyễn Thị Phương Hảo
Hoàng Thị Lan Anh

MSSV
16040211
16040676
16040805
16040325
16040295
16042181
16042171
16042114

Phụ trách
Nhà dài Ê đê, tổng hợp bản cuối
Nhà dài Ê đê
Nhà sàn của người Tày
Nhà sàn của người Tày
Cảm nghĩ về chuyến tham quan



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I.
II.
III.
1.
2.
3.
IV.
1.
2.
3.

Lí do chọn đề tài
Về chuyến đi thực tế
Sơ qua về lịch sử, kiến trúc bảo tàng
Tòa nhà trống đồng
Tòa nhà cánh diều
Vườn kiến trúc
Tổng quan về các đối tượng nghiên cứu
Tổng quan về nhà dài Ê-đê
Tổng quan về nhà của người Dao
Tổng quan về nhà của người Tày

NỘI DUNG CHÍNH
I.
1.
2.


3.
4.
II.
1.
2.

3.
III.
1.
2.

Nhà dài Ê-đê
Giới thiệu chung
Đặc điểm
2.1. Vật liệu
2.2. Địa hình
a. Hướng nhà và thời tiết
b. Các số đo
c. Cầu thang
2.3. Ngoại cảnh
2.4. Mẫu hệ
Hiện trạng
Tiềm năng du lịch
Nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao
Vài nét khái quát về dân tộc Dao
Loại hình nhà nửa sàn nửa đất của người Dao
2.1. Giới thiệu chung
2.2. Nhà của người Dao đỏ trong Bảo tàng dân tộc học Việt Nam:
2.3. Phân bố
2.4. Kiến trúc

2.5. Mặt bằng sinh hoạt
Ý nghĩa
Nhà của người Tày
Giới thiệu chung về dân tộc Tày .
Lịch sử hình thành .


3. Đặc điểm, cấu trúc.
4. Tập quán sinh hoạt .
5. Quá trình bảo tồn .
CẢM NGHĨ
1. Tự hào bản sắc văn hóa Việt Nam .
2. Trách nhiệm của bản thân trong việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển Bảo tàng dân tộc học nói
chung và các loại hình nhà sàn nói riêng.

LỜI MỞ ĐẦU
I.

Lí do chọn đề tài

Hà Nội là cái nôi của văn hóa, của tinh hoa dân tộc Việt Nam, thể hiện qua sự nở rộ của
các bảo tàng gắn liền với vô vàn sự kiện lịch sử, mà mỗi sự kiện lịch sử lại ghi ấn những
nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Vậy tại sao trong vô


cùng những bảo tàng nổi tiếng cả đối với dân địa phương và du khách nước ngoài, nhóm
chúng tôi lại chọn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là địa điểm để thực hiện chuyến đi
thực tế cho môn học Cơ sở văn hóa?
Về chức năng, Bảo tàng là nơi nghiên cứu khoa học về các dân tộc Việt Nam, sưu tầm,

phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác những giá trị
lịch sử - văn hóa của các dân tộc, đồng thời cung cấp tư liệu dân tộc học và đào tạo cán
bộ. Bảo tàng bao gồm một nhà triển lãm lớn là một tòa nhà 2 tầng có dáng mô phỏng
hình trống đồng - biểu tượng của nền văn minh Việt Nam. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày
nhiều hiện vật quí giá về văn hóa của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật,
42.000 phim. Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc,
công dụng, y phục, đồ trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáotín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác... Ở ngay trong
lòng thủ đô Hà Nội, với một chuyến tham quan khoảng 2 giờ đồng hồ tại bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam, bạn không chỉ được ngắm tranh, ảnh, xem phim tư liệu mà còn được
tận mắt chứng kiến những hiện vật sống động và những nét đặc sắc nhất trong văn hóa
các dân tộc Việt. Ngoài những cổ vật đắt tiền, ở đây trưng bày nhiều hiện vật rất bình
thường trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như: con dao, cái gùi, chiếc
khố, ống sáo, cái tẩu, tấm chiếu...phản ánh mọi khía cạnh văn hóa vật thể, phi vật thể,
những nét tiêu biểu trong đời sống và sáng tạo văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư. Ngoài
ra còn có tập hợp riêng về các hiện vật tôn giáo - tín ngưỡng, cưới xin, ma chay hay nhiều
hoạt động tinh thần, xã hội khác… Mỗi hiện vật đều có chú thích ghi rõ tên gọi hiện vật,
đồng thời cho biết dân tộc và xứ sở sản sinh ra nó. Những nét văn hóa truyền thống từ ăn,
ở, đi lại, sinh hoạt của các dân tộc đều được giới thiệu thông qua những chi tiết tiêu biểu
nhất, giúp người xem nhận ra nét đặc trưng của mỗi dân tộc. Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam còn là điểm dã ngoại ngoài trời thú vị đối với những gia đình trong những ngày cuối
tuần. Khu trưng bày ngoài trời với những mẫu nhà đặc trưng của mỗi dân tộc thực sự là
nét sinh động cho việc học tập, nghiên cứu của các em học sinh cũng như những người
nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc. Để phục vụ đầy đủ khách
tham quan, các bài viết cũng như các chú thích được viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Nhật… Bên ngoài là một khuôn viên khá rộng và đẹp được dùng làm
không gian trưng bày ngoài trời, giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng nhất
của các dân tộc ở Việt Nam. Có 9 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người
Ba Na, nhà sàn dài của người Ê Đê, nhà sàn của người Tày, nhà Rông… Với cảnh quan
đẹp, không gian thoáng mát, lại có nhiều góc rất ấn tượng. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng
thường xuyên tổ chức biểu diễn múa rối nước, góp phần vào việc bảo lưu vốn văn hóa

dân tộc. Với những hoạt động đã đang và sẽ được thực hiện trong tương lai, có thể nói
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo


tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam vừa là một cơ sở khoa học vừa là một trung tâm văn hóa có tính khoa học cao
và tính xã hội rộng lớn . Đây là nơi hội tụ tất cả những giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh
thần của hơn 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nơi đây là sự hòa quyện của những giá
trị vừa cổ điển, vừa hiện đại, thể hiện nét điển hình của dân tộc Việt,.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đóng vai trò như một cỗ máy thời gian đưa ta trở về quá
khứ để hiểu và trân trọng những giá trị tinh thần lẫn vật chất của các dân tộc anh em cùng
tồn tại và chung sống trên đất nước Việt Nam.

II.

Về chuyến đi thực tế

Với mục đích là tìm hiểu về phong tục truyền thống của các dân tộc Việt Nam, áp dụng
những lý thuyết và hiểu biết đã tích lũy được qua các tiết học Cơ sở văn hóa Việt Nam,
vào lúc 3 giờ chiều ngày 23/10/2017, chúng tôi đã có mặt đông đủ ở trước cổng bảo tàng,
mang theo giấy bút để ghi chép cùng máy ảnh để chụp lại những tư liệu cần thiết cho bài
thu hoạch. Ngay từ khi bước chân qua cổng bảo tàng, chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi sự
rộng lớn của tòa nhà trưng bày hiện vật hiện ra trước mắt cùng với khoảng sân mênh
mông phía trước tòa nhà. Tất cả chúng tôi đều đã tìm hiểu kĩ về bảo tàng trước khi đến
đây nên chúng tôi không bị bỡ ngỡ và việc đi thăm bảo tàng diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.

III.

Sơ qua về lịch sử, kiến trúc của bảo tàng


Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch
Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quý giá về văn hóa
của 54 dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với du
khách nước ngoài muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam mà còn là một điểm đến hết sức lý
thú đối với chính những người Việt Nam.
Ý định thành lập bảo tàng đã có từ năm 1987 nhưng mãi đến năm 1995, Thủ tướng Chính
phủ mới ra quyết định chính thức về việc xây dựng bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngày
12 tháng 11 năm 1997, bảo tàng chính thức được khánh thành. Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam tọa lạc trên một khu đất rộng, cách trung tâm thủ đô chừng 8km.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam gồm ba không gian chính:
1. Tòa nhà trống đồng


Toà nhà trống đồng là một trong hai toà trưng bày của Bảo tàng DTHVN. Toà nhà được
kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày, thiết kế mô phỏng theo hình chiếc trống đồng của
văn minh Đông Sơn nổi tiếng. Toà “Trống đồng” gồm 2 tầng với tổng diện tích trưng bày
2.000m2, do Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques
Chirac khai trương tháng 11-1997 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng
Pháp tại Hà Nội. Phần lớn diện tích của toàn Trống đồng được giành cho trưng bày
thường xuyên về 54 dân tộc Việt Nam, được thực hiện với sự hợp tác với Chính phủ
Pháp, sự cộng tác của nhà dân tộc học Christine Hemmet, chuyên gia bảo tàng học tại
Bảo tàng Con Người (Paris) và kiến trúc sư Véronique Dollfus, nhà thiết kế trưng bày
(Pháp). Trưng bày 54 dân tộc Việt Nam, được thể hiện bằng hàng loạt hiện vật, phim, ảnh
dân tộc học cùng các khu vực tái tạo sống động và hàng loạt các bài viết do các nhà
nghiên cứu của Bảo tàng thực hiện. Tất cả nội dung trưng bày đều được thực hiện bằng 3
thứ tiếng (Việt, Pháp, Anh). Lộ trình Tham quan gồm 9 phần chính, được bố cục mang
tính hệ thống, nhất quán, khoa học và hấp dẫn. Ngoài ra, trong toà Trống đồng còn có 2
không gian trưng bày nhất thời là nơi tổ chức các trưng bày nhất thời và một số không
gian giành cho các hoạt động khám phá như Phòng khám phá trẻ em và Phòng khám phá
âm thanh hình ảnh.

2. Tòa nhà cánh diều
Năm 2006, tòa nhà mới “Đông Nam Á” được khởi công xây dựng trong khuôn viên Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam. Tòa nhà 4 tầng được các kiến trúc sư của Đại học Xây dựng
Hà Nội thiết kế mô phỏng theo hình Cánh diều - một nét văn hóa truyền thống không chỉ
của Việt Nam mà của cả khu vực. Tầng 4 được dành cho bảo quản hiện vật; ở 3 tầng còn
lại, ngoài một số phòng làm việc, thiết kế và chuẩn bị trưng bày, chủ yếu là các không
gian dành cho công chúng. Ở đây có 4 trưng bày thường xuyên về các văn hóa ngoài Việt
Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh
thế giới), không gian dành cho các trưng bày nhất thời, các họat động giáo dục; ngoài ra
còn có hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện (Multimedia).
Trưng bày Văn hoá Đông Nam Á là kết quả sống động của quan hệ hợp tác lâu dài giữa
Bảo tàng DTHVN với nhiều bảo tàng và cơ quan văn hoá các nước Đông Nam Á và là
kết quả của nhiều năm miệt mài lao động và sáng tạo của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo
tàng cùng sự hỗ trợ nhiệt thành của nhiều đồng nghiệp và chuyên gia.
Có thể nói, việc xây dựng tòa “Đông Nam Á” đánh dấu bước phát triển mới, mang lại
diện mạo mới và tầm thế mới đối với Bảo tàng DTHVN. Với các trưng bày trong không
gian hiện đại này, Bảo tàng DTHVN không chỉ góp phần lưu giữ, giới thiệu di sản văn
hóa của nhiều khu vực, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, mà còn là cầu


nối và là điểm đến của bè bạn, đồng nghiệp ở Đông Nam Á cũng như nhiều nơi khác trên
thế giới.
Tuy nhiên, trong bài thu hoạch này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu Nhà Rông được trưng
bày ở Vườn kiến trúc, một trong ba khu vực chính của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
3. Vườn kiến trúc
Khu trưng bày ngoài trời ngút ngát màu xanh của nhiều loại cây cối, có dòng suối nhân
tạo chảy về hồ thuỷ đình là nơi biểu diễn rối nước; có những lối nhỏ dẫn du khách tới 10
công trình kiến trúc dân gian Việt Nam: khuôn viên nhà người Chăm, nhà người Việt, nhà
rông Bana, nhà dài Êđê, nhà mồ Giarai, nhà mồ Cơtu, nhà sàn Tày, nhà nửa sàn nửa trệt
người Dao, nhà trệt Hmông, nhà trình tường của người Hà Nhì; bên cạnh đó còn có

những trưng bày khác nữa. Mỗi ngôi nhà đều có lai lịch và đời sống của nó. Cùng với
khu trưng bày thường xuyên trong toà Trống đồng, vườn kiến trúc giới thiệu sự đa dạng
văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bài thu hoạch này, chúng tôi đã đi sâu vào tìm hiểu các Nhà Rông được
trưng bày trong Vườn kiến trúc dựa trên lịch sử, cấu trúc, sinh hoạt trong nhà và quá trình
bảo tồn. Tổng thể có 10 nhà rông đại diện cho 10 dân tộc Việt Nam, đó là nhà người
Chăm, người Việt, người Bana, người Giarai, người Ê-đê, người Cotu, người Dao, người
Tày, người Hmong và Hà Nhì. Chúng tôi đặc biệt nghiên cứu và so sánh 4 đặc điểm của
các nhà rông đại diện cho ba dân tộc: nhà người Ê-đê, nhà người Dao và nhà người Tày.
IV.

Tổng quan về các đối tượng nghiên cứu
1. Tổng quát về Nhà dài Ê đê

Ngôi nhà dài 42,5m, sàn cao 1,1m và rộng 6m, được dựng lại tại Bảo tàng năm 2000 trên
cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban (người Êđê Kpạ) làm năm 1967 ở buôn Ky, thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
Tại Bảo tàng, ngôi nhà vẫn giữ được hướng bắc–nam theo tập quán cổ truyền Êđê. Đầu
nhà quay về phía bắc, có cửa chính và là cửa đón khách, thông ra sàn rộng, còn đầu hồi
phía nam, cuối nhà, giành cho sinh hoạt gia đình. Đây là nhà của gia đình giàu sang và
thế lực, nên có các cột và xà cỡ lớn, với nhiều môtíp điêu khắc trang trí cầu kỳ; cầu thang
ở đầu nhà trước đây to và đẹp, người nhà mô tả rộng tới hơn 1m, được tạc trong một khối
độc mộc.


Trong xã hội Êđê truyền thống, ngôi nhà dài là nơi cư trú của một đại gia đình mẫu hệ;
gia đình càng đông thì nhà càng dài, xưa kia đã từng có những nhà dài trên dưới 200m.
Đến những năm 70 của thế kỷ 20 vẫn thấy nhiều ngôi nhà dài 50 - 60m. Từ những năm
80, quá trình giải thể nhà dài và lối sống đại gia đình đã diễn ra mạnh mẽ hơn trước.


2. Tổng quát về nhà người Dao
Đây là kiểu nhà có nền nửa sàn nửa đất, một hình thức cư trú thích ứng với điều kiện sinh
sống tại các sườn núi dốc. Năm 1999, ông Bàn Văn Sấm cùng 7 người Dao Họ khác ở
thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã dựng ngôi nhà này tại Bảo
tàng trong 23 ngày, theo mẫu nhà của ông Sấm. 12 cột chính làm bằng lõi gỗ thọ, một
loại gỗ rừng không bị mối mọt. Các cột này, đã qua 60-70 năm sử dụng, là tài sản lưu
chuyển trong gia đình khi làm nhà mới. 4 gia đình đã nhượng lại cột quý cho Bảo tàng.
Việc làm nhà tuân theo truyền thống và có những kiêng kỵ. Người ta nhưng kiêng lấy
những cây đổ, bị dây leo quấn thân hoặc cụt ngọn. Khi lợp, chỉ chủ nhà mới được phủ
nóc; ông ta làm phép bằng cách vỗ 3 cái xuống mái nhà và hỏi những người đứng dưới
đất: “đã tối chưa?”, mọi người trả lời: “tối rồi”. Mái nhà thường phải lợp lại sau 5-6 năm.
Sàn nhỏ dựng lộ thiên và liên thông với sàn nhà là chỗ tắm, giặt và phơi quần áo, cũng là
chỗ phụ nữ ngâm chàm làm phẩm nhuộm và chỗ họ nhuộm vải. Kho nhỏ cạnh nhà là nơi
giữ trữ lúa, ngô, đậu...

3. Tổng quát về nhà người Tày
Ngôi nhà được làm năm 1967, của gia đình ông Đào Thế Diện ở bản Thẩm Rộc, xã Bình
Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1999, 12 người Tày từ chính vùng quê
này đã tu sửa ngôi nhà và đến dựng lại tại Bảo tàng trong hai tuần.
Để làm nhà, nguyên vật liệu được xử lý trước theo kỹ thuật truyền thống. Họ ngâm gỗ,
tre, nứa tươi dưới nước và bùn từ 3-6 tháng trở lên để tránh bị mọt. Ngôi nhà này có sàn
cao 1,8m và rộng hơn 100m2, mái lợp hết khoảng 6.000 tàu lá cọ. Vách mặt tiền và cửa
sổ được tạo hoa văn bằng cách đan cải các nan tự nhiên với các nan nhuộm màu đen.
Màu nhuộm tạo từ nhọ nồi trộn với củ nâu giã nát. Những họa tiết hình hoa và hình thoi
này là những motíp trang trí phổ biến trên đồ vải và đồ đan của người Tày.


Dưới gầm sàn dành cho vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà). Không gian gầm sàn cũng được dùng
làm chỗ để củi, nông cụ, chỗ xay thóc, giã gạo, giã bột làm bánh và giã cốm; thêm nữa,

đó còn là chỗ trẻ nhỏ vui chơi, người lớn nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nắng nóng.
Bên trong cổng có cái chòi nhỏ bé và đơn sơ, đó là miếu thờ thổ công của gia đình.

NỘI DUNG CHÍNH
I.

Nhà dài Ê-đê
1. Giới thiệu chung

Nhà dài một công trình độc đáo, là sản phẩn tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc
nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống
của mọi thành viên trong gia đình. Đó còn là nơi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của
người Ê Đê.
Nhà dài của đồng bào Ê-đê là một công trình văn hóa độc đáo. Nó là sản phẩm tiêu
biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh
thiên tai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời
cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Trên tất cả, nhà dài là nét đẹp văn hóa rất
tiêu biểu của các dân tộc ít người tại Việt Nam. Nó đã góp phần quan trọng làm đa
dạng hơn cho truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa người Việt.
2. Đặc điểm
2.1. Vật liệu
Những ngôi nhà sàn được làm bằng vật liệu thô sơ như: gỗ, tre, nứa, tranh… tồn tại
vững chắc cùng với thời gian bên cạnh những căn nhà bê tông kiên cố. Đó là điều rất
dễ nhận biết khi các bạn đến với các làng, bản của dân tộc Ê Đê.
Nhà người Ê-Đê là nhà sàn, làm bằng tre và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao
quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh...Mái
nhà được lợp bằng cỏ tranh rất dày (nay có thể lợp bằng ngói) và sàn nhà ghép bằng
phên thân cây nứa bổ đôi đập giập.
2.2. Địa hình
a. Hướng nhà và thời tiết

Người Ê Đê có truyền thống dựng nhà theo hướng Bắc - Nam và buôn làng Ê Đê
truyền thống được bố trí theo hướng Đông - Tây.


- Nhà truyền thống của người Ê-Đê nằm theo hướng bắc nam. Hướng nhà đó che
chở được hai hướng gió đông bắc về mùa khô và tây nam vào mùa mưa không bị
nắng xối qua trục bắc nam mà các buồng được tiếp nhận ánh sáng một cách điều hoà.
- Về mùa mưa, nó cũng tận hưởng được sức nóng của mặt trời khi nắng để hơ sấy,
hạn chế sự ẩm ướt. Để phân biệt giữa ngôi nhà của người sống và cái nhà của người
chết trong hai thế giới đối lập, đồng bào thường kiến trúc nhà mồ theo hướng Đông Tây.
b. Các số đo (chiều dài, chiều cao...)
- Từ mặt đất đến sàn khoảng 1,5 đến 2 mét, đỉnh mái cách sàn 4 - 5 mét, lòng nhà
rộng khoảng 4,5 đến 5,5 mét, xà ngang dài từ 3,2 đến 3,4 mét. Cột cao 3,6 đến 4 mét.
Khi nói đến chiều dài thì phải nói đến số lượng dầm ngang tương ứng với một đôi cột.
Dựa vào số lần nối đòn tay, người ta có thể biết ngôi nhà đó đã được nối dài bao nhiêu
lần. Và thông thường, mỗi lần người Ê Đê nối dài thêm nhà là khi trong nhà có một
thành viên nữ xây dựng gia thất.
- Xưa kia, mỗi nhà có chiều dài trên 100 mét, đồng bào thường ví “dài như tiếng
chiêng ngân”, nhưng ngày nay chiều dài chỉ phổ biến từ 25 - 30 mét.

c. Cầu thang


Cầu thang “Cái” của nhà dài Ê-đê
Đặc biệt ở nhà dài Ê-đê có hai cầu thang: Đực và Cái. Cầu thang Cái đặt ở trước nhà
dùng cho khách và đàn ông, con trai. Cầu thang Đực nằm khuất phía sau nhà dùng
cho đàn bà, con gái. Về hình thức, cầu thang cũng có 2 loại: Cầu thang ván và cầu
thang thân cây chặt khúc làm bậc lên xuống. Cầu thang ván là một thanh cây lớn, dày
đến ba, bốn phân tây, rộng từ 5 - 6 phân tây, dài từ 1m50 đến 2m50, có hình chiếc
thuyền lướt sóng, phía đầu cong lên và được chạm khắc hình vành trăng non và đôi

bầu vú. Vành trăng non tượng trưng cho sự chung thủy, đôi bầu vú tượng trưng cho
chế độ mẫu hệ. Cầu thang ván chỉ dùng riêng làm cầu thang Cái trong khi cầu thang
Đực thì dùng ván hay cây gỗ đều được cả. Điều lưu ý, là các bậc thang luôn lấy số lẻ,
từ năm đến bảy bậc. Người Ê-đê tin rằng, số chẵn là số của ma quỷ, còn số lẻ mới là


số của người. Nếu có trường hợp nhà dài nào đó, cầu thang Cái bị lật ngược lại thì
phải hiểu rằng, gia đình đó có chuyện buồn phiền và không muốn tiếp khách.

2.3.

Ngoại cảnh: 3 phần sân trước, ngăn khách và ngăn ở.

• Sân trước: phía trước cửa chính của nhà dài bao giờ cũng có một sân sàn rộng gọi
là sân khách, muốn vào nhà phải qua sân này. Nhà càng khá giả thì sân khách càng
rộng, càng đẹp. Sân sàn trước thường rộng rãi là nơi giã gạo mỗi sáng và hóng mát
buổi chiều sa. Sân trước thường bố trí hai cầu thang một cho chủ, một cho khách.
• Không gian nhà theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt: từ cửa chính đi vào là một
phần rộng, chiếm 1/3 hay 2/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk. Gah và Ôk được
ngăn bởi vi cột Kmeh Kpăng có khắc hình, trong đó cột phía đông là cột chủ, bên
cạnh kê một bộ phản để người đứng đầu gia đình ngồi khi hội họp, trong khi đó cột
phía Tây là cột trống nơi có đặt chiếc trống cái trên ghế Kpan cao 0,50m, dài từ 10 20m để nhạc công ngồi đánh chiêng, trống, cồng. Gầm ghế thường là nơi để cồng
chiêng. Sát vách phía sau hàng cột phía đông là nơi để hàng ché. Bên cạnh bếp khách
còn có bếp nấu ăn khi có lễ nghi.


Hình ảnh bên trong nhà dài
- Nửa phía trước gọi là “Gah” chứa các vật dụng như ghế chủ, ghế khách, bếp chủ,
ghế dài Kpan, cồng chiêng. Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và là nơi sinh
hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt

nhiều đồ vật quý. Ngày xưa, ở gian Gah còn có bếp để cho trai gái chuyện trò.

Cận cảnh ghế dài Kpan


- Nửa phía sau là “Ôk” là chỗ ở của các đôi vợ chồng, đặt bếp nấu ăn chung. Diện
tích phần Ôk, theo chiều dọc phía đông là những buồng ngủ cho từng cặp vợ chồng,
có phên ngăn theo thứ tự từ con cả cho đến con út. Khi ngủ, người Ê-đê thường quay
đầu về hướng đông.
• Phần Adú: Là chỗ sinh hoạt (ngủ) của vợ chồng chủ nhà cùng các thành viên trong
gia đình. Không gian và nội thất trong gia đình cũng được phân chia theo hướng Đông
và Tây.
- Phía Đông: chỗ ngủ, được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn.
Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy
chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chồng con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn
dành cho khách.
- Phía Tây: là bếp lửa sinh hoạt cho cả gia đình (trước phòng chủ nhà), bếp riêng
của các cặp vợ chồng (đặt trước mỗi cửa phòng) và các vật dụng sinh hoạt trong gia
đình. Nguyên bản trước đây bếp lửa của người Ê Đê thường được đặt trực tiếp trên
sàn, họ đóng một khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa
trên đó cả ngày với mục đích giữ lửa và để chống muỗi và các loại côn trùng khác.
- Kho lúa của gia đình để ở sau cùng, được tách rời khỏi không gian nhà trước
nhưng nhỏ hơn và có hình dáng như hình vuông.
2.4.

Mẫu hệ


Theo truyền thống từ xa xưa, người có quyền lực cao nhất trong gia đình người Êđê là
phụ nữ. Xã hội mẫu hệ của người Êđê là xã hội do người phụ nữ làm chủ. Con cái

sinh ra mang họ mẹ chứ không mang họ bố. Người phụ nữ làm chủ trong hôn nhân,
họ thích ai, yêu ai thì sẽ báo cáo với mẹ, gia đình để cưới người họ yêu. Người được
cưới ấy cư trú bên nhà vợ. Khi sinh con đẻ cái thì mang họ vợ. Chẳng may, cô vợ anh
ta bị mất thì nhà vợ hoặc dòng họ nhà vợ thì tìm 1 người phụ nữ khác để kết hôn với
anh ta. Người Kinh gọi là tục nối dây. Người Êđê gọi là tục chuê nuê.
Nhà dài truyền thống của người Ê-đê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo,
phản ánh nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng - tâm linh, một công trình
sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng của tộc người này. Xã hội cổ truyền người Ê-đê,
nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Người con trai lấy vợ
sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì. Thông thường ngôi nhà dài của đồng bào
dân tộc Ê-đê có từ 7 - 9 cặp vợ chồng chung sống.
Xã hội mẫu hệ Êđê còn in đậm dấu ấn trên ngôi nhà dài đặc trưng qua kiểu nhà sàn,
làm bằng gỗ hoặc tre nứa, đủ chỗ cho cả đại gia đình lên tới hàng chục người. Nhà dài
được chia làm 2 phần. Phần Gah, người ta gọi là phòng khách. Ở đó có phần gọi là
Tul Gah, tức là phòng dành cho thanh nam, tức là chưa lấy vợ. Phần Ok là riêng cho
các cặp vợ chồng, dành 1 phần Tul Ok là cho những người chưa lấy chồng, hoặc có
khách là nữ thì sẽ trải chiếu ngủ ở đó. Còn nam thì ở phần Gah rồi. Gah là phần gần
cầu thang đi vào.
Chế độ mẫu hệ của người Êđê in đậm trong kiến trúc và trang trí nghệ thuật trong
ngôi nhà dài. Khi đặt chân lên chiếc cầu thang ván vào nhà, ta thấy ngay đôi bầu sữa
và hình vành trăng khuyết, những biểu tượng sống động của tính nữ. Nhà dài người
Êđê có 2 cầu thang, đó là cầu thang đực và cầu thang cái. Cầu thang cái đặt ở phía
trước nhà, dành cho khách và đàn ông, con trai. Cầu thang đực nằm khuất sau nhà,
dành cho đàn bà, con gái trong nhà. Người phụ nữ Êđê không chỉ là chủ gia đình, mà
còn là chủ làng, người Êđê gọi là “pô lăn”. Pô lăn là người đại diện cho việc quản lý
đất đai của dòng họ, buôn làng, là người đứng ra giải quyết các mâu thuẫn trong nội
bộ buôn làng và với các buôn làng khác. Chủ làng thường là người “thông thạo việc
thần”, “thành thạo việc buôn”, được dân làng tín nhiệm, tôn sùng: Vai trò của chủ làng
thuộc về phụ nữ, người ấy là chủ đất. Hàng năm họ dẫn tùy tùng đi để thu tô và kiểm
tra cộng đồng ứng xử với đất đai thế nào, để về làm nghi lễ cúng bái. Còn trong cơ

chế xã hội mới, các thôn ấp, về cơ chế hành chính do dân bầu, có thể là đàn ông, có
thể là phụ nữ. Nhưng thủ lĩnh về truyền thống, có tính chất trong cuộc sống tự quản,
trong tập tục của dòng họ thì người phụ nữ vẫn làm chủ.


Các đà ngang, đòn dông luôn luôn bám nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ
những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới trên chục mét. Đặc biệt, đếm chúng, ta có thể
biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài. Những lần nối dài thường là khi trong
nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người
con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì.
3. Hiện trạng
Trong bối cảnh văn minh đô thị phát triển mạnh mẽ, người đồng bào nhận thấy rằng
ngôi nhà dài lỗi thời nên phá đi xây dựng nhà kiên cố như nhà người Kinh để đảm bảo
ngôi nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, phục vụ nhu cầu cuộc sống hiện đại. Mặt
khác, nguyên liệu để làm nhà dài bây giờ rất tốn kém, lại khó mua được gỗ tốt nên
người đồng bào khi làm nhà ít làm nhà dài. Ngay cả nhà văn hóa cộng đồng thôn buôn
cũng xây dựng bằng bê tông cốt thép nhưng mô phỏng theo lối kiến trúc nhà dài để
thuận lợi việc hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó, thời gian qua
nhiều vùng, người đồng bào Ê-đê đầu tư mở rộng sản xuất cà phê, cao su, hồ tiêu, thu
nhập ngày càng cao, đời sống nâng lên, những ngôi nhà cao tầng, kiên cố thay dần
những ngôi nhà dài”.
Không chỉ đồng bào dân tộc Ê-đê ở TP. Buôn Ma Thuột, ngay cả những buôn làng
vùng sâu, vùng xa ở các huyện Krông Ana, Ma Đ’Rắk, Krông Búk hay Cư M’Gar…
những căn nhà dài truyền thống cũng dần bị thay thế bằng những ngôi nhà xây bề thế.
Đưa nhà dài vào phát triển du lịch là một trong những phương án hữu hiệu nhằm gìn
giữ ngôi nhà này. Trước nguy cơ nhà dài truyền thống người Ê-đê đang xói mòn
nghiêm trọng, nhiều người băn khoăn rằng không riêng gì ở tỉnh Đắk Lắk, các tỉnh
Tây Nguyên ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê cũng đang thu hẹp đáng kể.
Đáng nói, không gian đánh chiêng của người Ê-đê là trong ngôi nhà dài, nếu mất nhà
dài thì cồng chiêng, các lễ hội truyền thống cũng khó lòng lưu giữ.


4. Tiềm năng du lịch


Hiện ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đã chọn một số buôn làng điển hình để bảo tồn
nhà dài nhằm mục đích phát triển du lịch như: buôn Akô Dhông (TP. Buôn Ma
Thuột); buôn M’liêng, buôn Jul (huyện Lắk), buôn Niêng (huyện Buôn Đôn); buôn
H’Đinh (huyện Cư M’gar).
Nhà dài, với các bếp lửa trên sàn; các bộ bàn, ghế được đẽo từ những cây cổ thụ
nguyên vẹn, những giá trị truyền thống đầy bản sắc được gìn giữ nâng niu trong nó
vẫn là một sản phẩm du lịch rất ăn khách của Du lịch Đắk Lắk. Ở Khu Du lịch thác
Bảy nhánh ở Bản Đôn Đắk lắk còn có một ngôi nhà dài trên 100m được phục dựng rất
quy mô và tôn trọng các nét truyền thống, đang được xem là nhà dài nhất Đắk Lắk và
cả nước hiện nay.

II.

Nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao

1. Vài nét khát quát về dân tộc Dao



Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).



Tên gọi khác: Mán.





Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại
bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn),
Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo ti ền, Dao
Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuy ển,
Dao áo dài).



Dân số: 751.067 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009).



Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.



Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Vi ệt
Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận
mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất
phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.

Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, và gần đây mới có m ột
số nhỏ chuyển vào Tây Nguyên...Tuy nhiên, dù cư trú phân tán và có nhiều nhóm
Dao khác nhau như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao quần trắng,...chúng ta vẫn có th ể nhận
ra nét đặc trưng về nhà ở của tộc người này. Về cơ bản, người Dao có ba loại hình
nhà ở chính: nhà đất, nhà sàn (người Dao quần trắng ở Yên Bái) và nhà nửa sàn nửa
đất (người Dao đỏ ở (Tả Phìn) Sa Pa - Lào Cai).



2. Loại hình nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Nếu các dân tộc khác phân loại nhà bằng cách xem hình thù c ủa mái, ch ất li ệu xây
dựng...thì người Dao lại căn cứ vào mặt bằng mà con người sinh hoạt trên đó đ ể
thấy được các loại hình nhà ở khác nhau. Người Dao có nhiều loại hình nhà ở khác
nhau,mỗi loại nhà đều mang những đặc điểm riêng có của mình đ ể làm phong phú
thêm kho tàng văn hóa kiến trúc của họ,như: nhà đất, nhà sàn và nhà n ữa đ ất - n ữa
sàn. Tuy nhiên, dù với loại nhà nào thì nguyên liệu làm nhà th ường ki ếm đ ược ngay
tại chỗ như: gỗ, các loại tre, dây rừng, lá gồi, cỏ tranh...
2.1. Giới thiệu chung:
Người dao không có thợ làm nhà chuyên nghiệp mà mọi người trong thôn đ ều có
thể làm được, kể cả phụ nữ. Người Dao có tập quán tương tr ợ l ẫn nhau từ lâu đ ời.
Mỗi khi trong thôn có người làm nhà thì mọi người tới làm giúp ho ặc góp thêm
nguyên vật liệu. Vì vậy, công việc được tiến hành rất nhanh chóng. Phần dưới đây
chỉ tập trung vào loại hình nhà ở nửa sàn nửa đất của ng ười Dao đ ỏ mà nhóm
chúng em có cơ hội tìm hiểu ở Bảo tàng Dân tộc học.


2.2.

Nhà của người Dao đỏ trong Bảo tàng Dân tộc học:

Đây là kiểu nhà có nền nửa sàn nửa đất, một hình thức cư trú thích ứng v ới đi ều
kiện sinh sống tại các sườn núi dốc. Năm 1999, ông Bàn Văn Sấm cùng 7 người Dao
Họ khác ở thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã d ựng ngôi
nhà này tại Bảo tàng trong 23 ngày, theo mẫu nhà của ông Sấm. 12 cột chính làm
bằng lõi gỗ thọ, một loại gỗ rừng không bị mối mọt. Các cột này, đã qua 60-70 năm
sử dụng, là tài sản lưu chuyển trong gia đình khi làm nhà mới. 4 gia đình đã nh ượng

lại cột quý cho Bảo tàng.
Việc làm nhà tuân theo truyền thống và có những kiêng kỵ. Người ta nhưng kiêng
lấy những cây đổ, bị dây leo quấn thân hoặc cụt ngọn. Khi lợp, ch ỉ chủ nhà m ới
được phủ nóc; ông ta làm phép bằng cách vỗ 3 cái xuống mái nhà và hỏi những
người đứng dưới đất: “đã tối chưa?”, mọi người trả l ời: “tối r ồi”. Mái nhà th ường
phải lợp lại sau 5-6 năm.
2.3. Phân bố:
Nhà nửa sàn - nửa đất tập trung tại các làng người Dao s ống bằng n ương r ẫy du
canh, cư trú trên đất dốc,vì thế những ngôi nhà này chỉ là ph ương ti ện cư trú tạm
thời.
Để làm nhà nửa sàn - nửa đất, người ta không phải bỏ ra nhi ều công s ức đ ể san
nền. Có thể nói, nhà nửa sàn - nửa đất không chỉ là m ột b ước phát tri ển c ủa c ủa
loại hình nhà nền đất mà là một bi ến dạng của nhà n ền đ ất đ ể thích ứng v ới đi ều
kiện sản xuất du canh du cư trên nền đất dốc.
2.4.

Kiến trúc:


Nhà truyền thống người Dao là nhà nửa sàn, nửa đất tiếng Dao gọi là “g ẳng p ằng
gẳng thin’’. Nhà nửa sàn, nửa đất được làm trên nền đất dốc, ph ổ bi ến là nhà
ngoãm nên vì kèo đơn giản.

Nhà ngoãm
( />Về cấu tạo, khi xưa còn khó khăn về kinh tế và do tập quán sống du canh du c ư,
phần lớn nhà ở của người Dao Quần Chẹt ở đây đều thuộc dạng nhà cột ngoãm, 3
gian nhưng cũng đạt tới trình độ vì ngoãm hay còn g ọi là vì kèo. Nhà có 12 c ột 4 vì
ngoãm, 2 mái. Mỗi vì ngoãm có 3 cột (1 cột cái ở giữa, 2 cột quân ở 2 bên), 1 quá
giang và 1 bộ kèo đơn. Loại nhà cột ngoãm có đặc đi ểm là t ất c ả các c ột đ ều chôn
sâu xuống đất. Trong mỗi vì ngoãm 2 đầu quá giang được gác lên ngoãm ở đ ầu c ủa

2 cột quân rồi buộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp theo tại ch ỗ ngoãm c ủa c ột
quân người ta buộc kèo. Riêng cột nóc còn được buộc chặt v ới quá giang tại đi ểm
giao giữa cột đó với quá giang. Tuy nhiên cũng có tr ường h ợp ng ười ta gác 2 chi ếc
xà dọc bằng đoạn cây lên 2 đầu của tất cả quá giang tại chỗ ngoãm của hai hàng
cột con, sau đó mới đặt kèo lên xà ngang tại chỗ ngoãm của cột quân.
Với loại nhà cột ngoãm, toàn bộ khung nhà g ồm các c ột, quá giang, kèo và xà ngang
thường làm bằng gỗ. Bộ xương mái thường có sự kết hợp giữa tre và g ỗ ho ặc hoàn
toàn bằng tre. Xung quanh nhà cũng như phần cần được ngăn cách ở trong nhà


được thưng bằng những tấm phên mai hoặc phên nứa. Nhà truyền th ống của người
Dao hầu như không có cửa sổ, có ngôi nhà toàn bộ từ cột, quá giang, kèo cho đ ến
tấm lợp đều làm bằng tre. Thuộc loại này chủ yếu là những ngôi nhà tạm ở trên
nương để cư trú trong mùa sản xuất. Nhà cột ngoãm chỉ cho phép sinh s ống đựơc
vài ba năm lại phải thay cột, lợp lại mái. Đối với những tấm phên thưng xung quanh
chỉ sau một năm đều phải thay hoặc làm lại.
2.5.

Mặt bằng sinh hoạt :

Mặt bằng sinh hoạt trong nhà nửa sàn nửa đất
Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là n ền đất, n ửa tr ước là sàn. N ền
đất người Dao, gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, c ối giã và bàn th ờ. K ề
với gian này ở phía ngoài còn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn th ờ nhìn ra c ửa
giữa. Mùa rét gian này còn có bếp khách. Nửa nhà tr ước là n ền sàn: ph ần này dùng
làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các bu ồng nh ỏ. Có
gian bên phải là buồng ngủ kè với gian này là máng nước và cũng là bu ồng t ắm,
gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn v ới l ối xu ống sàn Ph ần sàn có
một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này g ọi là c ửa ma. L ợn
để cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này. Nhà nửa sàn nửa đ ất do c ấu

tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà còn trâu, bò có chuồng riêng.
Trong ngôi nhà có một gian đặc biệt gian này có vách ngăn đôi theo chi ều d ọc và
một đoạn vách ngăn ngắn với gian bên hai đoạn vách này được ráp vào nhau t ạo
thành một góc nhỏ. Góc này chính là nơi đặt bàn thờ.


Người Dao ở đây đã biết lợi dụng nền đất làm nền bếp bảo đảm an toàn hơn, s ử
dụng phần sàn để nằm khỏi phải làm giường. Vì cuộc s ống du canh du c ư m ỗi l ần
di chuyển người ta không mang giường phản theo.
Về khuôn viên, tuỳ thuộc vào địa hình và diện tích của mi ếng đ ất d ựng nhà ng ười
Dao Quần Chẹt không nhất thiết phải để hiên và có sân ở phía tr ước nhà. Sân nhà
của họ có thể ở một hoặc cả hai bên đầu hồi. Người Dao ở đây không có t ập quán
dựng hàng rào xung quanh nhà và làm cổng ra vào ngôi nhà chính của h ọ. N ếu còn
diện tích nhiều xung quanh nhà họ trồng nhiều cây ăn quả khác nhau nh ư chu ối,
bưởi, ổi..., đặc biệt trồng nhiều chuối. Bên cạnh nhà thường có một mảnh v ườn
nhỏ để trồng rau xanh và cây ăn quả. Nơi có đi ều kiện h ọ có th ể đào ao th ả cá và
nuôi ngan, vịt.
3. Ý nghĩa:
Nhà ở truyền thống người Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền. Nhà ở ph ản ánh
quá trình lịch sử cư trú của người Dao trước kia. Ngôi nhà n ửa sàn, n ửa đ ất chính là
kết quả của sự thích ứng tự nhiên của người Dao, Để làm nhà nửa sàn - nửa đất,
người ta không phải bỏ ra nhiều công sức để san nền. Có thể nói, nhà nửa sàn - nửa
đất không chỉ là một bước phát tri ển của loại hình nhà n ền đất mà là m ột bi ến
dạng của nhà nền đất để thích ứng với đi ều ki ện s ản xu ất du canh du c ư trên n ền
đất dốc. Thông qua nhà ở chúng ta thấy được những nét văn hóa đặc tr ưng tiêu
biểu của tộc người qua các nghi lễ và kiêng kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình
cư trú. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nhà ở người Dao đang có nhi ều s ự bi ến
đổi mạnh mẽ.

III.


Nhà sàn của dân tộc Tày

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂN TỘC TÀY:
Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ ( hiện nay tên gọi này được dùng để chỉ một dân
tộc khác)
- Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí
- Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái
- Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số
1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam sau dân tộc Kinh, cư trú
tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái
Nguyên, Lào Cai, Đắc Lắk…
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:


Không ai biết nhà sàn có từ bao giờ, chỉ biết là khi sinh ra, họ đã thấy nó tồn tại và lớn
lên họ biết lấy gỗ làm nhà. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, những ngôi nhà sàn giản dị,
mộc mạc đã trở thành nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng
đồng.Tuy nhiên, người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên
kỷ thứ nhất trước Công nguyên cho nên có thể nói những ngôi nhà sàn của dân tộc Tày
cũng được dựng lên vào khoảng thời gian này.
3. ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC:

- Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày trước hết thể hiện ở những kiểu nhà.
Kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày tồn tại 4 kiểu khác nhau gồm:
+ Nhà Lều :là loại nhà có kết cấu đơn giản và sơ khai nhất của người Tày.
+ Nhà Quan ma: là loại nhà sàn thường có 4 gian với đặc điểm cột được chôn sâu xuống
đât, được biến thể từ kiểu nhà lều nhằm bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ.
+ Nhà Cai tư: là kiểu nhà biến thể tiếp của nhà Quan ma với đặc điểm thường có 5 gian
(3 gian chính và 2 gian trái), cột nhà được kê bằng đá tảng.

+ Nhà Con thong: cơ bản vẫn giống như nhà Cai tư, nhưng có thêm một hành lang chạy
dọc theo sàn nhà, thường dùng 8 cột chính và 16 cột quân => phổ biến nhất hiện nay.
-Việc dựng ngôi nhà sàn cần rất nhiều công phu. Để chuần bị đủ nguyên liệu: cột, ván,
sàn, cọ,… người ta phải vào tận rừng sâu, núi cao để kiếm tìm loại gỗ tốt lâu năm, thời
gian lo nguyên liệu có thể vài ba tháng nhưng cũng khi tới cả vài năm. Tất cả vật liệu để


làm nhà bằng tre, nứa, gỗ… đều lấy đầu ngọn quay về cửa ra vào (vào ngọn, ở gốc). Mái
nhà thường được lợp bằng lá như lá cọ.Đặc điểm này làm nên nét đặc trưng rất riêng biệt
trong văn hóa dựng nhà của người Tày nơi đây với các dân tộc khác.

-Nhà sàn có diện tích sử dụng rất lớn, chia thành các gian và mỗi gian đều có chức năng
riêng:
+Gian giữa: dùng làm bàn thờ, để cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình an lành,
ấm no và hạnh phúc.


×