Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.39 KB, 9 trang )

Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài
sản theo pháp luật phá sản Việt Nam
Đặng Văn Huy
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Nghiên cứu các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo quy định
của Luật phá sản năm 2004, sự thay đổi so với Luật phá sản năm 1993. Hệ thống hóa
cơ sở lý luận về chủ thể quản lý tài sản nói chung và Tổ quản lý và thanh lý tài sản nói
riêng cũng như về khái niệm, đặc điểm và nội dung quy chế pháp lý của Tổ trong sự
đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Đánh giá thực trạng
pháp luật về Tổ quản lý và thanh lý tài sản, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và
nguyên nhân của nó trong thời gian qua. Kiến nghị phương hướng và một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý
tài sản.
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Thanh lý tài sản; Luật phá sản.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh,
quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ là một điều tất yếu. Các doanh nghiệp trong nền
kinh tế vận hành và chịu sự chi phối của các quy luật này, doanh nghiệp nào thích nghi và vận
hành phù hợp với các quy luật đó thì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại các doanh nghiệp sẽ
không thể phát triển và tồn tại được. Sự đào thải các doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại



trong nền kinh tế được thể hiện thể hiện thông qua nhiều hình thức, cơ chế khác nhau và thủ
tục phá sản là một trong những cơ chế phổ biến nhất
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta được khởi xướng tại
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã và đang vận hành cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế - xã hội thế giới. Nằm trong quy luật chung đó, các doanh nghiệp trong nền
kinh tế nước ta ra đời, tồn tại và phát triển và cũng không tránh khỏi trường hợp có những
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, cần phải có một hành lang
pháp lý đảm bảo sự chấm dứt tồn tại của các doanh nghiệp đó một cách phù hợp, có trật tự
nhằm giải quyết được quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan, qua đó
góp phần ổn định và tái cơ cấu lại nền kinh tế.
Đáp ứng yêu cầu đó, Luật phá sản năm 1993 của nước ta đã được ban hành. Tuy
nhiên quá trình thực thi Luật phá sản năm 1993 cho thấy Luật này còn nhiều những tồn tại,
bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Tại kỳ họp thứ 5, ngày 15 tháng 6 năm
2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật phá sản và có
hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2004 thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp năm
1993. Luật phá sản năm 2004 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoàn
thiện hệ thống pháp luật phá sản ở nước ta.
Tuy nhiên, phá sản còn là một hiện tượng khá mới mẻ ở nước ta, đồng thời nền kinh
tế hàng hóa với nhiều thành phần nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật
nước ta còn chưa đồng bộ, đầy đủ do đó việc ban hành Luật phá sản còn có nhiều những bất
cập. Thực tiễn cho thấy, hiệu lực thi hành Luật phá sản năm 2004 đã có những chuyển biến
song vẫn còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một trong những hạn chế tồn tại của
Luật là các quy định về quản lý và xử lý tài sản nói chung và các quy định về chủ thể thực
hiện hoạt động quản lý và thanh lý tài sản - Tổ quản lý và thanh lý tài sản phá sản nói riêng
còn có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn khiến cho chủ thể này còn gặp nhiều khó
khăn trong hoạt động, trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ, hiệu quả của thủ tục tố tụng phá sản.
Đồng thời nhiều nội dung trong các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản còn chưa thể
hiện được tinh thần hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Chính vì vậy việc sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện các quy trong Luật phá sản về quản lý và xử lý tài sản nói chung và chủ thể quản

lý thanh lý tài sản nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa


hiệu quả hoạt động của chủ thể này, giúp cho việc giải quyết phá sản được nhanh chóng,
thuận lợi, qua đó nâng cao hiệu lực của Luật phá sản. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu một
cách toàn diện về chủ thể này về cả lý luận cũng như pháp lý và thực tiễn hoạt động nằm
trong sự đối chiếu, so sánh với pháp luật các nước, nhằm thấy rõ những ưu điểm cũng như
những bất cập trong các quy định của pháp luật và đưa ra những kiến giải cần thiết, nhằm xây
dựng một quy chế pháp lý về chủ thể quản lý và xử lý tài sản một cách hợp lý, đáp ứng yêu
cầu thực thi Luật phá sản ở nước ta. Đây chính là lý do để tôi chọn chủ đề "Quy chế pháp lý
về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi ban hành Luật phá sản năm 1993 đến nay đã có nhiều công trình khoa học
về phá sản cũng như pháp luật về phá sản nói chung do các nhà khoa học cũng như những người
hoạt động về thực tiễn thực hiện. Trong đó phải kể đến các công trình có đề cập vấn đề chủ thể
quản lý và thanh lý tài sản như:
- Công trình nghiên cứu "pháp luật phá sản của Việt Nam", của PGS.TS Dương
Đăng Huệ, Nxb Tư pháp, 2005. Đây là công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về
các vấn đề liên quan đến phá sản. Công trình đã chú ý đến việc phân tích về các chủ thể trong
tố tụng phá sản, trong đó có chủ thể quản lý và thanh lý tài sản, nghiên cứu nhiều quy định
mới trong pháp luật phá sản năm 2004 so với Luật phá sản năm 1993. Tuy nhiên, vì là một
công trình bao quát nên công trình đã không nghiên cứu một cách chi tiết, sâu rộng về Tổ
quản lý và thanh lý tài sản.
- Luận án tiến sĩ luật học của Vũ thị Hồng Vân, bảo vệ thành công năm 2008 tại khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài:"Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của
pháp luật phá sản Việt Nam". Luận án đã tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về
thủ tục quản lý và xử lý tài sản phá sản, trong đó có đề cập tới Tổ quản lý và thanh lý tài sản
với tư cách là chủ thể của hoạt động đó; phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các
quy định pháp luật về chủ thể này trong thực tiễn. Tuy nhiên luận án chưa có được những

nghiên cứu tổng hợp, toàn diện về Tổ quản lý và thanh lý tài sản với tư cách là một chủ thể
đặc biệt trong tố tụng phá sản.


- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: "Thực trạng pháp luật về phá sản và việc
hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam", của Bộ Tư , 2009.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các báo
cáo chuyên đề, hội thảo chuyên đề về phá sản và pháp luật phá sản như:
- "Phá sản doanh nghiệp - một số vấn đề thực tiễn", Nguyễn Tấn Hơn, Nxb Chính trị
quốc gia, 1995;
- "Phá sản và xử lý phá sản ở các nước và Việt Nam", do PGS. Hoàng Công Thi chủ
biên, Nxb Tài chính, 1993.
- Đặc sản chuyên đề về Luật phá sản của tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 8 năm 2004.
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004, Bộ Tư pháp,
2008.
Nhìn chung các công trình trên thường chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá
các quy định của về điều kiện, phạm vi và trình tự, thủ tục giải quyết việc phá sản trong Luật
phá sản nói chung mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ
thống về Tổ quản lý và thanh lý tài sản. vì vậy nằm trong yêu cầu sửa đổi bổ sung các quy
định của Luật phá sản thì việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết và bổ ích.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về Tổ quản
lý và thanh lý tài sản với tư cách là một chủ thể trong tố tụng phá sản, thực trạng pháp luật về
chủ thể này, chỉ ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng
và hoàn thiện các quy định về Tổ quản và xử lý tài sản phá sản, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động quản lý và xử lý tài sản, đảm bảo được quyền lợi của chủ nợ, con nợ và người
lao động một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Với mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chủ thể quản lý và xử lý tài sản phá sản trong chỉnh
thể các chủ thể của quá trình giải quyết việc phá sản, mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và thanh

lý tài sản với các chủ thể đó. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các mô hình về chủ thể này


theo Luật phá sản của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang
Nga, Australia, Latvia v.v…, chỉ rõ cơ sở của Việc xây dựng và những ưu điểm, hạn chế của
mỗi mô hình làm cơ sở cho việc tiếp thu có chọn lọc để xây dựng mô hình về chủ thể quản lý
và xử lý tài sản ở nước ta;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định của Luật phá sản hiện hành và các
văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các quy
định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản trong thực tế và nguyên nhân của những khó khăn bất
cập đó;
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy chế pháp lý về
Tổ quản lý và thanh lý tài sản ở nước ta, trong đó đề xuất các quy định liên quan đến thủ tục
quản lý và xử lý tài sản nói chung, về Tổ quản lý và thanh lý tài sản nói riêng cũng như những
yêu cầu để đảm bảo hiệu quả của hoạt động của Tổ này trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản được thể hiện tập trung trong Luật
phá sản, các văn bản hướng dẫn thi hành như nghị quyết của Tòa án nhân dân tối cao, các
nghị định, thông tư của Chính phủ. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu các
quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của Luật phá sản năm 2004. Đồng
thời là việc nghiên cứu, phân tích và so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới để
thấy rõ cơ sở lý luận về chủ thể này được khái niệm, nội dung của quy chế pháp lý về Tổ quản
lý và thanh lý tài sản; những tồn tại bất cập của quy chế và đưa ra những phương hướng, giải
pháp hoàn thiện hơn nữa quy chế này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, bao gồm phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các văn kiện của Đảng, quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động của doanh
nghiệp nói riêng.



Các phương pháp cụ thể được vận dụng để giải quyết các vấn đề trong luận văn là
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu, quy
nạp, diễn giải v.v…
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về Tổ quản lý và thanh lý tài sản, luận
văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa
quy chế pháp lý về chủ thể này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và xử lý tài
sản nói riêng và hiệu lực của pháp luật phá sản nói chung. Cụ thể luận văn có những đóng góp
mới sau đây:
Một là, nghiên cứu các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của
Luật phá sản năm 2004, sự thay đổi so với Luật phá sản năm 1993.
Hai là, trình bày một cách có hệ thống, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chủ thể quản lý
tài sản nói chung và Tổ quản lý và thanh lý tài sản nói riêng cũng như về khái niệm, đặc điểm
và nội dung quy chế pháp lý của Tổ trong sự đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước
trên thế giới.
Ba là, đánh giá thực trạng pháp luật về Tổ quản lý và thanh lý tài sản, chỉ rõ những
những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của nó trong thời gian qua.
Bốn là, kiến nghị phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các
quy định của quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý tài sản.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy chế pháp lý của Tổ quản lý và thanh
lý tài sản
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về Tổ quản lý và thanh
lý tài sản.



Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quy chế pháp lý về Tổ quản và
thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong pháp luật Việt
Nam.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), "Số doanh nghiệp phá sản tại Việt Nam chiếm chưa đến
17%", />
2.

Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2008), Thông tư liên tịch số 19/2008/TTLT ngày 19/2 hướng
dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán Kinh phí đảm bảo hoạt động của cơ quan
Thi hành án dân sự và Tổ quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản, Hà Nội.

3.

Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo kết quả Hội thảo về luật phá sản của Cộng hòa Latvia
ngày 23/11, Hà Nội.

4.

Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo kết quả Hội thảo về luật phá sản của Thụy Điển ngày
24/11, Hà Nội.

5.


Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm
2004, Hà Nội.

6.

Bộ Tư pháp (2009), Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường
pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

7.

Chính phủ (2006), Nghị định số 67/2006/NĐ-Cp ngày 11/7 hướng dẫn áp dụng Luật
phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và Tổ quản lý và thanh lý tài sản, Hà Nội.

8.

Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự của Việt
Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ chí Minh.

9.

Nguyễn Tấn Hơn (1995), phá sản doanh nghiệp - một số vấn đề thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội


10. Dương Đăng Huệ (2004) "Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia giải quyết phá sản
theo Luật phá sản", Tòa án nhân dân, (Số chuyên đề).
11. Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
12. Kosugi (2001), Luật phá sản Nhật Bản, Tài liệu Hội thảo về Luật phá sản theo dự án
JICA (10-12 tháng 7 năm 2001).
13. Trần Kim Lan (2006), "Cần kịp thời ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết về hoạt động

của Tổ quản lý và thanh lý tài sản; Quy chế về sự phối hợp hoạt động giữa Thẩm phán
và Chấp hành viên và Quy chế sử dụng kinh phí của Tổ quản lý và thanh lý tài sản", Hội
thảo khoa học: Luật phá sản những vướng mắc và giải pháp khắc phục, Tổ chức tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
14. "Mỹ: Số lượng đơn xin phá sản cao nhất 5 năm qua" (2010), .
15. "Nâng cao vị thế kiểm toán" (2010), hhtp://www.smarttrain.edu.vn.
16. Quốc hội (1990) Luật Công ty, Hà Nội.
17. Quốc hội (1990) Luật Doanh nghiệp tư nhân, Hà Nội.
18. Quốc hội (1993), Luật phá sản doanh nghiệp, Hà Nội.
19. Quốc hội (2004), Luật phá sản, Hà Nội.
20. Quốc hội (2005) Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
21.

"Số vụ phá sản ở Mỹ tăng 32% năm 2009" (2009) .

22. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ chí Minh (2006), Luật phá sản: Thực tiễn - vướng mắc kiến nghị, Kỷ yếu hội thảo, Thành phố Hồ chí Minh.
23. Tòa án nhân dân tối cao (1995 - 2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án các
năm từ 1995 - 2007), Hà Nội.
24.

Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tọa đàm về Luật phá sản, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo về tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá
sản doanh nghiệp từ năm 1994 đến hết năm 2002, ngày 5/9, Hà Nội.
26. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 03/2005/HĐTP-TANDTC ngày 27/4 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn một số điều của Luật phá
sản năm 2004, Hà Nội.


27. Hải


Toàn

(2010)

"Vướng

mắc

trong

thi

hành

án

dân

sự",

.
28. Lê tài Triển (1973), Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, Sài Gòn.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
30. Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội (2003), Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự thảo
Luật phá sản, Hà Nội.
31. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật
phá sản trình Quốc hội thông qua, Hà Nội.
32. Vũ thị Hồng Vân (2009), Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Viện Khoa học Tài chính (1993), Phá sản và xử lý phá sản ở các nước và Việt Nam,
Nxb Tài chính, Hà Nội.
34. Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, "Từ điển
tiếng Việt", .
35. "Việt Nam còn quá ít Luật sư" (2010), , ngày 14/4.
TIẾNG PHÁP
36.

Carbonnier (1990), Droit civivil - lesbines, press Univrsitaire de France, (3).

37. Cornu (1990), Droi civil - introduction, Les personnes, les biens, montchrestien, (861).



×