Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.13 KB, 13 trang )

đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn thị tĩnh

mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục êđêliên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân
tỉnh đaklak

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2006


đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn thị tĩnh

mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục êđêliên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân
tỉnh đaklak
Chuyên ngành
Mã số

: Lý luận và lịch sử nhà n-ớc và pháp luật
: 60 38 01

luận văn thạc sĩ luật học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:PGS. TS. Trịnh Đức Thảo

Hà nội - 2006




Mở Đầu

1. Tính cấp thiết của luận văn
Dân tộc ÊĐê là một trong 54 dân tộc anh em trong cộng đồng ng-ời Việt
Nam, sống chủ yếu ở năm tỉnh Tây Nguyên đông nhất là ở DakLak, DakNông và
sau đó là Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Dân số khoảng 250.000 ng-ời. Từ x-a
đến nay đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê sống và điều chỉnh hành vi bằng luật tục
của dân tộc mình ít quan tâm đến pháp luật của Nhà n-ớc. Do vậy, có không ít
những phong tục, tập quán lạc hậu đã cản trở sự phát triển lành mạnh của đồng bào
dân tộc thiểu số ÊĐê. Mặt khác, có những phong tục tập quán tiến bộ kết tinh từ
bao đời nay của ng-ời ÊĐê lại ch-a đ-ợc pháp luật Nhà n-ớc ta ghi nhận. Vì vậy,
pháp luật đi vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê ch-a thật sự tự nhiên
và ít hiệu quả. Điều này tạo nên sự cách biệt, thậm chí là xung đột không đáng có
giữa cộng đồng ng-ời ÊĐê với ng-ời Kinh trong thời gian vừa qua.
Trong công cuộc xây dựng nhà n-ớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân
của Nhà n-ớc ta hiện nay, pháp luật đã đ-ợc xác định là công cụ quan trọng nhất
để nhà n-ớc quản lý xã hội. Vì vậy, Nhà n-ớc ta đã sử dụng nhiều ph-ơng pháp để
đ-a pháp luật đi vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê. Mặt khác, vai
trò của luật tục ÊĐê cũng đ-ợc nâng lên một b-ớc.
Tuy nhiên, về mặt lý luận, mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục nói
chung và luật tục ÊĐê nói riêng ch-a đ-ợc giải quyết một cách triệt để, đó là một
trong những nguyên nhân dẫn đến trong thực tiễn xây dựng, tổ chức thực hiện và
bảo vệ pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê trong thời gian qua còn
nhiều hạn chế và khiếm khuyết. Điều đó cho thấy cần thiết phải nghiên cứu một
cách toàn diện và sâu sắc mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê nhằm chỉ rõ
những điểm t-ơng đồng, điểm khác biệt đồng thời nêu những mặt tích cực cũng
nh- những hạn chế của từng yếu tố trong quản lý xã hội, chỉ rõ sự tác động qua lại,



hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa chúng Trên cơ sở đó đánh giá một cách khách
quan, toàn diện thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê trong điều
kiện xây dựng nhà n-ớc pháp quyền ở n-ớc ta hiện nay. Từ đó có cơ sở đề ra những
giải pháp tăng c-ờng mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục ÊĐê sao cho pháp luật
và luật tục ÊĐê đ-ợc sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong việc quản lý cộng
đồng ng-ời dân tộc thiểu số ÊĐê trong thời gian tới.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa pháp luật và luật
tục ÊĐê-Liên hệ vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh ĐakLak" để
nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, tác giả nhận thấy từ tr-ớc đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu về luật tục của các dân tộc Việt Nam nói chung và một số
công trình nghiên cứu luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê, cụ thể:
- Luật tục ÊĐê, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996. Công trình này tác
giả thống kê, sắp xếp các quy định của luật tục ÊĐê từ khi hình thành đến năm
1996, bằng hai thứ tiếng Việt - ÊĐê. Đồng thời, nêu những nét khái quát về sự hình
thành và phát triển của luật tục ÊĐê, vị trí vai trò của luật tục ÊĐê trong đời sống
của ng-ời ÊĐê từ tr-ớc tới nay.
- Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 2000. Trong công trình này ngoài các phần viết về luật tục của
các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, có phần viết về lịch sử hình thành
luật tục ÊĐê, vai trò của luật tục ÊĐê trong đời sống cộng đồng ng-ời ÊĐê và nêu
một số thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trong các thời kỳ lịch
sử gắn liền với sự phát triển của luật tục ÊĐê.
- Luật tục Tây Nguyên - giá trị văn hóa pháp lý, quản lý cộng đồng và mối
quan hệ với pháp luật (Hoàng thị Kim Quế, Tạp chí Khoa học kinh tế luật, số
1/2005).



- Vai trò của ng-ời điều hành và thực thi luật tục; Giải quyết tranh chấp về
dân sự trong luật tục ÊĐê; Hiệu lực của luật tục ÊĐê trong dời sống dân sự hiện
đại (Y Nha, Nguyễn Lộc - Tòa án nhân dân tỉnh DakLak). Các công trình này tác
giả viết d-ới dạng đề tài khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vai trò của
các già làng, tr-ởng buôn trong giải quyết tranh chấp dân sự phát sinh trong đời
sống của cộng đồng ng-ời ÊĐê và nghiên cứu tính hiệu lực trên thực tế của luật tục
ÊĐê.
- Những quy định của luật tục ÊĐê về hợp đồng và bồi th-ờng thiệt hại
ngoài hợp đồng (luật s- Phùng Trung Tập). Nêu trình tự thủ tục giao kết hợp đồng
dân sự, giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự và giải quyết bồi th-ờng thiệt hại
ngoài hợp đồng theo quy định của luật tục ÊĐê
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả về lĩnh vực
hôn nhân gia đình, lĩnh vực văn hóa dân gian, lĩnh vực môi tr-ờng v.v
Nh- vậy trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về luật
tục ÊĐê, mỗi công trình tiếp cận nghiên cứu luật tục ÊĐê ở các góc độ khác nhau,
nh-ng ch-a có đề tài nào riêng biệt nói về mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục
của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê trong công cuộc xây dựng nhà n-ớc pháp quyền
Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục
ÊĐê đáp ứng yêu cầu cấp bách cả lý luận và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam nói
chung và Tây Nguyên nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
* Về đối t-ợng nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ
giữa pháp luật và luật tục ÊĐê (thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
tỉnh DakLak) trên một số lĩnh vực nhất định.
* Về thời gian:


Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu mối quan hệ
giữa pháp luật và luật tục ÊĐê dựa trên số liệu điều tra xã hội học tại các buôn làng

đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê trên địa bàn tỉnh DakLak và thông qua hoạt động
xét xử các loại án ở Tòa án nhân dân tổnh DakLak.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh
giá thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục của đồng bào dân tộc thiểu
số ÊĐê, luận văn nêu ra một số giải pháp tăng c-ờng giải quyết tốt mối quan hệ
giữa pháp luật và luật tục ÊĐê hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của luận văn, phân tích cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa pháp
luật với luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê cụ thể là:
- Xác định vị trí, vai trò của pháp luật và luật tục của đồng bào thiểu số ÊĐê
trong công cuộc xây dựng nhà n-ớc pháp quyền hiện nay.
- Phân tích những nét t-ơng đồng, khác biệt và mối quan hệ giữa pháp luật
và luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê.
- Nêu bật đ-ợc thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của đồng
bào dân tộc thiểu số ÊĐê hiện nay, có số liệu cụ thể chứng minh thực trạng laỏy từ
việc điều tra xã hội học ở các buôn làng dân tộc thiểu số ÊĐê trên địa bàn tỉnh
DakLak và thống kê đ-ợc từ hoạt động xét xử các loại án ở Tòa án nhân dân tỉnh
DakLak.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng về mối quan hệ giữa pháp luật
và luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê hiện nay, rút ra mặt đ-ợc và mặt
ch-a đ-ợc, nguyên nhân của thành công và tồn tại. Từ đó đ-a ra quan điểm và giải


pháp tăng c-ờng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của đồng bào dân tộc thiểu
số Ê Đê trong giai đoạn xây dựng nhà n-ớc pháp quyền hiện nay.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở ph-ơng pháp luận của triết học Mác Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, t- t-ởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà n-ớc pháp quyền nói chung và chính

sách dân tộc nói riêng.
Ph-ơng pháp nghiên cứu: Luận văn đ-ợc nghiên cứu dựa trên các ph-ơng
pháp: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể; kết hợp các ph-ơng pháp điều tra xã hội
học, ph-ơng pháp thống kê tổng hợp số liệu thông qua hoạt động xét xử các loại án
ở Tòa án nhân dân tỉnh DakLak.
6. ý nghĩa của luận văn
Về lý luận:
Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận nhà n-ớc và pháp
luật về mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Về thực tiễn:
Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong việc xây dựng
pháp luật về chính sách dân tộc của Nhà n-ớc ta trong giai đoạn xây dựng nhà n-ớc
pháp quyền hiện nay.
Luận văn nghiên cứu vấn đề về mối quan hệ t-ơng tác giữa pháp luật và luật
tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê trong khi ở địa bàn bốn tỉnh Tây Nguyên
đang có nhiều cuộc bạo loạn của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê nổi lên đòi thành
lập nhà n-ớc Đề Ga độc lập. Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của bản luận


án này góp phần tích cực về việc hài hòa mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của
đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê; làm cầu nối cho ng-ời dân tộc thiểu số ÊĐê chung
sống hòa bình, tự nhiên với cộng đồng ng-ời Việt trên đất n-ớc Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê.
Ch-ơng 2: Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục.
Ch-ơng 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tăng c-ờng giải quyết tốt mối
quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê ở tỉnh ĐăkLăk hiện nay.



Ch-ơng 1
CƠ Sở Lý Luận Về Mối QUAN Hệ
Giữa Pháp Luật Và Luật Tục ÊĐÊ

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của pháp luật và luật
tục ÊĐê

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của pháp luật
Khái niệm: Pháp luật ra đời và tồn tại một cách khách quan để đáp ứng nhu cầu
quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Nó tồn tại song song với nhiều hiện
t-ợng xã hội khác cùng thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội. Quá trình điều chỉnh
các mặt khác nhau của đời sống xã hội, pháp luật thể hiện tính v-ợt trội so với các
hiện t-ợng xã hội khác trong việc đáp ứng nhu cầu quản lý đời sống xã hội, đồng thời
nó cũng bộc lộ tính phức tạp thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà luật học
trong n-ớc và thế giới. Cho đến hiện nay, khái niệm pháp luật vẫn ch-a đ-ợc nhận
thức một cách hoàn toàn thống nhất. Quan điểm truyền thống cho rằng: Pháp luật là
hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà n-ớc đặt ra hoặc thừa
nhận, thể hiện ý chí Nhà n-ớc của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu
về lợi ích của toàn xã hội, đ-ợc đảm bảo thực hiện bằng nhà n-ớc nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự bền vững của xã hội
[18, tr. 288]. Có thể nói, hầu hết các sách báo pháp lý, các luật gia, nhà khoa học đều
thừa nhận cách hiểu này. Tuy vậy cũng có một số tác giả không hoàn toàn tán
thành cách hiểu cụm từ: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự. Xuất phát từ quan
điểm cho rằng quy tắc xử sự là những mô hình, khuôn mẫu cho hành vi con ng-ời,
nó xác định rõ trong điều kiện, hoàn cảnh hay tình huống nào thì chủ thể đ-ợc làm
gì, phải làm gì, làm nh- thế nào hay không đ-ợc làm gì., một số tác giả cho rằng,
pháp luật đ-ợc hiểu là hệ thống những quy tắc xử sự sẽ không bao quát hết những
sự vật mà nó phản ánh, bởi lẽ trong pháp luật còn có rất nhiều quy định do nhà



n-ớc ban hành nh-ng không phải là quy tắc xử sự. Tác giả cho rằng lập luận này có
phần gò bó cứng nhắc. Thực tế, đúng là có rất nhiều quy định do Nhà n-ớc ban
hành chỉ là để qui định cách hiểu về một thuật ngữ, giải thích một khái niệm hay
nêu lên một t- t-ởng, một nguyên tắc nào đó, chúng không phải là những quy tắc
xử sự bởi chúng không đ-a ra một ph-ơng án xử sự cụ thể nào để chủ thể thực hiện
theo. Tuy nhiên, chúng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các chủ thể
nhận thức và thực hiện một cách đúng đắn, đầy đủ những quy tắc của hành vi mà
nhà n-ớc đã đề ra. Mặt khác, pháp luật là hiện t-ợng xã hội nên không thể là một
phép cộng giản đơn của những quy tắc xử sự do nhà n-ớc ban hành mà nó còn bao
gồm những t- t-ởng, những nguyên tắc, những khái niệm, thuật ngữ nào đó tạo thành
chất keo liên kết những quy tắc xử sự thành một thể thống nhất. Bởi vậy, theo tác
giả, quan niệm pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự là hoàn toàn chính xác.
Đặc điểm: Từ khái niệm trên ta có thể nhận dạng pháp luật một cách t-ơng
đối rõ ràng trong vô vàn hiện t-ợng xã hội khác nhau đang tồn tại trong xã hội:
Tr-ớc hết, pháp luật mang tính quy phạm, phổ biến, bắt buộc chung. Quy
phạm pháp luật là quy tắc hành vi có giá trị nh- những khuôn mẫu xử sự, h-ớng
dẫn, kiểm tra, đánh giá hành vi của các cá nhân, các quá trình xã hội. Luật tục ÊĐê
nói riêng và các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác cũng có tính quy
phạm nh-ng nó không có tính phổ biến, bắt buộc chung. Nếu nh- các quy phạm
luật tục ÊĐê chỉ có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các thành viên trong cộng đồng
ng-ời ÊĐê thì pháp luật lại có tính phổ biến và bắt buộc chung đối với tất cả các
thành viên trong xã hội. Các quy phạm pháp luật đ-ợc áp dụng lặp đi lặp lại nhiều
lần trong không gian và thời gian. Nó chỉ phát sinh hiệu lực khi đ-ợc các cơ quan
nhà n-ớc có thẩm quyền ban hành và hết hiệu lực áp dụng khi các cơ quan có thẩm
quyền của Nhà n-ớc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ. Điều này thể hiện điểm khác
biệt của pháp luật so với các hiện t-ợng xã hội khác đó là tính quyền lực nhà n-ớc
hay ý chí nhà n-ớc.



DANH MụC Tài Liệu THAM Khảo

1. Bộ T- pháp (1993), Nghiên cứu t- t-ởng Hồ Chí Minh về nhà n-ớc và pháp
luật, Hà Nội.
2. Bộ T- pháp (1999), Bản thuyết minh về dự án Luật hôn nhân và gia đình trình
Quốc hội khóa X kì họp thứ 7, Hà Nội.
3. Chính phủ (2002), Đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg
ngày 8/10/2002 của thủ t-ớng chính phủ, Hà Nội.
4. Chính phủ (2004), Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở, n-ớc sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên theo
Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ t-ớng Chính phủ,
Hà Nội.
5. Chính phủ (2004), Báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Quyết định 134/2004/QĐTTg, ngày 20/7/2004 của Thủ t-ớng Chính phủ, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Báo cáo giai đoạn sơ kết bốn năm thực hiện Quyết định
132/2002/QĐ-TTg ngày 8/10/2002 của Thủ t-ớng Chính phủ, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ t- Ban Chấp hành
Trung -ơng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


11. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2003), Về phát triển văn hóa
và xây dựng con ng-ời thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Quốc Hoàn (2002), Cơ chế điều chỉnh pháp luật Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Luật học, Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội.
14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình lý luận văn hóa và
đ-ờng lối văn hóa của Đảng (dùng cho hệ cử nhân chính trị), Hà Nội.
15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình chủ nghĩa duy vật
lịch sử (hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hội đồng Trung -ơng biên soạn sách giáo khoa Mác - Lênin (2000), Giáo trình
triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Hội Luật gia Việt Nam, Nhà n-ớc và pháp luật, tập 3, Nxb lao động, Hà Nội.
18. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà n-ớc và
pháp luật, Hà Nội.
19. Luật tục ÊĐê (tập quán pháp ca) (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (2000), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. Hoàng Thị Kim Quế, "Đ-a cuộc sống vào pháp luật và đ-a pháp luật vào cuộc
sống", Dân chủ và pháp luật.
22. Hoàng Thị Kim Quế (2004), "Nhận diện nhà n-ớc pháp quyền", Nghiên cứu
lập pháp, (5).
23. Hoàng Thị Kim Quế (2005), "Luật tục Tây Nguyên - giá trị văn hóa pháp lý,
quản lý cộng đồng và mối quan hệ với pháp luật", Khoa học kinh tế - luật,
(1).


24. Bùi Ngọc Sơn, Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và nhà n-ớc pháp quyền.
25. Bùi Ngọc Sơn (2004), "Xã hội pháp quyền", Nghiên cứu lập pháp, (5).
26. Phùng Trung Tập, Những quy định của luật tục ÊĐê về hợp đồng và bồi th-ờng
thiệt hại ngoài hợp đồng.
27. Vũ Th- (2003), "Vai trò của xã hội công dân đối với việc xây dựng nhà n-ớc
pháp quyền", Nghiên cứu lập pháp, (9).

28. Tòa án nhân dân tỉnh DakLak (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005, DakLak.
29. Tòa án nhân dân tỉnh DakLak (2005), Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2006,
DakLak.
30. "Trách nhiệm để pháp luật đi vào cuộc sống" (Bài phỏng vấn Vũ Đức Khiển - ủy
ban pháp luật của Quốc hội) (2005), Nghiên cứu lập pháp, (1).
31. Tr-ờng Cán bộ tòa án - Tòa án nhân dân tối cao, Những vấn đề pháp lý cơ bản
về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
32. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà n-ớc và pháp
luật, Hà Nội.
33. Y Nha, Nguyễn Lộc, Y Phi, Vai trò của ng-ời điều hành và thực thi luật tục,
Tòa án nhân dân tỉnh DakLak.
34. Y Nha, Nguyễn Lộc, Y Phi, Giải quyết tranh chấp về dân sự trong luật tục
ÊĐê, Tòa án nhân dân tỉnh DakLak.
35. Y Nha, Nguyễn Lộc, Y Phi, Hiệu lực của luật tục ÊĐê trong đời sống dân sự
hiện đại, Tòa án nhân dân tỉnh DakLak.



×