Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Mối quan hệ “ cân bằng động” giữa GD-ĐT với KT-XH và việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình của các trường đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.56 KB, 3 trang )

Mối quan hệ “ cân bằng động” giữa GD-ĐT với KT-XH và việc đổi
mới mục tiêu, nội dung, chương trình của các trường đại học hiện
nay;
(Bài đăng ở tạp chí giáo dục số 21 (1/2002), trang 9- 10)

TS Đặng Xuân Hải-ĐHQGHN
Khi nói tới mối quan hệ giữa GD chuyên nghiệp (GDCN) nói chung và GD
Đại học nói riêng với sự phát triển KT-XH thì không một nhà GD nào lại không
nói được là nó có mối quan hệ 2 chiều. Tuy nhiên nói như vậy chưa phản ánh đầy
đủ bản chất của mối quan hệ này và từ đó cũng khó nhận thức một cách cụ thể
được vai trò quan trọng của yếu tố quản lí trong yêu cầu đổi mới hay điều chỉnh
mục tiêu GD&ĐT cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm ĐT trước những thách
thức mới của thị trường nhân lực trong bối cảnh hiện nay.
Mối quan hệ giữa GD&ĐT với KT&XH trong quá trình phát triển của GD và
của cả XH loài người được xếp thành hình xoắn ốc mà nếu ta xét trong một thời
điểm lịch sử nào đó mối quan hệ này sẽ tạo nên một hình tròn có thể mô tả như
sau: GD&ĐT luôn là công cụ, phương tiện ( thông qua những con người được
GD&ĐT) để cải biến XH; là động lực cho sự phát triển KT-XH. Đến lượt mình,
khi KT-XH phát triển lên đến một mức nào đó nó sẽ một mặt tạo điều kiện mới cho
sự phát triển của GD&ĐT nhưng mặt khác nó cũng " đặt hàng mới " cho
GD&ĐT, buộc GD&ĐT nói chung nhà trường nói riêng phải tự nâng mình lên để
một mặt tận dụng những điều kiện mới, mặt khác đáp ứng yêu cầu mới mà KT-XH
đặt ra. Muốn làm được như vậy hệ thống giáo dục (HTGD) phải là một hệ tự điều
khiển và nhà trường , đặc biệt nhà trường khu vực ĐH và GDCN phải có ý thức
điều chỉnh mục tiêu ĐT và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình . Mối quan hệ
" cân bằng động " này đã tồn tại trong suốt tiến trình của lịch sử nhờ vai trò của
các nhà GD mà trước hết là của các nhà quản lí giáo dục (QLGD). Việc GDĐH
đang đứng trước bối cảnh khi loài người bước vào xã hội thông tin và nền kinh tế
trí thức phải đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức là điều chúng ta
đều thấy rõ .Vấn đề đặt ra là làm thế nào để duy trì được " cân bằng động " này đối
với GD ĐH nói chung và của một trường ĐH nói riêng .Theo chúng tôi câu trả lời


nằm ở những vấn đề sau:
*/ Theo quan điểm hiện đại " cân bằng động " này có điểm xuất phát là GD-ĐT
vì vậy, các nhà GD phải ý thức cho được tính đi trước một bước của GD&ĐT
đối với sự phát triển KT-XH.
*/ " Cân bằng động " này chỉ có thể duy trì trên cơ sở HTGD phải là một hệ tự
điều khiển tức là các nhà GD nói chung, các nhà quản lí nhà trường nói riêng phải
có chiến lược nghiên cứu các bứơc đi của KT-XH, nghiên cứu sự thay đổi của thị
trường lao động, đồng thời có chiến lược nâng vai trò của GD-ĐT và nhà trường


lên tương xứng với yêu cầu của KT-XH luôn thay đổi như hiện nay. Nói một cách
ngắn gọn sự đòi hỏi phải có chiến lược của các trường đại học là đièu bắt buộc
trong giai đoạn hioện nay !
*/ Đích của " Cân bằng động " là chất lượng của các sản phẩm GD-ĐT của nhà
trường phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền KT-XH. Vì vậy, nhà
trường phải đầu tư thích đáng cho bảo đảm chất lượng ĐT của nhà trường .
Để giải quyết được 3 vấn đề lớn nêu ra ở trên các nhà QLGD, QLNT phải tìm cho
được câu trả lời cho nhiều câu hỏi trong quá trình tổ chức chỉ đạo sự phát triển GD
nói chung, phát triển nhà trường nói riêng:
Các câu trả lời có lẽ bắt đầu từ nhận thức về công tác dự báo và kế hoạch hoá thị
trường lao động của tầm vĩ mô và công tác lập kế hoạch chiến lược ở từng cơ sở
đào tạo. Có thể nhìn thẳng vào sự thật để nói trong cơ chế thị trường vấn đề dự báo
và kế hoạch hoá chúng ta đã không chú ý thích đáng để rồi báo chí có dịp ca thán "
thừa thầy thiếu thợ " mà không ai có thể trả lời thừa thiếu như thế nào! Thời gian
gần đây chúng ta có nhiều dịp tập huấn về công tác lập kế hoạch chiến lược nhưng
nhiều trường chưa chú ý thích đáng đến tính khả thi trong kế hoạch chiến lược.
Theo chúng tôi muốn GD-ĐT đi trước một bước cần giải quyết một số vấn đề cụ
thể sau:
a/ Mỗi cơ sở ĐT phải coi vấn đề phân tích nhu cầu đào tạo của XH là tiền đề cơ
bản của chiến lược đào tạo . Trong bối cảnh GD đại học của ta chưa đi vào giai

đoạn đại chúng hoá thì có người cho rằng vấn đề đặt ra chưa đúng lúc! Tuy nhiên
phân tích cho được, đáp ứng cho đúng nhu cầu đào tạo của thị trường lao động đó
chính là tiền đề của cân bằng động GD-XH.
b/ Mỗi cơ sở ĐT nên có một bộ phận làm công tác dự báo và nghiên cứu đầu vào,
đầu ra cho cơ sở mình. Trong QLGD người ta quan niệm đầu vào là là mục
tiêu,nội dung chương trình; là các điều kiện, nguồn lực cho quá trình ĐT. Đầu ra
chính là sản phẩm của cơ sở ĐT đó bao gồm SV tốt nghiệp, các sản phẩm NCKH
và dịch vụ XH. Đầu vào và đầu ra có quan hệ rất mật thiết và chỉ trên cơ sở nắm
được hiệu quả của đầu ra mới có khả năng thiết kế đầu vào phù hợp. Chính vì vậy
nhiệm vụ cơ bản của bộ phận này là xác định chất
lượng và hiệu quả của đầu ra của cơ sở mình để giúp nhà trường xây dựng kế
hoach chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
c/ Phải có quy trình điều chỉnh mục tiêu,nội dung, chương trình theo tư tưởng lấy
người học làm trung tâm; Tức là phải nắm được nhu cầu, nguyện vọng của xã hội
thông qua người học, phải đáp ứng lợi ích và các mối quan tâm của các đối tác của
nhà trường. Lấy nhu cầu KT-XH làm kim chỉ nam, đón đầu sự phát triển của thị
trường nhân lực. Muốn làm được như vậy phải có quy trình đánh giá chất lượng,
hiệu quả của các chương trình đào tạo của nhà trường và phải theo dõi sự đáp ứng
yêu cầu của các sản phẩm GD-ĐT đối với thị trường lao động luôn thay đổi trong
bối cảnh hiện nay.


d/ Các trường đại học phải xây dựng cho mình hệ thống bảo đảm chất lượng và
cam kết vận hành chúng, đồng thời phải tiến hành kiểm định chất lượng để khảng
định mức độ đạt được các tiêu chí chất lượng.
e/ Giảng viên của một trường ĐH ngày nay phải nhận thức cho được vai trò mới
của mình là: Biết làm trọng tài cố vấn cho SV , biết hướng dẫn SV tự học, tự đánh
giá, lôi quốn SV tích cực tham gia quá trình ĐT, Biết thu thập và xử lí thông tin để
tự biến đổi mình.
Nếu trong bối cảnh KT-XH ít thay đổi thì sự đòi hỏi điều chỉnh mục tiêu GD&ĐT

có thể đặt ra ít gay gắt hơn và chu kỳ xem xét lại mục tiêu ĐT và kéo theo nó là
phải đổi mới nội dung chương trình có thể dài hơn; Ngược lại trong giai đoạn mà
KT-XH và khoa học công nghệ thay đổi như vũ bão như hiện nay mà nhà trường
đặc biệt các trường đại học không có ý thức điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương
trình và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của mình thì việc đó sẽ hạ thấp
vai trò của nhà trường trong sự phát triển KT-XH . Chúng tôi nghĩ rằng khuyến
cáo của một tham luận trong hội thảo " giáo dục ĐH và những thách thức đầu thế
kỷ 21" tổ chức tại Hà nội ngày 16/12-2000 về chất lượng sản phẩm GD ĐH của
nước ta là "...Nhiều kỹ năng, thái độ mà các nhà tuyển dụng cần có ở SV tốt nghiệp
như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, tác phong lao động công nghệ, kỷ luật
lao động công nghiệp...SV lại chưa đáp ứng được " chứng tỏ chúng ta hoặc là chưa
nhận thức đủ vai trò của " cân bằng động " để kiên quyết và thường xuyên hơn
điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo cũng như phương thức đánh
giá tronh đào tạo; hoặc là chúng ta nghiên cứu chưa kỹ " đơn đặt hàng " cụ thể của
XH đối với GD&ĐT nói chung và đối với từng trường đại học nói riêng ( tất nhiên
còn có nhiều lí do khác nữa! ). Theo chúng tôi,việc hiểu kỹ bản chất của mối quan
hệ " cân bằng động " GD&ĐT với KT-XH đồng thời các nhà QLGD nghiên cứu
sâu các khiá cạnh cụ thể của mối quan hệ này đối với các cơ sở GDĐH sẽ góp
phần nâng cao nhận thức và thái độ về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình
cũng như tăng cường quản lí chất lượng sản phảm đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

Tài liệu tham khảo
1- Đào Thanh Am; Lịch sử phát triển GD.
2- Học tập: Một kho bau tiềm ẩn. Vũ Văn Tảo dịch Hà Nội. NXBGD. 1997.
3- GD ĐH thế kỷ XXI: Tầm nhìn và hành động. UNESCO. Paris. 10/1998.
4- R. Roysignh : " Nền GD cho thế kỷ 21- Vòng cung châu á thái bình dương"
Viện KHGD HN, 1994.




×