Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: SỬ DỤNG PHIM TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.13 KB, 3 trang )

SỬ DỤNG PHIM TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
ThS. Hoàng Thanh Tú - Nguyễn Tiến Trình
Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội
(Tạp chí Dạy và học ngày nay số tháng 5/2007)
Dựa trên cơ sở lý thuyết của khoa học thần kinh nhận thức, Jean Marc
Dénommé và Madeleine Roy (2000) đã đưa ra một cách tiếp cận cơ bản – cách
tiếp cận “Sư phạm tương tác”, trong đó chú trọng vào việc nghiên cứu sự tham
gia của hệ thống thần kinh vào việc học. Theo quan điểm “Sư phạm tương tác”
mỗi người có một “bộ máy học” bao gồm hệ thần kinh và các giác quan. Trong
đó các giác quan được coi là cổng vào của tri thức. Càng nhiều giác quan tham
gia vào quá trình học tập thì thông tin thu được càng nhiều. Vùng limbic có vai
trò là “trung tâm hứng thú”, có thể chấp nhận hoặc loại bỏ thông tin mới. Do
vậy để giúp học sinh (HS) học tập một cách hiệu quả giáo viên (GV) sử dụng
các đồ dùng trực quan nhằm kích thích đa giác quan của HS và làm cho giờ học
trở nên sinh động, tạo hứng thú học tập cho HS.
Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. HS không
thể trực tiếp quan sát những sự kiện, hiện tượng đó vì vậy việc nhận thức lịch
sử là rất khó khăn. Tuy nhiên HS có thể hình dung được quá khứ lịch sử qua
các đoạn phim tư liệu. Phim tư liệu là loại phim được xây dựng dựa trên hình
ảnh hoặc những thước phim ghi lại diễn biến sự kiện lịch sử tại thời điểm mà nó
diễn ra. Do vậy nó đảm bảo được tính chính xác, chân thực của quá khứ lịch sử.
Âm thanh, hình ảnh sinh động của phim tư liệu lịch sử (PTLLS) là phương tiện
tác động đến thị giác, thính giác giúp cho quá trình thu nhận thông tin của “bộ
máy học” dễ dàng hơn. Tuy nhiên không chỉ giới hạn tác động ở thính giác và
thị giác của HS nên GV cũng cần chú ý luôn thay đổi cách kích thích giác quan
bằng cách kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học (PPDH) khác nhau trong
từng bài thậm chí trong từng phần để tránh nhàm chán cho người học. Dưới đây
là một số biện pháp sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử:
Thứ nhất, sử dụng PTLLS nhằm minh họa nội dung bài học. Theo
cách này, các đoạn phim tư liệu giúp HS hình dung rõ ràng hơn về diễn biến các
sự kiện lịch sử được học trong bài. Trình tự được tiến hành theo các bước: GV


cung cấp các sự kiện trong bài sau đó sử dụng một đoạn phim minh họa nhằm
tạo biểu tượng lịch sử cho HS đồng thời giúp các em ghi nhớ các sự kiện dễ
dàng hơn.
1


Thứ hai, sử dụng PTLLS nhằm cung cấp nội dung kiến thức cơ bản
của bài học. Biện pháp này được sử dụng chủ yếu trong bài học nghiên cứu
kiến thức mới, phù hợp với quy luật nhận thức của con người đó là “từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. HS nhận thức về quá khứ lịch sử qua
những hình ảnh cụ thể, sinh động và rút ra được những nội dung khái quát. Việc
sử dụng PTLLS được thực hiện theo một trình tự nhất định: GV giới thiệu với
HS về nội dung đoạn phim một cách khái quát và đưa ra câu hỏi hoặc bài tập
nhằm định hướng nội dung học tập cho HS, tiếp đó GV cho HS xem phim. Sau
khi xem xong đoạn phim GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc hoàn thành bài tập
cho trước.
Thứ ba, sử dụng PTLLS nhằm ôn tập kiến thức đã học. Biện pháp này
được thực hiện trong các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết của chương trình môn Lịch
sử. Quy trình sử dụng được thực hiện theo các bước đó là: GV cho HS xem
PTL, sau đó yêu cầu các em tóm tắt hoặc khái quát lại nội dung kiến thức đã
học. Nội dung của phim sử dụng trong giờ ôn tập phải có tính khái quát cao bao
hàm nội dung kiến thức của cả bài, hay một chương, một giai đoạn. Hơn nữa
nội dung đoạn phim phải giúp HS hoàn thành những bài tập tổng kết, bài tập
thực hành nhằm ôn tập, củng cố lại kiến thức HS đã được học.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học GV lựa chọn biện pháp sử dụng
PTLLS phù hợp nhằm đạt được hiệu quả dạy học. GV cũng cần lưu ý một số
vấn đề sau:
- Nội dung của phim phải bám sát nội dung bài học, thông tin do đoạn
phim cung cấp phải đảm bảo độ chính xác, chân thực.
- Thời lượng mỗi đoạn phim tuỳ theo dung lượng của bài học song hợp lí

nhất là từ một đến ba phút, các đoạn phim không nên quá dài.
- Số lần sử dụng phim cho một tiết học không nên quá ba lần vì GV còn
phải kết hợp sử dụng các phương pháp khác. Hơn nữa nếu số lần xem phim quá
nhiều dễ làm cho HS không tập trung vào nội dung bài học.
- Các phương tiện kĩ thuật cần thiết để thực hiện giờ dạy có sử dụng
PTLLS là: máy vi tính, máy chiếu (Projector), màn chiếu. Trong trường hợp
không có các thiết bị trên chúng ta có thể sử dụng đầu đọc đĩa CD, màn hình vô
tuyến cỡ lớn là có thể thực hiện được bài dạy.
- Điều chỉnh ánh sáng trong phòng học, sắp đặt vị trí của máy chiếu, màn
chiếu, loa sao cho hợp lí, đảm bảo mọi HS trong lớp đều quan sát được phim và
nghe rõ được âm thanh.
2


Cùng với tranh ảnh và bản đồ, PTLLS có vai trò rất quan trọng trong việc
cụ thể hóa các sự kiện lịch sử, khắc phục tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử, đồng
thời phát triển được khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy của HS cũng
như giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS.
Hiện nay các trường phổ thông đều quan tâm đến việc đầu tư các phương
tiện kĩ thuật hiện đại giúp GV đổi mới PPDH. Nhiều đĩa CD tư liệu được phát
hành như: “990 năm Thăng Long – Hà Nội”, “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Cuộc
tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ”…;
nhiều bộ phim tư liệu về lịch sử được phát trên truyền hình, trên mạng internet
tạo điều kiện thuận lợi cho các GV khai thác và lựa chọn những đoạn phim phù
hợp với nội dung bài học. Tuy nhiên GV cũng cần lưu ý linh hoạt trong cách sử
dụng và đặc biệt là phải định hướng nhiệm vụ học tập rõ ràng cho HS trước khi
xem phim nếu không giờ học sẽ biến thành giờ xem phim giải trí.
Hết
Tài liệu tham khảo
Jean Marc Dénommé et Madeleine Roy. Tiến tới một phương pháp sư phạm

tương tác. NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000.

3



×