Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Bảo vệ Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.9 KB, 6 trang )

Bảo vệ Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải
pháp
Nguyễn Đặng Phước Tâm
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 01 07
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Thu
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật kinh tế; Luật lao động; Người lao động; Xuất khẩu lao động
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc sử dụng và phân bố lao động theo nhu cầu thị trường đã trở thành
hiện tượng tự nhiên, mang tính toàn cầu và tuân thủ quy luật kinh tế - dòng lao động sống sẽ
chuyển dịch tới bất kỳ nơi nào mà ở đó có mức thù lao cao hơn. Đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần phát triển nguồn
nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Việt
Nam. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Mỗi năm người lao động gửi về nước hơn 1,6 - 2 tỷ USD [40] và họ đang ngày càng thể hiện
được vai trò quan trọng của mình trong xã hội. Vấn đề bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng cũng vì đó mà được Đảng và nhà nước ta quan tâm rất nhiều.
Công tác bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài những năm qua đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên thực tế vẫn còn vướng nhiều hạn chế, bất cập và tồn tại nhiều
điểm nóng như tình trạng người lao động bị lừa đảo xuất khẩu lao động, bị thu phí dịch vụ, tiền môi
giới quá cao so với quy định, không được giáo dục định hướng trước khi xuất khẩu hoặc giáo dục
định hướng không đến nơi đến chốn, công việc, thời gian, tiền lương lao động không đúng như trong
hợp đồng, tình trạng lao động không có việc làm hay tình trạng người lao động bị chủ đánh đập, chửi
bới, lăng mạ, bị xâm hại tình dục… Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hệ thống quy định
pháp luật hiện hành của nước ta còn nhiều sơ hở, chưa phù hợp với thực tiễn, người lao động thiếu
hiểu biết pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc nước
ngoài cố tình làm trái quy định pháp luật, việc quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, chưa nghiêm minh.


Từ trước đến nay ít thấy có một tác phẩm nào nghiên cứu toàn diện vấn đề bảo vệ người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bởi vậy có thể nói việc lựa chọn đề tài
nghiên cứu về vấn đề này là điều rất cần thiết không chỉ nhằm giúp đỡ những người lao động Việt
Nam “yếu thế” đang làm việc nước ngoài mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn


chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đảm bảo mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam.
Từ những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài: “Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng- Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu chung về vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng chúng ta không thể không tìm hiểu tác phẩm Lao động di trú trong pháp luật quốc
tế và Việt Nam của Khoa Luật, ĐHQGHN Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người & Quyền
Công Dân, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội 2011. Tác phẩm tập hợp các bài viết, công trình
nghiên cứu của các giảng viên Khoa Luật và một số chuyên gia bên ngoài của về vấn đề bảo vệ lao
động di trú nói chung và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói riêng: TS. Lê Thị
Hoài Thu , “Pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng”; Đặng Nguyên Anh, “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”; Đặng
Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn , “Nghiên cứu đánh giá tác động
kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam”; GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao,
“Khuân khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”, Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng
“Bảo vệ người lao động di trú ở Khu vực Đông Nam Á”, Phạm Hồng Thái - Vũ Công Giao
“Khuôn Khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”.
Với tính chất là cơ quan chủ quản và quản lý chuyên ngành về vấn đề bảo vệ người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này: Báo
cáo tình hình cho vay đi XKLĐ tại các quốc gia ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông, 2011; Báo cáo
tình hình lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia, 2009; Hội Thảo Đối thoại chính sách về bảo

vệ quyền lợi của người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, Hà Nội...
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng nhiều tác giả đã quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau như: Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển Xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế
Quốc tế”, 2010 - Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường
Đại học Kinh tế - Luật; Khoá luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở
Việt Nam” , năm 2010 tác giả: Vũ Thị Vân; Khóa luận tốt nghiệp: “Xuất khẩu lao động Việt Namthực trạng và triển vọng 2010”, năm 2003 tác giả: Lê Văn Tùng,... Các nghiên cứu này chủ yếu
nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam, phản ánh thực trạng quy định pháp luật
trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đưa ra được rất nhiều biện pháp
hoàn thiện pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như chúng ta đã biết thì xuất khẩu lao động là một đề tài nóng, trên nhiều phương tiện
thông tin đại chúng có rất nhiều bài viết, bài bình luận về vấn đề này, tuy nhiên đến nay số lượng
các công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc
nước ngoài theo hợp đồng theo từng giai đoạn của tiến trình di cư rất ít. Vì vậy việc lựa chọn đề tài
này là khá mới mẻ, vừa có giá trị lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn như một sự bổ sung cần thiết và
khoa học Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn
- Mục đích:
Khái quát pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước
ngoài trong từng giai đoạn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để từ đó tìm ra các vướng mắc,
bất cập để đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ hội nhập.


- Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của Luận văn là:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng: Khái niệm người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động đi

làm việc nước ngoài theo hợp đồng, pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, lược sử pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ
người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của tiến
trình di cư, đã có những bước tiến bộ gì và đang còn những tồn tại nào.
+ Đưa ra các biện pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và các kiến nghị về việc thực
hiện pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng kết hợp những quan điểm cơ bản của
Đảng và Nhà nước ta cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ người lao động nói chung và bảo
vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng và quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lê nin. Phương pháp phân tích, hệ thống được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá
trình thực hiện đề tài để đánh giá, nhận xét các quy định pháp luật cũng như thực tiễn pháp luật về
bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, Luận văn
còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp lịch sử để đánh giá sự phát triển, tiến bộ
cũng như hạn chế còn tồn tại của các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc.
5. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật bảo vệ
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của quá
trình đi làm việc ở nước ngoài; các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và các biện pháp bảo
đảm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Cách tiếp cận của đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài có những đóng góp nhất định vào
việc nghiên cứu lập pháp và hành pháp về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, nhất là trong thời kỳ hội nhập.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ và nghiên cứu cho sinh viên, học
sinh.

- Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
các nhà hoạch định chính sách và những ai quan tâm đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luật và Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng


References
Văn Anh, Tình hình tội phạm lừa đảo thông qua hợp đồng xuất khẩu lao động thời gian qua,
Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, cập nhật ngày 23/05/2013 23:14.
1. Đặng Nguyên Anh (2011), “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”, Lao
động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.77-76.
2. Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn (2011), “Nghiên
cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam”, Lao động di trú trong pháp luật
quốc tế và Việt Nam, tr.97-112.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch 02/2014/TTLTBKHDT-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2014 hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện nghèo, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư 21/2007 TT-BLĐTBXH ngày 8
tháng 10 năm 2007 hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
5. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính (2007), Thông tư liên tịch
16/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4 tháng 9 năm 2007 quy định cụ thể về tiên môi giới và tiền dịch vụ

trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính (2013), Thông tư liên tịch số
31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi
làm việc tại Hàn Quốc, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên tịch số
11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ hỗ
trợ việc làm ngoài nước, Hà Nội.
8. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 61/2008/QĐBLĐTBXH Ngày 12/8/2008 về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại
một số thị trường, Hà Nội.
9. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư 21/2013/TTBLĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà
Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động, Hà Nội.
10. Các thỏa thuận và Biên bản ghi nhớ về Hợp tác lao động Việt Nam đã ký với các quốc
gia khác từ năm 1992, Cổng thông tin điện tử Cục Quản lý lao động ngoài nước, cập nhật ngày
24/07/2013 09:44:18.
11. Cảnh báo lừa đảo tuyển chọn lao động Việt Nam đi làm việc tại Angola, Cổng thông
tin điện tử Cục Quản lý lao động ngoài nước, cập nhật ngày 22/06/2013 19:40:03.
12. Huệ Chi, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hoạt động chưa hiệu quả, Báo An ninh Thủ
đô online, cập nhật ngày: 09/09/2010 05:59.
13. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.
14. Chính phủ (2007), Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, Hà Nội.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 về tổ chức và hoạt
động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội.
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt



Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
17. Cục Quản lý lao động ngoài nước (2013), Công văn số 5251/LĐTBXH-QLLĐNN ngày
31 tháng 12 năm 2013 về việc giảm mức chi phí đối với người lao động ngoài nước đi làm việc ở
nước ngoài, Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2011), “Khuân khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ
người lao động di trú”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.24-59.
19. Ngân Hà, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về kiều hối, Trang thông tin điện tử về Di cư,
cập nhật ngày 11/03/2013 11:08.
20. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 về việc ban hành
Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Hà Nội.
21. Hội Luật gia Việt Nam (2008), Những điều cần biết về người lao động di trú, NXB
Hồng Đức, Hà Nội.
22. Lao động nữ dễ bị ngược đãi khi đi xuất khẩu lao động, Báo điện tử Dân trí cập nhật
ngày 22/11/2011 - 06:15.
23. Phan Long, Xuất khẩu lao động: “Cò” lừa, doanh nghiệp cũng lừa, Báo Đầu tư điện
tử, cập nhật ngày 22/08/2013 09:02.
24. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Công văn số 8394/ NHNoTDHo ngày 17 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫn cho vay vốn với người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, Hà Nội.
25. Mai Nguyễn, Vi phạm xuất khẩu lao động: Xử phạt nhẹ, doanh nghiệp “lờn thuốc”,
Báo điện tử Dân trí, cập nhật ngày 08/11/2010 09:51.
26. Anh Phương, Lao động Việt Nam ở Libya đối diện nguy cơ về nước trước hạn, Báo
Pháp luật online, cập nhật ngày 08/05/2013 - 18:52.
27. Duy Quốc, Lao động ở Malaysia bị bỏ rơi, Báo Người lao động điện tử, cập nhật ngày
30/3/2013 22:40.
28. Quốc hội (2004), Luật số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 Bộ luật Tố tụng
Dân sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2006), Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về Người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
30. Quốc hội (2011), Luật số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 về Sửa đổi, bổ
sung một số điều Bộ Luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

31. Quốc hội (2012), Luật số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 Bộ luật Lao động,
Hà Nội.
32. Quốc hội (2013), Luật số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 về Việc làm, Hà
Nội.
33. Phạm Hồng Thái - Vũ Công Giao (2011), “Lao động di trú: Một xu hướng toàn cầu,
một nỗ lực toàn cầu”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.9-23.
34. Lê Thị Hoài Thu (2011), “Pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.
113-168.
35. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 29 tháng 4 năm 2009 về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao
động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, Hà Nội.
36. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 15/2013/ QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm
2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo, Hà Nội.
37. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa dự Hội Thảo: “Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền
lợi của người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, cập nhật ngày 17-12-2012.


38. Duy Tiến, Xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trái phép, Báo An ninh Thủ
đô online, cập nhật ngày 19/06/2013 09:17.
39. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Bộ LĐ-TBXH về Sơ kết Nghị quyết TW 6
khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Cổng thông
tin điện tử Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, ngày cập nhật 06-05-2014.
40. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo kết quả Giám sát “việc tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà
Nội.




×