Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ MINH THU

CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
SANG MÔ HÌNH
CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

CHUYÊN NGÀNH: Luật kinh tế
MÃ SỐ:
60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Như Phát

HÀ NỘI - 2006


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định 90/TTg và 91/TTg về sắp xếp

các Liên hiệp các xí nghiệp thành lập các tổng công ty 90, tổng công ty 91 được thí điểm mô
hình tập đoàn. Các tổng công ty ra đời nhằm mục tiêu thích ứng với quá trình toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, đáp ứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất… Và Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam đã được ra đời trong bối cảnh đó, là sự tập hợp của các doanh nghiệp


nhà nước được thành lập theo Nghị định 388/HĐBT.
Cũng giống như 18 tổng công ty 91, 77 tổng công ty 90, trong những năm qua, Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã bước đầu thể hiện vai trò trên một số mặt như: tạo
điều kiện đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn, mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu, mở rộng
thị phần, đẩy nhanh tốc độ phát triển bưu chính viễn thông của Việt Nam ngang tầm với các
nước trong khu vực và ở Châu Á, đóng góp một nguồn thu ngân sách đáng kể cho nhà nước.
Theo thống kê sơ bộ, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một trong các tổng công
ty có tỷ suất lợi nhuận hàng năm khá cao (trong thời kỳ 1997-1999 là 30,90%, 31,37% và
20,79%), thường xuyên là tổng công ty hoạt động có lãi, kinh doanh hiệu quả, đảm bảo nguyên
tắc bảo toàn và phát triển vốn.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình hoạt động, các tổng công ty đã
bộc lộ một số mặt yếu kém cả về tổ chức và cơ chế tài chính. Đó là, sự hình thành các tổng công
ty là một phép cộng hành chính đơn giản, bằng các quyết định hành chính theo kiểu gom đầu
mối, liên kết ngang các doanh nghiệp thành lập theo Nghị định 388/HĐBT. Do đó, nhiều tổng
công ty tỏ ra lúng túng trong điều hành và gặp không ít khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả, chưa
trở thành một thể thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp. Nội bộ các tổng công ty
chưa thể hiện rõ các mối quan hệ về tài chính, vốn, khoa học, công nghệ, thị trường… nên chưa
gắn kết được các đơn vị thành viên, một số đơn vị thành viên muốn rút khỏi tổng công ty. Bên
cạnh đó, cơ chế chính sách hiện nay thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, chưa có quy định rõ về quản
lý nhà nước đối với tổng công ty. Cơ chế tài chính chưa tạo ra điều kiện để sử dụng tối đa các


nguồn vốn, nên các tổng công ty thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến chậm
đổi mới công nghệ, hạn chế khả năng liên kết, liên doanh để mở rộng sản xuất kinh doanh, kìm
hãm việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ. Nguyên nhân sâu xa của những yếu
điểm này là do mối quan hệ giữa tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên chưa chặt chẽ,
thiếu kết dính về tài chính; chưa phân định rõ về tài sản, vốn, quyền lợi và nghĩa vụ của hai pháp
nhân độc lập là tổng công ty và doanh nghiệp thành viên. Hơn nữa, cơ cấu và quan niệm về
doanh nghiệp thành viên của tổng công ty chỉ bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không
còn phù hợp với thực tế đầu tư, việc nắm giữ cổ phần, chi phối lẫn nhau không chỉ bằng vốn, tài

chính mà bằng cả bí quyết, từ đó không tạo điều kiện để phát triển… Khắc phục những hạn chế
trên, việc chuyển đổi mô hình tổng công ty là cần thiết sao cho phù hợp hơn, phát huy được sức
mạnh thực sự của nguồn vốn nhà nước đang có tại các tổng công ty. Mô hình công ty mẹ - công
ty con đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua và được quyết định áp dụng thí điểm trên thực tế
với một số tổng công ty. Bởi mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ khắc phục được cách ghép nối
bằng hành chính để chuyển các liên kết của tổng công ty bằng tài chính; tách bạch quyền và
nghĩa vụ về pháp nhân của tổng công ty và của doanh nghiệp thành viên, tách công ty đầu tư và
công ty nhận đầu tư. Mô hình công ty mẹ - công ty con tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp
nhà nước đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác để trở thành công ty mẹ, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tăng tích luỹ, tăng tiềm lực tài chính, thông qua đầu tư và góp vốn để liên kết và
chi phối. Với các lợi ích của mô hình công ty mẹ - công ty con, việc chuyển sang quan hệ công
ty mẹ - công ty con đã trở thành nhu cầu cấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn lớn, phù hợp với xu
thế phát triển của thế giới.
Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX đã chính thức đưa ra chủ trương “Hoàn thành
việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
DNNN hiện có, đồng thời phát triển thêm các doanh nghiệp mà nhà nước cần đầu tư 100% vốn
hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Xây dựng
một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành
phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của tổng công ty theo mô hình công ty mẹ công ty con, kinh doanh đa ngành, tổng hợp trên cơ sở chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều
thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế
mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng
không, dầu khí v.v…”. Để thực hiện được nhiệm vụ này, hệ thống pháp luật nói chung và các


quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nói riêng đang được từng bước sửa đổi, bổ sung,
trong đó tập trung vào việc xây dựng cơ chế, chính sách, về tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước; về tổ chức, hoạt động và chuyển đổi tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo
mô hình công ty mẹ - công ty con.
Cho đến nay, theo thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, tính đến
thời điểm tháng 9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép 52 doanh nghiệp thí điểm thành lập

và chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó có 6 Tổng Công ty do Thủ tướng
quyết định thành lập, 13 Tổng Công ty do các bộ, địa phương quyết định thành lập và thành lập
mới 12 Tổng Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Và Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam là một trong sáu Tổng Công ty do Thủ tướng quyết định thành lập
được thực hiện chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con bằng Quyết định 58/2005/QĐTTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Việc nhận diện các quy định pháp luật hiện hành về công
ty mẹ - công ty con và vận dụng các quy định đó vào quá trình chuyển đổi Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam thành mô hình công ty mẹ - công ty con là một vấn đề khá mới mẻ,
mang tính thực tiễn cao và cần thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Chuyển đổi Tổng Công
ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con” làm đề tài nghiên
cứu của luận văn.
2.

Tình hình nghiên cứu
Vấn đề pháp luật về tổng công ty, về mô hình công ty mẹ - công ty con đã được đề cập

trong một số công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, như:
- Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu pháp luật về công ty mẹ - công ty con ở một số nước”
năm 2003 của Lê Thị Hồng Huệ.
- Luận văn thạc sỹ “Pháp luật tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo mô
hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam” năm 2003 của Nguyễn Huy Giang.
- Đề tài nghiên cứu cấp Tổng Công ty “Nghiên cứu cơ sở pháp lý để hình thành tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam” năm 2002 của Viện Kinh tế Bưu điện - Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam.


- Các bài nghiên cứu về mô hình công ty mẹ - công ty con trên các Tạp chí Kinh tế và dự
báo, Nghiên cứu Kinh tế, v…v
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu pháp luật của
một số nước trên thế giới hay nghiên cứu trên một diện rộng, hoặc áp dụng với các tổng công ty

và doanh nghiệp nhà nước nói chung. Các nghiên cứu trên chưa phác hoạ và nhận diện một cách
tổng quan với các quy định pháp luật hiện nay của Việt Nam thì việc thực hiện chuyển đổi Tổng
Công ty 91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ có những thuận lợi, khó khăn gì, cần bổ
sung những khung pháp lý nào để mô hình công ty mẹ - công ty con khi hoạt động trên thực tế sẽ
phát huy được hiệu quả như các nước trên thế giới đã thực hiện. Vì vậy nghiên cứu sự vận dụng
các quy định pháp luật hiện hành về mô hình công ty mẹ - công ty con trong quá trình thực hiện
chuyển đổi hoạt động của các Tổng Công ty 91 là khá mới mẻ và đem lại những ý nghĩa thực tế
nhất định.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các quy định của

pháp luật về công ty mẹ - công ty con, về cơ cấu tổ chức và hoạt động; về quyền và nghĩa vụ của
công ty mẹ, công ty con; về mối liên kết giữa chúng và một số đơn vị thành viên của công ty mẹ.
- Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi những quy
định pháp luật về công ty mẹ - công ty con được thể hiện trong việc chuyển đổi Tổng Công ty
Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được tổ chức
theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét về việc vận dụng các
quy định đó là phù hợp hay chưa phù hợp, là khoa học hay cần phải hoàn thiện hơn theo hướng
nào…
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn: Là những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính

sách xây dựng cơ chế, tổ chức hoạt động của các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ công ty con; những kết quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, xuyên quốc gia đã
đạt được.



- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng những phương
pháp so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu của
luận văn.
Kết cấu của luận văn

5.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1:

Khái quát về mô hình công ty mẹ - công ty con và cơ cấu tổ chức của

Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Chương 2:

Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô

hình công ty mẹ - công ty con
Chương 3:

Hoàn thiện các quy định pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty

con được hình thành bằng con đường chuyển đổi Tổng Công ty, công ty nhà nước

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

VĂN KIỆN ĐẢNG:

1.

Đảng Cộng sản Việt Nam (6/2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2.

Đảng Cộng sản Việt Nam (9/2001), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ Ba, khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
3.

Chỉ thị 33/2005/CT-TTG ngày 13/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng có
hiệu quả mô hình công ty mẹ - công ty con.

4.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ
sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2004 của Quốc hội khoá X kỳ họp
tháng 10.

5.

Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003.


6.

Luật Doanh nghiệp 2005.


7.

Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng
công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo
mô hình công ty mẹ - công ty con.

8.

Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc ban hành quy chế
quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp khác.

9.

Nghị định 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước.

10.

Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

11.

Quyết định 58/2002/QĐ-TTG ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước.

12.


Quyết định 58/2005/QĐ-TTG ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án thí điểm hình thành tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

13.

Quyết định 06/2006/QĐ-TTG ngày 09/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập công ty mẹ tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

14.

Thông tư 03/2005/TT-BKH ngày 18/7/2005 về việc hướng dẫn những nội dung chủ
yếu và quy trình xây dựng Điều lệ công ty mẹ.

III. SÁCH, TÀI LIỆU:
15.

Phạm Bình An (2005), Đồng bộ hoá Khung pháp luật đối với các loại hình doanh
nghiệp, Đề tài cấp thành phố HCM.

16.

Nguyễn Hoàng Anh (2002), Ưu điểm và hạn chế của việc chuyển đổi tổng công ty nhà
nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Tạp chí Kinh tế và phát
triển, số 57.

17.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Báo cáo sơ kết thí điểm mô hình
công ty mẹ - công ty con (9/2005).


18.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Hội thảo “Công ty mẹ - công ty
con”, Hà Nội, (3/2004).


19.

Bộ Kế hoạch và đầu tư (2003), Một số nội dung chủ yếu của mô hình công ty mẹ công ty con, Thông tin kinh tế - xã hội, số 7 - 8.

20.

B.Châu (2005), Chuyển đổi VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước: tăng cường cạnh
tranh, tối đa hoá lợi nhuận, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, số 95.

21.

Trần Tiến Cường (2005), Cơ cấu lại và phát triển các tổng công ty trở thành các tập
đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1 tháng 5.

22.

Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ - tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.

23.

Danida, Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cải cách kinh tế Việt Nam”.

24.


Thanh Hà (2005), Thành lập tập đoàn BCVT cần nỗ lực lớn để thực hiện chuyển đổi
mô hình, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 62.

25.

Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26.

Nguyễn Am Hiểu (2003), “Hình thức pháp lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn
từ góc độ luật so sánh”, Nhà nước và pháp luật số 4.

27.

Longman Business English Dictionary, 1992.

28.

Phan Chu Minh (2002), Một số vấn đề tổ chức và quản lý các tổng công ty theo mô
hình hoạt động công ty mẹ - công ty con, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12.

29.

Nguyễn Cảnh Nam (2002), Tìm hiểu về mô hình tổ chức “công ty mẹ - công ty con”,
Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, số 4.

30.


Lê Nết, Luật Doanh nghiệp thống nhất và vấn đề quản lý doanh nghiệp, trường đại
học Luật Tp Hồ Chí Minh.

31.

Nguyễn Đình Nam (chủ biên) (1996), Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh
ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32.

Nguyễn Như Phát, Cải cách Pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tham luận
tại hội thảo Hội luật gia Việt Nam, Nha Trang, 26-27/10/2005.

33.

Rémi Buochez (2004), Một số nhận xét và bình luận về dự thảo Luật Doanh nghiệp
nhà nước sửa đổi (dự thảo tháng 4 năm 2004), Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt Pháp.


34.

Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hà Nội, Giải trình sơ bộ về những bổ sung, sửa đổi cơ bản
trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất, tháng 10/2005.

35.

Đoàn Xuân Tiên (2005), Đối mới và phát triển các tổng công ty theo mô hình công ty
mẹ - công ty con hiện nay, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 94.

36.


Phạm Quang Trung (2002), Cấu trúc công ty mẹ - công ty con và mô hình cấu trúc tài
chính của tổng công ty nhà nước, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 60.

37.

Tờ trình Dự thảo Luật Doanh nghiệp 10/2005.

38.

Viện Kinh tế Bưu Điện - Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu cấp Tổng Công ty “Nghiên cứu cơ sở pháp lý để hình thành tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam” 2002.



×