Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THUỶ CANH RAU TẦN Ô chrysanthemum coronarium L. THEO HƯỚNG AN TOÀN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

NGUYỄN HỒNG ĐỨC

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THUỶ CANH
RAU TẦN Ô chrysanthemum coronarium L.
THEO HƯỚNG AN TOÀN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

NGUYỄN HỒNG ĐỨC

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THUỶ CANH
RAU TẦN Ô chrysanthemum coronarium L.
THEO HƯỚNG AN TOÀN

Chuyên ngành: Kỹ thuật Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
TS. Võ Thái Dân

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010

2


XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỦY CANH
RAU TẦN Ô THEO HƯỚNG AN TOÀN

NGUYỄN HỒNG ĐỨC

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS. Trịnh Xuân Vũ
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM

2. Thư ký:

TS. Phạm Thị Minh Tâm
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:


TS. Nguyễn Thị Quỳnh Thuận
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

4. Phản biện 2:

TS. Nguyễn Hữu Hổ
Viện Sinh học Nhiệt Đới

5. Ủy viên:

TS. Võ Thái Dân
Đại học Nông Lâm TP. HCM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

3


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tên tôi là Nguyễn Hồng Đức, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1982 tại TP.HCM, con Ông
Nguyễn Xuân Tiến và Bà Trần Thị Châu.
Năm 2001, tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại Trường Phổ thông Trung học Hùng
Vương, TP.HCM.
Năm 2005, tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm
TP.HCM.
Năm 2006, theo học lớp Cao học ngành Trồng Trọt tại Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ liên lạc: 107 Phù Đổng Thiên Vương phường 11, Quận 5, TP.HCM
Điện thoại: 0983.001.220
Email:


4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ký tên

Nguyễn Hồng Đức

5


CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
TS Võ Thái Dân đã tận tâm hướng dẫn đề tài, cảm thông với những khó khăn của
tôi và đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn hết sức cần thiết giúp tôi thực hiện đề tài thành
công.
TS Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng Kỹ thuật Canh tác, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam, đã đồng ý cho tôi bố trí thí nghiệm tại dự án “Trồng rau sạch
theo hướng công nghệ cao tại Bình Dương” của Viện, đồng thời đưa ra những góp ý quý
giá, cho tôi lượng Fe chelate để thí nghiệm thành công và giúp đo lượng N và K sau thí
nghiệm.
Cán bộ nghiên cứu Ngô Minh Dũng, phòng Kỹ thuật Canh tác, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã giúp đỡ hết mình và chia sẻ kinh nghiệm trong quá
trình nghiên cứu.
Cán bộ nghiên cứu Ngô Xuân Chinh, phòng Kỹ thuật Canh tác, Viện Khoa học
Nông nghiệp Miền Nam, là anh bạn cùng lớp, đã rất nhiệt tình hỗ trợ và góp ý thiết thực.
Mà nếu không có sự giúp đỡ của anh Dũng và anh Chinh, tôi không thể tiến hành được đề
tài này.

Công ty rau sạch Hồ Bửu và tập thể nhân viên của công ty đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ và động viên tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Nguyễn Hồng Đức

6


TÓM TẮT
Một giải pháp cho sản xuất rau an toàn trong điều kiện đất nông nghiệp không ngừng
bị thu hẹp, khan hiếm lao động và nguồn nước tưới là sản xuất theo phương pháp thủy
canh. Bốn thí nghiệm đã được tiến hành tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương từ tháng
12/2009 đến tháng 4/2010 nhằm xây dựng quy trình thủy canh rau tần ô an toàn.
Thí nghiệm chọn giống và công thức dinh dưỡng thích hợp: Thí nghiệm 2 yếu tố, với yếu
tố chính là giống (giống rau tần ô Trang Nông, Green Seed, Đại Địa, Chánh Phong) và
yếu tố phụ là công thức dinh dưỡng (công thức dinh dưỡng của Hoagland & Arnon,
Morgan, Bradley & Tabares, Faulkner), được bố trí theo kiểu lô phụ (Split Plot Design), 3
lần lặp lại, mật độ trồng là 56 cây/m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, giống Trang Nông và
công thức dinh dưỡng Bradley & Tabares cho năng suất tổng số là 663 g/m2 và năng suất
thương phẩm đạt 498 g/m2, cao nhất so với các nghiệm thức khác.
Thí nghiệm xác định liều lượng dinh dưỡng cung cấp theo từng giai đoạn sinh trưởng của
tần ô: Kế thừa kết quả của thí nghiệm 1, sử dụng giống Trang Nông và công thức dinh
dưỡng của Bradley và Tabares, áp dụng mật độ trồng 100 cây/m2. Thí nghiệm 1 yếu tố
được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Ramdomized Complete Block Design), với
4 nghiệm thức là 4 liều lượng dinh dưỡng khác nhau, 3 lần lặp lại. Cung cấp 20% dinh
dưỡng vào thời điểm 20 NSG, 25% dinh dưỡng vào thời điểm 25 NSG, 30% dinh dưỡng
vào thời điểm 30 NSG, 25% dinh dưỡng vào thời điểm 35 NSG cho kết quả tốt nhất so
với 3 liều lượng dinh dưỡng còn lại, năng suất tổng số đạt 1,4 kg/m2 và năng suất thương
phẩm đạt 1,05 kg/m2.

Thí nghiệm chọn mật độ thủy canh rau tần ô trong nhà lưới: Kế thừa kết quả thí nghiệm
1, 2. Thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo Khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized
Complete Block Design), gồm 5 nghiệm thức là 5 mật độ khác nhau (100 cây/m2, 200
cây/m2, 300 cây/m2, 400 cây/m2 và 500 cây/m2), 3 lần lặp lại. Mật độ trồng 200 cây/m2 đã
cho kết quả tốt nhất với năng suất tổng số đạt được 1,93 kg/m2 và năng suất thương phẩm
đạt 1,84 kg/m2, lợi nhuận đạt 48.000 đ/m2 và tỷ suất lợi nhuận 399,96% (với giá bán rau
tần ô sạch là 33.000 đ/kg).
Thí nghiệm điều chỉnh N, P, K trong công thức dinh dưỡng để năng suất tối ưu: Kế thừa
kết quả thí nghiệm 1, 2, mật độ trồng 100 cây/m2. Thí nghiệm 2 yếu tố, bố trí theo kiểu lô
7


phụ (Split Plot Design), gồm 15 nghiệm thức (3 mức PK và 5 mức N khác nhau), 3 lần
lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức tăng 20% lượng đạm và giữ nguyên
lượng P, K trong công thức dinh dưỡng đã cho năng suất cao nhất so với các nghiệm thức
khác và cao hơn nghiệm thức đối chứng (không điều chỉnh N, P, K trong công thức dinh
dưỡng). Năng suất tổng số đạt 1,35 kg/m2, năng suất thương phẩm đạt 1,33 kg/m2. Đồng
thời, nghiệm thức này cũng cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các nghiệm thức còn
lại, lợi nhuận là 33.100 đ/m2 và tỷ suất lợi nhuận đạt 304,05%.

QUY TRÌNH THỦY CANH RAU TẦN Ô
Gieo hạt giống tần ô
Trang Nông vào vĩ xốp
Vĩ xốp xếp thành đống ủ
cho hạt nảy mầm vào vĩ xốp
Giai đoạn vườn ươm
(0-20 NSG)
Tưới nước 2-3 lần/ngày
Bón NPK 20-20-20
(5g/8 lít nước, 4 ngày/lần)


Cây con có 2 lá thật, cao
khoảng 6 cm, không bệnh
Thả nổi các vĩ xốp cây con tần
ô vào bể thủy canh
Mật độ trồng 200 cây/m2

Giai đoạn thủy canh
(20-40 NSG)

Dùng công thức Bradley và
Tabares đã được điều chỉnh
Áp dụng liều lượng:
20 NSG: 20% lượng dinh dưỡng/cây/vụ
25 NSG: 25% lượng dinh dưỡng/cây/vụ
30 NSG: 30% lượng dinh dưỡng/cây/vụ
35 NSG: 25% lượng dinh dưỡng/cây/vụ

Luôn đảm bảo
pH = 5,8-6,5 và EC = 1,5
Thu hoạch (40 NSG):
cắt sát gốc, rửa sạch

8

Phòng trừ sâu bệnh:
1. Cây con sạch bệnh
2. Dùng giá thể sạch, nước sạch
3. Theo dõi thường xuyên
4. Dùng bẫy dính

5. Giữ vệ sinh trong nhà lưới
6. Dinh dưỡng cân đối
7. Dùng thuốc BVTV (khi cần thiết)


SUMMARY
A solution to producing safe vegetables in the current agriculture condition (cultivated
area decreased, lack of water and labour for agriculture production) is hydroponics. Thus,
four studies were carried out at Thủ Dầu Một town, Bình Dương province from December
2009 to April 2010 in order to establish the procedure to produce safe edible
chrysanthemum hydroponically.
Experiment 1: Select edible chrysanthemum variety and hydroponic nutrition formula.
Two factor experiment was arranged in Split Plot Design with three replications,
density 56 plants.m-2. The main plots were four varieties: Trang Nong, Green Seed, Dai
Dia, Chanh Phong. The sub-plots included four nutrition formulas: Hoagland & Arnon,
Morgan, Bradley & Tabares, Faulkner. The results showed that the application of Trang
Nang variety and Bradley & Tabares’ formula had highest yield with 663 g.m-2.
Experiment 2: Select the nutrition amount for edible chrysanthemum according to each its
growth period.
From the results of the experiment 1; density 100 plants.m-2, experiment 2 was
arranged in Ramdomized Complete Block Design, with three replications. Four
treatments of the nutrition supplement for the plant. The results showed that the
application 20% of the nutrient amount at 20 days after sowing, 25% of the nutrient
amount at 25 days after sowing, 30% of the nutrient amount at 30 days after sowing and
25% of the nutrient amount at 35 days after sowing had best performance with yield 1.4
kg.m-2.
Experiment 3: Select density of growing edible chrysanthemum hydroponically in the
greenhouse.
From the results of experiment 1 and 2, experiment 3 was conducted in Randomized
Complete Block Design with three replications, 5 density treatments (100 plants.m-2, 200

plants.m-2, 300 plants.m-2, 400 plants.m-2 and 500 plants.m-2). The results showed that the
application of density 200 plant.m-2 gave highest yield with 1.93 kg.m-2, profit reached
48,000 VND.m-2 and the rate of return reached 399.96% (with the price 33,000 VND.kg1

).
9


Experiment 4: Adjust the amount of N, P, K in the nutrition formula to get the optimum
yield.
From the results of experiment 1 and 2, the two-factor experiment was arranged in
Split Plot Design, with three replications. The main plots were three levels of Phosphorus
and Potassium amount. The sub-plots included five levels of Nitrogen amount. The results
showed that the application of increase in 20% of the N amount and no change in the P, K
amount in the nutrition formula had the highest yield with 1.35 kg.m-2 and best profit with
33,100 VND.m-2, the rate of return reached 304.05%.

10


MỤC LỤC
CHƯƠNG

Trang

Trang tựa
Trang Chuẩn Y……………………………………………………………………… i
Lý Lịch Cá Nhân…………………………………………………………………… ii
Lời Cam đoan………………………………………………………………………iii
Cảm tạ………………………………………………………………………………iv

Tóm tắt………………………………………………………………………………v
Chữ viết tắt……………………………………………………………………….. xii
Danh sách các bảng ....…………………………………………………………… xiii
Danh sách các hình………………………………………………………………. xvi
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………………………. 1
1.2 Mục tiêu……………………………………………………………………………… 2
1.3 Yêu cầu của đề tài…………………………………………………………………….2
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài……………………………………………………….. 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rau tần ô
2.1.1 Kỹ thuật trồng

……………………………………………………………..3

…………………………………………………………………...3

2.1.2 Phòng trừ sâu bệnh

………………………………………………………………4

2.2 Sơ lược về thuỷ canh

………………………………………………………………5

2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây rau trong thuỷ canh …………………………………..7
2.4 Tình hình nghiên cứu thủy canh trong và ngoài nước ……………………………...11
2.4.1 Tình hình sản xuất, nghiên cứu trồng rau thủy canh trong nhà kính trên thế giới...11
2.4.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau thủy canh trong nhà lưới tại Việt Nam……13
2.4.3 Thủy canh và những vấn đề còn tồn tại, cần nghiên cứu… ………………………15

2.5 Quy định chung về rau an toàn……………………………………………………... 17
2.5.1 Khái niệm về rau an toàn…………………………………………………………. 17
2.5.2 Quy trình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam (VietGAP)……………………… …18
11


2.5.3 Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm rau an toàn ……………………………….19
2.6 Tình hình sản xuất rau trong nước và trên thế giới………………………………….19
2.6.1 Tình hình sản xuất rau trong nước………………………………………………...19
2.6.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới………………………………………………. 23
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm …………………………………………………..25
3.2 Vật liệu nghiên cứu …………………………………………………………………25
3.2.1 Giống thí nghiệm ………………………………………………………………….25
3.2.2 Phân bón, hoá chất ………………………………………………………………...26
3.2.3 Giá thể gieo hạt …………………………………………………………………...27
3.2.4 Trang thiết bị ……………………………………………………………………...27
3.3 Điều kiện vi khí hậu trong nhà lưới trong suốt quá trình làm thí nghiệm …………..28
3.4 Chất lượng nước dùng sản xuất rau ………………………………………………...29
3.5 Phương pháp thí nghiệm ……………………………………………………………29
3.5.1 Mô tả hệ thống thuỷ canh rau tần ô trong nhà lưới ……………………………….29
3.5.2 Quy trình kỹ thuật trồng rau tần ô bằng hệ thống thuỷ canh trong nhà lưới ……...31
3.5.3 Nội dung thí nghiệm ……………………………………………………………...32
3.5.4 Thí nghiệm 1: Lựa chọn dung dịch dinh dưỡng và giống rau tần ô ………………33
3.5.5 Thí nghiệm 2: Xác định lượng dinh dưỡng thích hợp theo từng giai đoạn
sinh trưởng của tần ô. ………………………………………………………………….36
3.5.6 Thí nghiệm 3: Lựa chọn mật độ trồng rau tần ô trong nhà lưới ………………….39
3.5.7 Thí nghiệm 4: Điều chỉnh lượng N, P, K cho tối ưu trong công thức dinh dưỡng..40
3.6 Xử lý số liệu ………………………………………………………………………41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thí nghiệm 1: Lựa chọn dung dịch dinh dưỡng và giống rau tần ô ………………...42
4.1.1 Sinh trưởng của tần ô ……………………………………………………………..42
4.1.2 Tình hình sâu bệnh trên tần ô ……………………………………………………..50
4.1.3 Năng suất thực thu của tần ô ……………………………………………………50
4.1.4 Đánh giá chất lượng tần ô bằng cảm quan ………………………………………..52
4.1.5 Hiệu quả kinh tế …………………………………………………………………..53
4.2 Thí nghiệm 2: Xác định lượng dinh dưỡng thích hợp theo từng giai đoạn sinh
trưởng của tần ô………………………………………………………………………… 54
12


4.2.1 Sinh trưởng của tần ô ……………………………………………………………..54
4.2.2 Tình hình sâu bệnh trên tần ô ……………………………………………………..57
4.2.3 Sinh khối và năng suất thực thu của tần ô ………………………………………...58
4.2.4 Đánh giá chất lượng tần ô bằng cảm quan ………………………………………..59
4.2.5 Hiệu quả kinh tế …………………………………………………………………..59
4.3 Thí nghiệm 3: Lựa chọn mật độ thủy canh rau tần ô trong nhà lưới ……………….60
4.3.1 Sinh trưởng của tần ô ……………………………………………………………..60
4.3.2 Tình hình sâu bệnh trên tần ô ……………………………………………………..63
4.3.3 Năng suất thực thu của tần ô ……………………………………………………...64
4.3.4 Đánh giá chất lượng tần ô bằng cảm quan ………………………………………..65
4.3.5 Hiệu quả kinh tế …………………………………………………………………..65
4.4 Thí nghiệm 4: Điều chỉnh lượng N, P, K cho tối ưu trong công thức dinh dưỡng …66
4.4.1 Sinh trưởng của tần ô ……………………………………………………………..66
4.4.2 Tình hình sâu bệnh trên tần ô ……………………………………………………..72
4.4.3 Năng suất thực thu của tần ô ……………………………………………………73
4.4.4 Đánh giá chất lượng rau tần ô bằng cảm quan ……………………………………75
4.4.5 Hiệu quả kinh tế …………………………………………………………………..76
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận ……………………………………………………………………………78

5.2 Đề nghị ……………………………………………………………………………78
Tóm tắt quy trình thủy canh rau tần ô theo hướng an toàn …………………………….79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh trong quá trình thí nghiệm ……………………………………………84
Số liệu thí nghiệm 1 ……………………………………………………………………89
Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 1 ……………………………………………………...95
Số liệu thí nghiệm 2 …………………………………………………………………….96
Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 2 …………………………………………………….99
Số liệu thí nghiệm 3

…………………………………………………………………..99

Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 3 …………………………………………………….103
Số liệu thí nghiệm 4 …………………………………………………………………...103
Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 4 …………………………………………………….109
13


Bảng Kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn VietGAP ……………………………………111
Danh mục thuốc BVTV dự kiến dùng trong nhà lưới khi cần thiết …………………...116
Tiêu chuẩn rau an toàn ………………………………………………………………...119

14


CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á


BVTV

Bảo vệ Thực vật

EC

độ dẫn điện (Electrical Conductivity)

FAO

Tổ chức Lương nông Thế giới

IFPRI

Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế

K

Kali

mS/cm

millisiemens/centimét (đơn vị đo chỉ số EC)

N

Đạm

NSG


Ngày sau gieo

P

Lân

ppm

phần triệu

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

15


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Hàm lượng trung bình của các dinh dưỡng khoáng trong chất khô
của cây để cây sinh trưởng đầy đủ………………………………………………………... 8
Bảng 2.2 Hàm lượng các nguyên tố thiết yếu bên trong thực vật bậc cao……………….. 9
Bảng 2.3 Dãy nồng độ của các nguyên tố dinh dưỡng trong đa số các công thức
dinh dưỡng thuỷ canh…………………………………………………………………….11
Bảng 2.4 Diện tích và sản lượng rau ở Việt Nam (1980 – 2005)………………………. 20
Bảng 2.5 Dân số, diện tích, sản lượng, khối lượng xuất khẩu/nhập khẩu

và giá trị của cây rau Việt từ 1995-2005…………………………………………………21
Bảng 2.6 Sản xuất rau ở Việt Nam 2000-2005 (ngàn tấn)……………………………… 22
Bảng 2.7 Diện tích sản xuất, năng suất rau ở Việt Nam theo từng vùng……………….. 23
Bảng 2.8 Xu hướng thương mại thế giới cho nhóm nông sản chính (đơn vị: %)………. 24
Bảng 3.1 Điều kiện vi khí hậu trong nhà lưới trong suốt thời gian tiến hành
thí nghiệm 1 (15/12/2009-25/1/2010) ………………………………………………….. 29
Bảng 3.2 Kết quả phân tích nước tại nơi thí nghiệm (Thủ Dầu Một, Bình Dương)……. 29
Bảng 3.3 Công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon, Morgan, Tabares, Faulkner... 34
Bảng 4.1 Chiều cao thân của tần ô (cm) trong các nghiệm thức sử dụng giống
và công thức dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng………………………. 43
Bảng 4.2 Số lá/cây của tần ô của các nghiệm thức sử dụng giống tần ô và
công thức dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng………………………….. 45
Bảng 4.3 Số nhánh cấp I của tần ô trong các nghiệm thức sử dụng giống và
công thức dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng………………………….. 47
Bảng 4.4 Sinh khối tươi của tần ô (g/cây) trong các nghiệm thức sử dụng giống
và công thức dinh dưỡng khác nhau ở giai đoạn 40 NSG………………………………. 48
Bảng 4.5 Thành phần sâu hại, giai đoạn xuất hiện và mức độ gây hại trên rau
tần ô ở các nghiệm thức sử dụng giống và công thức dinh dưỡng khác nhau…………... 50
Bảng 4.6 Năng suất tổng số và năng suất thương phẩm ở các nghiệm thức sử dụng
giống và công thức dinh dưỡng khác nhau……………………………………………... 51
16


Bảng 4.7 Lượng dinh dưỡng tiêu thụ/cây/vụ (ml) của các nghiệm thức sử dụng
giống và công thức dinh dưỡng khác nhau……………………………………………… 52
Bảng 4.8 Đánh giá chất lượng rau tần ô ở các nghiệm thức sử dụng giống
và công thức dinh dưỡng khác nhau bằng cảm quan……………………………………. 52
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của thủy canh rau tần ô của các nghiệm thức sử dụng
giống và công thức dinh dưỡng khác nhau (tính trên diện tích 1 m2)…………………... 53
Bảng 4.10 Chiều cao thân (cm) của tần ô ở các nghiệm thức sử dụng liều lượng

dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng……………………………………... 55
Bảng 4.11 Số lá/cây của các nghiệm thức sử dụng liều lượng dinh dưỡng
khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng………………………………………………….. 56
Bảng 4.12 Số nhánh cấp I của tần ô trong các nghiệm thức sử dụng liều lượng
dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng……………………………………... 57
Bảng 4.13 Giai đoạn xuất hiện và mức độ gây hại của dế trên rau tần ô ở các nghiệm
thức sử dụng liều lượng dinh dưỡng khác nhau………………………………………….57
Bảng 4.14 Sinh khối tươi (g/cây) và năng suất của tần ô (kg/m2) ở các nghiệm
thức sử dụng liều lượng dinh dưỡng khác nhau………………………………………….59
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức sử dụng liều lượng dinh dưỡng
khác nhau (tính trên 1 m2)………………………………………………………………..59
Bảng 4.16 Chiều cao thân của tần ô (cm) trong các nghiệm thức có mật độ trồng
khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng………………………………………………….. 61
Bảng 4.17 Số lá/cây của tần ô trong các nghiệm thức có mật độ trồng khác nhau
vào các giai đoạn sinh trưởng…………………………………………………………… 61
Bảng 4.18 Số nhánh của tần ô trong các nghiệm thức có mật độ trồng khác nhau
ở các giai đoạn sinh trưởng……………………………………………………………… 62
Bảng 4.19 Giai đoạn xuất hiện và mức độ gây hại của dế trên rau tần ô ở các nghiệm
thức có mật độ trồng khác nhau…………………………………………………………. 63
Bảng 4.20 Sinh khối tươi (g/cây) và năng suất của tần ô (kg/m2) trong
các nghiệm thức có mật độ trồng khác nhau……………………………………………. 64
Bảng 4.21 Đánh giá chất lượng rau tần ô ở các nghiệm thức có mật độ trồng
khác nhau bằng cảm quan……………………………………………………………….. 65
Bảng 4.22 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức sử dụng liều lượng dinh dưỡng
khác nhau………………………………………………………………………………... 66
17


Bảng 4.23 Chiều cao thân của tần ô (cm) ở các nghiệm thức N, P, K khác nhau ở các
giai đoạn sinh trưởng……………………………………………………………………. 67

Bảng 4.24 Số lá/cây của tần ô ở các nghiệm thức N, P, K khác nhau ở các giai đoạn
sinh trưởng………………………………………………………………………………. 69
Bảng 4.25 Số nhánh cấp I của tần ô ở các nghiệm thức N, P, K khác nhau ở các
giai đoạn sinh trưởng……………………………………………………………………. 70
Bảng 4.26 Sinh khối của tần ô (g/cây) ở các nghiệm thức N, P, K khác nhau…………. 71
Bảng 4.27 Giai đoạn xuất hiện và mức độ gây hại của dế trên tần ô của các nghiệm
thức……………………………………………………………………............................ 72
Bảng 4.28 Năng suất tổng số và năng suất thương phẩm của các nghiệm thức
N, P, K khác nhau……………………………………………………………………….. 73
Bảng 4.29 Lượng dinh dưỡng N và K hấp thu/cây/vụ ở các nghiệm thức N, P, K
khác nhau………………………………………………………………………………... 74
Bảng 4.30 Đánh giá chất lượng tần ô của các nghiệm thức N, P, K khác nhau
bằng cảm quan…………………………………………………………………………... 75
Bảng 4.31 Kết quả phân tích mẫu rau sau thu hoạch của nghiệm thức N4PK1 ………….76
Bảng 4.32 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức N, P, K khác nhau…………………... 77
Bảng 5.1 Công thức dinh dưỡng Bradley và Tabares đã được điều chỉnh (*)………….. 80

18


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 3.1 Giống rau tần ô Trang Nông…………………………………………………. 25
Hình 3.2 Giống rau tần ô Green Seeds………………………………………………… 26
Hình 3.3 Giống rau tần ô Đại Địa……………………………………………………… 26
Hình 3.4 Giống rau tần ô Chánh Phong……………………………………………….. 26
Hình 3.5 Nhà lưới có bể thuỷ canh bên trong………………………………………….. 28

Hình 3.6 Hệ thống thuỷ canh nổi………………………………………………………. 30
Hình 3.7 Bồn chứa dung dịch thuỷ canh ở ngoài nhà lưới…………………………….. 30
Hình 3.8 Sơ đồ nội dung thí nghiệm…………………………………………………… 32
Hình 3.9 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.................................................................................. 33
Hình 3.10 Bể thuỷ canh được ngăn thành các ô thí nghiệm 1 m2 ……………………...35
Hình 3.11 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2................................................................................ 38
Hình 3.12 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3................................................................................ 39
Hình 3.13 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4................................................................................ 41
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ cây phát triển kém và tỷ lệ cây chết ở các nghiệm thức sử dụng
giống tần ô và công thức dinh dưỡng khác nhau vào giai đoạn 40 NSG………………. 49
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ bệnh héo xanh do vi khuẩn ở các nghiệm thức sử dụng liều lượng
dinh dưỡng khác nhau………………………………………………………………….. 58
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ bệnh héo xanh do vi khuẩn của các nghiệm thức có mật độ trồng
khác nhau………………………………………………………………………………. 63
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ bệnh héo xanh do vi khuẩn của các nghiệm thức N, P, K khác nhau 72
Hình 7.1 Bố trí thí nghiệm 1: các nghiệm thức sử dụng giống và công thức
dinh dưỡng khác nhau…………………………………………………………………...84
Hình 7.2 Một số nghiệm thức sử dụng giống và công thức dinh dưỡng khác nhau
ở giai đoạn 30 NSG…………………………………………………………………….. 85
Hình 7.3 Sinh khối của các nghiệm thức sử dụng giống và công thức dinh dưỡng
khác nhau………………………………………………………………………………. 85
Hình 7.4 Các nghiệm thức sử dụng liều lượng dinh dưỡng khác nhau ở thời điểm
19


thu hoạch……………………………………………………………………………….. 86
Hình 7.5 Các nghiệm thức có mật độ thủy canh khác nhau ở thời điểm thu hoạch…… 87
Hình 7.6 Sinh khối của các nghiệm thức có mật độ thủy canh khác nhau…………….. 87
Hình 7.7 Các nghiệm thức N, P, K khác nhau ở thời điểm thu hoạch………………… 88


20


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi người và
cũng là loại thực phẩm không thể thay thế được. Rau chiếm vị trí quan trọng trong dinh
dưỡng của cơ thể, là loại thức ăn để bảo vệ cơ thể. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều
chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin, các loại khoáng chất cần thiết, sinh tố và
một phần nhỏ chất đạm, rau còn cung cấp chất xơ để kích thích hoạt động của nhu mô
ruột, giúp cho việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng. Theo FAO (2008), nhu cầu về rau của người
Việt Nam ngày càng được cải thiện và có khuynh hướng tăng dần: năm 1975 là 50,2
kg/người/năm, năm 1985 là 52,7 kg/người/năm, năm 1986 là 54 kg/người/năm, năm 2004
là 87,6 kg/người/năm, năm 2005 là 85,4 kg/người/năm. Theo số liệu điều tra năm 1998,
tổng số rau tiêu thụ bình quân/người/năm ở Đông Nam Bộ là 77 kg, ở thành phố Hồ Chí
Minh là 107 kg (IFPRI, 2002). Rau còn là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng
thời cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu dùng về chủng loại
rau cũng phong phú, đa dạng về số lượng, tốt về chất lượng và phải đảm bảo an toàn đối
với sức khoẻ con người. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là nguy cơ tiềm ẩn từ
khả năng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tích luỹ kim loại nặng, hàm lượng
nitrate trong rau vượt ngưỡng cho phép trên rau ăn lá vẫn luôn là mối bận tâm hàng đầu
của người tiêu dùng, các nhà nghiên cứu và người sản xuất. Chính vì vậy, việc áp dụng
các công nghệ trồng rau an toàn, chất lượng cao luôn được khuyến khích.
Mặt khác, hiện nay diện tích đất nông nghiệp không ngừng bị thu hẹp, sự khan
hiếm lao động và nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp, sự tích luỹ kim loại nặng trong
đất, đất nông nghiệp sau thời gian dài dùng phân hoá học làm đất trở nên chai cứng. Tất
cả những điều này làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn.
Phương thức thuỷ canh, trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng mà không cần đất, với

nhiều ưu điểm nên có thể giải quyết tốt các vấn đề trên, chẳng hạn như: (1) chỉ sử dụng
1/10 lượng nước tưới so với trồng ngoài đất; (2) dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ và tối
ưu cho cây; (3) hạn chế dịch hại, đặc biệt những dịch hại có nguồn gốc từ đất; rút ngắn
21


thời gian sinh trưởng của cây; (4) hạn chế hoặc không dùng thuốc bảo vệ thực vật; (4)
không tốn công lao động làm cỏ, chuẩn bị đất; (5) có thể trồng liên tục; (6) đặc biệt là cho
năng suất gấp 2-10 lần với chất lượng tốt hơn và an toàn hơn so với phương thức trồng
trong đất (Jeffrey, 2005). Sản xuất rau bằng phương pháp thủy canh cần xây dựng quy
trình canh tác cụ thể cho từng loại rau
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Xây dựng quy trình
thuỷ canh rau tần ô theo hướng an toàn”.
1.2 Mục đích
Xây dựng quy trình thuỷ canh rau tần ô theo hướng an toàn, gồm:
- Lựa chọn công thức dinh dưỡng thủy canh và giống tần ô thích hợp trồng trong nhà
lưới, cho năng suất cao, đạt hiệu quả kinh tế.
- Lựa chọn mật độ trồng rau tần ô thích hợp trong nhà lưới.
- Xác định lượng dinh dưỡng thích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của tần ô để
đạt năng suất cao.
- Điều chỉnh dinh dưỡng N, P, K trong công thức dinh dưỡng thuỷ canh để tần ô đạt
năng suất tối ưu.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi một số đặc tính sinh trưởng của cây như chiều cao cây, số lá, số nhánh.
- Tính năng suất thực tế của rau tần ô thuỷ canh trong nhà lưới.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại.
- Xác định lượng dinh dưỡng cung cấp/cây cho cả vụ
- Theo dõi điều kiện vi khí hậu trong nhà lưới: nhiệt độ, ẩm độ, cường độ ánh sáng, bốc
thoát hơi nước.
- Đánh giá chất lượng theo cảm quan về rau tần ô thuỷ canh trong nhà lưới

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của thuỷ canh rau tần ô an toàn.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ tiến hành thí nghiệm trên các giống rau tần ô

22


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rau tần ô
Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L.
Tên tiếng Anh: Garland Chrysanthemum
Họ: Asteraceae
Ngoài ra, một số tên khác của rau tần ô ở các nước là Edible Chrysanthemum,
Cooking Chrysanthemum, Crown daisy (ở Mỹ); Shigiku, Shungiku, Kikuna, Japanese
greens (ở Nhật); Tong Ho (Choy), Tung Ho, Tong Hao (ở Trung Quốc và các cộng đồng
người Hoa); Tang Ho, Chong Ho, Kor Tongho, Thung Ho, Ssukgat (Hàn Quốc),
Chrysanthemum Greens, Chop Suey Greens, Khee kwai, Gul-chini (ở Ấn Độ), antimonio,
mirabeles.
Tần ô (miền Bắc còn gọi là cải cúc) là loại thân thảo rậm lá, một trong số ít cây hàng
niên trong chi (genus) của nó, có những chiếc hoa vàng gắn trên chùm nụ hoa, toả thành
tia, có mùi thơm. Là cây bản địa ở Châu Âu và Bắc Á, cây trong vườn lâu đời của Châu
Âu nhưng ngày nay nó là loại rau quan trọng ở Châu Á và các cộng đồng người Châu Á ở
các nước phương Tây. Có 2 loại tần ô chính: tần ô lá nhỏ - lá nhỏ dạng thuỳ có răng cưa
sâu, sinh trưởng nhanh hơn và tần ô lá rộng - lá lớn hơn, dày hơn có răng cưa ít hơn, tròn
hơn nhưng thường chịu lạnh kém và có mùi ít thơm hơn loại tần ô lá nhỏ.
Tần ô vừa là cây thuốc, vừa là cây rau. Lá và thân cây con mộng nước, có mùi vị riêng
biệt, dễ chịu, không hăng nhưng có vị hăng hơn khi cây lớn. Lá và thân cây con có thể ăn
sống hoặc xào, nấu canh. Khi cây có dấu hiệu ra hoa hoặc ra hoa, lá và thân trở nên đắng,
có xơ.

Tần ô ưa khí hậu mát mẻ, yêu cầu nhiệt độ từ 18-240C. Một số giống có thể chịu đựng
dưới 00C. Dưới 120C và trên 290C, cây mọc chậm và yếu ớt. Cây sinh trưởng tốt và mạnh
khoẻ trong thời tiết ấm áp. Tuy nhiên, có một số giống có thể thích ứng nhiệt độ cao 30 350C (theo Oriental Vegetable Seeds).
2.1.1 Kỹ thuật trồng
Rau tần ô có bộ rễ ăn nông nên đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn. Không
trồng trên chân đất úng thấp, sét nặng, pH = 6-6,5. Nhạy cảm với sương giá, cần ánh sáng
23


tốt. Mật độ trồng: 15x12 cm. Bón lót 15-20 tấn phân chuồng hoai, 150-160 kg N, 20-30
kg P2O5 và 15-20 kg K2O (theo Trung tâm Unesco Phổ biến Kiến thức Văn hóa Cộng
đồng, 2005).
Thời gian thu hoạch: 30-35 NSG, cây cao khoảng 20 cm, tương đối non và mềm. Rau
hái xong cần làm lạnh càng nhanh càng tốt trước khi đóng gói kín bằng bao nhựa để tránh
mất nước và bị khô khi trữ (Salunkhe và Kadam, 1998).
2.1.2 Phòng trừ sâu bệnh
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng, các sâu bệnh hại chính trên tần ô
gồm:
* Sâu xanh: sâu non ăn lá, nụ hoa. Sâu trưởng thành hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp
vào lá cây. Biện pháp phòng trừ: luân canh; dùng bẫy bả chua ngọt để dụ sâu trưởng
thành vào ban đêm, ngắt ổ trứng, bắt sâu non; sử dụng thuốc: Pegasus 500 SC nồng độ
0,07-0,1%, Ancol 20EC nồng độ 0,1-0,15%, Supracide 40ND nồng độ 0,1-0,15% (liều
lượng 1-1,5 lít/ha), Decis 2,5EC nồng độ 0,3%, Ofatox 400EC nồng độ 0,1-0,15% (liều
lượng 1-1,5 lít/ha).
* Sâu khoang: sống thành từng đám dưới lá, ăn lớp biểu bì của lá. Biện pháp phòng trừ:
biện pháp thủ công áp dụng như đối với sâu xanh; sử dụng thuốc: Padan 958 nồng độ
0,1%, Polytrin 400EC nồng độ 0,07-0,1%, Sumicidin 0,1-0,15% hoặc có thể dùng chế
phẩm BT bột thấm nước với liều lượng 1 kg/ha.
* Bệnh đốm đen (Black spot): Lúc đầu trên bề mặt lá xuất hiện những chấm nâu đen,
sau chuyển thành màu đen, từ mép lá lan vào trong phiến lá. Vết có hình tròn, hình bán

nguyệt hoặc hình bất định không đều.
Do nấm Curvularia gây nên. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 22-260C, ẩm độ
> 85%. Nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động khác của con người.
Phòng trừ: Làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng nước lại trên lá; nên tưới nước
vào buổi sáng; năng vặt bỏ lá già, lá bị bệnh. Dùng các loại thuốc hóa học: Anvil 2 SC
nồng độ 0,05-0,1%; Topsin nồng độ 0,05-0,1%; Maneb BTN nồng độ 0,1-0,3%.
* Bệnh gỉ sắt: Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ, nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ
sắt, về sau các vết này có màu vàng nâu, hơi đỏ. Bệnh hại mặt dưới lá, chồi non, cuống lá,
đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp lại. Nếu không chữa kịp thời bệnh lan rộng cả
mặt lá, làm cho cây cháy lá, lá vàng, rụng sớm.

24


Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Puccinia Chrysanthemi gây ra. Bào tử nấm lan
truyền trong không khí, trên tàn dư gây bệnh còn sót lại, gặp điều kiện ẩm độ cao nhiệt độ
thích hợp (18-210C), bệnh phát triển mạnh.
Phòng trừ: Thu dọn tàn dư lá bệnh đem đốt. Làm vệ sinh vườn cây, tạo độ thông
thoáng, bón phân cân đối cho cây cứng, khỏe mạnh. Phun thuốc phòng trừ: Bavistin nồng
độ 0,12-0,2%; Zineb BTN nồng độ 0,1-0,3%; Topsin-M 70NP nồng độ 0,05-0,1%.
* Bệnh héo xanh vi khuẩn: là bệnh rất phổ biến ở vùng nhiệt đới ẩm. Nó tồn tại lâu
trong đất, lan truyền theo nước tưới xâm nhập vào cây qua các vết thương và di chuyển
vào trong bó mạch. Bệnh thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng, làm lá non bị héo
trước vào buổi trưa, nắng. Khi điều kiện khí hậu thuận lợi, triệu chứng héo cả cây diễn ra
rất nhanh sau 1-2 ngày và cây héo hoàn toàn khi lá cây vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến
chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên thân. Chẻ dọc thân thấy mô mạch phần thân dưới
và rễ hóa nâu. Cắt ngang thân, rễ cây bị bệnh nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn trắng
đục trào ra từ mạch dẫn có dạng dịch nhầy.
Nguyên nhân: Bệnh do loại vi khuẩn pseudomonas solanacearum gây ra.
Phòng trừ: chưa có thuốc hóa học phòng trị đặc hiệu. Chỉ có thể dùng các biện pháp

hạn chế: làm thủy lợi tốt, bón nhiều phân hữu cơ, tủ đất cho cây và tránh làm rễ bị tổn
thương khi chăm sóc cây. Nhổ bỏ ngay cây bị bệnh, diệt trừ cỏ dại và phòng trừ môi giới
truyền bệnh như rệp, bọ rầy. Chọn cây giống sạch bệnh, tránh sát thương cơ giới. Một loại
thuốc kháng sinh có thể làm hạn chế sự phát sinh, phát triển của bệnh này là Streptomixin
phun ở nồng độ 100-150ppm.
2.2 Sơ lược về thuỷ canh
Từ “thuỷ canh” (hydroponics) được W.F. Gericke (Mỹ) đặt ra vào năm 1936 để
diễn tả trồng cây trong dung dịch nước và dinh dưỡng hoà tan. Nghĩa đơn giản của nó
xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Hydro” có nghĩa là nước, và “Ponos” có nghĩa là lao động
(Jones, 2005). Trong phương thức canh tác này, cây trồng được cung cấp dung dịch chứa
các chất dinh dưỡng yêu cầu cho sự phát triển của cây. Thực sự đây là một thành tựu kỳ
diệu của khoa học hiện đại, vườn thuỷ canh hiện nay có thể sản xuất trái cây, rau, ngũ
cốc, thảo mộc và hoa dồi dào ở những nơi mà trước đây chưa bao giờ trồng trọt được.
Vườn thuỷ canh trồng các loại cây khoẻ mạnh nhất với năng suất và hàm lượng vitamin
cao nhất, nhờ các dung dịch dinh dưỡng cân bằng và môi trường trồng hoàn hảo. Các
phương thức thuỷ canh hiện đại cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người trên thế giới,
25


×