Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu và xây dựng công cụ kiểm thử ứng dụng Web

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.22 KB, 2 trang )

Nghiên cứu và xây dựng
công cụ kiểm thử ứng dụng Web
Research and build a tool for testing Web applications
NXB H. : ĐHCN, 2014 Số trang 61 tr. +

Đoàn Mạnh Đức
Đại học Công nghệ
Luận văn ThS ngành: Kỹ thuật phần mềm; Mã số: 60 48 01 03
Người hướng dẫn: TS. Võ Đình Hiếu
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Công cụ kiểm thử tự động; Kỹ thuật phần mềm; Ứng dụng Web; Kiểm thử
phần mềm
Content
Với sự phát triển của Internet và công nghệ phần mềm, các ứng dụng Web đang dần thay thế các
ứng dụng phần mềm truyền thống bởi tính tiện lợi của nó. Đi kèm với thành công mà những ứng
dụng Web mang lại cho nhà phát triển đó là những thách thức như phải đảm bảo và nâng cao
chất lượng cho người dùng khi sử dụng dịch vụ. Một trong những giải pháp để hoàn thành tốt
công việc này đó là thực hiện kiểm thử phần mềm. Kiểm thử là một công việc tốn nhiều thời
gian và chi phí, thông thường thời gian dành cho việc kiểm thử chiếm đa số thời gian phát triển
ứng dụng phần mềm. Tuy nhiên, để thực hiện kiểm thử đòi hỏi kiểm thử viên phải kiên nhẫn và
tỉ mỉ, chính những điều này dẫn tới sự cần thiết của kiểm thử tự động. Kiểm thử tự động sẽ thực
hiện tự động các ca kiểm thử theo một kịch bản cho sẵn hoặc tự nó sinh ra. Những lợi ích của các
công cụ kiểm thử tự động mang lại là rất lớn tuy nhiên các tài liệu về kiểm thử tự động được viết
bằng tiếng Việt lại còn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó và được sự gợi ý của giảng viên
hướng dẫn, tôi lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu và xây dựng công cụ kiểm thử ứng dụng
Web” với mong muốn mang lại cho người đọc một tài liệu hỗ trợ hữu ích trước khi quyết định sử
dụng kiểm thử tự động cho ứng dụng Web của mình.
Luận văn được cấu trúc thành bốn chương:
Chương một sẽ trình bày các tìm hiểu về kiểm thử phần mềm như các khái niệm cơ bản
về kiểm thử, các mức kiểm thử, ca kiểm thử, các kỹ thuật kiểm thử tĩnh và động. Chương một
cũng sẽ đưa ra khái niệm về ứng dụng Web, phân biệt ứng dụng Web với ứng dụng máy khách –


máy chủ và các loại kiểm thử cần chú trọng cho ứng dụng Web.
Chương hai sẽ giới thiệu các công cụ kiểm thử tự động phổ biến hiện nay dành cho ứng
dụng Web, ngoài việc cung cấp thông tin và cách sử dụng từng công cụ, luận văn còn phân tích
ưu nhược điểm của các công cụ giúp người đọc có một gợi ý trước khi lựa chọn công cụ phù hợp
cho ứng dụng cần kiểm thử. Xuất phát trên thực tế, mỗi ứng dụng Web đều có những yêu cầu
đặc thù riêng biệt nên việc sử dụng các công cụ kiểm thử tự động đã có sẵn có thể không thỏa
mãn hoặc phù hợp với việc kiểm thử các ứng dụng này. Luận văn cũng giới thiệu một nền tảng
hỗ trợ xây dựng công cụ kiểm thử tự động nhằm giúp người đọc có thể lựa chọn nền tảng giúp tự
tạo công cụ kiểm thử cho phù hợp với nhu cầu của mình.

1


Trong ứng dụng Web, việc kiểm tra tính hợp lệ của các dữ liệu đầu vào là rất quan trọng
do dữ liệu đầu vào không chỉ yêu cầu phải đúng kiểu dữ liệu mà còn đòi hỏi phải đúng định dạng
của loại dữ liệu đó. Do đó, ứng dụng Web cần phải có khả năng kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu
đầu vào một cách hiệu quả thì các tiến trình xử lý tiếp theo mới được đảm bảo hoạt động tốt. Một
vấn đề nữa là hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc kiểm thử tự động ứng dụng Web, tuy
nhiên hầu hết các công cụ chỉ hỗ trợ cho việc thực thi tự động các ca kiểm thử còn việc thiết kế
các ca kiểm thử lại rất hạn chế. Chương ba sẽ trình bày về ý tưởng, phân tích và xây dựng công
cụ kiểm thử tự động nhằm đánh giá khả năng kiểm tra tính hợp lệ dữ liệu đầu vào của ứng dụng
Web. Công cụ được đề xuất có khả năng tự sinh ca kiểm thử, thực thi và lưu lại kết quả kiểm
thử. Ngoài ra chương này cũng minh họa áp dụng công cụ trong thực tế và đánh giá ưu nhược
điểm của công cụ cùng hướng phát triển.
Chương bốn sẽ đưa kết luận về các nội dung đạt được trong luận văn, các mặt hạn chế và
hướng phát triển trong thời gian tới của luận văn.
References
Tiếng Việt
[1.]


Phạm Ngọc Hùng, Trương Anh Hoàng, Đặng Văn Hưng (2014), “Giáo trình kiểm thử
phần mềm”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh
[2.]

D.E. Perry and W.M. Evangelist (1985), “An empirical study of software interface
faults”, Proceedings of the Twentieth Annual Hawaii International Conference on
Systems Sciences, Volume II, tr.113–126.

[3.]

Hung Q.Nguyen, Bob Johnson, Michael Hackett (2003), “Testing application on the web:
Test planning for mobile and internet-based systems”, Wiley Publishing.

[4.]

Ian Sommerville (2011), “Software engineering”, 9th Edition, Pearson Education, Inc.

[5.]

J.C. Huang (1979), “Detection of data flow anomaly through program instrumentation”,
IEEE Transactions on Software Engineering, Volume 3, tr.226–236.

[6.]

Kshirasagar Naik, Priyadarshi Tripathy (2008), “Software testing and quality assurance”,
Wiley Publishing.

2




×