Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG AN TOÀN và môi TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.17 KB, 10 trang )

Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động ?
Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động ?
Những nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động ?
Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động ? Các biện pháp đề phòng tác hại nghề
nghiệp ?
5. Ảnh hưởng của vi khí hậu trong sản xuất ?
6. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động trong sản xuất ? Các biện pháp phòng chống
tiếng ồn và rung động ?
7. Tác hại của bụi và các biện pháp phòng chống ?
8. Vấn đề thông gió trong công nghiệp và chiếu sáng trong sản xuất ? Nhiệm vụ, yêu cầu
đối với kỹ thuật chiếu sáng trong sản xuất ?
9. Tác hại của tia phóng xạ và các phương pháp phòng ngừa ?
10. Tác động của dòng điện đối với cơ thể người ? Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an
toàn điện ?
11. Phân loại độc tính và tác hại của hoá chất ?
12. Quá trình xâm nhập, chuyển hoá chất độc trong cơ thể ?
13. Các nguyên tắc và biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại của hoá chất ?
14. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị cơ khí ?
15. Các giải pháp kỹ thuật an toàn trong cơ khí ?
16. Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp lực ? Những yêu cầu an toàn đối
với thiết bị chịu áp lực ?
17. Phân loại thiết bị nâng hạ ? Các thông số cơ bản của thiết bị nâng hạ ?
18. Những sự cố, tai nạn thường xảy ra và các biện pháp an toàn đối với thiết bị nâng hạ ?
19. Những nguyên nhân gây cháy, nổ trực tiếp ? Các biện pháp phòng chống cháy nổ ?
20. Vùng nguy hiểm? Cho 05 ví dụ thực tế về vùng nguy hiểm trong lao động sản xuất thực


tế?
21. Phân tích và cho biết ý nghĩa của bảo vệ nối đất, bảo vệ nối dây trung tính trong kỹ
thuật an toàn điện?
22. Các biện pháp an toàn khi sử dụng máy công cụ (máy tiện, máy phay, máy mài)?
1.
2.
3.
4.

1
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

Câu 1:
 Mục đích của công tác bảo hộ lao động
 Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
 Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động.
 Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau bảo vệ sức
khoẻ, an toàn về tính mạng cho người lao động.
 Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất.
 Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
 Ý nghĩa công tác bảo hộ lao động:
 Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất.
 Làm cho người lao động cảm thấy yên tâm trong quá trình lao động, sản xuất dẫn đến
năng suất lao động tăng.
 Bảo hộ lao động mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao.

 Bảo hộ lao động mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội.
 Bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
 Tính chất của công tác bảo hộ lao động:
 Bảo hộ lao động mang tính chất pháp lý:
o Những quy định và nội dung bảo hộ lao động được thể chế hoá trong luật pháp của
Nhà nước.
o Mọi người, mọi cơ sở kinh tế đều phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và thực
hiện.
 Bảo hộ lao động mang tính khoa học kỹ thuật:
o Bảo hộ lao động xuất phát từ những cơ sở của KHKT.
o Bảo hộ lao động là những hoạt động KHKT.
o Việc vận dụng các thành tựu KHKT mới vào công tác Bảo hộ lao động ngày càng
phổ biến.
o Phải có những hiểu biết và kiến thức về KHKT thì mới làm tốt công tác bảo hộ lao
động
 Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng:
o Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người, trước hết là
người trực tiếp lao động.
o Đối tượng bảo hộ lao động là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người
lao động.
o Bảo hộ lao động liên quan tới quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc
cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội.
Câu 2: Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động:
 Sự chịu tải trong lao động:
Là sự tổng thể các điều kiện bên ngoài và các yêu cầu trong hệ thống lao động,
những yếu tố có thể thay đổi tình trạng vật lý hay tâm lý của con người, cũng như
sự ổn định của quá trình.
 Những căng thẳng trong lao động:
 Yêu cầu về thời gian hoàn thành
 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm


2
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

 Căng thẳng về tâm lý người lao động.
 Yếu tố tổng hợp của môi trường lao động như bụi, khí, chiếu sáng…
Câu 3: Những nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động:
 Kỹ thuật an toàn:
 Xác định vùng nguy hiểm.
 Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và làm việc đảm bảo an toàn.
 Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng.
 Vệ sinh lao động:
 Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
 Giáo dục kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe
 Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
 Chính sách, chế độ bảo hộ lao động:
 Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý bảo hộ lao động.
 Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện
pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động
Câu 4: Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động? Các biện pháp đề phòng tác hại
nghề nghiệp?
 Đối tượng:
Mọi tổ chức cá nhân sử dụng lao động, mọi người lao động, các thành phần kinh tế,
trong lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc
tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

 Nhiệm vụ:
Là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với
sức khỏe người lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề
nghiệp.
 Các biện pháp phòng ngừa tác hại nghề nghiệp:
 Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ
 Biện pháp phòng hộ cá nhân: Trang bị những dụng cụ phòng hộ thích hợp.
 Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý
của công nhân, cải tiến làm lao động bớt nặng nhọc và tiêu hao ít năng lượng.
 Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe: Kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển công nhân
trước khi nhận họ vào làm việc.
Câu 5: Ảnh hưởng của vi khí hậu xấu trong sản xuất đối với người lao động?
 Vi khí hậu nóng:
 Biến đổi về sinh lý:
o Nhiệt độ da đặc biệt là da trán rất nhạy cảm đối với nhiệt độ không khí bên ngoài.
o Thân nhiệt nếu tăng thêm 0,3 – 1oC là cơ thể có sự tích nhiệt
 Chuyển hóa nước:
o Cơ thể mất nhiều nước do thải nhiệt gây ảnh hưởng tới tim, gan, thận, …
o Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên gấp đôi so với lúc bình
thường
 Vi khí hậu lạnh:
 Cơ thể mất nhiều nhiệt, giảm nhịp tim, nhịp thở, tăng lượng tiêu thụ oxi.
 Mạch máu co thắt, cảm giác tê cóng tay chân, vận động khó khăn.
 Thường xuất hiện bệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số
bệnh mãn tính khác.

3
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI



Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

 Bức xạ nhiệt:
 Tia hồng ngoại có bước sóng ngắn gây bỏng da, rộp phồng da, gây giảm thị lực,…
 Tia tử ngoại làm bỏng da, ung thư da, phá huỷ giác mạc, thị lực giảm, đau đầu, chóng
mặt.
 Tia laser gây bỏng da, bỏng võng mạc…
 Làm việc ngoài trời nóng, oi bức, tia bức xạ nhiệt có thể xuyên qua hộp sọ hun nóng tổ
chức não bộ, gây hiệu ứng gọi là say nắng.
Câu 6. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động trong sản xuất? Các biện pháp phòng
chống?
 Ảnh hưởng của tiếng ồn:
 Tiếng ồn làm rối loạn hệ thống thần kinh
 Tiếng ồn gây ra những thay đổi trong hệ thống tim mạch kèm theo sự rối loạn của mạch
máu và nhịp tim.
 Làm việc lâu trong môi trường ồn có thể dẫn đến điếc tai, đau dạ dày, cao huyết áp.
 Ảnh hưởng của rung động:
 Rung động trước hết ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương sau đó đến các cơ quan
khác.
 Rung động gây rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến sinh dục; con người nhanh chóng
cảm thấy mệt mỏi.
 Rung động gây ra viêm khớp, vôi hóa các khớp.
 Các biện pháp phòng chống:
 Nghiên cứu các biện pháp quy hoạch hợp lý
 Bố trí nhà máy cần chú ý đến hướng gió
 Xây dựng các buồng làm việc cách âm với nguồn gây ra tiếng ồn
 Lắp ráp thiết bị, máy móc có chất lượng cao
 Sử dụng các vật liệu hút âm và cách âm

 Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân
Câu 7. Tác hại của bụi và các biện pháp phòng chống ?
 Tác hại của bụi:
 Tác hại của bụi đối với máy móc sản xuất:
o Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn.
o Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.
o Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm cháy
động cơ điện.
 Tác hại của bụi đối với cơ thể:
o Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm
da, còn bám vào niêm mạc gây ra viêm niêm mạc
o Đối với mắt: bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt
o Đối với bộ máy tiêu hoá: gây rối loạn tiêu hoá.
o Đối với bộ máy hô hấp: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản,…
 Biện pháp phòng và chống bụi:
 Biện pháp kỹ thuật:
o Bao kín thiết bị hoặc có thể cả dây chuyền sản xuất khi cần thiết
o Cơ khí hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất sinh ra bụi
o Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo
o Thay đổi vật liệu sinh nhiều bụi bằng vật liệu sinh ít bụi hoặc không sinh bụi

4
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

 Biện pháp y học:

o Khám và kiếm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm để chữa trị
o Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân
Câu 8. Vấn đề thông gió trong công nghiệp và chiếu sáng trong sản xuất ? Nhiệm vụ, yêu
cầu đối với kỹ thuật chiếu sáng trong sản xuất ?
 Vấn đề thông gió trong công nghiệp:
 Nhiệm vụ của thông gió:
o Thông gió chống nóng: trao đổi không khí giữa ngoài và trong nhà.
o Thông gió khử bụi và hơi độc: hút bụi và khí độc tại chỗ gây ra, đưa ra ngoài. Đưa
không khí trong lành vào thay thế, hòa loãng bụi và hơi khí độc.
 Mục đích của thông gió:
o Cải thiện môi trường không khí
o Tạo ra điều kiện khí hậu tốt
o Con người sống và làm việc dễ chịu
o Không ngột ngạt hơi bụi hơi độc
o Không nóng bức, không rét buốt
 Các biện pháp thông gió là:
o Thông gió tự nhiên
o Thông gió nhân tạo
 Vấn đề chiếu sáng trong sản xuất:
 Chiếu sáng tự nhiên:
o Điều này được sử dụng rộng rãi và phong phú, rẻ tiền
o Nguồn sáng ở đây chính là mặt trời
o Một số các phương pháp lấy ánh sáng tự nhiên là:
 Ánh sáng vào từ cửa sổ
 Ánh sáng vào từ bên trên
 Ánh sáng vào tổng hợp từ cửa sổ và cả bên trên
 Yêu cầu của chiếu sáng nhân tạo:
o Đủ độ chiếu sáng
o Không chói, lóa, không gây hại mắt
o Phải có chụp tập trung ánh sáng

o Phân bố đều, chiều cao treo đèn thích hợp
o Nguồn sáng: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang
Câu 9: Tác hại của tia phóng xạ và các phương pháp phòng ngừa ?
 Tác hại của tia phóng xạ:
Ảnh hưởng trực tiếp: chất phóng xạ gây tổn hại đến tế bào của cơ thể
Ảnh hưởng gián tiếp: các phân tử nước trong cơ thể bị tác động bởi chất phóng xạ, sinh ra
các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu đến tế bào
 Biện pháp phòng ngừa:
 Cách ly với các tia phóng xạ
 Sử dụng các biện pháp che chắn bảo vệ bằng các vật liệu như nhôm, bê tông cốt thép và
nước
Câu 10: Tác động của dòng điện đối với cơ thể người? Các biện pháp cần thiết để đảm
bảo an toàn điện ?
 Tác động của dòng điện đối với cơ thể người:

5
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

 Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm hủy
hoại hệ thống thần kinh, làm tê liệt cơ…..
 Làm hủy hoại khả năng làm việc của các cơ quan hoặc làm ngừng thở hay là bỏng
nặng nhẹ tùy mức độ
 Trường hợp tiếp xúc với điện áp cao có thể dẫn đến tử vong
 Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện:
 Đảm bảo cách điện tốt cho các thiệt bị điện

 Đảm bảo khoảng cách an toàn, che chắn các bộ phận mang điện
 Phải chọn đúng điện áp sử dụng
 Thực hiện nối đất các thiết bị điện
 Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn
 Tổ chức kiểm tra vận hành theo đúng quy tắc an toàn
 Phải thường xuyên kiểm tra cách điện của các thiết bị
Câu 11: Phân loại độc tính và tác hại của hóa chất?
Nhóm 1: Chất gây bỏng da, kích thích niêm mạc như axit đặc, kiềm đặc hay loãng.
Nhóm 2:
 Các chất kích thích đường hô hấp và phế quản: hơi clo, hơi flo, NO, SO2...
 Các chất gây phù phổi: NO2 , NO3 …
Nhóm 3: Các chất gây ngạt như: CO2 , C2H5 , CH4 , N2 , CO...
Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh như các loại rượu, xăng, H2S , CS2…
Nhóm 5:
 Các chất gây độc với cơ quan nội tạng, máu như: hydro cacbon, benzen, phênôn.
 Các kim loại và á kim độc như chì, thuỷ ngân, mangan ...
Câu 12: uá tr nh xâm nhập, chuyển hoá chất độc trong cơ thể?
 uá tr nh xâm nhập:
Chất độc khi xâm nhập vào cơ thể theo máu đi khắp các bộ phận. Tùy tính chất và đặc điểm
của từng chất độc, chức năng của từng bộ phận mà các chất độc phân bố khác nhau.
 uá tr nh chuyển hóa:
Sau khi chất độc thâm nhập vào cơ thể thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách chuyển hóa các
chất độc thành chất ít độc hoặc an toàn. Bao gồm các quá trình như sau:
 Oxy hóa - khử: Trong cơ thể một số chất độc bị oxy hóa.
 Thủy phân: Trong cơ thể nhiều hợp chất có chứa este dễ bị thủy phân.
 Khử metyl và metyl hóa
 Các phản ứng liên hợp: Quá trình liên hợp tạo ra các hợp chất ít độc hơn
Câu 13: Các nguyên tắc và biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại của hoá chất?
 Các nguyên tắc:
 Nguyên tắc thứ nhất: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc

thay thế chúng bằng các chất hoặc các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc không
còn nguy hiểm nữa.
 Nguyên tắc thứ hai: Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm
 Nguyên tắc thứ ba: Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp
 Nguyên tắc thứ tư: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
 Biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại của hoá chất
 Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất.
 Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn mác rõ ràng.

6
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

 Chú ý công tác phòng cháy chữa cháy.
 Tự động hoá quá trình sản xuất hoá chất.
 Thiết kế hệ thống thông gió hút hơi khí độc
 Phải trang bị đủ dụng cụ bảo hộ lao động
 Xử lý chất thải trước khi đổ ra ngoài
 Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Câu 14: Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị cơ
khí?
 Các thiết bị che chắn không được đảm bảo
 Thiếu thiết bị bảo hiểm hoặc thiết bị bảo hiểm bị hỏng
 Bộ phận điều khiển máy bị hỏng
 Điều kiện vệ sinh kém
 Mặt bằng nhà xưởng lộn xộn

 Không tuân thủ quy tắc về bảo hộ lao động
 Công nhân lao động thiếu hiểu biết về bảo hộ lao động
Câu 15: Các giải pháp kỹ thuật an toàn trong cơ khí?
 Loại trừ, thay thế:
 Thiết bị máy móc hỏng cần treo biển “máy hỏng” để tránh người khác không biết vẫn
sử dụng,
 Chọn mua loại máy có thao tác vận hành an toàn, dễ sử dụng
 Cách ly:
 Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy,
 Các bộ phận chuyển động phải được che chắn cẩn thận
 Biện pháp kỹ thuật:
 Khi muốn điều chỉnh hay sửa máy cần phải tắt máy và chờ cho máy dừng hoạt động,
không được dùng tay, gậy hay vật dụng lạ để làm dừng máy
 Trước hi khởi động máy cần phải kiểm tra các thiết bị an toàn
 Biện pháp quản lý:
 Chỉ có người phụ trách và được giao nhiệm vụ mới được điều khiển khởi động máy
 Lựa chọn mặt bằng nhà xưởng sao cho phù hợp với điều kiện an toàn khi sản xuất
 Phương tiện bảo vệ cá nhân:
 Khi vào vận hành hoạt động này cần phải trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân đầy
đủ đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí
 Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu, quy định về an toàn
Câu 16: Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp lực ? Những yêu cầu an
toàn đối với thiết bị chịu áp lực?
 Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp lực:
 Nguy cơ nổ: do thiết bị chịu áp lực luôn chứa áp suất lớn hơn áp suất khí quyển nên có
xu hướng cân bằng áp suất kèm theo sự giải phóng năng lượng. Nổ có thể là nổ vật lí
hoặc nố hóa học.
 Nguy cơ bỏng: do thiết bị chịu áp lực thường làm việc với môi chất có nhiệt độ cao có
thế gây nên nguy cơ gây bỏng
 Các chất nguy hiểm có hại: các thiết bị chịu áp lực thường được sử dụng trong công

nghiệp đặc biệt là công nghiệp hóa chất thường có các chất nguy hiểm, độc hại….

7
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

 Yêu cầu về an toàn đối với thiết bị chịu áp lực:
 Chấp hành các quy định về vận hành các thiết bị nồi hơi và áp lực
 Trên tất cả các thiết bị áp lực cần đặt áp kế để đo áp suất trong bình; áp kế phải chính
xác
 Trang bị các thiết bị kiểm tra hiện đại và các cơ cấu van an toàn
 Thực hiện chế tạo và sửa chữa theo đúng quy phạm, thực hiện quy phạm về phòng
chống cháy và nổ
 Thường xuyên kiểm tra định kỳ và giám sát việc thực hiện quy định về an toàn lao động
 Đào tạo công nhân vận hành máy về kỹ thuật an toàn.
Câu 17. Phân loại thiết bị nâng hạ? Các thông số cơ bản của thiết bị nâng hạ ?
 Phân loại thiết bị nâng hạ
 Máy trục: là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ
 Xe tời: chạy trên đường ray ở trên cao
 Pa lăng: là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định
 Tời: là thiết bị dùng để nâng hạ và kéo tải
 Máy nâng: là máy có bộ phận
 Thông số cơ bản của thiết bị nâng hạ:
 Trọng tải
 Momen tải
 Tầm với

 Độ dài cần
 Độ cao nâng móc
 Độ sâu hạ móc
 Vận tốc nâng
 Vận tốc quay
Câu 18. Những sự cố, tai nạn thường xảy ra và các biện pháp an toàn đối với thiết bị
nâng hạ ?
 Những sự cố, tai nạn thường xảy ra với thiết bị nâng hạ:
 Rơi tải trọng:
o Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng
o Do khi nâng hạ vướng vào các vật xung quanh
 Sập cần:
Là sự cố thường xuyên xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ thuật,
hỏng phanh…
 Đổ cầu:
Do mặt bằng làm việc không ổn định, cần quá tải hoặc vướng vào các vật xung
quanh…
 Tai nạn về điện:
Do các thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm vào mạng điện….
 Các biện pháp an toàn đối với thiết bị nâng hạ:
 Yêu cầu an toàn đối với một số cơ cấu, chi tiết quan trọng:
o Cáp: khi chọn cáp cần đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, tính chịu kéo, phù hợp với
công việc và phải thường xuyên kiểm tra cáp có bị mòn hay hư hỏng để thay thế,
sửa chữa
o Xích: xích dùng trong máy nâng thường là xích lá và xích hàn. Khi chọn xích phải
phù hợp với lực tác dụng lên xích

8
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI



Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô

o Phanh: tính toán và chọn phanh theo yêu cầu, phải loại bỏ má phanh khi mòn
không đều…
o Ròng rọc: phải đảm bảo đường kính puli theo yêu cầu, phải loại bỏ khi bị rạn nứt
hoặc mòn sâu
 Yêu cầu an toàn khi vận hành:
o Trước khi vận hành phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu và chi tiết
quan trọng
o Cấm người đứng trên tải khi nâng chuyển
o Cấm đưa tải qua đầu người
 Kiếm tra thiết bị nâng:
o Kiểm tra bên ngoài các hư hỏng
o Thử không tải
o Thử tải tĩnh
o Thử tải động
Câu 19. Những nguyên nhân gây cháy, nổ trực tiếp ? Các biện pháp phòng chống cháy
nổ ?
 Nguyên nhân:
 Do sét đánh vào công trình mà không có biện pháp chống sét
 Do xuất hiện ma sát giữa các vật, chi tiết va chạm nhau.
 Do các hoá chất tác dụng với nhau
 Do chập điện. . .
 Các biện pháp phòng chống cháy nổ:
 Trang bị phương tiện PCCC.
 Huấn luyện sử dụng các phương tiện PCCC, các phương án PCCC.
 Cơ khí và tự động hoá quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy, nổ.

 Hạn chế khối lượng của chất cháy đến mức tối thiểu cho phép về phương diện kỹ thuật.
 Tạo vành đai phòng chống cháy, ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất oxy hoá
khi chúng chưa tham gia vào quá trình sản xuất
 Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra xa các thiết bị khác và những
nơi thoáng gió hay đặt hẳn ngoài trời.
 Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất.
 Thiết bị phải đảm bảo kín, để hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất
Câu 20: Khái niệm vùng nguy hiểm? Cho 05 ví dụ thực tế về vùng nguy hiểm trong lao
động sản xuất thực tế?
Vùng nguy hiểm là vùng không gian bao quanh thiết bị, nơi những nguy hiểm tiềm ẩn trong
thiết bị, khi xảy ra có thể tác động đến được người lao động.
Ví dụ:
 Vùng giữa đe và đầu búa máy
 Vùng tiếp xúc giữa các cặp bánh răng
 Khoảng không gian xung quanh dây điện cao áp
 Khoảng không gian dưới cẩu của máy nâng
Câu 21. Phân tích và cho biết ý nghĩa của bảo vệ nối đất, bảo vệ nối dây trung tính trong
kỹ thuật an toàn điện?
 Bảo vệ nối đất.
 Khái niệm: là nối điện các bộ phận của thiết bị điện với hệ thống tiếp đất.
 Các dạng tiếp địa:

9
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ Ô tô


o Nối đất để giảm điện áp đối đất của những bộ phận kim loại của thiết bị điện đến
một trị số an toàn đối với người
o Nối đất với mục đích xác định chế độ làm việc của thiết bị điện
o Nối đất chống sét
o Nối đất chống nhiễu
 Mục đích của nối đất: là để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các bộ phận có
điện áp khi cách điện bị hư hỏng
 Ý nghĩa của nối đất: tạo một mạch điện có độ dẫn điện lớn hơn độ dẫn điện của người.
 Bảo vệ nối dây trung tính.
 Khái niệm: là nối các bộ phận không mang điện với dây trung tính, dây trung tính được
nối đất ở nhiều chỗ.
 Mục đích của nối dây trung tính: là để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các
bộ phận có điện áp khi cách điện bị hư hỏng
 Ý nghĩa: thay thế cho bảo vệ nối đất trong các mạng điện 3 pha 4 dây
Câu 22: Các biện pháp an toàn khi sử dụng máy công cụ (máy tiện, máy phay, máy
mài,…)?
 Kỹ thuật an toàn đối với máy tiện:
 Yêu cầu các đồ gá kẹp chi tiết gia công
 Khi tiện các chi tiết máy quay nhanh, mũi tâm của ụ động phải là mũi tâm quay.
 Không được gá dao công sôn quá dài.
 Không cho phép dùng dũa để rà các cạnh sắc của chi tiết khi đang tiện
 Kỹ thuật an toàn đối với máy phay:
 Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những chỗ có thể vướng phải được che chắn
tốt.
 Khi tháo lắp dao phay cần có gá kẹp chuyên dùng.
 Khi dao đang chạy không được đưa tay vào vùng dao đang hoạt động.
 Cơ cấu phanh hãm bánh đà của máy phay phải hoạt động tốt.
 Kỹ thuật an toàn trên máy khoan:
 Khi gá lắp mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủ động.
 Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp.

 Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công và không được dùng găng tay
khi tiến hành khoan.
 Khi phôi bị quấn vào mũi khoan, không được dùng tay trực tiếp tháo gỡ phôi khoan.
 Kỹ thuật an toàn đối với máy mài:
 Chọn loại đá liên kết tốt và đạt chuẩn theo kỹ thuật gia công vật liệu
 Cần phải cân bằng tĩnh hoặc cân bằng động.
 Khi đường kính đã mài giảm và khoảng cách giữa đá và kích kẹp nhỏ hơn 3mm thì phải
thay đá mới.
 Đá mài khi làm việc phải có bao che chắn.
 Vật liệu che chắn không được quá mỏng và phải làm theo tiêu chuẩn.
 Công nhân đứng máy không được đứng ở phải không có che chắn.
 Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô thì yêu cầu phải có máy hút bụi.

10
Lê Văn Đường © 2017 Ô tô 5 – K10 HaUI



×