Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.68 KB, 8 trang )

Phỏp lut v qun lý ni b trong cụng ty c
phn Vit nam
Lu Tin Ngc
Khoa Lut
Lun vn Thc s ngnh: Lut Kinh t; Mó s: 5 08 10
Ngi hng dn: TS. Phm Duy Ngha
Nm bo v: 2002
Abstract: Lun vn h thng hoỏ mt s vn lý lun v cụng ty c phn v qun lý
ni b trong cụng ty c phn. Tng quỏt mụ hỡnh v c cu qun lý ni b trong cụng
ty c phn Vit Nam. Mt s cỏc quy nh phỏp lut Vt Nam v qun lý ni b trong
cụng ty c phn. a ra mt s kin ngh nhm hon thin phỏp lut Vit Nam v
cụng ty c phn v qun lý ni b trong cụng ty c phn
Keywords: Cụng ty c phn; Doanh Nghip; Lut kinh t; Vit Nam
Content
Phần mở đầu

1.

Tính cấp thiết của đề tài
T- t-ởng quản lý doanh nghiệp đã đ-ợc hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua,

nhằm giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống trong thực tiễn quản lý của các doanh nghiệp.
Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính mang tính
toàn cầu, khu vực hay trong phạm vi của một quốc gia. Trong số rất nhiều nguyên nhân, thì sự
yếu kém trong quản lý doanh nghiệp là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc
khủng hoảng nói trên. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở khu vực Đông á, và Đông Nam á1
trong những năm cuối 1990, là một minh chứng cho thấy các thất bại trong quản lý doanh
nghiệp đã làm trầm trọng thêm các khó khăn về kinh tế-tài chính của các quốc gia Đông á và
Đông Nam á, mà nguyên nhân chính của nó xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống pháp luật,
thiếu các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán đồng nhất, sự yếu kém của các ngân hàng th-ơng
mại, sự yếu kém trong quản lý thị tr-ờng tài chính, sự quản lý kém hiệu quả của Hội đồng


quản trị trong các doanh nghiệp, và cuối cùng sự quan tâm ch-a đúng mức tới quyền lợi của
1

Bao gồm các n-ớc: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Philíppin.


các cổ đông, nhất là các cổ đông thiểu số, ng-ời lao động và những ng-ời có lợi ích liên quan
trong doanh nghiệp.
Để khắc phục các yếu kém trong hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp, nhiều quốc
gia, nhiều tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời gian và công sức để tổng kết và đúc rút nhiều bài
học bổ ích về quản lý nội bộ doanh nghiệp. Nhiều mô hình và nguyên tắc quản lý nội bộ trong
doanh nghiệp đã đ-ợc xây dựng, áp dụng, không ngừng đ-ợc cải tiến và phát triển để thích
ứng hơn nữa với sự phát triển đa dạng của thực tiễn kinh doanh, đang ngày càng đ-ợc toàn cầu
hoá, với sự đan xen của nhiều nền kinh tế chứa đựng các đặc điểm khác nhau và phát triển ở
các trình độ khác nhau.

Cũng nh- nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Việt nam đang tích cực
trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, bằng việc tham gia các điều -ớc quốc tế, gia
nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế2, và cam kết tuân thủ các yêu cầu của hội nhập.
Việt nam cũng đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế thị tr-ờng, với sự tồn tại và phát triển
đồng thời của nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Trên cơ sở kế
thừa và phát triển Luật công ty (1990) và Luật doanh nghiệp t- nhân (1990), Luật Doanh
nghiệp (1999) đ-ợc xem là nền tảng pháp lý quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế
t- nhân, khu vực đ-ợc đánh giá là năng động nhất của nền kinh tế Việt nam hiện nay. Sau hơn
2 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999), có khoảng 35.450 công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần và doanh nghiệp t- nhân đ-ợc đăng ký thành lập mới ở Việt nam, với tổng số
vốn đăng ký là 40.580 tỷ đồng

[23]


. Con số này thực tế lớn hơn so với số l-ợng các doanh

nghiệp đ-ợc thành lập trong 9 năm thực hiện Luật công ty (1990) và Luật doanh nghiệp tnhân (1990), chỉ với 30.000 doanh nghiệp.
Hiện tại, ở Việt nam có khoảng 1.100 công ty cổ phần, bao gồm 350 công ty đ-ợc
thành lập theo Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp (1999), và khoảng 7503 công ty
đ-ợc cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà n-ớc theo Nghị định số 44 (1998) nay đ-ợc thay thế
bởi Nghị định số 64 (2002), về việc chuyển doanh nghiệp nhà n-ớc thành công ty cổ phần.

2

3

Việt nam đã tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ năm 1995, và sẽ trở thành thành
viên đầy đủ của AFTA vào năm 2006; Việt nam cũng đã tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
á-Thái bình d-ơng (APEC) từ năm 1998, nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Th-ơng mại Thế giới
(WTO) từ năm 1996, và đang tích cực thực hiện các cam kết trong lộ trình gia nhập tổ chức này.
Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp,
tính đến tháng 12 năm 2001.

2


Hiện có 17 công ty cổ phần đã niêm yết và có các giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị tr-ờng
chứng khoán [21].
Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đã đặt ra vấn đề cần phải xác lập các nguyên tắc
quản lý nội bộ phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam, đặc biệt là các công ty cổ
phần với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu và những ng-ời có lợi ích liên quan, sao cho các
doanh nghiệp Việt nam có thể xây dựng đ-ợc nền tảng cần thiết cho sự phát triển lâu dài và
bền vững của mình, đồng thời có thể đáp ứng đ-ợc các yêu cầu của quá trình hội nhập. Mặc
dù ch-a nhiều về số l-ợng so với các loại hình doanh nghiệp khác, nh-ng đã xuất hiện rất

nhiều vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến tổ chức và quản lý nội bộ trong các công ty cổ
phần ở Việt nam.
Tr-ớc thực tế bức xúc đó, trong khi ch-a có một công trình khoa học mang tầm cỡ
quốc gia nào nghiên cứu, đánh giá và phân tích đầy đủ về pháp luật về quản lý nội bộ trong
các công ty cổ phần ở Việt nam, bản luận văn này đã tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá
và phân tích tổng quát mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cổ
phần, và trình bày một số kiến nghị, dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật Việt nam,
với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định
của pháp luật về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam.
2.

Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích chính của bản luận văn là nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng quát pháp

luật về mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam.
Trong quá trình nghiên cứu, bản luận văn có so sánh đối chiếu với thực tiễn quốc tế và
khu vực về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, qua đó chỉ ra các vấn đề cần đ-ợc điều chỉnh
bổ sung trong hệ thống pháp luật Việt nam nhằm tạo một hành lang pháp lý thuận lợi để các
công ty cổ phần thực hiện tốt hoạt động quản lý nội bộ. Điều này không những góp phần nâng
cao sức cạnh tranh của các công ty đó, đồng thời góp phần cho các công ty dễ dàng hoà nhập
với môi tr-ờng kinh tế quốc tế trong t-ơng lai không xa.
3.

Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
Bản luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá và phân tích:

3





Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của pháp luật Việt nam;



Các nguyên tắc của quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của pháp luật
Việt nam;



Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam, và mối liên hệ giữa các chủ
thể tham gia; và



Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ
trong công ty cổ phần ở Việt nam.
Các vấn đề mà bản luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích dựa trên pháp

luật hiện hành của Việt nam, liên quan đến công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ
phần ở Việt nam.
Các vấn đề nói trên cũng đ-ợc xem xét trong mối liên hệ với các loại hình doanh
nghiệp khác đ-ợc thành lập theo luật pháp Việt nam, cũng nh- các thực tiễn quốc tế về quản
lý nội bộ trong các công ty cổ phần, nhằm phục vụ cho các nghiên cứu, đánh giá và phân tích
trong bản luận văn này.
4.

Ph-ơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá, bản luận văn đã sử dụng ph-ơng


pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, gắn lý luận về quản lý nội bộ trong doanh nghiệp
với các vấn đề thực tiễn trong hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam,
trình bày các điểm phù hợp và những bất cập của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nội
bộ trong công ty cổ phần, trên cơ sở đó đ-a ra một số kiến nghị về vấn đề đang nghiên cứu.
Ngoài ra, bản luận văn còn sử dụng một số ph-ơng pháp khác nh-: Ph-ơng pháp phân
tích tổng hợp, ph-ơng pháp thống kê so sánh, ph-ơng pháp phân tích dự báo, v.v.... nhằm hỗ
trợ cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các vấn đề nêu ra trong bản luận văn.
5.

Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Với các nghiên cứu, phân tích và đánh giá của mình, hy vọng rằng bản luận văn sẽ

đóng góp một phần nhỏ bé vào việc:

4




Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến công ty cổ phần và quản lý nội bộ
trong công ty cổ phần;



Trình bày tổng quát mô hình và cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt
nam;



Trình bày tổng quát về các quy định của pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ

phần ở Việt nam; và



Trình bày một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần
và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam.

6.

Tên và kết cấu của luận văn
Tên của bản luận văn là: Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt

nam.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, bản luận văn này
đ-ợc kết cấu thành 3 ch-ơng chính nh- sau:

Ch-ơng 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
Ch-ơng 2. Pháp luật Việt nam về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
Ch-ơng 3. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và
quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
*
*

*

Quản lý nội bộ trong công ty cổ phần là một vấn đề tổng hợp, chứa đựng rất nhiều các
vấn đề thuộc phạm vi và đối t-ợng nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Trong khi
đó, việc phân tích và đánh giá pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong
công ty cổ phần ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu bản luận văn phải giải quyết một
khối l-ợng lớn công việc nghiên cứu. Mặc dù có nhiều cố gắng và đầu t- nhiều công sức, song

vì thời gian có hạn, bản luận văn cũng khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi rất mong
nhận đ-ợc các ý kiến nhận xét của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, bạn bè và đồng
nghiệp để bản luận văn đ-ợc hoàn chỉnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tôi trong việc
tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian tới.

5


References
Tiếng Việt
[1]

Phạm Phú Bình. Vai trò của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp đ-ợc cổ phần hoá
còn mờ nhạt. Tạp chí Đầu t- Chứng khoán, Số 72, ngày 20 tháng 4 năm 2001, Trang
21.

[2]

Hoà Bình. Phức tạp ở Công ty cổ phần Bình Minh. Tạp chí Đầu t- Chứng khoán, Số
136, ngày 15 tháng 7 năm 2002, Trang 10.

[3]

Hàng Châu. Cổ đông vẫn sợ bộ máy quản lý, bộ máy điều hành trong công ty cổ phần.
Tạp chí Đầu t- Chứng khoán, Số 130, ngày 3 tháng 6 năm 2002, Trang 21.

[4]

Bảo Duy. "Nhà n-ớc hoá" công ty cổ phần. Tạp chí Đầu t- Chứng khoán, Số 105, ngày
10 tháng 12 năm 2001, Trang 19.


[5]

Thanh Hải. Cơ hội lớn cho lĩnh vực kiểm toán độc lập. Tạp chí Đầu t- Chứng khoán,
Số 101, ngày 12 tháng 11 năm 2001, Trang 12.

[6]

Quý Hào. Chế tài chuyển nh-ợng cổ phần ? P/v Ông Hoàng Nguyên Học, Phó Cục
tr-ởng Cục Tài chính Doanh nghiệp. Báo Thời Báo Kinh tế Việt nam, Số ra ngày 2
tháng 11 năm 2001.

[7]

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội (2000). Giáo trình Luật kinh tế Việt nam. NXB
Đại học Quốc gia 2000.

[8]

Nghị định số 07 (1994), Các văn bản pháp luật về Chứng khoán và Thị tr-ờng Chứng
khoán. NXB Chính trị Quốc gia 1998.

[9]

Nghị định số 48 (1998), Các văn bản pháp luật về Chứng khoán và Thị tr-ờng Chứng
khoán. NXB Chính trị Quốc gia 1998.

[10]

Nghị định số 44 (1998), Các văn bản pháp luật về Chứng khoán và Thị tr-ờng Chứng

khoán. NXB Chính trị Quốc gia 1998.

[11]

Nghị định số 64 (2002).

6


[12]

Nguyễn Thị Khế, Bùi Thị Khuyên (1999). Giáo trình Luật Kinh doanh. Nhà xuất bản
Thống kê, 1999. Trang 200-227.

[13]

Luật Doanh nghiệp (1999). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999.

[14]

Pháp lệnh về Kế toán và Thống kê (1988), Các văn bản pháp luật về Chứng khoán và
Thị tr-ờng Chứng khoán. NXB Chính trị Quốc gia 1998.

[15]

Phan Nguyễn. Quản trị -u việt, mô hình quản lý hợp thời. Tạp chí Đầu t- Chứng
khoán, Số 73-74, ngày 27 tháng 4 năm 2001, Trang 15.

[16]


Nguyễn Nh- Phát (2000). Thực trạng cạnh tranh và sự cần thiết xây dựng pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh tại Việt nam. Nhà xuất bản Thống kê, 2000. 124128.

[17]

Nguyễn Nh- Phát (2002). Đề c-ơng bài giảng: Pháp luật cạnh tranh trong cơ chế thị
tr-ờng. Trang 4.

[18]

Quyết định số 139 (1999), Các văn bản pháp luật về Chứng khoán và Thị tr-ờng Chứng
khoán. NXB Chính trị Quốc gia 1998.

[19]

Quyết định số 145 (1999), Các văn bản pháp luật về Chứng khoán và Thị tr-ờng Chứng
khoán. NXB Chính trị Quốc gia 1998.

[20]

Quyết định số 167 (2000).

[21]

Tạp chí Đầu t- chứng khoán, Số 133, ngày 24 tháng 6 năm 2002, Trang 10.

[22]

Phạm Vũ Tăng. Khoảng trống trong Luật Phá sản Doanh nghiệp. Tạp chí Đầu tChứng khoán, Số 136, ngày 15 tháng 7 năm 2002, Trang 13.


[23]

Thanh Yên (2002). 2 năm thực hiện Luật doanh nghiệp: Động lực mạnh mẽ nh-ng vẫn
ẩn chứa sức ỳ. Báo diễn đàn doanh nghiệp, Số 30, ngày 16 tháng 4 năm 2002.

[24]

Anh Thi. "Trốn" báo cáo tài chính ?. Báo Thời báo Kinh tế Việt nam, Số ra ngày 24
tháng 9 năm 2001.

7


[25]

Chí Tín. Bê bối về cổ phiếu tại Công ty cổ phần Nhiếp ảnh. Tạp chí Đầu t- Chứng
khoán, Số 133, ngày 24 tháng 6 năm 2002.

Tiếng Anh
[26]

Asia Development Bank-ADB (2000). Corporatization and Corporate Governance.
ADB TA.3353-VIE Project.

[27]

Asia Development Bank-ADB (1999). Corporate Governance and Finance in East
Asia: A Study of Indonesia, Republic of Korea, Malaysia, Philippines, and Thailand.
Vol. 1-Consolidated Report.


[28]

Klaus J. Hopt. (2000). Common Principles of Corporate Governance in Europe. Hart
Publishing, Oxford 2000.

[29]

Klaus J. Hopt, hideki Kanda, mark J. Roe, Eddy Wymeersch and Stefan Prigge (1998).
Comparative Corporate Governance. Clarendon Press - Oxford 1998.

[30]

George Shenoy and Pearlie Koh (2001). Corporate Governance in Asia: Some
Developments. Asia Business Law Review, No.31, January 2001.

[31]

Organization for Economic Co-operation and Development-OECD (2000). Principles
of Corporate Governance. 7-11.

[32]

World Bank-WB (2000). Corporate Governance: A Framework for Implementation.

8



×