Pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
báo chí ở Việt Nam hiện nay
Phí Thị Thanh Tâm
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS TS Thái Vĩnh Thắng
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Làm rõ sự cần thiết quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo chí,
vai trò của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí; Nêu thực trạng pháp
luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay; những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân của những mặt tồn tại và những vấn đề đang được đặt ra đối với
báo chí hiện nay, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị và các giải pháp về: văn bản nhà
nước, công tác giám sát thực hiện pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay
Keywords: Luật Báo chí; Pháp luật Việt Nam; Quản lý nhà nước
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chủ trương đổi mới do Đảng khởi xướng cùng với những
thành tựu vĩ đại của công nghệ thông tin đã làm cho nền báo chí nước ta trong những năm gần
đây phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về
báo chí cần được tăng cường trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã có Chỉ
thị 22/CT-TƯ về Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất
bản. Cùng với những quan điểm chỉ đạo quan trọng về hoạt động báo chí, quan điểm "phát triển
đi đôi với quản lý tốt" là một nguyên tắc cơ bản định hướng cho nội dung quản lý nhà nước về
báo chí trong tình hình mới. Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X cũng đã thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật báo chí ngày 12-6-1999. Việc thông qua Luật này tạo cơ sở hoàn
chỉnh về hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí, đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ trong thông
tin, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Đây cũng là điều
kiện mới để báo chí Việt Nam phát triển, hội nhập với báo chí khu vực và trên thế giới.
Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, báo chí nước ta đã chuyển hướng kịp thời, không ngừng
phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Chưa thời điểm nào mặt trận báo chí phát
triển mạnh, phong phú, đúng hướng, tiến bộ cả về số lượng và chất lượng như hiện nay. Báo chí
đã bám sát đời sống xã hội; cung cấp thông tin đa chiều, sâu sắc; tạo dư luận xã hội rộng lớn,
đồng thuận với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Hầu hết các cơ quan báo chí đã
tuyên truyền sâu rộng gương người tốt, việc tốt; sản phẩm mới, công trình mới, rút ra những kinh
nghiệm hay, bài học tốt, thúc đẩy phong trào thi đua, xây dựng xã hội phát triển lành mạnh. Đặc
biệt trên lĩnh vực chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, lãng phí, các cơ quan báo chí đã dũng
cảm, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong thời gian qua báo chí cũng bộc lộ nhiều hạn chế, sai sót, cần sớm khắc
phục. Đó là: xu hướng thương mại hóa; xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; làm lộ bí
mật, an ninh quốc gia. Báo chí còn chưa đến được đông đảo nhân dân lao động ở nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiều tờ báo đăng bài, ảnh dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại
thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Có nhiều phóng viên báo chí đã bộc lộ sự non nớt về chính
trị; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến
uy tín tờ báo và giới báo chí cả nước.
Những tồn tại trên một phần là do hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực hoạt động
báo chí còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời phù hợp với thực tiễn hoạt
động báo chí. Ngoài ra, nguyên tắc "phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt" chưa được quán
triệt đầy đủ. Vì vậy, phải có sự nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quản lý
nhà nước đối với hoạt động báo chí.
Hoạt động báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình hội nhập
quốc tế và nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đang đặt ra những yêu cầu mới. Không nắm bắt được tình hình, báo chí khó có thể đảm
đương được nhiệm vụ và giữ vững bản lĩnh của mình. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện
nay, khi các phương tiện thông tin kỹ thuật hiện đại ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội, hoạt động báo chí và việc xây dựng hành lang pháp lý trong lĩnh vực báo chí
cần được tăng cường và củng cố nhiều mặt mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bởi vậy, nghiên
cứu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay là vấn đề
cấp thiết.
Với lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề: "Pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo
chí ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước
và pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu lý luận báo chí, đề cập tới các khía cạnh khác nhau của đề
tài đã có nhiều bài báo nghiên cứu khoa học được đăng tải rải rác trên các tạp chí chuyên ngành
như: "Phạm vi bao quát và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước thi hành Luật Báo chí"
(Nguyễn Văn Dững - Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 4/1998; "Quản lý nhà nước về báo chí
qua 8 năm thi hành Luật Báo chí" (Đỗ Quý Doãn - Chuyên san Nhà báo và Công luận, số
4/1998); "Báo chí Việt Nam - nhìn lại để bước vào thế kỷ mới" (Đỗ Quý Doãn - Tạp chí Người
làm báo, số tháng 12/1999); "Vấn đề lãnh đạo quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới" (Bùi Đình
Khôi - Tạp chí Người làm báo, số tháng 6/1997; "Về mặt tổ chức quản lý báo chí, còn nhiều vấn
đề phải bàn" (Châu Văn Thư - Tạp chí Người làm báo, số tháng 1/1999); "Một số vấn đề về
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông" (Đinh Hường - Tạp chí Người làm báo, số tháng
5/2000); "Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay" (Lê Doãn Hợp - Báo điện
tử Nhân dân, ngày 18/6/2007); "Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6): xã hội hóa hơn
nữa để phát triển" (Vũ Duy Thông - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 20/6/2006); "Một
số vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trước yêu cầu mới" (Hồng Vinh - Báo
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21/6/2006); "Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc
nền báo chí cách mạng nước ta" (Tô Huy Rứa - Báo Nhân dân, ngày 21/6/2007). Ngoài ra, vấn
đề quản lý nhà nước về báo chí luôn luôn được đề cập tới trong các cuốn sách nghiên cứu nghiệp
vụ của các cơ sở đào tạo báo chí, trong các tác phẩm của các tác giả nghiên cứu về lý luận báo
chí lâu năm như Hữu Thọ, Tạ Ngọc Tấn, Hà Minh Đức Tuy nhiên, như trên đã trình bày, hầu
hết các tác giả trên mới dừng lại ở mức độ đề cập giải quyết một số khía cạnh của vấn đề, những
hiện tượng đơn lẻ của thực tiễn báo chí đất nước. Chưa có một công trình nghiên cứu sâu, đầy
đủ, có trọng tâm, trọng điểm và toàn diện về vấn đề này với tư cách là một đề tài nghiên cứu
khoa học từ góc nhìn của khoa học luật - đi tìm cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước trong lĩnh
vực báo chí.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về
quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về quản lý nhà nước đối với báo chí ở Việt Nam hiện nay.
Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Làm rõ sự cần thiết quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo chí, vai trò của
pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
- Nêu thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện
nay; những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những mặt còn tồn tại và những vấn đề đang
đặt ra đối với báo chí hiện nay.
- Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị, các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật; lý
thuyết về sự điều chỉnh của pháp luật về quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động báo chí.
- Cơ sở thực tiễn: Hoạt động báo chí và pháp luật về quản lý nhà nước đối với báo chí
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo
chí.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không nghiên cứu về báo chí nói chung mà chỉ đi sâu
nghiên cứu pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này nhằm hoàn thiện pháp
luật về quản lý nhà nước đối với báo chí hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, thống kê,
lôgíc, so sánh đối chiếu, khoa học dự báo để hình thành các khái niệm khoa học, đánh giá pháp
luật, thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
7. Đóng góp mới của luận văn
Một là, bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực báo chí, làm rõ vai trò của pháp luật đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí;
bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
Hai là, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực báo chí từ Cách mạng tháng Tám đến nay, trong đó làm sáng tỏ quá trình vừa kế thừa
vừa phát triển liên tục của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
Ba là, bước đầu đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý trong lĩnh vực báo chí và thực
trạng thực hiện pháp luật báo chí; nêu ra một số xu hướng phát triển báo chí.
Bốn là, đưa ra một số quan điểm và phương hướng tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp
luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí; đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về quản lý trong lĩnh vực báo chí trong đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Báo chí 1999 (sửa đổi).
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam
hiện nay và thực trạng thực hiện.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
báo chí ở Việt Nam hiện nay.
References
I. VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG
1. Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường
sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản
2. Chỉ thị 37-CT/TW ngày 18-3-2004 của Ban Bí thư về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng
hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
3. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử ở
nước ta hiện nay.
4. Thông báo kết luận số 162-TB/TW ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về một số
biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay.
5. Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị (Khóa X) về một số
biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí.
6. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
7. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
8. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Chính phủ (1992), Nghị định 133 - HĐBT ngày 20/4/1992 quy định chi tiết thi hành Luật
Báo chí 1989, Hà Nội.
11. Chính phủ (1996), Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 31/10/1996 ban hành Quy chế hoạt động
thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam.
12. Chính phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành
Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí.
13. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992),
(1995), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Luật Báo chí (1989), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Luật Báo chí (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1999), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
16. Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước.
17. Pháp lệnh Quảng cáo.
18. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (1995).
19. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (1995).
III. SÁCH, BÁO
20. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí
nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, Nhà xuất bản lý luận chính
trị, Hà Nội.
21. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội nhà báo Việt Nam
(2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới
và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
22. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Hoạt động báo chí năm 2006, phương hướng
nhiệm vụ năm 2007, Hà Nội.
23. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Đức Bình (1995), "Vai trò của báo chí trong hệ thống công tác tư tưởng", Tạp chí
Báo chí & Tuyên truyền (1).
25. Nguyễn Đức Bình (1997), "Những quan điểm hàng đầu đối với công tác báo chí, xuất bản",
Tạp chí Báo chí & Tuyên truyền, (5).
26. Nguyễn Đức Bình (1998), Phấn đấu nâng cao chất lượng, phát huy vai trò to lớn của báo
chí, xuất bản trong thời kỳ mới, Tài liệu môn Báo chí học, T.2, Khoa Báo chí, Phân
viện BCTT xuất bản, Hà Nội.
27. Bộ Văn hóa - Thông tin (2007), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo Kết luận 162-
TB/TW của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình
hình hiện nay, Hà Nội.
28. Bộ Văn hóa - Thông tin (2007), Báo cáo tình hình công tác quản lý nhà nước về báo chí, Hà
Nội.
29. Cục bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng, Tổng cục an ninh (1998), Văn bản pháp quy về báo
chí - xuất bản, Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Cường (2006), Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất cảnh,
nhập cảnh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà
Nội.
31. Trần Bá Dung (2000), Các quan điểm của Đảng về báo chí trong thời kỳ đổi mới (từ 1986
đến 1999), Luận án Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Dững (1996), "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí", Tạp chí Báo chí và
Tuyên truyền (số 3).
33. Nguyễn Văn Dững (1998), "Phạm vi bao quát và tăng cường hiệu lực QLNN thi hành Luật
Báo chí", Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (4).
34. Nguyễn Văn Dững (2000), "Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về phê bình và tự phê bình
công khai trên báo chí", Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (3).
35. Hà Minh Đức chủ biên (1997), Báo chí- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
36. Hà Minh Đức (2005), Báo chí Hồ Chí Minh - Chuyên luận và tuyển chọn, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Duy Gia (1996), Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Hans - Ingvar Johnsson (1995), Bức tranh toàn cảnh Thụy Điển, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
39. Lương Khắc Hiếu (1999), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
40. Chử Kim Hoa (2001), Quản lý nhà nước về báo chí thời kỳ đổi mới, Luận án Thạc sĩ Báo
chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
41. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Giáo trình về quản lý nhà nước, tập II,
Hà Nội
42. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Giáo trình
Cơ sở lý luận báo chí, (1999), Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
43. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành chính
Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
44. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình Hành chính công, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
45. Lê Văn Hòe (chủ biên) (2005), Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy nhà
nước, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
46. Hội nhà báo (2006), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo Kết luận 162-TB/TW của Bộ
Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay, Hà
Nội.
47. Lê Doãn Hợp (2007), "Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay", Báo
điện tử Nhân dân (18/6)
48. Trần Đình Huỳnh (2001), Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước, NXB Hà Nội.
49. Kỷ yếu Hội thảo: 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - Những bài học lịch sử và định
hướng phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005.
50. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva.
51. Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (2005), Luật hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Hồ Chí Minh (1990), Về nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội.
53. Mai Phi Nga (2003), Một số vấn đề về đạo đức cán bộ, công chức trong lĩnh vực xuất bản,
báo chí, Luận án Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà
Nội.
54. Phạm Quang Nghị (1997), "Bước phát triển của báo chí trong quá trình đổi mới ở nước ta",
Tạp chí Cộng sản (11).
55. Nguyên Ngọc (2005), "Tên gọi của một đạo luật", Tạp chí nghiên cứu lập pháp 7 (54) tr. 8-
9.
56. Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam - Tiểu luận và chân dung, Nhà xuất
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Tô Huy Rứa (2007), "Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc nền báo chí cách mạng nước
ta", Báo Nhân dân (21/6).
58. Tạ Ngọc Tấn (1996), "Khuynh hướng chính trị-tư tưởng trong báo chí", Tạp chí Báo chí và
Tuyên truyền (8).
59. Tạ Ngọc Tấn (1998), "Mặt sau của bức tranh toàn cầu hóa thông tin đại chúng", Tạp chí
Cộng sản (8).
60. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
61. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Nguyễn Văn Thâm (chủ biên) (2002), Thủ tục hành chính - lý luận và thực tiễn, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Chu Hồng Thanh (1998), Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ chế thị trường ở
Việt Nam hiện nay, Luận án PTS Luật học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
64. Chu Thái Thành (1999), Đội ngũ nhà báo Việt Nam trong công cuộc đổi mới theo định
hướng XHCN, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
65. Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
66. Hữu Thọ (2002), Theo bước chân đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
67. Vũ Duy Thông (chủ biên) (2004), Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ cán bộ báo chí
hiện nay, Đề tài khoa học, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Hà Nội.
68. Vũ Duy Thông (2007), "Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6) xã hội hóa hơn nữa
để phát triển", Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (20/6).
69. Vũ Đình Thường (2004), Hoạt động báo chí trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận án Thạc sĩ Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
70. Nguyễn Vũ Tiến (2003), Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Luận
án Tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
71. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72. Trần Công Trục (1996), Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với các vùng biển
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
73. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội.
74. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1994), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Hà Nội.
75. Đào Trí Úc (2005), "Mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự và vấn đề cải cách hành
chính", Tạp chí Nhà nước và pháp luật 4(192), tr.3-10.
76. Văn bản pháp quy về báo chí - xuất bản (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Hồng Vinh (2007), "Một số vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trước yêu
cầu mới", Báo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam(21/6).
78. Võ Khánh Vinh (2005), "Khái quát về hệ thống pháp luật Việt Nam: 60 năm hình thành và
phát triển", Tạp chí Nhà nước và pháp luật 9 (209), tr.50-60.
79. Hoàng Thị Bích Yến (2001), Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở nước ta
hiện nay, Luận án Thạc sĩ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội
80. Nguyễn Văn Yểu (2004), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Cộng sản, (20), tr.8-13.